Kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên tín dụng

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên tín dụng

19/04/2015 02:48 AM
6,044

Nghề tín dụng Nhân viên tín dụng làm cho quy trình vay mượn dễ dàng hơn bằng cách tìm các khách hàng tiềm năng và hỗ trợ họ đăng ký vay vốn.




Đối với cá nhân, khoản vay là cách để có tiền mua nhà, xe hơi hoặc học phí. Đối với doanh nghiệp, khoản vay cũng cần thiết để thành lập công ty, đầu tư mua bán hoặc đầu tư vào trang thiết bị. Nhân viên tín dụng thu thập thông tin về khách hàng và doanh nghiệp để đảm bảo rằng quyết định được đưa ra có tính đến sự tin tưởng vào người mượn và khả năng trả nợ của họ. Nhân viên tín dụng hướng dẫn người nộp đơn vay vốn tiềm năng - những người gặp vấn đề trong việc phân biệt khoản vay. Họ giúp khách hàng xác định đâu là khoản vay nào thích hợp với khách hàng, giải thích các yêu cầu cụ thể và những giới hạn của khoản vay. Nhân viên tín dụng thường chuyên môn trong lĩnh vực vay thương mại, tiêu dùng hoặc thế chấp. Vay thương mại giúp công ty chi trả các khoản chi phí trang thiết bị, chi phí điều hành quản lý. Vay tiêu dùng bao gồm vay để mua sắm nhà cửa, xe cộ hoặc các khoản vay cá nhân. Vay cầm cố mua bất động sản hoặc để tái đầu tư một khoản cầm cố hiện có. Khi ngân hàng và các tổ chức tài chính khác bắt đầu cung cấp nhiều loại hình vay vốn và các dịch vụ tài chính, nhân viên tín dụng phải theo kịp với những dòng sản phẩm này để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.


Mô tả công việc


Trong nhiều trường hợp, nhân viên tín dụng đóng vai trò như là nhân viên kinh doanh. Ví dụ nhân viên tín dụng thương mại liên lạc với công ty để xác định nhu cầu vay vốn. Nếu công ty đang tìm kiếm nguồn tiền, nhân viên tín dụng sẽ cố gắng để thuyết phục công ty vay vốn từ ngân hàng của mình. Tương tự như vậy, nhân viên tín dụng thế chấp phát triển mối quan hệ với đại diện thương mại hoặc bất động sản dân dụng để khi có một cá nhân hoặc công ty bán tài sản, đại diện thương mại có thể đề xuất liên lạc với mình vay vốn.

Một khi có được cuộc hẹn đầu tiên, nhân viên tín dụng hướng dẫn khách hàng quy trình vay vốn. Quy trình này bắt đầu bằng một cuộc hẹn gặp hoặc cuộc gọi với khách hàng tiềm năng. Trong suốt thời gian này, nhân viên tín dụng thu thập các thông tin cơ bản về mục đích vay vốn, giải thích sự khác nhau của các khoản vay và điều khoản áp dụng dành cho người đăng ký vay vốn.

Nhân viên tín dụng trả lời các câu hỏi về quy trình và đôi lúc giúp khách hàng biết cách điền thư xin vay vốn. Sau khi khách hàng hoàn thành thư xin vay vốn, nhân viên tín dụng bắt đầu quy trình phân tích và phân loại thông tin dựa trên thư xin vay vốn để xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Thường thì nhân viên tín dụng có thể tìm kiếm thông tin về mức độ tin tưởng của khách hàng qua hồ sơ tín dụng với sự trợ giúp của máy tính và có được số điểm “tin cậy”. Số điểm này đại diện cho khả năng trả nợ của cá nhân hoặc tổ chức vì được lập trình và đánh giá bởi một phần mềm vi tính.

Trong trường hợp không có sẵn hồ sơ tín dụng hoặc điều kiện tài chính có vấn đề, nhân viên tín dụng có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm thông tin hoặc trong trường hợp tín dụng thương mại là bản sao chứng từ tài chính của công ty. Với những thông tin này, nhân viên tín dụng – người chuyên thẩm định khả năng trả nợ - thường gọi là nhân viên thẩm định có thể thực hiện các phân tích tài chính và đánh giá các rủi ro khác. Nhân viên tín dụng sẽ cung cấp thông tin và viết đề xuất của họ trong hồ sơ vay vốn để phân tích liệu khoản vay tiềm năng này có đáp ứng đủ yêu cầu của ngân hàng hay không. Nhân viên tín dụng sau khi bàn bạc với trưởng phòng tín dụng sẽ quyết định có chấp nhận cho vay hay không. Nếu khoản vay được chấp nhận, họ sẽ sắp xếp thời gian trả nợ với khách hàng. Khoản vay được chấp thuận hay không tuỳ thuộc vào khách hàng có khoản ký quỹ ( tài sản được thế chấp để đảm bảo khách hàng sẽ thanh toán khoản nợ ). Ví dụ, khi vay tiền để chi trả học phí, ngân hàng có thể yêu cầu người mượn thế chấp nhà của họ. Nếu người vay không đủ khả năng trả nợ, ngôi nhà sẽ bị ngân hàng tịch thu theo quyết định của toà án và bán đi để lấy lại số tiền.

Một số nhân viên tín dụng làm nhân viên thu hồi nợ, liên hệ với người có khoản nợ quá hạn để giúp họ tìm cách trả nợ, tránh tình trạng vỡ nợ. Nếu kế hoạch trả nợ không thành công, nhân viên thu hồi nợ sẽ đề xuất việc bán tài sản thế chấp trong đó người cho vay tịch thu tài sản thế chấp: nhà cửa, xe hơi để thanh toán khoản vay

Điều kiện làm việc:

Nhân viên tín dụng thường phải đi công tác. Ví dụ như nhân viên tín dụng thương mại hoặc thế chấp thường xuyên làm việc ngoài văn phòng và chủ yếu trên máy tính, điện thoại di động và giấy tờ để giữ liên lạc với khách hàng hoặc văn phòng công ngân hàng. Nhân viên tín dụng thế chấp thường làm việc bên ngoài hoặc trong xe hơi, đến văn phòng hoặc nhà của khách hàng trong khi hoàn thành đơn xin vay vốn. Nhân viên tín dụng thương mại thỉnh thoảng công tác đến thành phố khác để chuẩn bị cho các hợp đồng vay vốn phức tạp hơn. Tuy nhiên, nhân viên tín dụng tiêu dùng hoặc tư vấn vay vốn lại thường ở văn phòng hơn. Họ thường làm việc 40 giờ 1 tuần nhưng tuỳ thuộc vào công việc, số lượng khách hàng hoặc nhu cầu vay vốn mà thời gian có thể nhiều hơn. Nhân viên tín dụng thế chấp đặc biệt có thể làm việc nhiều giờ hơn bởi vì họ được thoải mái lựa chọn bao nhiêu khách hàng mà họ muốn.

Nhân viên tín dụng đặc biệt bận rộn khi lãi suất vay thấp, 1 điều kiện thúc đẩy khách hàng vay vốn

Đào tạo, chứng chỉ và thăng tiến


Thông thường vị trí nhân viên tín dụng yêu cầu bằng cử nhân tài chính, kinh tế hoặc các ngành liên quan. Các nhà tuyển dụng thích những ứng viên đã có kinh nghiệm với máy tính và ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng. Đối với nhân viên tín dụng thương mại hoặc thế chấp, được đào tạo hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng thì được đánh giá cao. Nhân viên tín dụng không có bằng hoặc bằng cao đẳng thường thăng tiến từ những vị trí khác trong ngân hàng sau một thời gian công tác, có kinh nghiệm ở các vị trí như giao dịch viên tín dụng hoặc nhân viên dịch vụ khách hàng

Người nào muốn trở thành nhân viên tín dụng phải có khả năng xây dựng và phát triển mối quan hệ tốt với người khác, tự tin vào khả năng và tính tự chủ cao. Đối với quan hệ công chúng, nhân viên tín dụng phải sẵn sàng tham gia các sự kiện cộng đồng như là 1 đại diện của ngân hàng.

Nhân viên tín dụng có năng lực có thể thăng tiến đến một chi nhánh lớn hơn của ngân hàng hoặc ở vị trí quản lý. Trong khi đó, những người kém tài năng hơn và ít sự chuẩn bị về mặt kiến thức hoặc bằng cấp có thể được thuyên chuyển đến các chi nhánh nhỏ hơn và rất khó thăng tiến nếu không qua đào tạo để tự nâng cao kỹ năng của mình. Thăng tiến đối với vị trí nhân viên tín dụng thường là giám sát các nhân viên khác và đội ngũ văn phòng.



Những câu hỏi thường gặp


Chúng tôi xin cung cấp một số các câu hỏi kiến thức thường gặp khi bạn đi phỏng vấn tại các ngân hàng . Các câu hỏi này thường dành cho các vị trí Tín dụng , Hỗ trợ tín dụng, Tái thẩm định , ...

  1. Tính lỏng của 1 tài sản được xác định bởi các yếu tố nào?

  2. Tại sao các NHTM thường ưu tiên cho vay đối với các khách hàng truyền thống hơn là các khách hàng mới?

  3. Mục đích của đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay?

  4. Thế nào là ân hạn nợ? Trong thời gian ân hạn nợ khách hàng có phải trả lãi không?

  5. Gia hạn nợ và ân hạn nợ khác nhau ntn?

  6. Việc định giá tài sản cầm cố thế chấp căn cứ vào những yếu tố nào?

  7. Khách hàng vay vốn trung hạn thời gian 03 năm, trong đó 02 năm đầu trả đúng hạn, đến năm thứ 3 khách hàng xin gia hạn nợ do điều kiện sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, vậy thời gian khách hàng được xem xét gia hạn tối đa là bao nhiêu lâu?

  8. Tại sao một ngân hàng có quy mô lớn thường dễ tạo lợi nhuận hơn 1 ngân hàng có quy mô nhỏ?

  9. Cơ sở để một ngân hàng tiến hành lựa chọn khách hàng khi cho vay?

  10. Lãi suất cho vay của ngân hàng đối với các món vay khác nhau sẽ khác nhau phụ thuộc vào yếu tố gì?

  11. NHTM cổ phần cần phải lập quỹ dự phòng rủi ro ở mức ntn?

  12. Các NHTM Việt Nam có được phép tham gia và hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoán hay không?

  13. Vì sao mỗi khi cho vay các NHTM thường phải tiến hành phân tích tài chính khách hàng?

  14. Mục đích cơ bản của các NHTM khi tiến hành thẩm định tài chính của dự án?

  15. Tài sản thế chấp của khách hàng cho món vay có ý nghĩa như thế nào đối với món vay đó?

  16. Phân biệt giữa cho vay các doanh nghiệp và cho vay các cá nhân có ý nghĩa ntn?

  17. Phân loại cho vay của ngân hàng theo mục đích sử dụng vốn vay có ý nghĩa ntn?

  18. Khoản nợ ntn được coi là nợ khó đòi?

  19. Tài sản thế chấp của món vay phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

  20. Phương pháp thực hiện việc khách hàng sử dụng tiền vay tốt nhất?

  21. Theo Luật các tổ chức tín dụng, giới hạn cho vay đối với một khách hàng của Ngân hàng thương mại được quy định ntn?

  22. Ngân hàng có được phép cho doanh nghiệp vay để đảo nợ không?

  23. Một tài sản đảm bảo có thể đảm bảo cho nhiều khoản vay không?

  24. Tổng dư nợ vay đối với 1 nhóm khách hàng là bao nhiêu?

  25. Khi Ngân hàng cho vay, khách hàng bắt buộc phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay đó;

  26. Mức cho vay được xác định trên cơ sở nào?

  27. Hãy nên các bước trong quy trình tín dụng?

  28. Một ngân hàng thương mại luôn duy trì được tỷ lệ khả năng thanh khoản là 200%, bạn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng này như thế nào?

  29. Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn Ngân hàng thương mại được cho vay trung và dài hạn là bao nhiêu?

  30. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ phản ảnh yếu tố gì?

  31. CAMEL là phương pháp đánh giá tổng thể về hoạt động ngân hàng. Phương pháp này xem xét máy nhóm chỉ tiêu chính về hoạt động ngân hàng

  32. Hãy nên tên những chứng từ thông thường trong một bộ chứng từ thương mại?




Tham khảo thêm

10 câu hỏi kinh điển trong buổi phỏng vấn

Có ít nhất 4 trong số 10 câu hỏi sau luôn được hỏi trong buổi phỏng vấn. Bạn có thể quá quen thuộc với chúng, nhưng hãy cẩn thận! Nếu không có cách trả lời phù hợp, bạn vẫn có thể bị loại ngay từ vòng đầu!

Câu hỏi 1: Hãy kể cho tôi nghe đôi điều về bạn

Có đến 98% các cuộc phỏng vấn tuyển dụng bắt đầu bằng câu hỏi này. Đừng bao giờ kể “tràng giang đại hải” về tiểu sử bản thân ở đây! Cái NTD muốn nghe chỉ là một đoạn mô tả ngắn gọn chừng 2-3 phút về bạn và “vốn” bạn đã chuẩn bị để có thể ứng tuyển vào vị trí này (bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, thành tích đã đạt được…). Hãy chuẩn bị một vài điểm nhấn để quảng bá bản thân, nhưng phải phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển để tránh gây phản tác dụng. Chẳng hạn, bạn không nên “khoe”: “Tôi vừa hoàn thành một khóa học thiết kế đồ họa với kết quả xuất sắc” khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh hóa chất!

Câu hỏi 2: Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi?

Khi hỏi câu này, NTD muốn kiểm tra xem bạn đã nghiên cứu, tìm hiểu về công ty trước khi đến dự phỏng vấn hay chưa. Đương nhiên là bạn cần nói tốt về công ty, nhưng đừng ca ngợi một cách sáo rỗng hay chỉ nói suông. Chẳng hạn, nếu bạn nêu lý do: “Tôi thích được làm việc trong những doanh nghiệp biết trân trọng người lao động như ở đây” thì nên giải thích thêm bạn dựa vào những thông tin, số liệu nào để đúc kết được điều này.

Câu hỏi 3: Bạn nghĩ lý do gì khiến chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

Đây lại là một cơ hội tốt để bạn quảng bá cho bản thân. Hãy chuẩn bị 3 điểm mạnh để “PR” cho mình. Tuy nhiên, chúng phải cụ thể và phù hợp với vị trí bạn nộp hồ sơ vì NTD luôn muốn tuyển “đúng người” cho “đúng việc”. Chẳng hạn, nếu ứng tuyển vào vị trí giám sát bán hàng, bạn có thể trình bày như sau: “Với 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng và đã giúp công ty cũ tăng doanh thu 20%, tôi tự tin mình sẽ đóng góp được nhiều nếu trở thành nhân viên công ty”.

Câu hỏi 4: Tại sao bạn lại rời bỏ công việc cũ?

Đây là một câu hỏi “nhạy cảm”. Phần đông tài liệu tư vấn nghề nghiệp khuyên bạn tuyệt đối không đề cập đến những điểm tiêu cực trong công việc cũ vì sẽ làm bạn “mất điểm” trong mắt NTD. Thật ra, điều này còn tùy thuộc vào NTD. Chị X, Phụ trách nhân sự ở Văn Phòng Điều Hành Công Trình tại TP. HCM của công ty Bouygues Batiment International (Pháp), đã từng đánh giá rất cao một ứng viên khi cô trả lời như sau: “Em không muốn làm việc trong một công ty mà quyền hành tập trung vào tay một Trưởng phòng (người Việt Nam). Với em, môi trường làm việc như vậy là không lành mạnh. Em cần một môi trường tốt hơn để phát triển sự nghiệp”. Theo chị X, ứng viên này là người thẳng thắn, có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm. Vì thế, cách tốt nhất là bạn đề cập một vài điểm tiêu cực (nếu có) ở công việc cũ nhưng đừng quên nhấn mạnh khía cạnh tích cực của lý do bạn ra đi như “Muốn thử sức ở một môi trường mới”.

Câu hỏi 5: Đâu là điểm yếu của bạn?

Cách hay nhất để trả lời câu hỏi này là thành thật thừa nhận điểm yếu của bạn, nhưng đồng thời phải chỉ ra được cách thức bạn đã khắc phục nó. Chẳng hạn nếu bạn từng yếu trong việc lập kế hoạch và quản lý thời gian thì hãy chỉ ra cách mà bạn đã khắc phục như lên lịch làm việc chi tiết vào đầu ngày rồi xếp mức ưu tiên cho từng công việc. Như vậy, NTD sẽ đánh giá bạn là người luôn quyết tâm cải thiện năng lực bản thân.

Câu hỏi 6: Khả năng làm việc nhóm của bạn có tốt không?
Gần như tất cả mọi người đều trả lời “Tốt” hoặc “Khá tốt” đối với câu hỏi này. Tuy nhiên, chỉ trả lời như thế thôi thì chưa đủ để thuyết phục NTD. Bạn nên nói thêm về lợi ích của làm việc tập thể so với làm việc cá nhân và những yếu tố giúp bạn làm việc nhóm tốt. Đồng thời, bạn cần cho ví dụ về một dự án bạn đã tham gia thực hiện. Chẳng hạn: “Tháng 2 năm rồi, tôi nhận trách nhiệm quản lý dự án sản xuất phần mềm cho một bệnh viện. Do nhóm của tôi có một số người mới nên lúc đầu sự phối hợp giữa các thành viên chưa tốt. Sau đó, tôi cải tiến lại quy trình làm việc, đồng thời gia tăng việc đào tạo cho các thành viên mới. Nhờ vậy, mọi chuyện dần cải thiện. Cuối cùng, phần mềm đó được khách hàng nghiệm thu, đánh giá cao và đưa vào sử dụng ngay.”

Câu hỏi 7: Bạn đã bao giờ có mâu thuẫn với đồng nghiệp chưa? Bạn giải quyết mâu thuẫn này như thế nào?

Lưu ý đối với câu hỏi này, nếu bạn trả lời: “Tôi chưa bao giờ có mâu thuẫn với đồng nghiệp”, NTD sẽ nghi ngờ và tiếp tục “tra hỏi” cho đến khi tìm ra sự thật. Cách tốt nhất là bạn nên “nói giảm, nói tránh” một chút, đồng thời chỉ ra cách giải quyết của bạn, chẳng hạn: “Không đến mức gọi là mâu thuẫn. Tôi chỉ có một vài lần bất đồng ý kiến với đồng nghiệp. Khi chuyện xảy ra, tôi đề nghị được gặp trực tiếp họ và dành thời gian để lắng nghe quan điểm của họ. Sau đó, chúng tôi thảo luận cho đến khi tìm ra một giải pháp khả dĩ nhất cho đôi bên.”

Câu hỏi 8: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong vòng 5 năm tới là gì?

Nếu bạn đã lập kế hoạch nghề nghiệp thì bây giờ chỉ việc sử dụng những thông tin trong đó để giới thiệu với NTD. Ví dụ: “Trong vòng 5 năm tới, tôi muốn trở thành trưởng phòng phân tích tài chính của một doanh nghiệp lớn. Chính vì thế, hiện nay tôi đang theo học một khóa Chartered Financial Analyst (CFA) ở Trung tâm FTMS.”

Câu hỏi 9: Bạn đề nghị mức lương ra sao?
Đây là câu hỏi khó nhất trong tất cả các câu hỏi, đặc biệt với những người ít kinh nghiệm. Để trả lời tốt câu hỏi này, trước khi đi phỏng vấn, bạn hãy tìm hiểu mức lương phổ biến trên thị trường đối với vị trí bạn ứng tuyển. Sau đó kết hợp với mức lương bạn mong muốn và mức lương gần đây nhất của bạn để có thể đưa ra câu trả lời thích hợp nhất. Tốt nhất là bạn nên đề nghị mức lương kiểu "khoảng" hơn là một con số chính xác.

Câu hỏi 10: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?


Hãy tận dụng cơ hội này để thể hiện sự nhiệt thành của mình với công việc! Hãy hỏi NTD ít nhất một câu, có thể là về chế độ phúc lợi, điều kiện và thời gian làm việc …; chẳng hạn: “Tôi có phải làm việc vào ngày thứ bảy không?”. Không nên nói “Không, anh/chị đã trả lời tất cả các câu hỏi của tôi rồi.” hoặc “Không, tôi không có câu hỏi nào cả.”

Trả lời phỏng vấn tuyển dụng vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Vì là nghệ thuật nên bạn cần nghiên cứu mới biết cách trả lời. Tuy nhiên, do cũng là nghệ thuật nên bạn phải linh hoạt, khéo léo thì mới trả lời phỏng vấn tuyển dụng thật sự tốt được. Vì thế, bạn đừng bao giờ học thuộc lòng những ví dụ trên đây rồi “trả bài” cho NTD! Chúng chỉ đóng vai trò định hướng, gợi cảm hứng cho bạn sáng tạo và tìm ra những cách trả lời phù hợp nhất với bản thân. Chúc bạn may mắn khi tìm việc nói chung và dự phỏng vấn tuyển dụng nói riêng!

Kinh nghiệm tuyển dụng: 6 điều cần tránh khi đi phỏng vấn

Không chuẩn bị trước và thể hiện sự không chuyên nghiệp trong lúc phỏng vấn, sẽ đánh mất cơ hội để có được việc làm. Hãy tránh xa những điều dưới đây...

1. Không chuẩn bị trước cho cuộc phỏng vấn là một sai lầm lớn. Trước khi đến cuộc phỏng vấn xin việc, hãy chuẩn bị kỹ, lập kế hoạch và thực tập trước ở nhà.

 2. Không truyền đạt một cách rõ ràng và hiệu quả. Đây là điều quan trọng trong lúc phỏng vấn và cả trong quá trình làm việc. Sự lo lắng sẽ làm suy nghĩ của bạn bị xáo trộn, vì vậy bạn phải chuẩn bị thật tốt và thực hành nhiều về nội dung cuộc phỏng vấn để khi trực tiếp đối mặt với nhà tuyển dụng, bạn trình bày một cách lưu loát.

3. Gây hấn, kiêu ngạo. Không một ai muốn thuê một người hoặc làm việc chung với một người có suy nghĩ rằng họ vượt trội hơn những người khác. Cẩn thận với thái độ của bạn. Đồng thời, nếu bạn nghĩ bạn là một người được bao quanh bởi sự kém cỏi, nên gạt bỏ ý nghĩ đó đi. Tự tin là thái độ tốt nhất. Sự kiêu ngạo hay kém cỏi thì thật là tồi tệ.

4. Bào chữa những yếu kém. Không một ông chủ nào bỏ của cải ra để thuê một người chỉ biết làm sai mọi việc mà không biết chịu trách nhiệm cho những việc mình làm, lại còn tìm cách bào chữa. Bạn phải biết chịu trách nhiệm cho những gì bạn làm. Bạn sẽ không bao giờ có được sự đánh giá cao bằng việc đổ lỗi cho người khác khi bạn làm sai. Cũng như đừng giải thích cho những mặt yếu kém của bạn trong lúc phỏng vấn mà hãy thể hiện sự chuyên tâm học hỏi.

5. Nói xấu về những nơi làm việc trước. Thậm chí những ông chủ trước đây của bạn là những người ích kỷ, gây khó dễ cho bạn thì cũng không được sỉ nhục họ trước nhà tuyển dụng tương lai. Nói xấu sau lưng là một điều cấm kỵ nơi công sở. Tốt nhất là đừng nói xấu họ trong lúc phỏng vấn. Khi bạn được hỏi “Vì sao bạn nghỉ làm ở đó?” Hãy đáp lại rằng “Tôi muốn tìm kiếm cơ hội để phát huy tốt cho những mục tiêu công việc của mình. Và công ty ông là cơ hội để tôi thực hiện được điều đó”.

6. Bắt tay một cách yếu ớt. Vì sao mọi người nghĩ bạn sẽ là một nhân viên tệ, nếu bạn đưa ra cái bắt tay yếu? Điều này nghe như không hợp lôgic, đúng không? Đơn giản là vì nó không để lại một ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy bắt tay một cách mạnh mẽ và tự tin nhưng cũng đừng bóp chặt tay họ và giật mạnh. Nếu bạn không muốn làm hỏng cuộc phỏng vấn thì đừng thế.


Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng cực hữu ích
Kinh nghiệm phỏng vấn đi du lịch Mỹ
Kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên kinh doanh
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc tiếng anh
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc marketing
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc qua điện thoại


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý