Kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên bán hàng

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên bán hàng

19/04/2015 02:48 AM
1,604

Những người phỏng vấn chuyên nghiệp thử nhiều nghệ thuật khác nhau để tìm ra những gì họ cần biết về ứng viên. Dưới đây là một số nghệ thuật phỏng vấn:


Một chút căng thẳng

Một cách có chủ ý, tỏ ra bất đồng với khuyết điểm hoặc thất bại của anh ta. Để ý xem anh ta bối rối hay phản ứng lại như thế nào để biết được thái độ của anh ta khi đón nhận những lời phê bình. Một vài người phỏng vấn chờ cho đến hết buổi mới giải thích về điều đó và xin lỗi.

Tỏ ra hững hờ, thiếu nhiệt tình

Điều này sẽ có tác dụng với những người không có những ưu thế đối với công việc bán hàng. Nó cho ta thấy thiện chí của anh ta đối với công việc như thế nào. Hãy đưa ra những bất lợi của công việc để trắc nghiệm động cơ của anh ta.

Tạo ra những khoảng ngừng

Một vài người phỏng vấn cố ý sắp xếp trước những cuộc điện thoại và những ngắt quãng để xem anh ta xử sự như thế nào trước những hoàn cảnh như thế. Anh ta có nắm được những gì đã nói trước đó và hướng bạn tiếp tục với câu chuyện? Sự ngắt quãng có làm anh ta bực mình không?

Những lúc nghỉ hơi lâu và khó xử

Điều này ám chỉ rằng bạn cảm thấy câu trả lời của anh ta ngắn hoặc chưa đủ, khoảng dừng lâu sẽ làm cho anh ta hơi căng thẳng và bắt buộc anh ta phải tiếp tục. Những gì anh ta nói thêm có thể là quan trọng.

Làm cho anh ta đến với bạn

Đây là một cái bẫy của những nhà tâm lý. Họ khăng khăng rằng nhận xét miệng đầu tiên về cuộc phỏng vấn là từ một người khác. Điều này ám chỉ rằng một người khác có quyền chủ động hơn họ. Anh ta sẽ đến với họ (đề phòng: anh ta có thể không thích bị đem ra phê bình).

Những câu hỏi để ngỏ

Ví dụ như là "Hãy nói cho tôi biết về những năm ở trường đại học của bạn". Câu hỏi này sẽ cho ứng viên chọn những gì anh ta thích để nói: chuyên môn của anh ta, thể thao hoặc sinh hoạt xã hội, điều này cho bạn biết những gì là quan trọng đối với anh ta.

Những câu hỏi đào sâu

Người phỏng vấn không phải lúc nào cũng đặt những câu hỏi đầy đủ. Thỉnh thoảng những câu hỏi đơn giản như "rồi sau đó như thế nào?" đủ để khích lệ anh ta nói tiếp (ngược lại "Tôi thấy đủ rồi" có thể làm chấm dứt cuộc đối thoại). Đôi lúc chỉ cần nhắc lại một vài từ quan trọng là đủ.

Ví dụ: "Tôi không thấy tiến bộ trong công việc, vì vậy chúng tôi quyết định tốt nhất là tôi nên nghỉ việc". Người phỏng vấn chỉ cần hỏi: "Chúng tôi quyết định?". "Ồ, ý tôi muốn nói là vợ tôi và tôi bàn chuyện đó và cô ấy nghĩ rằng tốt nhất là tôi nên nghỉ việc".

Tránh hỏi "tại sao"

Thường hay dùng câu hỏi bắt đầu bằng "tại sao" sẽ dễ dẫn đến thái độ tự bảo vệ khác thường ở người ứng viên. Chẳng hạn, "Tại sao anh lại chọn việc bán hàng" thường nhận được những câu trả lời giả tạo. Bạn có thể lái anh ta khỏi những tình cảm cá nhân và đưa ra những câu hỏi mà anh ta sẽ thấy thoải mái hơn "Nghề nghiệp bán hàng so với những nghề nghiệp khác có những gì hay hơn?".

Những câu hỏi có vấn đề

Những câu hỏi này kiểm tra kiến thức và cho thấy thái độ của ứng viên. Năm câu hỏi đã được đề cập ở trên thuộc vào loại này. Những câu trả lời thường chỉ ra rằng người đó có sự ngăn nắp và logic trong ý nghĩ hay anh ta thường lan man, lạc đề.

Chuyển qua một khía cạnh mới

Tốt nhất là bạn đặt hết những câu hỏi quan trọng cho một khía cạnh cụ thể nào đó cho đến khi bạn hài lòng với nó thay vì nhảy từ đề tài này qua đề tài khác. Tuy nhiên, việc thay đổi đề tài đôi lúc cũng có lợi. Ví dụ: "Chúng ta đang bàn về việc giáo dục của anh, tôi cũng muốn biết đôi chút về cuộc sống gia đình anh" sau đó đặt một câu hỏi chung chung về đề tài đó.


Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng


BẢNG CÂU HỎI GỢI Ý PHỎNG VẤN


Hãy dựa trên những câu hỏi gợi ý này để tìm ra những tính cách, tố chất cần có cho một Nhân Viên Bán Hàng– Lắng nghe và ghi chú vào BẢNG TỔNG KẾT PHỎNG VẤN, sau đó dựa trên các thang điểm hướng dẫn để đánh giá các ứng viên.

  • Trong mỗi câu hỏi, chúng ta phải làm rõ Bối cảnh, Hành động của ứng viên và Kết qủa đạt được của ứng viên.

  • Sử dụng các câu hỏi để thấy được hành động của ứng viên trong quá khứ, vì hành động trong quá khứ là tiên đoán đáng tin cậy nhất cho tương lai.

  • Luôn ghi nhớ 2 câu hỏi cơ bản trong đầu :

  • Ứng viên có thể làm được công việc này không ? (Kinh nghiệm quá khứ, kiến thức, kỹ năng)..

  • Ứng viên này có muốn làm việc không ? (Thái độ, tình huống…).

  • Nên tránh những câu nói mang tính đánh giá hay hứa hẹn khi phỏng vấn.

  • Coi lại phần ghi chú và đánh giá ngay sau khi phỏng vấn .

I. LÀM VIỆC TÍCH CỰC, CÓ ÁP LỰC KIẾM TIỀN ĐỂ SINH SỐNG.

  • Người này có thể chịu đựng những điều kiện làm việc vất vả ngoài trời. Sẵn sàng làm việc tích cực hơn nếu có thể kiếm thêm tiền..

  • Những câu hỏi gợi ý  dựa vào lý lịch của ứng viên chúng ta hỏi xem anh ta có khi nào phải làm việc vất vả không.Khi thất nghiệp thì ứng viên làm gì, anh ta có phải chịu trách nhiệm về tài chính trong gia đình không?

  • Những câu hỏi gợi ý

1. Bạn có thể kể rõ hơn về thời gian bạn làm việc ở vị trí Z cho công ty X ?

2. Có khoảng thời gian 6 tháng giữa lúc bạn chuyển việc từ Công Ty A sang Công Ty B , bạn làm gì lúc đó ? .

3. Bạn có bao giờ rơi vào hoàn cảnh khó khăn phải làmviệc vất vả không ?

4. Ai chịu trách nhiệm kiếm tiền trong gia đình bạn?

5. Chúng tôi có 2 việc cần người, một ở văn phòng trực điện thoại lấy đơn hàng, lương 1.200.000 đ và đi bán hàng lương khỏang :2.000.000 đ nhưng rất vất vả và phải đạt chỉ tiêu bán hàng. Bạn muốn làm công việc nào?

6. Bạn có kế hoạch học tập gì không ?

II. KỸ NĂNG GIAO TIẾP:

  • Khả năng sắp xếp và diễn đạt ý tưởng rõ ràng, chính xác.

  • Hãy sử dụng các câu hỏi để tìm hiểu sở thích của anh ta : Phim ảnh, thể thao, sách báo… và đề nghị anh ta trình bày về một đề tài yêu thích.

  • Những câu hỏi gợi ý :

1. Bạn hay làm gì mỗi khi rảnh rỗi? Hay : Khi còn đi học bạn thích môn gì nhất?.

2. Bạn có thể kể một câu chuyện, phim, bài nhạc , trận cầu…. Mà bạn thích?

3. Đề nghị ứng viên bình luận về một vấn đề thời sự hiện tại, một bức tranh…

4. Bạn có bao giờ trình bày trước lớp, tổ về vấn đề gì chưa ? hãy kể lại.

5. Bạn có tham gia làm thơ, báo tường bao giờ không? Hãy kể lại.

III. KỸ NĂNG THUYẾT PHỤC BÁN HÀNG (SẢN PHẨM,Ý TƯỞNG HAY DỊCH VỤ):

  • Khả năng trình bày một vấn đề mang tính thuyết phục cao. Nêu rõ được lợi ích và thúc đẩy người nghe làm theo ý mình.

  • Những câu hỏi gợi ý :

1. Hãy kể một tình huống mà bạn đã thuyết phục được người khác làm theo ý mình.?

2. Bạn có bao giờ đề nghị bạn bè, cấp trên hoặc ai đó làm gì khác với cách bình thường ?

3. Bạn có từng bán sản phẩm hoặc dịch vụ gì chưa, nếu tôi là khách hàng bạn sẽ chào hàng như thế nào ?

4. Giả sử bạn đang phải bán vật gì đó cho tôi ( Cây viết, tờ báo, đồng hồ…)bạn sẽ trình bày như thế nào?

5. Dùng 1 bản trình bày bán hàng, làm mẫu cách trình bày bán hàng của mình và đề nghị ứng viên lặp lại.

6. Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn ?

IV. TINH THẦN CHIẾN THẮNG, ĐẶT MỤC TIÊU CAO VÀ NỖ LỰC ĐẠT ĐƯỢC MỤC ĐÍCH.

· Ứng viên có bản năng mạnh mẽ, luôn nỗ lực đứng đầu. Biết học hỏi từ thành công và thất bại để làm việc tốt hơn.

· Những câu hỏi gợi ý :

1. Có khi nào bạn đã tự đặt mục tiêu cho mình ? bạn có gặp trở ngại nào và đã vượt qua trở ngại này ra sao? Kết qủa cuối cùng như thế nào?

2. Thành công lớn nhất của bạn trong đời là gì ( Trường học, gia đình, công việc…). Bạn học hỏi gì từ thành công đó?

3. Bạn có gặp thất bại gì trong đời ? Nếu được làm lại bạn sẽ làm gì?

4. Bạn đã làm gì để công việc hiện tại được hiệu qủa hơn ? Nếu bạn có quyền bạn muốn thay đổi gì?

5. Bạn có đối thủ nào trong công việc hiện tại? Bạn đã làm gì để chiến thắng đối thủ?

6. Bạn có chơi thể thao? Hãy kể một lần thi đấu bạn tham gia, cảm giác của bạn khi thắng hay thua?

Tham khảo thêm: quản trị giám sát bán hàng

V. TRUNG THỰC:

  • Ứng viên trung thực và đáng tin cậy. Chúng ta có thể tin tưởng và giao phó công việc cho họ.

  • Không có câu hỏi cụ thể nào để biết ứng viên trung thực hay không.

  • Hỏi thêm các chi tiết trong phần trình bày của ứng viên giúp chúng ta đo lường độ tin cậy và tính trung thực của họ.

  • Liên lạc với Công Ty mà ứng viên đã làm việc để rà xoát lại thông tin.

  • Mặc dù khó đo lường nhưng đức tính này rất quan trọng . Chúng ta không thể giao phó công việc kinh doanh cho người không đáng tin cậy.

  • Những câu hỏi gợi ý :

1. Bạn có điểm yếu gì? ( Người thật thà nói tự nhiên và phù hợp với nhận định của chúng ta. Những người khác nói lòng vòng và nói những điểm không ảnh hưởng nhiều đến công việc).

2. Nếu được tuyển, bạn sẽ làm cho Công Ty trong bao lâu ? ( Những người thật thà chỉ cam kết khoảng thời gian vừa phải, Những người khác hứa hẹn làm cho bạn suốt đời…).

3. Bạn có khi nào tham gia hoạt động từ thiện không? ( Nếu có hãy hỏi thêm chi tiết :Gần nay nhất là gì, cho ai…).

4. Bạn có đóng góp gì cho Công Ty trong việc phỏng vấn để chúng tôi có thể làm tốt hơn?

5. Bạn nghĩ gì về Công Ty chúng tôi? Theo bạn chúng tôi cần làm gì để hiệu qủa hơn ?



Tìm việc bán hàng thành công dù không có kinh nghiệm

(Dân trí) - Hầu hết vị trí bán hàng đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm. Tuy nhiên, những chiến lược dưới đây sẽ giúp bạn xin việc bán hàng thành công dù chưa có kinh nghiệm:

Chiến lược 1: Kiên trì

Kiên trì là đặc điểm quan trọng nhất của một người bán hàng thành công. Nếu bạn kiên trì xin việc một cách chuyên nghiệp, nhà tuyển dụng có thể sẽ chú ý tới bạn. Họ muốn kiểm tra cách bạn phản ứng trước lời từ chối của họ.

Do đó, đừng vội đầu hàng khi hồ sơ xin việc của bạn bị loại. Bạn có thể nhờ người quen giới thiệu lại bạn với nhà tuyển dụng. Sau đó gọi điện trực tiếp cho họ và gửi email cho người quản lý, trong đó giải thích ngắn gọn tại sao họ nên tuyển dụng hoặc ít nhất là phỏng vấn bạn. " Tôi sẽ nỗ lực hết mình bán hàng cho công ty giống như tôi đang làm để đạt được công việc này" sẽ là một mở đầu ấn tượng khi viết cho nhà tuyển dụng.

Chiến lược 2: Chuẩn bị kỹ lưỡng

Sai lầm lớn nhất của nhân viên là thiếu sự chuẩn bị. Hãy nhớ cuộc phỏng vấn giống như một cuộc trao đổi mua bán giữa bạn và nhà tuyển dụng. Khi đến lượt mình nói, hãy cho người phỏng vấn biết bạn đã chuẩn bị ra sao bằng cách nói " Để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn này, tôi đã..." và nêu những gì bạn đã làm, chẳng hạn:

- Đọc 3 báo cáo mới nhất về tình hình công ty

- Nghiên cứu website công ty để xác định sự phù hợp của mình với công ty

- Nói chuyện với một khách hàng về cách thức bán hàng và dịch vụ của công ty

Điều quan trọng là nhấn mạnh sự chuẩn bị của bạn. Nhà tuyển dụng muốn thấy điều đó ở bạn bởi họ cho rằng nếu không làm như vậy để đạt được công việc, bạn cũng sẽ không chuẩn bị khi làm việc cho họ.

Chiến lược 3: Tuỳ chỉnh CV

Hãy đảm bảo rằng sơ yếu lý lịch của bạn nói rõ mình đang tìm kiếm công việc bán hàng ở lĩnh vực nào thay vì chỉ nói công việc bán hàng chung chung. Ngoài ra, CV cũng nên tập trung vào sự tương thích giữa năng lực, kỹ năng, quan điểm của bạn với công ty. Vì không có kinh nghiệm bán hàng nên bạn phải tập trung vào những yếu tố khác để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Chiến lược 4: Tiếp thị mạnh mẽ những thành tựu của bản thân

Hãy chứng tỏ rằng bạn có thành tích và có khả năng đạt tới thành công bởi đạt thành tích liên tục là chìa khoá thành công của nghề bán hàng. Dù chưa có kinh nghiệm về sales nhưng bạn đã đạt được nhiều thành công ở các lĩnh vực khác như trường học, thể thao... Hãy nhớ sự thể hiện trong quá khứ chính là dự đoán chính xác cho tương lai.

Chiến lược 5: Định hình triết lý bán hàng trước khi bước vào phòng phỏng vấn

Nếu muốn xin việc bán hàng thành công, hẳn nhiên bạn phải có kiến thức cơ bản cũng như có thể trình bày trôi chảy triết lý bán hàng khái quát và của công ty nói riêng. Khi đó, bạn có thể thảo luận với người phỏng vấn tầm quan trọng của việc nắm được nhu cầu khách hàng và tìm ra giải pháp nâng cao doanh số.

Chiến lược 6: Chuẩn bị một câu chuyện minh hoạ về kỹ năng bán hàng

Hãy chuẩn bị sẵn một tình huống khi bạn thuyết phục người nào đó thực hiện điều bạn muốn và miêu tả cách bạn đạt được mục tiêu của mình. Bạn cần phải chứng tỏ rằng mình có những kỹ năng cần thiết để làm tốt công việc này.

Chiến lược 7: Luôn sẵn sàng làm việc

Khi không có kinh nghiệm bán hàng, bạn có thể bắt đầu bằng công việc thực tập hoặc tình nguyện. Tinh thần sẵn sàng làm việc không lương hoặc lương thấp (nếu điều kiện tài chính của bạn cho phép) sẽ là một chiến lược tốt giúp bạn tích lũy kinh nghiệm cũng như mở rộng mạng lưới quan hệ và gia tăng cơ hội cho bản thân.


Những kỹ năng bán hàng qua thực tiễn kinh nghiệm



Kinh nghiệm của bản thân tôi - một người làm công việc bán hàng hơn 10 năm...

Thảo luận về những sai lầm của người bán hàng, tôi muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm trên thực tế tôi đang áp dụng trong công việc hàng ngày và thấy có hiệu quả. Nó có thể đúng với tôi, nhưng cũng có thể không đúng với các bạn, nhưng riêng với bản thân mình tôi thấy phù hợp và có hiệu quả. Tôi xin chia sẻ như sau:

1/ Người bán hàng phải hiểu rõ sản phẩm mình đang bán. Những ưu việt cũng như những hạn chế ở từng thị trường khác nhau khi đem so sánh với những hãng cạnh tranh. Quan trọng không kém là bạn cũng phải biết thật rõ sản phẩm của công ty cạnh tranh.

2/ Phải quan tâm thực sự tới những yêu cầu của khách hàng cũng như chính sách công ty của họ trong việc chọn lựa mua sản phẩm.

3/ Phải đưa ra những giảp pháp, cũng như nhiều sự lựa chọn khác nhau để khách hàng có cơ hội so sánh. Nó sẽ giúp khách hàng có cơ hội cân, đong, đo, đếm... tìm ra được những tiện ích khi họ sử dụng sản phẩm của bạn.

4/ Tuyệt đối không nói quá nhiều về sản phẩm cũng như công ty của bạn. Tránh tuyệt đối nói xấu đối thủ cạnh tranh. Luôn luôn đề cao những ưu việt sản phẩm của mình. Như vậy vô hình dung bạn đã cho khách hàng thấy sản phẩm của mình hơn sản phẩm của đối thủ.

5/ Đối với những khách hàng lần đầu tiên sử dụng sản phẩm của bạn cũng như lần đầu tiên sử dụng lọai sản phẩm mà công ty bạn và đối thủ cạnh tranh kinh doanh, bạn nên có sự quan tâm đặc biệt. Hướng dẫn cẩn thận, kiên trì lắng nghe và nên kiểm tra xem khách hàng có hài lòng hay gặp trục trặc gì không.

6/ Ngoài những điều trên, tất nhiên bạn phải yêu công ty của mình, phải tự hào mình là một thành viên quyết định doanh số bán cho công ty. Có như vậy, bạn mới có nhiệt huyết trong công việc. Mọi cố gắng đều được đền đáp không sớm thì muộn!

Để trở thành nhân viên bán hàng giỏi

Với kinh nghiệm của người làm nghề kinh doanh lâu năm, Francis Vương Hữu Hùng chia sẻ một số kinh nghiệm để thành công trong nghề được xem là “khắc nghiệt nhất trong mọi nghề” này.

Ở tuổi 32, anh hiện là sáng lập viên, TGĐ nhà hàng nhượng quyền Buncamita, giám đốc điều hành Fresh View Consultancy. Anh từng giành giải “Giám đốc bán hàng xuất sắc nhất Việt Nam” do Tập đoàn Marriott (Mỹ) trao tặng cho các nhân viên.

Yêu cầu cao

Để trở thành nhân viên bán hàng giỏi

Francis Vương Hữu Hùng

Bán hàng luôn là công việc có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất và thang bậc lương cũng nằm trong nhóm cao nhất trên thị trường lao động. Vì đây chính là công việc trực tiếp mang lại doanh thu cho công ty và mang tính đào thải khá cao. Với tầm quan trọng như vậy, công việc bán hàng cũng đòi hỏi khá nhiều yêu cầu. Để thành công với nghề này, nhiều người ví von nhân viên bán hàng phải có những tố chất của một nhà tâm lý (để hiểu khách hàng), có thể lực của một VĐV thể thao (để chịu được áp lực cao từ công việc), tính điềm đạm của một nhà tu hành (để kiểm soát được cảm xúc cá nhân và yêu mến khách hàng). Đồng thời, họ phải có tính sáng tạo của một nghệ sĩ và tư duy logic, hiểu biết những con số trong kinh doanh. Đòi hỏi một sự kết hợp ở nhiều khía cạnh như vậy, nên quan trọng nhất là người làm nghề kinh doanh, bán hàng phải có kỹ năng cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống.

