Chụp ảnh cưới ở hồ tử thần - giỡn mặt với số phận

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Chụp ảnh cưới ở hồ tử thần - giỡn mặt với số phận

19/04/2015 02:50 AM
570

Mặc cho bên dưới là lòng hồ sâu thăm thẳm, nhiều người bị chết đuối nhưng các đôi uyên ương vẫn kéo nhau đến ghi lại những khoảnh khắc lãng mạn tại khu vực hồ Đá, Bình Dương.


MỐT CHỤP ẢNH CƯỚI Ở HỒ TỬ THẦN


Cô dâu sẵn sàng lội xuống lòng hồ tạo dáng.
Cùng nhau đứng trên những mỏm đá.
Không ngại leo lên những vách đá dựng đứng nhằm ghi lại những hình ảnh lãng mạn nhất.
...và chú rể suýt té xuống hồ.
Trèo lên đã khó, đi xuống cũng khó gấp bội phần
Tạo những tư thế đẹp để chụp ảnh ngay cạnh bờ hồ.
Luôn có lực lượng hỗ trợ hùng hậu đi kèm để tạo những hình ảnh đẹp nhất.
Phong cảnh đẹp và rất lãng mạn của hồ Đá luôn là điểm đến lý tưởng của những đôi tình nhân đến chụp ảnh ngày cưới.
Quanh bờ rào trong khu vực hồ Đá luôn có những biển cảnh báo, nhưng bất chấp, mỗi ngày nhiều người vẫn đến ngắm cảnh và chụp ảnh.



CẢNH BÁO NGUY HIỂM Ở HỐ TỬ THẦN



Không có văn bản nào quy định việc thu phí tại hồ đá 621 thuộc phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, nhưng mỗi khi có người đến chụp ảnh cưới, bảo vệ ở hồ đá lập tức đến vòi tiền. Bên cạnh đó, sự thiếu ý thức của nhiều người đã làm cho khu vực này thêm ô nhiễm, bát nháo.

BẢO VỆ “LÀM LUẬT”

Là hồ nước sâu từng xảy ra nhiều cái chết thương tâm của học sinh, sinh viên (SV), công nhân..., nhưng hiện nay lượng người đến hồ đá không hề giảm mà ngược lại có chiều hướng gia tăng. Ở đây, ngày nào cũng có nhiều thợ quay phim, chụp hình cho cô dâu, chú rể rầm rộ kéo đến. Tuy nhiên, để quay được những thước phim đẹp mắt, chụp những bức ảnh để đời thì người chụp lẫn người được chụp phải đóng những khoản “phí” do bảo vệ ở hồ đá “vẽ” ra.


Chụp hình ngay “miệng tử thần” rất nguy hiểm

 Ngày 15-11-2012, khi xe của một ảnh viện áo cưới vừa dừng bên hồ đá, bảo vệ liền tiến đến các điểm chụp hình của cô dâu, chú rể để đòi “quà cưới” của họ. Anh K., làm cho ảnh viện áo cưới M.H, bức xúc: “Hồ đá không phải là khu du lịch, thấy đẹp thì chúng tôi đến chụp hình. Ở đây cũng không thấy có quy định gì về việc thu phí nhưng mấy anh bảo vệ thường xuyên đến đòi tiền của cô dâu, chú rể. Lúc đầu, họ đưa cho chúng tôi tờ biên nhận thu tiền nhưng về sau thì không thấy nữa. Nếu Ban quản lý Đại học Quốc gia hoặc chính quyền địa phương có quy định thu phí ở hồ đá thì phải thông báo cho chúng tôi biết. Mỗi lần đến đây chụp hình, chúng tôi đều bị bảo vệ quấy nhiễu buộc phải đưa tiền cho họ mà không biết tiền mình phải nộp là phí gì? Nếu chúng tôi không đưa, nhân viên bảo vệ liền hù dọa, đòi đánh đập”.

Chị L., người bán hàng rong quanh hồ, cho biết: “Mỗi ngày có hơn chục lượt người đến hồ đá chụp hình. Vào thứ bảy, chủ nhật họ kéo ra đây nườm nượp nên tiền cho bảo vệ ít nhất cũng phải 500 ngàn đồng, nhiều thì lên tới vài triệu đồng”.

SINH VIÊN Đùa với “Hồ tử thần”

Mặc dù quanh hồ đá rào chắn khá kỹ lưỡng, gắn biển cảnh báo “Nguy hiểm, cấm tắm, bơi lội, đi dạo trên vách đá”, nhưng hàng ngày có rất nhiều SV rồng rắn kéo nhau ra tắm, câu cá, tâm sự... Những ngày cuối tuần, hồ đá ken đầy người, hàng chục nhóm SV nô đùa bên cạnh “miệng tử thần”. Có nhóm cao hứng thích lập hội nhậu, đàn ca nhảy múa gào thét inh ỏi. Người thích cảm giác mạnh thì đứng trên các vách đá cao chót vót rồi biểu diễn những pha nhào lộn xuống mặt hồ sâu hun hút trong sự cổ vũ, hò reo của đám bạn.

Một số SV còn thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường khi đến hồ đá. Ăn uống xong, họ vô tư xả rác bừa bãi lên vạt cỏ, xuống mặt đường, lòng hồ. Có khi nhậu xong, SV cả nam, nữ hùa nhau xuống hồ để tắm. Tiến sâu vào bên trong hồ đá, chúng tôi còn phát hiện có những “ổ” bài bạc ngồi dưới những lùm cây đang sát phạt rất hăng máu. Thỉnh thoảng các “con bạc” lại cắt cử một người đứng dậy trông coi. Ngoài ra, ở xung quanh hồ đá trên các vạt cỏ và gốc cây còn có kim tiêm vứt bừa bãi.

Anh Minh, làm nghề thả lưới trong hồ, cho biết: “Đã có nhiều cái chết thương tâm tại hồ đá dù nạn nhân bơi rất giỏi. Sở dĩ người bơi giỏi cũng phải bỏ mạng là vì hồ đá có địa hình phức tạp bởi những hàm ếch. Nhiệt độ dưới lòng hồ cũng khác nhau, càng xuống sâu càng lạnh nên nhiều người chủ quan khi gặp cái lạnh đột ngột thì toàn thân tê cứng, chân bị chuột rút không thể gượng nổi đành bỏ mạng”. Theo thống kê của Công an phường Đông Hòa, từ năm 1993 đến nay, có gần 50 người chết đuối tại các hồ đá, trong đó có vụ ba công nhân rủ nhau chụp hình làm kỷ niệm để về quê ăn Tết rồi cùng chết tại hồ.

Tình trạng sinh viên xé rào thả sức đùa với “hồ tử thần”, bảo vệ ngang nhiên “làm luật” đang biến hồ đá thành “hồ chết” trong làng đại học. Cơ quan chức năng cần vào cuộc dẹp bỏ tình trạng trên

 

GIỠN MẶT VỚI THẦN CHẾT Ở HỒ TỬ THẦN



Hồ đá bên cạnh làng đại học quốc gia (ĐHQG) TP.HCM đã cướp đi hàng chục sinh mạng của những người đến tắm, vui chơi. Tuy vậy, nhiều sinh viên vẫn "đùa với hà bá" khi thản nhiên “phi” xuống hồ từ những vách đá sừng sững.

Hồ đá gần làng ĐHQG (thuộc P.Đông Hòa, thị xã Dĩ An, Bình Dương) được nhiều người gọi là “hồ tử thần” bởi đã có hàng chục sinh viên, công nhân bỏ mạng khi ra tắm, hoặc chọn hồ đá là nơi… tự tử. Theo thống kê chưa chính thức, số nạn nhân của hồ này đến nay là hơn 50 người.

Rất đông sinh viên tập trung tại những mỏm đá cao rồi liều mình phóng xuống hồ.

Hồ đá là tên gọi chung của 2 hồ được phân cách bởi con đường nội bộ của làng ĐHQG. Các hồ này được hình thành bởi con người, vì trước đây chỗ này là công trường khai thác đá. Người ta dùng mìn, xe cẩu đào khoét để lấy đá nên tạo thành lòng hồ sâu, dưới đáy lởm chởm đá cùng nhiều vực sâu nguy hiểm ẩn dưới dòng nước trong vắt.

Những pha biểu diễn rất nguy hiểm.

Đến nay nhiều người vẫn nhớ vụ chết đuối thương tâm của 4 nữ công nhân tại đây vào ngày 7/2/2012. Các công nhân này rủ nhau đến hồ đá chụp ảnh lưu niệm, nhưng 2 người không may trượt chân ngã xuống hồ. Hai nữ công nhân còn lại thấy bạn gặp nạn nhào đến cứu và cả 4 người chết đuối trong hồ. Mặc dù “hồ tử thần” đã lấy đi nhiều nhân mạng nhưng vào mỗi chiều, hàng chục người, đa số là sinh viên, vẫn kéo đến tắm và... trình diễn như người nhện.

Một nữ sinh thách thức "hà bá".

Bác Nguyễn Văn Tám, sống gần làng ĐHQG, cho biết hình ảnh sinh viên bay từ vách đá dựng đứng xuống hồ trở nên quen thuộc vì nó diễn ra hàng ngày nên dần dần không ai để ý. “Có lần tôi thấy nhóm sinh viên ra hồ cá độ xem ai “bay" đẹp hơn thì sẽ ăn tiền, có người làm trọng tài phân xử luôn”, bác Tám kể. Khi được hỏi vì sao hồ đá tiềm ẩn nhiều nguy hiểm mà vẫn đến tắm, các sinh viên cho biết nơi vui chơi giải trí trong làng ĐHQG quá ít, mà khu vực hồ đá có khung cảnh thơ mộng, mát mẻ nên là địa điểm thu hút họ, mặc dù biết nếu lỡ sa chân xuống sẽ dễ mất mạng.

Đáy hồ đá có nơi rất cạn...

Nguyên nhân dẫn đến những cái chết thương tâm tại đây là do người tắm... không biết bơi khi trượt xuống vực sâu. Ngoài ra hồ đá là nước ngầm chứ không thông với các con sông nên rất lạnh, dễ làm người tắm bị chuột rút trong khi bơi. Thế nhưng, như “điếc không sợ súng”, hàng ngày hàng chục sinh viên bất chấp nguy hiểm lao mình từ vách đá xuống lòng hồ thách thức “tử thần”.

... Nhưng cách một bước chân thôi là có thể trượt vào miệng vực sâu rất nguy hiểm.

Bên cạnh những vụ chết đuối, khu vực này chưa có đèn đường thắp sáng nên cũng là nơi lý tưởng để những đối tượng cướp giật, trấn lột hành nghề. Gần đây nhất là trường hợp em Phạm Ngọc Nh. (20 tuổi, sinh viên trường đại học Kỹ thuật - Công nghệ TP.HCM) và bạn gái là Huỳnh Thị Diễm Ch. (20 tuổi, sinh viên trường đại học KHXHNV) bị nhiều đối tượng tấn công cướp xe máy vào ngày 23/10/2012 khi lái xe gần hồ đá.

Cơ quan chức năng phát hiện một thi thể chết đuối ở hồ đá.

Dù chính quyền địa phương đã sử dụng nhiều biện pháp như rào chắn, dựng biển cấm tắm nhưng vẫn không “ăn thua” với những sinh viên có “máu liều”.




Địa điểm chụp ảnh cưới đẹp ở Hà Nội
Chụp ảnh cưới kiểu Hàn Quốc lộng lấy đáng yêu .
Quán cafe đẹp ở Hà Nội để chụp ảnh cưới
Chụp ảnh cưới dưới nước và những lưu ý
Chụp ảnh cưới kiểu phóng sự độc đáo, ý nghĩa
Những địa điểm chụp ảnh cưới đẹp ở Sài Gòn






(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý