Các món cho bé ăn dặm cung cấp vitamin và dưỡng chất giúp cho bé phát triển khỏe mạnh và thông minh. Thời kì ăn dặm rất quan trọng vì đây là thời điểm tuyệt vời để tập cho bé làm quen với các loại thức ăn mới ngoài sữa mẹ. Những gợi ý và cách chế biến dươi đây dưới đây giúp mẹ đỡ đau đầu khi cho con ăn dặm.
Súp lơ xanh và súp lơ trắng
Các mẹ lấy 1 phần hoa súp lơ xanh, 1 phần hoa súp lơ trắng, hấp 2 loại cho đến khi chúng chín mềm. Xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố với nước đun sôi để nguội hoặc sữa công thức đã pha của bé.
Sự kết hợp giữa hai loại súp lơ cho bé nguồn chất sắt và vitamin C dồi dào.
Thành phần: 1 phần hoa súp lơ xanh, 1 phần hoa súp lơ trắng.
Cách làm: Hấp 2 loại cho đến khi chúng chín mềm. Xay nhuyễn vào máy xay sinh tố với nước đun sôi để nguội hoặc sữa công thức đã pha của b
Sự kết hợp giữa hai loại súp lơ cho bé nguồn chất sắt và vitamin C dồi dào.
Chuối và dâu tây
Dùng một trái chuối chín mềm, cắt thành từng lát nhỏ rồi trộn đều với nước ép dâu tây (dùng khoảng 30g dâu tây).
Khoai tây và cải bó xôi nghiền
Các mẹ lấy 1 miếng khoai tây nhỏ đã gọt vỏ, 1 nắm (20g) rau cải bó xôi rồi luộc khoai tây với ít nước (không nêm muối) cho đến khi khoai mềm. Cho rau cải bó xôi vào nồi khoai ít phút trước khi khoai chín. Để ráo nước, nghiền khoai tây và rau với ít sữa công thức đã pha của bé. Điều chỉnh độ lỏng – sệt bằng sữa công thức hoặc nước sôi để nguội.
Đây là một bữa ăn bổ dưỡng cho em bé nhà bạn. Cũng như các loại súp lơ, bé sẽ nhận được nhiều sắt và vitamin C từ món ăn này.
Hỗn hợp này cho bé nhiều chất sắt và vitamin B.
Đu đủ nghiền
Đu đủ chín xay nhuyễn là một trong số 10 món ngon dành cho bé giai đoạn ăn dặm. Đu đủ còn là một nguồn cung cấp betacaroten và vitamin C cho bé.
Thành phần: 1 quả đu đủ chín.
Cách làm: Gọt vỏ, cắt đu đủ làm đôi, xúc bỏ các hạt màu đen. Sau đó, dùng một con dao nhỏ, mũi sắc để lọc lớp thịt đu đủ (không lấy cùi và màng trắng bên trong). Dầm nhuyễn thịt đu đủ chín với một chiếc thìa. Nếu còn cứng thì có thể cho đu đủ vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Để thay đổi kết cấu, có thể thêm bột gạo vào đu đủ nghiền hoặc kết hợp với chuối chín nghiền.
Thay đổi các món ăn cho trẻ để kích thích ăn uống
Chuối nghiền nhuyễn
Thành phần: 1 quả chuối chín nhỏ; 1-2 thìa bột gạo ăn dặm; 1-2 thìa sữa mẹ hoặc sữa bột.
Cách làm: Dùng thìa dầm cho đến khi chuối mịn. Trộn bột gạo vào sữa rồi khuấy cùng chuối. Điều chỉnh lượng sữa và bột gạo để món ăn lỏng hoặc đặc hơn.
Lưu ý: Với những món có thêm bột gạo thì nên pha bột gạo với nước ấm, theo hướng dẫn có trên bao bì. Bột gạo pha xong thì mới nêm vào hỗn hợp rau quả cho bé. Với những món có sữa công thức (sữa mẹ) thì có thể trộn bột từ từ với sữa là được.
Chuối thường được các bé yêu thích. Chuối cũng là món dễ dàng để chuẩn bị, lại ngon, cũng như giàu kali.
Cà Rốt nhuyễn
Carrot giàu betacarotene và có vị ngọt tự nhiên.
Thành phần: 1 củ carrot gọt vỏ, thái hạt lựu.
Cách làm: Hấp carrot chín mềm. Xay nhuyễn carrot với máy sinh tố (cho kèm vào đó nước đun sôi để nguội hoặc sữa công thức đã pha của bé).
Khoai lang nghiền
Khoai lang có màu sắc tuyệt đẹp và là một nguồn tốt của betacarotene.
Thành phần: 1 củ khoai lang nhỏ.
Cách làm: Hấp hoặc luộc khoai lang cho đến khi khoai chín mềm (xiên được đũa qua). Để khoai ráo nước trước khi dầm nhuyễn. Thêm sữa công thức đã pha vào thành một món ngon miệng cho bé.
Khoai tây và cải bó xôi nghiền
Đây là một bữa ăn bổ dưỡng cho em bé nhà bạn. Bé sẽ nhận được betacaroten, sắt và vitamin C từ món ăn này.
Thành phần: 1 miếng khoai tây nhỏ đã gọt vỏ; 1 nắm (20g) rau cải bó xôi.
Cách làm: Luộc khoai tây với ít nước (không nêm muối) cho đến khi khoai mềm. Cho rau cải bó xôi vào nồi khoai ít phút trước khi khoai chín. Để ráo nước, nghiền khoai tây và rau với ít sữa công thức đã pha của bé. Điều chỉnh độ lỏng – sệt bằng sữa công thức hoặc nước sôi để nguội.
Quả lê và táo xay nhuyễn
Hỗn hợp 2 loại quả này cung cấp cho em bé của bạn rất nhiều vitamin C.
Thành phần: 1 miếng lê chín, gọt vỏ, thái lát; 1 miếng táo, gọt vỏ và thái lát.
Cách làm: Đặt lê và táo vào nồi với ít nước. Đun ở nhiệt độ thấp, thỉnh thoảng khuấy cho quả chín mềm. Xay nhuyễn 2 loại quả trong máy xay sinh tố cùng với nước luộc sau đó.
Đậu đỏ với bí
Hỗn hợp này cho bé nhiều chất sắt và vitamin B.
Thành phần: đậu đỏ; bí đã gọt vỏ, thái hạt lựu.
Cách làm: Luộc đậu đỏ cho đến khi mềm. Hấp bí cho đến khi mềm. Xay nhuyễn bí và đậu đỏ cùng với ít nước luộc.
Quả bơ và kiwi xay nhuyễn
Món ăn nhiều vitamin E và vitamin C cho em bé nhà bạn.
Thành phần: 1 miếng bơ chín; 1 miếng kiwi chín.
Cách làm: Dùng thìa dầm nhuyễn miếng bơ. Trong bát khác, gọt vỏ và dầm nhuyễn miếng kiwi. Sau đó, trộn kiwi với bơ.
Các loại dưa trộn lẫn
Dưa hấu, dưa vàng và thậm chí cả dưa bở loại bỏ hạt, xay nhuyễn cùng nhau. Nếu cần, có thể thêm ít bột gạo dành cho bé vào đó.
Vào khoảng từ 4 tháng tuổi trở đi là bé bắt đầu có thể ăn được tất cả các loại hoa quả rồi, tuy nhiên nếu có điều kiện thì nên cho bé ăn hoa quả theo đúng mùa thì tươi hơn. Và cũng nên cho bé ăn theo thời tiết, ví dụ trời lạnh quá thì cũng ko nên cho bé ăn các loại hoa quả có tính lạnh như đu đủ, các loại dưa…Và ngược lại, trời nóng thì tránh các loại hoa quả nóng như xoài, mít, dứa…
Hoa quả xay tươi
Có thể xay bất cứ loại hoa quả nào, trước khi xay cần rửa nước muối sạch, sau đó bóc vỏ, bỏ hạt, cắt nhỏ rồi cho vào máy xay thật nhuyễn. Có thể xay lẫn hai ba loại quả với nhau để thay đổi vị, ví dụ xay chuối lẫn với na hoặc nhãn hoặc thêm một miếng đu đủ hay dứa nhỏ cho thơm. Thỉnh thoảng để đổi vị, có thể cho vào một nửa cốc hoa quả xay một đến hai thìa sữa bột hoặc một nửa thìa mật ong.
Nhờ xay nhuyễn, lượng hoa quả bé ăn được sẽ nhiều hơn rất nhiều.
Hoa quả nấu chín
Cũng có thể dùng bất cứ loại hoa quả nào, có thể làm riêng hoặc trộn lẫn với nhau. Sau khi rửa sạch, bỏ hạt, cắt nhỏ, trộn vào một ít đường theo tỷ lệ 100 g hoa quả thì cho khoảng 10-20 g đường, có thể cho một dóng mía chẻ ra để hấp cùng cho thơm ( trước khi xay thì bỏ mía ra). Sau đó cho vào nồi hấp hoặc cho vào lò vi sóng hấp chừng 10 phút, lấy đũa chọc vào thấy quả mềm nhũn là được. Sau đó cho vào máy xay xay nhuyễn. Món này cũng có thể trộn thêm một hai thìa sũa hoặc tý mật ong để thay đổi.
Món quả xay chín thường hay làm táo không, hoặc táo trộn với chuối hoặc lê hoặc na, hoặc cà rốt, hoặc vắt vào một ít nước cam. Các loại hoa quả ít nước thì trước khi hấp có thể cho vài thìa nước tráng dưới đáy hộp để cho mềm nhanh.
Bạn cũng có thể cho vào một ít bột sắn dây hoặc ít bột ăn liền là thành luôn một món cho bữa ăn lót dạ buổi chiều cho bé được.
CÁCH CHẾ BIẾN ĐÒ ĂN DẶM CHO BÉ
thông thường, việc xay chút bột rau, cá, gan lợn, thịt…vào cháo là điều xem chừng đơn giản, nhưng xay như thế nào và tỉ lệ bao nhiêu? Dưới đây là một số gợi ý.
Trẻ 6 – 7 tháng tuổi là đủ độ tuổi cứng cáp để ăn dặm, trong cháo nên cho thêm thực phẩm phụ và cần chế biến thành dạng bột hoặc vụn để bé dễ nuốt.
Cách thức nghiền
Bột rau: Rửa sạch lá rau (cải, dền, cải thảo, bắp cải…) trước, bỏ cuống, xé nhỏ, chần qua nước sôi rồi vớt ra, để vào một chiếc rá kim loại, dùng thìa canh dằm hoặc nghiền nát, lọc bột rau ra.
Nếu không có rá kim loại thì có thể xắt nhỏ rau ra, cho dầu ăn vào chảo và xào bằng lửa lớn cho mềm. Một cách nữa là bỏ vào may xay sinh tố để xay nhuyễn và cho vào cháo đun sôi lại.
Bột cá: Rửa sạch cá khúc (cá trắm, cá hố, cá thu…) đựng vào bát. Nêm chút gia vị rồi hấp cá trong 10 -15 phút, sau khi nguội lột bỏ da và xương rồi dùng thìa ép thành dạng bột.
Bột thịt: Rửa sạch thịt nạc, bỏ gân, băm nhỏ hoặc xay rồi cho thêm chút bột mì, rượu và gia vị trộn đều, sau đó bỏ vào nồi hấp chín.
Bột gan lợn: Rửa sạch gan, khía ra, cạo nhẹ mặt khía, cho một tí rượu và gia vị hấp chín, nghiền thành bột. Nếu là gan gà, vịt thì việc nghiền càng dễ dàng hơn.
Bột tôm: Bóc vỏ tôm rửa sạch, băm nhỏ, nêm gia vị, trộn đều và hấp chín.
Những lưu ý về tỉ lệ
Thành phần dinh dưỡng trong việc ăn uống của bé cũng cần 1 tỉ lệ thích hợp, thông thường tỉ lệ thích hợp là: 3: 2: 1.
Ví dụ: Gạo 30g thì bột thịt khoảng 20g và rau là 10g. Sau khi nấu xong, cần thêm vào vài giọt dầu thực vật để tăng thêm hương vị và nhiệt năng.
Chế biến và cho bé ăn hợp lý là trên cơ sở chất bột, thêm các loại thực phẩm có nguồn gốc động và thực vật vào cũng cần một tỉ lệ hợp lý.
Bất kể xuất phát từ nhu cầu sinh trưởng của trẻ hay mùi vị thì cũng không nên lấy khẩu vị người lớn làm tiêu chuẩn vì nêu quá mặn sẽ bắt thận của bé làm việc quá sức, thậm chí phù nề.
Đặc biệt nên hạn chế bột nêm, hương liệu, mì chính…trong khẩu phần ăn của trẻ.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHO TRẺ ĂN DẶM
Có một thực tế đáng lo ngại là không ít trẻ khi vừa chuyển sang giai đoạn ăn dặm thì lập tức sụt cân, biểu đồ tăng trưởng yếu đi, không còn tốt như giai đoạn bú
mẹ hoặc bú bình hoàn toàn nữa. Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá, ăn dặm là một việc rất quan trọng nhằm bổ sung cho bé những chất dinh dưỡng cần thiết
để bé phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Đây còn là cách hỗ trợ quá trình tập ăn cũng như giúp bé quen dần với mùi vị các loại thức ăn khác nhau.
|
dặm, bạn cần thuộc một số điều nằm lòng như:
Cần cho bé làm quen với món ăn dặm từ ít đến nhiều, từ mịn đến thô, từ loãng đến đặc, từ một nhóm thực phẩm đến đa dạng nhiều nhóm thực phẩm… để
giúp bé quen dần, phát triển răng lợi, cơ nhai, men tiêu hóa.
Thức ăn dặm cũng cần bổ sung cho bé đủ năng lượng, phải có đầy đủ các nhóm chất đạm (từ thịt, cá, trứng, cua, đậu nành…), tinh bột (gạo, bắp…), chất béo
(dầu ăn), chất xơ (từ các loại rau củ quả…), cũng như khoảng 20 vitamin và khoáng chất theo tỉ lệ phù hợp với hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng. Công thức
tổng quát có vẻ đơn giản là thế, nhưng thực tế rất nhiều bà mẹ cảm thấy lúng túng không biết phải “cân đong đo đếm” thế nào để đủ 20 vitamin, khoáng chất
cho từng bữa ăn, hay đủ lượng chất đạm, chất béo, chất xơ… theo tỷ lệ đúng như khuyến cáo. Một khảo sát gần đây cho thấy, khá nhiều trẻ đang ở tuổi ăn
dặm không được cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, kẽm và vitamin A. Cụ thể là thiếu sắt từ 13% - 18%, thiếu vitamin A từ 2,5% - 7,5%,
thiếu kẽm từ 3% - 10%.
Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy cho biết: “Vi chất dinh dưỡng rất dễ mất đi trong quá trình chế biến (ví dụ rửa quá kỹ nguyên liệu, nấu quá lâu…). Chính vì vậy, các
bà mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ để chọn món ăn dặm phù hợp cho con. Cũng không nên phó thác việc
chế biến bữa ăn dặm cho các điểm bán cháo ăn dặm nấu sẵn vì quá trình chế biến thủ công này có thể làm mất đi nhiều vi chất quan trọng. Chưa kể, thực
phẩm do người bán mua về chế biến có thể không đảm bảo vệ sinh, nếu sử dụng chất phụ gia bảo quản thì dùng lâu ngày sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe cũng
như sự phát triển của trẻ”.
Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy – Chuyên gia Dinh dưỡng, Trung tâm Dinh dưỡng Tp.HCM cho biết: “Hiện nay, nhiều bà mẹ chưa quen lắm với việc cho trẻ sử
dụng bột ăn dặm, nhưng đây chính là giải pháp hoàn hảo để cung cấp dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm mà các bà mẹ cần biết đến. Các loại bột ăn
dặm của những nhãn hàng uy tín trên thị trường đã được bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu cho trẻ. Việc nhà sản xuất hướng dẫn pha bột chỉ với nước
ấm 50 - 60 độ C cũng giúp duy trì các vitamin và khoáng chất cần thiết. Tỷ lệ, thành phần các chất dinh dưỡng cũng được bổ sung theo công thức tối ưu, giúp
trẻ hấp thu tốt, phù hợp với nhu cầu cũng như bộ máy tiêu hóa còn non yếu”.
Khi bé lớn hơn một chút, hệ tiêu hóa tốt hơn, mẹ còn có thể cho thêm vào chén bột ăn dặm của bé các loại rau xanh băm nhuyễn, lòng đỏ trứng đã luộc chín
nghiền nhuyễn hay chút ít thịt cá để giúp bé quen dần với động tác nhai. Bằng cách này, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm với biểu đồ phát triển của trẻ hàng tháng,
tự tin rằng bé yêu đã có được sự cung cấp dinh dưỡng hoàn hảo nhất trong giai đoạn đầu đời.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng
Khi nào cho bé ăn dặm
Cho bé ăn dặm đúng cách
Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 4 - 6 tháng tuổi ..
Bữa ăn đầu tiên của bé
Cho trẻ ăn dặm khi nào, và như thế nào
.
(ST)