Rèn luyện để vào nghề

Yêu cầu đầu tiên là phải thích giao tiếp với mọi người và yêu mến công việc bán hàng. Nghề bán hàng không quá kén chọn bằng cấp, bằng chứng là tốt nghiệp ngành nào bạn cũng có thể làm ngành này, nhưng khi đã vào làm, công việc lại yêu cầu bạn phải không ngừng nâng cao kiến thức tổng quát. Ví dụ: nếu làm nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực nào (hóa chất, dược phẩm, may mặc, thực phẩm…), bạn cần phải có kiến thức tổng quát về nghề đó. Tiếp theo, bạn cần tìm hiểu để nắm rõ lĩnh vực mà mình đang bán cho khách hàng. Kỹ năng thương thuyết là rất quan trọng, vì vậy, phải chú ý đến ngoại hình, ăn mặc tạo độ tin cậy cho khách hàng. Giọng nói cũng là một phần quan trọng. Để làm nhân viên kinh doanh, không nhất thiết bạn phải nói hay, mà là nói có độ chân thật để khách hàng cảm thấy tin tưởng.

Sáng tạo

Cách đây 5 năm, lúc còn là trưởng nhóm bán hàng bên ngành bảo hiểm nhân thọ, khi liên hệ với khách hàng tôi nhận được lời từ chối thẳng thừng vì người VN mình đặc biệt dị ứng với từ “bảo hiểm”. Tôi phải rất khéo léo xin phép khách hàng cho phép gặp gỡ để điền vào bảng khảo sát “lý do tại sao người ta không có thiện cảm với bảo hiểm”. Ngạc nhiên là phần lớn khách hàng lại đồng ý vì họ nghĩ rằng sẽ có cơ hội để bộc lộ tâm tư, nhận định của mình về bảo hiểm, về việc họ đã bị nhiều nhân viên bảo hiểm làm phiền. Tôi đã chuẩn bị rất kỹ cho cuộc gặp gỡ này, tự đặt ra một số tình huống trước, rồi tìm câu trả lời thuyết phục cho mỗi tình huống đó. Cuối cùng, đúng như tôi dự đoán, do lường trước được phản ứng của khách hàng nên tôi đã trả lời thuyết phục. Và kết quả là tôi đã có những khách hàng sẵn sàng mua bảo hiểm từ mình.



Làm quen với các kiểu phỏng vấn


Phỏng vấn xin việc, ngoài cách thông thường là màn đối thoại 1-1 thì còn có nhiều cách khác. Có thể bạn chưa biết nên sẽ có nhiều ngỡ ngàng, lo lắng...

Phỏng vấn qua điện thoại

Vì những hạn chế về thời gian và không gian, những cuộc phỏng vấn qua điện thoại ngày càng trở nên phổ biến, nhất là với những công ty có ông chủ người nước ngoài. Thỉnh thoảng những cuộc phỏng vấn qua điện thoại được sắp xếp trước, một số phỏng vấn mà không báo trước. Nếu thời gian không tiện cho bạn, bạn có thể cho người gọi biết và sắp xếp một cuộc hẹn vào lúc khác.

Chuẩn bị:

Tìm một nơi yên tĩnh và chuẩn bị tất cả những tài liệu tìm việc, chẳng hạn như sơ yếu lý lịch, thư xin việc, những nguồn tham khảo,... và để chúng trước mặt.

Vào đầu cuộc phỏng vấn, bạn xác nhận lại tên và chức vụ của người phỏng vấn để tiện xưng hô và sau này còn viết thư cảm ơn họ.

Bạn nên trả lời ngắn gọn và tập trung. Nếu người phỏng vấn ngắt lời bạn, đừng tỏ ra khó chịu, gắt gỏng.

Hãy hỏi những câu liên quan đến công việc, công ty, quá trình tuyển dụng,... Đừng lan man lạc đề tài.

Phỏng vấn theo nhóm

Tại Việt Nam, chỉ có vài công ty sử dụng hình thức phỏng vấn theo nhóm. Hình thức này hiệu quả vì có nhiều người phỏng vấn bạn cùng một lúc thay vì phỏng vấn riêng với từng người (nhiều người hỏi). Tính cạnh tranh cũng cao hơn. Bạn phải biết thể hiện mình nhiều hơn, nếu không muốn bị lẫn trong nhóm (nhiều người trả lời).

Chuẩn bị:

Nhớ nói với tất cả những người trong nhóm, thay vì chỉ với người đặt câu hỏi cho bạn. Tuy nhiên, hãy tập trung sự chú ý của bạn và người đặt câu hỏi.

Thông thường có một người chính điều khiển cuộc phỏng vấn. Người này có thể là giám đốc trực tiếp của bạn hoặc là người ra quyết định, vì vậy hãy đặt biệt chú ý đến họ.

Khi cuộc phỏng vấn kết thúc, bạn nên cảm ơn cả nhóm và đưa ra những bình luận hoặc yêu cầu rõ ràng cho người đứng đầu nhóm phỏng vấn.

Khi người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm

Nếu bạn xin việc ở một công ty nhỏ không có chương trình tuyển dụng, có thể bạn sẽ gặp một người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm. Người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm có thể không biết nắm vai trò chủ trì và sẽ để cho bạn điều khiển cuộc nói chuyện. Có thể người ấy sẽ không đặt ra những câu hỏi liên quan đến khả năng cũng như lai lịch của bạn.

Chuẩn bị:

Người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm bởi vì họ không phải là dân phỏng vấn chuyên nghiệp. Tuy nhiên, họ rất quen thuộc với công việc và có thể là người có kỹ thuật tốt. Hãy xem đây là lợi thế của mình. Hãy nói nhiều hơn về khả năng của bạn và đặt ra nhiều câu hỏi về vị trí bạn dự tuyển. Đừng im lặng giống họ kẻo bạn sẽ mất điểm.

Phỏng vấn hành vi

Người phỏng vấn muốn biết những nỗ lực trước đây của bạn có thể dự đoán cho công việc tương lai như thế nào. Bạn sẽ được hỏi về việc làm thế nào bạn giải quyết những tình huống trước đây. Nhiều người sai lầm vì không cung cấp đủ chi tiết và ví dụ.

Chuẩn bị:

Hãy chắc chắn rằng bạn đề cập đến những chi tiết sau:

- Tình huống: giải thích chi tiết vấn đề (rắc rối của công ty)

- Kỹ năng: là kỹ năng của bạn

- Hành động: bạn đã giải quyết khó khăn như thế nào

- Kết quả: kết quả bạn đạt được là gì

Phỏng vấn áp lực

Một cuộc phỏng vấn gây căng thẳng được thiết kế để đặt ứng viên dưới sức ép, từ đó đánh giá phản ứng của họ. Một ví dụ là người phỏng vấn sẽ đặt ra một chủ đề gây tranh cãi và không đồng ý với bạn.

Chuẩn bị:

Hãy giữ bình tĩnh, đừng nóng vội. Hãy nhớ rằng những gì bạn trả lời không quan trọng mà là bạn trả lời như thế nào.

Phỏng vấn tình huống

Nếu bạn xin việc ở một công ty tư vấn, có khả năng bạn sẽ đối mặt với hình thức phỏng vấn này. Nó giúp người phỏng vấn phân tích kỹ năng suy nghĩ có tính phê bình của bạn. Ví dụ, câu hỏi có thể là: “Có bao nhiêu chiếc xe máy ở thành phố Hồ Chí Minh?” Người phỏng vấn thích tìm hiểu quá trình bạn suy nghĩ để tìm ra câu trả lời.

Chuẩn bị:

Hãy sáng tạo. Người phỏng vấn thích lắng nghe những giả định hợp lý và suy nghĩ lôgic, chứ họ không muốn biết chính xác số xe máy ở TPHCM. Vì vậy, hãy tự tin, thông minh, sáng tạo và có cá tính.





Kinh nghiệm phỏng vấn bằng tiếng anh
Kinh nghiệm phỏng vấn đi Mỹ
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc qua điện thoại
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc bán hàng
Kinh nghiệm phỏng vấn đi du lịch Mỹ
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng cực hữu ích


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý