SAU KHI ĂN THỊT CHÓ KHÔNG NÊN UỐNG TRÀ NGAY
Thịt dê vị ngọt, tính ấm, ích khí bổ hư, khai vị kiên lực, sinh cơ tráng dương, từ xưa tới nay vẫn được coi là loại thực phẩm bổ dương rất tốt. Thịt chó cũng vị ngọt, tính ấm, bổ trung ích khí, ấm thận trợ dương, tăng cường khả năng giữ ấm, chống lạnh. Trong "Bản thảo cương mục" nói rằng: Thịt chó có tác dụng "yên ngũ tạng, ấm lưng cật, bổ huyết mạch, ích thận bổ vị, tráng khí lực, bổ ngũ lao thất thương (bồi bổ ngũ tạng bị tổn thương), là một loại thức ăn tuyệt hảo về mùa đông. Tuy nhiên, sau khi ăn thịt dê hoặc thịt chó, bạn chớ nên uống trà ngay, nếu không sẽ bất lợi cho sức khỏe.
Bởi vì, trong thịt dê và thịt chó có chứa nhiều protein, còn trong lá chè có nhiều axít tannic. Nếu như sau khi ăn thịt dê hoặc thịt chó mà uống ngay trà thì axít tannnic trong lá chè kết hợp với protein trong thịt dê, thịt chó tạo thành một chất có tên tannalbin, chất này có tác dụng cầm giữ, làm cho nhu động ruột yếu đi, lượng nước trong phân cũng giảm hơn, khiến cho việc đi ngoài không được thông, thậm chí sinh ra táo bón. Như vậy, các chất độc và chất gây ra ung thư sẽ nằm lâu trong ruột, cơ thể phải hấp thu, gây nguy hại cho sức khỏe.
Chính vì vậy, sau khi ăn thịt dê hoặc thịt chó, bạn chớ nên uống trà ngay.
Những kiêng kị khi uống trà: thịt chó - nước chè
Bởi vì, trong thịt chó có chứa nhiều protein, còn trong lá chè có nhiều axít tannic. Nếu như sau khi ăn thịt dê hoặc thịt chó mà uống ngay trà thì axít tannnic trong lá chè kết hợp với protein trong thịt dê, thịt chó tạo thành một chất có tên tannalbin, chất này có tác dụng cầm giữ, làm cho nhu động ruột yếu đi, lượng nước trong phân cũng giảm hơn, khiến cho việc đi ngoài không được thông, thậm chí sinh ra táo bón. Như vậy, các chất độc và chất gây ra ung thư sẽ nằm lâu trong ruột, cơ thể phải hấp thu, gây nguy hại cho sức khỏe.
Câu trả lời hay nhất - Do người đọc bình chọn: Không những chỉ thịt chó, mà cả thịt Dê nữa.
Thịt dê vị ngọt, tính ấm, ích khí bổ hư, khai vị kiên lực, sinh cơ tráng dương, từ xưa tới nay vẫn được coi là loại thực phẩm bổ dương rất tốt. Thịt chó cũng vị ngọt, tính ấm, bổ trung ích khí, ấm thận trợ dương, tăng cường khả năng giữ ấm, chống lạnh. Trong "Bản thảo cương mục" nói rằng: Thịt chó có tác dụng "yên ngũ tạng, ấm lưng cật, bổ huyết mạch, ích thận bổ vị, tráng khí lực, bổ ngũ lao thất thương (bồi bổ ngũ tạng bị tổn thương), là một loại thức ăn tuyệt hảo về mùa đông. Tuy nhiên, sau khi ăn thịt dê hoặc thịt chó, bạn chớ nên uống trà ngay, nếu không sẽ bất lợi cho sức khỏe.
Bởi vì, trong thịt dê và thịt chó có chứa nhiều protein, còn trong lá chè có nhiều axít tannic. Nếu như sau khi ăn thịt dê hoặc thịt chó mà uống ngay trà thì axít tannnic trong lá chè kết hợp với protein trong thịt dê, thịt chó tạo thành một chất có tên tannalbin, chất này có tác dụng cầm giữ, làm cho nhu động ruột yếu đi, lượng nước trong phân cũng giảm hơn, khiến cho việc đi ngoài không được thông, thậm chí sinh ra táo bón. Như vậy, các chất độc và chất gây ra ung thư sẽ nằm lâu trong ruột, cơ thể phải hấp thu, gây nguy hại cho sức khỏe.
Chính vì vậy, sau khi ăn thịt dê hoặc thịt chó, bạn chớ nên uống trà ngay.
Những thứ nên kiêng khi ăn thịt chó
Hỏi: Quê tôi rất hay ăn thịt chó, xin hỏi khi ăn thịt chó nên kiêng những gì? Nguyễn Bá Trọng (Vân Đình, Hà Nội)
Lương y Chu Văn Tiến, Hội Đông y Việt Nam trả lời: Thịt chó giàu giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên khi sử dụng nên kiêng một số thực phẩm.
- Kiêng thịt dê: Thịt chó tính cam ôn, dê tính đại nhiệt, khi hai thứ gặp nhau sẽ sinh ra chứng tích thực, thức ăn khó tiêu, sẽ tích nhiệt, sinh ra chứng tả lỵ.
- Kiêng tỏi và lòng trâu: Tỏi vị đại tân, rất cay, tính đại nhiệt. Lòng trâu vị ngọt, tính hàn cả hai thứ đều tương phản với thịt chó, nếu ăn lẫn dễ sinh đau bụng và tả lỵ.
- Kiêng cá chép: Cá chép tính vị cam có tác dụng hạ thủy khí. Còn thịt chó tính cam ôn có công năng sinh thủy khí và thấp nhiệt. Nếu ăn lẫn dễ sinh chứng hàn, nhiệt và kiết lỵ.
Ngoài ra, trong dân gian còn có quan niệm ăn thịt chó không nên uống nước chè bởi sinh ra độc tố, lâu dần sẽ gây ung thư. Vấn đề này thực hư thế nào còn phải nghiên cứu. Theo Đông y, thịt chó tính ấm nóng, giàu chất đạm mà chè lại có vị đắng, tính mát, chứa nhiều cafein và tanin. Về tính vị hai thứ này đã trái ngược nhau, hơn nữa cafein, tanin và protein (chất đạm) khi gặp nhau sẽ ức chế nhau, gây đông vón, khó tiêu hóa nên khi ăn, uống cùng nhau sẽ tạo cảm giác ậm ạch, khó tiêu và dễ sinh đầy hơi. Vì vậy, bạn không nên vừa ăn thịt chó vừa uống nước chè.Những kiêng kị khi uống trà
Chất caffeine trong nước chè có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, gây khó ngủ, do đó những người uống thuốc an thần, thuốc ngủ nhất thiết không được uống nước chè.
1. Tránh đun trà hoặc hãm trà trong phích nước nóng
Một số người có thói quen đun trà hoặc hãm trà trong phích nước nóng để uống. Cách uống trà như vậy không có lợi, bởi lẽ khi đun hoặc hãm trà ở nhiệt độ cao, chất axit tannic trong lá chè hòa tan trong nước nhiều, chất dầu thơm bị bốc hơi phần lớn, đồng thời vitamin C trong lá chè cũng bị phân hủy.
Nếu cứ uống trà theo cách đó, không những nước chè có vị đắng chát, mà còn làm giảm chất dinh dưỡng có trong lá chè, gây hại cho sức khỏe. Chính vì lẽ đó mà nước sôi pha trà cũng nên giữ ở 800C là tốt nhất.
2. Không nên nhai nuốt lá chè
Nhai sống lá chè rồi nuốt là một thói quen không có lợi. Bởi vì trong quá trình gia công, thành phần đường trong lá chè bị giải nhiệt sẽ tạo nên một số chất gây ung thư như benzopyrene.
Loại chất này khó tan trong nước nên khi pha trà uống, chất này không vào cơ thể được, nhưng nếu nhai nuốt trực tiếp nó sẽ vào gây hại cho cơ thể, lâu ngày dễ sinh ra ung thư.
3. Không nên uống trà đặc quá
Trong nước chè đặc có hàm lượng caffein khá cao, khi uống vào gây kích thích trung khu thần kinh, làm tăng độ hưng phấn. Đặc biệt là uống trà đặc trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ.
Ngoài ra axit tannic trong nước chè đặc sẽ kết hợp vĩnh cửu với vitamin B trong cơ thể, dễ gây bệnh thiếu vitamin B. Axit tannic làm co thắt niêm mạc dạ dày, gây kết tủa protein, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Trà đặc còn làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong thức ăn, lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu.
4. Không nên uống trà lúc đói
Khi đói bụng uống trà sẽ làm loãng dịch vị, giảm thấp chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm dạ dày. Do lúc đói hiệu suất hấp thu cao, nên một lượng lớn thành phần không có lợi trong lá chè được hấp thu vào trong máu, gây nên hiện tượng "say chè".
5. Không uống trà ngay sau bữa ăn
Trong lá chè có nhiều axit tanna, sau khi ăn uống trà ngay, protein và chất sắt trong thức ăn sẽ tác dụng kết tủa với axit tanna, gây khó tiêu, giảm thấp khả năng hấp thụ protein và chất sắt.
Các tính toán cho thấy: Nếu sau bữa ăn pha 15g chè uống, lượng hấp thu sắt trong thức ăn sẽ giảm thấp 50%, lâu ngày như vậy dễ sinh chứng thiếu máu do thiếu sắt.
6. Không nên uống nước trà pha để lâu
Nếu pha trà để quá lâu, lượng caffeine trong nước chè tăng lên, tác dụng kích thích cao, uống vào gây khó chịu. Nước trà pha xong để sau vài tiếng, nhất là hãm trong phích nước nóng sẽ xảy ra phản ứng hóa học, nước chè sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B và C sẽ bị phân hủy.
Lượng axit tannic trong nước chè để lâu sẽ tăng lên, gây bất lợi đối với người bị bệnh gút và bệnh tăng axit uric. Do vậy, pha trà sau 4-6 phút uống là tốt nhất.
7. Sau khi ăn thịt dê, thịt chó không nên uống trà ngay
Thịt dê, thịt chó là loại thực phẩm giàu đạm, còn trong lá chè có nhiều axit tannic.
Nếu sau khi ăn thịt dê thịt chó lại uống nước trà ngay, axit tannic sẽ kết hợp với protein thành tannalbin, đây là chất có tác dụng giữ nước, làm giảm nhu động ruột, không có lợi cho đại tiện, thậm chí bị táo bón, chất độc trong phân bị cơ thể hấp thu, có hại cho sức khỏe.
8. Không dùng nước chè để uống thuốc
Nhiều người có thói quen dùng nước chè để uống thuốc hoặc uống thuốc xong lại uống trà ngay. Làm như vậy là không khoa học, bởi lẽ khi pha trà các chất có trong lá chè như axit tannic, theine, caffeine... và một số vitamine được hòa tan trong nước, nên khi dùng nước chè uống thuốc, các thành phần trong nước chè và thuốc sẽ xảy ra phản ứng hóa học, làm cho thuốc kém hiệu quả và khó hấp thu.
NHỮNG THỰC PHẨM "GẶP NHAU" LÀ GÂY HỌA
Nhiều người có thói quen ăn xong trứng gà ngải cứu buổi sáng, gọi thêm cốc sữa đậu nành, đang uống thuốc Đông y thì ăn xôi đỗ xanh...
Ông Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có khuyến cáo về việc không nên dùng chung một số cặp thực phẩm, vì có thể làm cho thực phẩm mất chất dinh dưỡng, khó tiêu hóa...
Những thực phẩm 'gặp nhau' là gây họa
Sữa đầu nành phối hợp với trứng gà sẽ khó tiêu.
Nhắc đến sữa đậu nành và trứng gà, người ta thường nghĩ đây là hai thực phẩm giàu protein, rất tốt cho những người già, người bệnh suy nhược cơ thể...
Nhưng cặp thực phẩm này không nên dùng chung, vì trong sữa đậu nành có protidaza kiềm chế protein trong trứng gà, ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.
