Làm sao trở thành nhân viên xuất nhập khẩu giỏi?Em tốt nghiệp Trường cao đẳng Tài chính hải quan, chuyên ngành kinh doanh xuất nhập khẩu. Khi ra trường em làm trong mảng dịch vụ khách hàng.
Đây là công việc em làm từ khi còn là sinh viên, nhưng hiện em cảm thấy mình không yêu thích công việc này. Em muốn trở lại làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mà em mơ ước. Em đã đặt mục tiêu trở thành nhân viên xuất nhập khẩu giỏi trong một năm tới và đã lập kế hoạch cụ thể như sau: 1. Nói tiếng Anh lưu loát trong vòng 6 tháng. 2. Cập nhật kiến thức mới và củng cố các kiến thức đã học trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. 3. Thực tập để lấy kinh nghiệm thực tế.
Hiện tại mục tiêu thứ nhất đang tiến triển rất tốt, mục tiêu thứ hai đã hoàn thành nhưng mục tiêu thứ ba rất bế tắc. Khi em đi xin thực tập, các công ty đều từ chối khéo với lý do không nhận những người thực tập tự do mặc dù em đã báo là có thể làm việc toàn thời gian và không nhận lương, chỉ muốn lấy kinh nghiệm. Em có nhờ bạn bè giới thiệu chỗ thực tập nhưng cũng không được.
Em phải làm gì trong trường hợp này? Điểm mạnh của em là ý chí bền bỉ, học hỏi nhanh và linh hoạt, chủ động và kỹ năng giao tiếp tốt, nhưng điểm yếu của em là thiếu tự tin dù năng lực của em có thể tốt hơn cả những người bạn trong lĩnh vực này. Em nên làm gì để trở nên bản lĩnh hơn?
phanminhtruong....@yahoo.com
- Chào bạn. Những yếu tố quyết định để một nhà tuyển dụng chọn các ứng viên tham gia buổi phỏng vấn trực tiếp là dựa trên kiến thức nền, kinh nghiệm và kỹ năng mềm được thể hiện trên hồ sơ xin việc (gọi tắt là CV). Như vậy, nếu muốn được làm việc trong ngành xuất nhập khẩu, bạn đang có những thế mạnh là kiến thức nền được đào tạo bài bản và kỹ năng mềm mà bạn đã có được trong thời gian làm việc trong ngành dịch vụ.
Về kinh nghiệm, bạn phải chấp nhận việc mình là một người mới trong ngành. Vì vậy, để có được cơ hội làm việc và xây dựng kinh nghiệm trong ngành này, bạn nên tập trung liên hệ bộ phận tuyển dụng của nhiều công ty với các quy mô khác nhau, từ trong nước đến ngoài nước vào thời điểm này.
Bạn nên lưu ý, CV chính là giấy thông hành để bạn có cơ hội gặp trực tiếp nhà tuyển dụng. Vì vậy, bạn nên dành thời gian viết một CV sao cho tạo được sự chú ý với nhà tuyển dung, ví dụ như: cần nêu rõ những thế mạnh của bạn, những thành tích bạn đạt được… bạn nên ghi chi tiết để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, và hãy cho nhà tuyển dụng thấy những điểm mạnh này mang lại những ích lợi gì đối với công ty.
Bên cạnh đó, để có cơ hội làm việc trong ngành này (dù thực tập hay chính thức), bạn hãy thể hiện sự sẵn sàng học hỏi, làm việc chăm chỉ để hoàn thành công việc với sự đam mê và thể hiện sự đóng góp cho công ty, chứ không chỉ thể hiện ý định đi lấy kinh nghiệm của mình.
Về sự tự ti mà bạn nhắc tới thì hãy xem đó chỉ là một việc nhỏ. Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu. Việc tự nhận định điểm mạnh, điểm yếu của mình một cách rõ ràng như vậy đã giúp bạn có tới 90% cơ hội để phát triển bản thân tốt hơn. Hãy tiếp tục trau dồi kiến thức, mạnh dạn chia sẻ với bạn bè nhiều hơn, chuẩn bị sẵn sàng thông tin cho buổi phỏng vấn (như tìm hiểu về lịch sử công ty bạn đang ứng tuyển, những hoạt động thực tế trong ngành của bạn…), bạn sẽ dần dần nâng cao được sự tự tin của mình
Chia sẻ
Nhân viên xuất nhập khẩu cần trang bị gì?
|
Ngoài kiến thức chuyên môn, người làm công tác xuất nhập khẩu cần có thêm kỹ năng đàm phán - Ảnh: apex.vn |
TTO - * Tôi tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm 2008 ngành quản trị kinh doanh. Hiện tôi làm bán hàng cho một công ty, công việc rất đơn giản, hằng ngày chỉ đến cửa hàng bán hàng. Vì thế tôi muốn tìm một công việc làm khác để có cơ hội thăng tiến hơn.
Tôi chỉ cao 1,48m nên xin vào ngân hàng khá khó khăn. Hiện tôi rất muốn xin làm nhân viên xuất nhập khẩu thuộc các công ty xuất nhập khẩu, nhưng không biết các yêu cầu và điều kiện gì để có thể được ứng tuyển vào vị trí này. Tôi định học thêm khóa ngắn hạn bốn tháng về chuyên viên xuất nhập khẩu thì có đủ để đi làm?
(Nguyen Phuong Thuy)
- Đối với vị trí chuyên viên xuất nhập khẩu, các nhà tuyển dụng thường đưa ra một số yêu cầu như ứng viên phải nắm vững quy trình xuất-nhập khẩu và có kinh nghiệm làm chứng từ cũng như soạn thảo các loại văn bản, hợp đồng giao dịch; hiểu biết về hàng hóa và thị trường… Ngoài ra, một chuyên viên xuất nhập khẩu cần phải có khả năng ngoại ngữ và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học.
Người làm công tác xuất nhập khẩu còn cần trang bị một số kỹ năng như kỹ năng đàm phán/thuyết phục, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và kiểm soát công việc hiệu quả, kỹ năng giải quyết vấn đề…
Để làm tốt công việc này, ứng viên phải có một số tố chất như cẩn thận, nhanh nhẹn, linh hoạt, tinh thần trách nhiệm cao và có khả năng chịu áp lực cao trong công việc… Tùy từng doanh nghiệp, ngành hàng kinh doanh và thị trường chủ yếu, yêu cầu cụ thể đối với một chuyên viên xuất nhập khẩu sẽ khác đi.
Nhìn chung để chuyển việc thành công, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Học thêm về nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và một số kỹ năng để tự tin hơn trong công việc. Trong quá trình học bạn nên đối chiếu với thực tế công việc bán hàng hiện tại và chủ động học hỏi từ những người đã và đang làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Bạn cũng nên tích cực học và tích lũy kinh nghiệm từ chính công việc hiện tại. Công việc này dù theo bạn có vẻ đơn giản nhưng theo chúng tôi bạn vẫn có thể học được nhiều điều. Ví dụ: quá trình tiếp xúc với khách hàng, giới thiệu sản phẩm để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của công ty sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết phục. Thông qua công việc, bạn cũng có thể hiểu rõ hơn về hàng hóa mình đang bán và nên cố gắng tìm hiểu thêm các thông tin thị trường liên quan đến mặt hàng này…
Cuối cùng, nếu yêu thích và muốn thử sức ở lĩnh vực xuất nhập khẩu, bạn nên tìm hiểu trước thông tin về nhà tuyển dụng, ngành hàng kinh doanh và thị trường của họ. Một khi đã có sự chuẩn bị từ trước, bạn sẽ ít ngỡ ngàng và dễ bắt nhịp với công việc mới hơn.
Làm xuất nhập khẩu có nhiều cơ hội thăng tiến?
Tuổi trẻ - Việc làm - 7 tháng trước
TTO - * Em học ĐH chuyên ngành kinh tế quốc tế. Nếu đúng theo chuyên ngành khi ra trường em sẽ làm về xuất nhập khẩu. Nhưng hiện tại em chưa biết gì về công việc xuất nhập khẩu.
FacebookTwitter0 bình chọn Viết bình luậnLưu bài này
- Chào bạn. Một số công việc mà nhân viên xuất nhập khẩu đảm nhiệm gồm:
+ Hoàn tất các thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa như: hợp đồng mua bán, bộ chứng từ vận chuyển, bộ chứng từ xuất nhập khẩu, các thủ tục thanh toán, các thủ tục giao nhận hàng hóa…
+ Lưu trữ và theo dõi hồ sơ xuất nhập khẩu.
+ Thương lượng với các đối tác
Nhân viên xuất nhập khẩu thường làm việc trong một môi trường năng động, thường xuyên tiếp xúc, giao dịch với nhiều khách hàng, đối tác trong và ngoài nước. Vì vậy nghề này đòi hỏi ứng viên những tố chất cần thiết như:
+ Giỏi ngoại ngữ: đây là một yêu cầu bắt buộc vì tiếng Anh là ngôn ngữ chung giúp việc giao lưu và thương lượng được hệ thống hóa. Đặc biệt, bạn cần có vốn từ trong những hợp đồng kinh tế quốc tế, hợp đồng ngoại thương… để đảm bảo yêu cầu cơ bản của công việc này.
+ Năng động: tố chất này giúp bạn nhạy bén trong việc am hiểu thị trường quốc tế, văn hóa của các quốc gia cũng như tình hình biến động của kinh tế thế giới.
+ Am hiểu các thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu.
+ Am hiểu luật pháp quốc tế về ngoại thương.
Về cơ hội nghề nghiệp, bạn có thể lựa chọn làm ở bộ phận xuất nhập khẩu của một công ty hay làm việc ở đơn vị cung ứng dịch vụ giao nhận vận tải (Logistic & Forwarding).
Tại các công ty giao nhận vận tải, bạn có thể làm những công việc đặc trưng như sau:
• Bán hàng (sales);
• Chăm sóc khách hàng (customer service);
• Chứng từ (documentation);
• Khai thác (operation);
• Thông quan (customs clearance);
• Quản lý vận tải bộ (trucking operation).
Hiện nay bạn có thể tham khảo cơ hội việc làm ở một số công ty kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải khá thành công tại Việt Nam như: Vinatrans, Sotrans, Vinalink, Kuehne & Nagel, Schenker…
Về quy trình tuyển dụng, mỗi công ty đều có quy trình riêng nhưng tối thiểu bạn sẽ trải qua hai vòng phỏng vấn: vòng sơ tuyển và vòng chuyên môn. Ở vòng phỏng vấn sơ tuyển, bạn sẽ phải vượt qua những câu hỏi về bản thân, thể hiện kỹ năng và tố chất. Còn vòng phỏng vấn chuyên môn, bạn sẽ đối diện với những câu hỏi tình huống trong nghề nghiệp để xác định sự phù hợp giữa bạn và yêu cầu công việc.
Thường bạn sẽ trải qua hai vòng phỏng trong vòng 14 ngày, tuy nhiên kết quả phỏng vấn nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào quy trình của mỗi công ty.
Nhìn chung công việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tương đối ổn định, thu nhập khá cao. Tuy nhiên người theo nghề này ít có cơ hội thăng tiến lên các vị trí quản lý cao hơn.
Hi vọng với những thông tin trên, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin về nghề xuất nhập khẩu. Chúc bạn sớm tìm được công việc phù hợp!
10 kinh nghiệm phỏng vấn xin việc của tân cử nhân
Thứ ba 06/09/2011 06:28
(GDVN) - Sau đây là một số kinh nghiệm đi phỏng vấn xin việc của các tân cử nhân.
1. Cho họ thấy bạn luôn hứng thú
Hãy cho người phỏng vấn thấy bạn là ai. Hãy kết thúc buổi phỏng vấn với những câu như “Tôi thực sự mong muốn đóng góp cho công ty những thứ tốt nhất mà tôi có thể làm và tôi sẽ rất hạnh phúc nếu công ty chọn tôi”.
Cùng với đó, đừng rời phòng phỏng vấn mà không yêu cầu họ nói rõ cho họ biết bạn sẽ phải làm gì nếu có giấy gọi trở lại. Liệu những người được chọn sẽ quay lại gặp mọi người trong công ty? Vào ngày nào họ mong muốn kí hợp đồng?
Và những câu hỏi thể hiện bạn rất hào hứng với công việc. Cùng với đó, hỏi người phỏng vấn thời gian họ sẽ gọi điện cho bạn để tránh bị áp lực trong khi chờ đợi.
2. Chuẩn bị cho cách liên lạc trong tương lai
Không có ai muốn quá vồ vập nhưng đôi khi sự im lặng của bạn lại khiến người ta nghĩ bạn thờ ơ. Cũng đừng nên ngồi đoán mò mà hãy tìm hiểu trước xem nhà tuyển dụng lao động ưa thích cách liên lạc ra sao.
3. Hãy luôn đúng giờ
Nếu như bạn hứa sẽ gửi tài liệu tham khảo cho người phỏng vấn vào sáng mai, hãy làm theo những gì bạn hứa. Giữ lời hứa và trả lời ngắn gọn xúc tích về cách làm việc của bạn nếu bạn được nhận.
4. Biết giữ vững tâm lý
Nếu như bạn được thông báo rằng bạn sẽ được trả lời trong một tuần, hãy tôn trọng thông báo đó. Việc gọi điện ngay vào ngày hôm sau sẽ khiến bạn bị cho là nôn nóng, cập rập.
5. Hãy gửi một tấm thiệp cảm ơn
Một cách tích cực mà không quá lấy lòng người phỏng vấn chính là việc bạn gửi một tấm thiệp có ghi lời cảm ơn của bạn. Nên gửi tấm thiệp 24h sau khi bạn phỏng vấn.
6. Hãy gửi cho từng người trong nhóm phỏng vấn một bức thư
Công cụ trao đổi thông tin này sẽ là một cơ hội để bạn tỏa sáng, vì thế đừng nói chung chung. Nên viết kèm theo từng bức thư những tài liệu cụ thể và những gì bạn đạt được dựa vào những nhu cầu của công ty.
Đồng thời qua đó bạn cũng có thể cho họ thấy bạn có thể làm những điều bạn chưa kịp nói cho họ trong buổi phỏng vấn
7. Hãy cho họ biết họ cần gì
Một cách hữu hiệu nữa là hãy cư xử như bạn là một nhà tư vấn chứ không phải một người dự tuyển. “Trong cuộc phỏng vấn, hãy tìm hiểu xem điểm yếu của công ty là gì hay những mặt mà họ muốn phát triển mạnh”.
Hãy luôn giữ trong đầu ý tưởng đưa ra lời khuyên cho họ. Làm như vậy bạn sẽ chứng tỏ rằng bạn thông minh, có kiến thức và có thể đưa ra những đóng góp quan trọng.
8. Luôn luôn tìm hiểu về công ty bạn xin việc
Hãy chuẩn bị cho mình tâm lý khi bạn được gọi phỏng vấn hoặc trả lời điện thoại thêm vài lần sau cuộc phỏng vấn. Tích lũy thêm những thông tin về công ty, nghĩ về những câu hỏi mà bạn nghĩ bạn sẽ được hỏi, về những chủ đề bạn muốn bàn tới.
Những hành động này sẽ cho họ, người phỏng vấn, thấy bạn vẫn luôn tìm hiểu sát xao về công ty này dù rằng cuộc phỏng vấn chính đã qua.
9. Hãy dựa cả vào những tác động bên ngoài
“Nếu bạn có quen biết hay có mối quan hệ nào đó với người có ảnh hưởng hoặc biết rõ người phỏng vấn, hãy nhờ họ nói tốt về bạn” – Myers nói.
10. Chấp nhận sự từ chối một cách lịch sự
Cuối cùng là luôn giữ cho tâm trạng bạn bình tĩnh và đừng hành động quá đáng nếu như bạn thấy ai đó trúng việc còn bạn thì không. Không ai biết tương lai sẽ ra sao. Có thể công việc này không chấp nhận bạn nhưng sẽ có một cánh cửa, một tương lai khác mở ra cho bạn.
“Nếu như bạn bị từ chối, hãy gửi thêm tấm thiệp cảm ơn tới người phỏng vấn. Điều này sẽ giúp bạn khác biệt với những người bị từ chối khác, đưa bạn lên một vị trí cao hơn” – Myers nói.
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc marketing
Kinh nghiệm phỏng vấn bằng tiếng anh
Kinh nghiệm phỏng vấn đi Mỹ
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc qua điện thoại
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc bán hàng
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng cực hữu ích
(st)