Mẹo làm sáng đồ bạc trắng bóng như mới mua bằng các mẹo dân gian rất đơn giản. Hãy tham khảo để đồ bạc trong nhà luôn sáng bóng nhé!
SỰ ĂN MÒN BẠC VÀ NHỮNG MẸO LÀM SÁNG ĐỒ BẠC
Có rất nhiều phương pháp để giữ cho trang sức bằng bạc của bạn luôn sáng bóng mà không tốn quá nhiều thời gian. Dưới đây là một số phương pháp đơn giản mà hiệu quả để người tiêu dùng có thể tiến hành với trang sức bạc ngay từ những thứ có trong gia đình.
Có rất nhiều phương pháp để giữ cho trang sức bằng bạc của bạn luôn sáng bóng mà không tốn quá nhiều thời gian.
Bạc bị xỉn màu
Bạc nguyên chất rất khó bị oxy hóa ở điều kiện bình thường, trong khi đó, bạc hợp kim sẽ dễ bị oxy hóa hơn, nhất là hợp kim bạc đồng. Bạc bị đen là do sự kết hợp của bạc với lưu huỳnh, tạo thành muối bạc-lưu huỳnh kết tủa đen không tan bám trên bề mặt bạc. Nguyên nhân là do phản ứng của bạc với các chất có chứa lưu huỳnh. Các chất chứa lưu huỳnh có thể có trong không khí, trong suối nước nóng, và quan trọng hơn cả là trong tuyến mồ hôi của con người…
Vì vậy bạc để lâu không đeo, vẫn có thể bị đen như bình thường nếu nơi bạn để bạc có chứa trong không khí hợp chất của lưu huỳnh.
CÁCH LÀM SÁNG TRANG SỨC BẠC
1. Chanh
Lấy quả chanh sau khi đã vắt nước, cùng với một chút muối, thêm chút nước rồi thả đồ trang sức vào đun sôi cho đến khi sạch bẩn.
- Bước 1: Bạn đun sôi nước cùng muối và chanh
- Bước 2: Thả đồ trang sức vào đun rồi. Lưu ý: khi thấy đồ trang sức đã sạch bẩn, bạn có thể lấy nó ra
- Bước 3: Dùng vải nhung đánh bóng lại đồ trang sức.
2. Nước vo gạo
Đây là một cách rất đơn giản nhưng lại giúp đồ bạc sáng lâu hơn.
- Bước 1: Sau khi vo gạo, bạn hãy giữ lại một ít nước vo gạo đậm đặc
- Bước 2: Thả trang sức vào nước vo gạo đang được đun sôi.
- Bước 4: Dùng xà phòng rửa sạch lại đồ trang sức,
3. Xà phòng và lưu huỳnh
- Bước 1: Dùng xà phòng
Ngoài sữa tắm, các gia đình vẫn hay sử dụng xà phòng, nên bạn sẽ không cảm thấy khó khăn dể có thể rửa sạch bề mặt đồ trang sức bằng xà phòng.
- Bước 2: Dùng lưu huỳnh
Tuy nhiên, lưu huỳnh thì không phải gia đình nào cũng có sẵn. Bạn có thể pha lưu huỳnh với nước theo tỉ lệ 100ml nước : 20 gr lưu huỳnh để rửa sạch.
- Bước 3: Rửa sạch lại trang sức với nước
4. Nước rửa đồ trang sức
Bạn có thể tìm thấy loại nước này ở trong các siêu thị.
- Bước 1: Dùng nước rửa đồ trang sức hoặc xà phòng nóng để rửa đồ trang sức
- Bước 2: Dùng khăn khô, lau sạch lại đồ trang sức
- Bước 3: Pha bột đá vôi trắng với ammoniac. Lưu ý hỗn hợp trộn được ở dạng hồ, không nên để loãng.
- Bước 4: Bôi hỗn hợp vừa thực hiện lên bề mặt trang sức
- Bước 5: Đợi dung dịch trên bề mặt trang sức khô lại thì dùng khăn mềm lau thật sạch cho đến khi trang sức có độ bóng như mới.
5. Bột hiện hình làm sáng trang sức bằng bạc
Bột hiện hình là một loại hóa chất dùng trong công nghiệp rửa ảnh. Trong quá trình thực hiện làm sáng đồ trang sức bằng bặc, bạn nên tránh để hóa chất tiếp xúc với mắt. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Hòa đều bột hiện hình vào 1 lít nước
- Bước 2: Ngâm đồ trang sức khoảng 3 – 5 phút trong dung dịch trên.
- Bước 3: Rửa sạch lại với nước rồi dùng khăn lau nhẹ cho vết bẩn đi hết.
Lưu ý:
- Với các loại trang sức nhiều chi tiết tinh sảo, nhiều đá thì bạn nên sử dụng một chiếc bàn chả lông mềm thấm nước xà phòng. Sau đó cọ từng chi tiết nhỏ.
- Khi đồ trang sức chưa sáng bóng như mới, bạn có thể lau lại đồ trang sức bằng thuốc đánh bóng và dầu máy.
6. Dùng bàn chải và kem đánh răng
Bạn chỉ cần sử dụng kem đánh răng, bôi đều lên trên bề mặt đồ trang sức bạc, để một thời gian và lau sạch lại đồ trang sức.
Kem đánh răng không chỉ có tác dụng làm sáng bóng và bảo vệ răng khỏi vi khuẩn, nó còn có tác dụng trong việc làm sáng trang sức. Bạn chỉ cần sử dụng kem đánh răng, bôi đều lên trên bề mặt đồ trang sức bạc, để một thời gian và lau sạch lại đồ trang sức. Bạn sẽ thấy đồ trang sức của mình sáng hơn so với lúc đầu.
7. Dùng giấm
Trộn lẫn giấm ăn với bột baking soda, dùng khăn mềm hoặc mút lấy hỗn hợp vừa trộn đánh bóng đồ dùng bằng bạc, để yên trong 3 tiếng.
Bạn cũng có thể sử dụng công thức này để làm sáng trang sức bạc. Nên rửa sạch lại với nước lạnh.
8. Quả bồ kết
Ngoài ra, có thể dùng quả bồ kết nghiền nát, ngâm đánh vào nước sôi, chờ cho nổi bọt, đem ngâm đồ trang sức bạc vào đó, rồi rửa lại bằng nước sạch lau khô. Kết quả rất tốt. Những vị thuốc bắc như cát cánh, chỉ viễn cũng có tác dụng đối với đồ trang sức bạc như bồ kết. Hoặc dùng dung dịch 50 F255 axit oxalit để ngâm rửa. Axit oxalit rất dễ tìm mua.
9. Sơn móng tay
Đồ trang sức bạc mới mua về, có thể bôi đều một lớp dầu đánh móng tay, vừa tăng độ sáng bóng, vừa chống lại sự xỉn màu. Khi muốn tẩy rửa lớp dầu này, có thể dùng nước hương tiêu ( dung dịch gốc nitoric) để ngâm đồ trang sức bạc trong vài phút, sau đó rửa bằng nước lã.
THAM KHẢO THÊM:
CÁCH LÀM SÁNG CÁC ĐỒ TRANG SỨC KHÁC
Vàng: Ngâm đồ nữ trang bằng vàng trong nước ấm pha chút nước rửa bát trong 10 phút, dùng bàn chải đánh răng lông mềm chải nhẹ, sau đó rửa lại và đánh bóng bằng nỉ hay vải mềm.
Hoặc: Ngâm vào nước ấm pha dầu gội đầu, sau đó vớt ra, thấm khô, dùng miếng nỉ lau kỹ cho bóng. Nên làm mỗi tuần một lần.
Đá quý: Ngâm món nữ trang có gắn đá quý vào nước ấm pha chút xà phòng, dùng vải mềm để lau. Nên làm mỗi tháng.
Bạc: Hằng tuần, bạn bôi kem đánh răng lên món nữ trang, xoa bóp nhẹ rồi dùng bàn chải mềm chải sạch trong nước; lớp mồ hôi cùng bụi bẩn dính vào sẽ bị tẩy đi. Hoặc bạn mua dung dịch làm sạch đồ bạc ở các tiệm kim hoàn để ngâm, sau khoảng 12 phút thì rửa lại và thấm khô.
Ngọc trai: Dùng miếng vài mềm nhúng nước ấm pha chút nước rửa bát thật loãng, lau viên ngọc, sau đó rửa lại bằng nước ấm và lau khô.
Ngoài ra, để đồ nữ trang lâu cũ hỏng, bạn nên tháo chúng ra khi đi ngủ, tắm gội (nhất là với các loại dây chuyền, bông tai) nhằm tránh làm gãy, xước… Tránh để chúng tiếp xúc với các hóa chất, mỹ phẩm, đặc biệt là đồ bạc rất nhanh xỉn màu khi tiếp xúc với mồ hôi và phấn.
Với ngọc trai, đo chúng rất dễ trầy xước nên khi không dùng, bạn đừng vứt vào ngăn kéo hay trong chiếc hộp có nhiều món nữa trang khác. Cần bọc riêng trong tấm vải mềm và đặt vào hộp.
CÁCH BẢO QUẢN ĐỒ TRANG SỨC BẠC
Trang sức bằng bạc hay bị xỉn do bạc có đặc tính hút mồ hôi. Để lấy đi lớp xỉn trên bề mặt này, bạn hãy dùng dung dịch soda, ngâm trang sức vào dung dịch trong khoảng 1 phút rồi rửa lại bằng nước và thấm khô.
Một cách đơn giản hơn để làm sạch bạc là thoa kem đánh răng rồi dùng bàn chải mềm chải sạch trong nước cho đến khi sáng bóng như mới, hãy chú ý chải thật nhẹ nhàng cẩn thận để tránh cho trang sức không bị những vết xước mờ nhỏ.
Ngoài ra có thể dùng quả bồ kết nghiền nát, cho vào nước sôi đánh cho nổi bọt, ngâm bạc vào đó rồi rửa lại bằng nước sạch. Tuyệt đối không nên rửa trang sức bạc bằng axit sẽ làm hỏng chúng.
Lưu ý: Trong sinh hoạt hàng ngày, nên tránh để trang sức bằng bạc tiếp xúc với nước hoa, khí ammoniac, xà phòng, muối mặn, đậu phụ…
Khi cất giữ trang sức bạc, nên chú ý giữ gìn cẩn thận, tránh để trang sức chồng lên nhau dễ bị méo, bị gãy, đứt.
SỬ DỤNG ĐỒ TRANG SỨC NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT
Không nên treo đồ trang sức 24 giờ mỗi ngày hay trong suốt cả tuần. Thông thường những món đồ trang sức mà chúng ta yêu thích luôn được đep trong suốt cả ngày, thậm chí cả khi ngủ! Bạn nên nhớ: cách tốt nhất để giữ đồ trang sức được bền đẹp là tránh để đồ trang sức tiếp xúc quá nhiều với các yếu tố môi trường.
Hãy tháo đồ trang sức ra khi bạn làm việc nhà, chơi thể thao hay làm các việc chân tay khác để tránh làm xước chúng. Ngay cả các loại đá cứng nhất như kim cương cũng có thể bị vỡ nếu chẳng may bị va đập đủ mạnh!
Với các đồ trang sức có đính kèm các loại đá có độ cứng dưới 7 cara, bạn phải sử dụng hết sức thận trọng để tránh làm xước vỡ. Trước khi bạn đi bơi hay đi tắm, tốt nhất đồ trang sức cũng nên được tháo ra. Một số loại đá được nhuộm màu trước khi được sử dụng làm đồ trang sức và chúng có khả năng phai màu nếu tiếp xúc quá nhiều trong nước. Hãy biết cách nâng niu đồ trang sức của bạn, khi đó bạn đã biết yêu quí chúng đúng cách!
Lưu ý khi sử dụng mỹ phẩm, vì các hoá chất có trong các loại mỹ phẩm có thể ảnh hưởng xấu tới vẻ đẹp của đồ trang sức. Các loại xà bông, dung dịch, phấn trang điểm, nước hoa, keo xịt…đều có khả năng tạo nên các vết ố rất khó rửa trên bề mặt đồ trang sức.
Tốt nhất nếu lỡ để dính những chất này lên đồ trang sức, bạn phải lau rửa ngay trước khi chúng khả năng gây phản ứng. Riêng đồ trang sức được làm bằng vàng 14 cara, bạn phải chắc chắn không tiếp xúc nhiều với khói thuốc là vì chất nicotin có khả năng làm vàng nhanh chóng chuyển màu và rất khó trở lại màu ban đầu.
Bạn cũng không nên đeo loại vàng này quá thường xuyên bởi sự tiếp xúc trong môi trường ẩm lâu dài cũng có thể khiến vàng bị trang sức có đá quí trang trí khi bạn bơi ở bể bơi có chứa clo hay khi giặt tẩy quần áo và cọ rửa đồ đạc trong nhà. Đối với đồ trang sức bằng bạc, bạn tuyệt đối không để tiếp xúc với các chất tẩy, cồn, axeton vì các chất này có thể gây nên các hư hại rất khó xử lí.
Đối với các đồ trang sức bằng đá, bạn nên lưu ý không để vào môi trường có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Nhiệt độ quá cao hoặc thay đổi đột ngột còn có thể khiến đồ trang sức bằng đá bị vỡ rạn. Khi tiếp xúc với môi trường quá nóng, một số loại đá bị mất đi khả năng hấp thụ độ ẩm cần thiết để tạo nên vẻ bóng đẹp tự nhiên của chúng.
Chẳng hạn trong nhiệt độ cao, ngọc trai sẽ dễ bị khô, xỉn màu và phai màu; mã não có thể chuyển thành màu nâu hoặc trắng, xuất hiện các vết xước rạn và có thể mất khả năng thay đổi sắc màu.
Ánh nắng mặt trời cũng là một yếu tố có hại đối với độ bền và màu sắc của đá trang sức. Nếu bị tiếp xúc qúa nhiều với ánh nắng mặt trời, một số loại như thạch anh tím, hoàng ngọc, đồ khảm cà cừ hồng…sẽ trở nên yếu đi.
Ngọc trai và ngà voi cũng bị phai màu nếu bị để quá lâu trong ánh nắng mặt trời, hổ phách và nhiều loại đá khác cũng có nguy cơ bị xỉn màu. Do vậy, để giữ đồ trang sức được bền màu, hãy tránh mang đồ trang sức khi bạn đi tắm nắng hay phải làm việc trong thời gian dài dưới ánh nắng mặt trời.
Ngoài việc giữ gìn đồ trang sức cẩn thận, bạn cần thường xuyên kiểm tra đồ trang sức của mình bằng cách quan sát những vết rạn nhỏ trên phần đá trang sức. Nếu thấy xuất hiện các vết rạn, hãy đem đến hiệu kim hoàn càng sớm càng tốt để được chăm sóc kịp thời, nếu không các vết rạn sẽ trở nên ngày càng sâu và các viên đá có thể rơi mất.
Đối với đồ trang sức bằng vàng và bạc, chúng cũng dễ bị xước và cần được đem đến hiệu kim hoàn để được đánh bóng thường xuyên. Đồ trang sức bạch kim rất ít bị xước và hầu như không bị hao, nhưng bạn cũng có thể đem chúng đi đánh bóng và xử lí các vết xước khi cần thiết.
(st)