Những thực phẩm 'gặp nhau' là gây họa
Còn nước cam và sữa bò không nên uống liền nhau. Nếu có thời gian, bạn thử làm một thí nghiệm nhỏ bằng cách đổ ly nước cam vào sữa bò thì bạn sẽ thấy, gần như ngay lập tức, hiện tượng kết tủa sẽ xảy ra.
Đó là kết quả của phản ứng giữa axit pectic trong nước cam, quýt với cazein trong sữa bò. Hỗn hợp kết tủa đó của sữa và nước cam sẽ rất khó được dạ dày tiêu hoá.
Vì thế, nếu ai uống cùng lúc hai loại nước ngày thì sẽ thấy bụng ọc ạch, ấm ách rất khó chịu. Để tránh hiện tượng đó, tốt nhất nên uống riêng rẽ từng loại với khoảng thời gian cách quãng nhất định.
Những thực phẩm 'gặp nhau' là gây họa Các bà mẹ không nên dùng nước rau quả pha chung với sữa cho trẻ uống vì về lâu dài sẽ bị bệnh Methemoglobin (một loại bệnh gây khó thở, tím tái và tử vong) Những thực phẩm 'gặp nhau' là gây họa
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa dinh dưỡng - BV Nhi đồng 1
Nếu bắt buộc phải uống cùng lúc thì nên uống sữa bò trước rồi uống nước cam sau. Khi đó, sữa đã bị thủy phân một phần khi hòa trộn với axit của dạ dày nên có gặp nước cam cũng không gây hại gì.
Chất đạm với canxi cũng cần được bổ sung một cách nhịp nhàng. Nếu có quá nhiều đạm hiện diện cùng lúc với canxi trong lòng ruột, sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi, đồng thời có hiện tượng tăng thải canxi qua thận.
Ví dụ trong sữa, lượng đạm và lượng canxi ở mức cân đối để canxi hấp thu tốt nhất. Như vậy, những ai muốn giữ gìn canxi cho cơ thể không bị loãng xương thì không ăn thịt cá và uống sữa gần nhau. Tập thói quen dùng sữa và những món ăn nhẹ vào những bữa xế khoảng 9h sáng và 3h chiều.
Phốt-pho hiện diện nhiều trong thịt đỏ (heo, bò, cừu…), các loại đậu đỗ… cũng giúp làm tăng hấp thu canxi nếu tỷ lệ trong ruột là một phốt-pho/hai canxi. Phốt-pho tăng hoặc giảm hơn tỷ lệ này đều làm sự hấp thu canxi giảm đi. Ngoài các thức ăn tự nhiên, phốt-pho còn có nhiều trong các nước uống công nghiệp.
Vì vậy, không nên uống sữa và uống nước ngọt cách nhau dưới hai giờ. Không ít người dùng sữa để uống thuốc, điều này không nên vì sữa tạo ra môi trường kiềm, trong sữa còn có nhiều kali, sắt… gây cản trở hấp thu thuốc, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa dinh dưỡng - BV Nhi đồng 1 đề nghị các bà mẹ không nên dùng nước rau quả pha chung với sữa cho trẻ uống vì về lâu dài sẽ bị bệnh Methemoglobin (một loại bệnh gây khó thở, tím tái và tử vong), và không cho trẻ ăn óc heo chung với trứng gà vì sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu dễ bị tử vong do cao huyết áp.
Khoai lang và quả hồng là cặp thực phẩm cần tránh kết hợp. Nhiều người biết rằng, khoai lang chứa nhiều đường và tinh bột khi vào dạ dày khiến dạ dày tiết nhiều axit clohydric. Quả hồng có chứa tanin (vị chát) khi vào dạ dày sẽ chuyển hóa thành axit tanic.
Nếu axit clohydric liên kết với chất chát và một số chất trong quả hồng thì tạo thành chất lắng đọng. Dưới tác dụng của axit và sự nhào nặn của dạ dày, chất này bền, không tan, gây khó tiêu và đặc biệt khó thải ra ngoài, có thể dẫn đến sỏi thận.
Rau cải không nên trộn sống với cá, rong biển làm gỏi.
Theo TS Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng viện dinh dưỡng, có một số loại thực phẩm cạnh tranh dinh dưỡng với nhau. Ví dụ, thực phẩm giàu canxi phối hợp với sắt (Fe) sẽ làm giảm sự hấp thu. Hoặc sau khi ăn không nên uống nước chè đặc, vì chất tanin trong chè sẽ giảm hấp thu Fe. Ăn mặn sẽ giảm hấp thu kali, ăn thừa đạm sẽ chuyển hoá canxi ra ngoài...
Người bị táo bón thường được khuyên uống nhiều nước. Tuy nhiên, hãy tránh xa việc dùng nước chè khi ăn thịt chó. Chất axit tanic trong nước chè khi tác dụng với protein trong thịt làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, làm cho phân khô, dễ bị táo bón.
Ngoài ra, cũng chớ để củ cải trắng và các loại lê, táo, nho gặp gỡ nhau trong dạ dày. Khi vào dạ dày, muối axit cianogen, lưu huỳnh trong củ cải sẽ chuyển hóa thành axit cianogen gây ảnh hưởng đến tuyến giáp.
Còn táo, nho có chất đồng ceton, dễ bị vi khuẩn phân giải thành axit benzoic gốc OH. Nếu ăn củ cải cùng lúc với hoa quả này, loại axit này làm tăng sức ép của cianogen lưu huỳnh gây suy tuyến giáp trạng.
Tanin trong các loại thực vật có vị chát như trà, ổi… ngăn cản sự hấp thu của hầu hết vi khoáng như sắt, kẽm, đồng… Vì vậy, không nên uống trà đặc sau khi ăn các thức ăn giàu vi khoáng như hải sản, rong biển, thịt đỏ… ít nhất hai giờ.
Thời gian này cần thiết để cho hai chất kỵ nhau không “ở chung” một chỗ. Nhờ vậy, chất dinh dưỡng mới được cơ thể hấp thu ở mức tối đa.
Phytate trong tinh bột và oxalate trong các loại rau cải chưa nấu chín làm giảm hấp thu iốt trong hải sản và muối biển. Không ít người trộn gỏi cá, gỏi rong biển với các loại cải bắp, cải xanh, bông cải sống. Điều này không nên, vì lượng iốt quý giá sẽ “không cánh mà bay”. Nếu thích trộn với các loại rau này thì hãy nhúng qua nước sôi hoặc ngâm chua.
Còn trong các vị thuốc Đông y, Lương y đa khoa Phùng Tuấn Giang, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường cho biết: Có những vị thuốc, thực phẩm không dùng với nhau hay cần phải kiêng kị khi dùng thuốc. Như cam thảo không dùng với hải tảo (rong biển)
Khi dùng thuốc Đông y không ăn rau muống, đậu xanh sẽ làm mất tác dụng của thuốc.
Dùng Đông y để chữa đau nhức thì phải kiêng tôm, cua, thịt gà vì dễ gây động phong làm đau nhức tăng thêm.
CÁC MÓN ĂN KỊ NHAU NGUY HIỂM
Ngày Tết, nhà nhà ăn thịt gà, nhưng ăn món này không nên ăn chung với cá chép, tôm. Thịt bò, thịt trâu không nên ăn chung với lươn và hẹ.
Món ăn kị thịt gà
Theo Đông y thịt gà vốn cam (ngọt) ôn, mà tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết.
Vì vậy, khi ăn thịt gà cần kiêng tỏi, rau cải và hành sống. Khi ăn phải mà phát sinh chứng bệnh nấu nước lá dâu uống sẽ khỏi.
Ngày Tết, lưu ý các món ăn kị nhau nguy hiểm
Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết.
Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não. Khi này nấu nước cam thảo sống uống sẽ khỏi.
Ngoài ra, không ăn thịt gà với cá chép, tôm, mận. Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Nên nấu nước đỗ đen uống sẽ khỏi.
Tôm và gà đều cam ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sinh ra chứng ngứa ngáy khắp người, để giải nấu nước kinh giới uống.
Mận tính ôn sáp, nếu ăn với thịt gà sẽ sinh chứng hoắc loạn (thổ tả) ngược tật (sốt nóng sốt rét). Khi này nấu nước sơn tra uống sẽ khỏi.
Thịt lợn rất kỵ với một số thực phẩm như gan, đậu tương… bởi nếu nấu cùng bạn sẽ có khả năng gặp các vấn đề về đường ruột, dinh dưỡng….
Là loại thực phẩm quen thuộc và phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình, từ lâu thịt lợn đã được các bà nội trợ tin dùng như loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Thịt lợn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, tuy nhiên, có một số loại thực phẩm mà các bác sĩ khuyến cáo không nên kết hợp với thịt lợn.
Chắc chắn thịt lợn và thịt bò thì không thế chế biến thành cùng một món ăn rồi. Bởi thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.
Tiếp đó là thịt lợn và gan. Gan, đặc biệt là gan dê có mùi gây, hơi hôi khi xào cùng thịt lợn sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu, gây phản cảm với người thưởng thức món ăn.
Thịt lợn và đậu tương thì sao? Theo quan niệm của các nhà dinh dưỡng hiện đại cho rằng, thịt lợn và đậu tương không nên cùng kết hợp khi chế biến món ăn.
Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt pho nên khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
Rau thơm tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí, chính sự tương khắc này khiến cho hai loại thực phẩm khó kết hợp chế biến. Ngoài ra, không nên ăn thịt lợn với ốc bươu, cam thảo.
Thịt bò, thịt trâu không nên ăn chung với lươn và hẹ.
Ngày Tết, những người vẫn đang phải dùng thuốc Đông y nên tránh xa bánh chưng, xôi đỗ xanh và củ cải trắng.
Nếu uống thuốc đông y bổ nhiệt có thành phần nhân sâm là dược liệu bổ khí nhưng củ cải lại hành khí, giảm khí, phá khí. Nếu dùng nhân sâm kết hợp với củ cải, sẽ làm yếu đi công hiệu bổ khí của nhân sâm.
Các loại bổ nhiệt khác như sâm Mỹ, đảng sâm, hoàng kỳ, hà thủ ô…đều có công dụng tương tự như nhân sâm, không thích hợp để kết hợp với củ cải.
Bất luận là củ cải sống hay chín thì đều có tác dụng hành khí, cần chú ý tránh kết hợp dùng với thuốc bổ. Ngoài ra, đỗ xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc cũng có thể “ngăn chặn” tác dụng bổ ích của nhân sâm và một số loại đông y.
Thuốc đông y dưỡng dạ dày “sợ” gạo nếp. Gạo nếp, các loại thịt… không dễ tiêu hóa, người đang uống thuốc dưỡng dạ dày khỏe tỳ tốt nhất ít ăn để tránh tăng thêm gánh nặng cho dạ dày đường ruột, ảnh hưởng đến việc phục hồi sức khỏe. Người già thì chức năng dạ dày đường ruột đã kém đi, nếu ăn nhiều thực phẩm loại này, sẽ làm cho bệnh dạ dày đường ruột càng nặng thêm.
Người uống thuốc đông y thanh nhiệt tránh xa ớt cay.Nếu bạn đang uống các loại thuốc hàn, đắng như đại hoàng, hoàn liên, hoàng cầm... hoặc các loại thuốc hàn mát như mẫu đơn bì, hoàng bách, kim ngân hoa, lá dâu, liên kiều, cây cát cánh… thì nên tránh ăn thực phẩm mang tính kích thích ví dụ như ớt cay, ớt tiêu, cari, rượu… nếu không sẽ làm giảm hiệu quả thuốc thanh nhiệt trong máu.
Những quán thịt chó ngon ở Hà Nội
Những món ăn kinh dị nhất Việt Nam
Thực phẩm tốt cho tinh trùng
Bí quyết làm món giả cầy ngon
Kiêng kị trong chế biến thực phẩm
Các thức ăn kỵ nhau bạn nên biết để tránh
Món ăn trị bệnh yếu sinh lý
(st)