Tóc ép bị cháy là niềm kinh hoàng của các chị em phụ nữ khi muốn có một mái tóc thẳng mượt, xem những điều cần chú ý dưới đây để có được mái tóc đẹp như ý muốn nhé
Ép tóc (duỗi tóc) đang là mốt của nhiều bạn trẻ. Các tiệm lớn, nhỏ thì cạnh tranh nhau bằng cách liên tục giảm giá từ vài trăm nghìn một đầu xuống còn 150.000 đồng. Nhưng chỉ 2-3 tháng sau, nhiều cô đã phải tới lui các tiệm để hy vọng phục hồi mái tóc gãy, chẻ, xù xì chẳng khác gì... cái chổi.
Chị Tân Thái, ở đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 10, TP HCM đến một tiệm uốn tóc ở quận 1 để duỗi tóc với giá gần 500.000 đồng. Sau khi duỗi, tóc của Thái trở nên khô, bị chẻ ngọn và đứt khúc rất nhiều. Vậy là đều đặn mỗi tuần chị phải đến tiệm hấp dầu cho tóc nhưng vẫn không đẹp được như cũ. Chị Thái đành phải cắt mái tóc dài của mình thành tóc ngang.
Không hiếm người lâm vào cùng cảnh "hậu sắc đẹp" như chị Thái. Có người sau khi thấy vẻ láng mượt của mái tóc biến mất quá nhanh đã tức bực đến hỏi chủ hiệu làm tóc thì nhận được những câu trả lời đại khái: do trong thuốc duỗi có màu nên tóc bị đỏ (nếu tóc của khách bị cháy, ngả màu) hoặc do tóc chị yếu quá, không hợp thuốc, lười hấp dưỡng... Một số hàng "tử tế" là tóc lại cho khách thêm một lần để an ủi.
Trước đây duỗi tóc có giá 500.000 đồng, khách phải ngồi làm ít nhất 4 tiếng. Nhưng nay công nghệ duỗi cũng ngắn dần với số tiền. Có tiệm duỗi tóc chỉ còn 150.000 đồng, mất khoảng 2 tiếng.
Chị Thảo Nhi (98/121/7 Cách Mạng Tháng Tám, quận Tân Bình) cho biết, chị đã ngồi gần 6 tiếng để cho thợ làm hết công đoạn gội, hấp dầu, chải thuốc, dùng những miếng kẹp nhựa để tóc có nếp thẳng rồi lại gội đầu và kéo tóc. Ra về với một mái tóc thật thẳng và bóng mượt như mấy cô quảng cáo dầu gội đầu trên tivi, chị nghĩ cũng bõ công, bõ của.
Nhưng chỉ khoảng 3 tháng sau, tóc chị đã bắt đầu đứt sợi, rụng rất nhiều và xù ra như cũ, có muốn đi duỗi tóc lại cũng không được vì tóc quá yếu. Thế là hàng tuần, chị phải bấm bụng chi gần 100.000 đồng đi hấp dưỡng mà chẳng dám kêu ca.
Anh Lê Ngọc Long (chủ tiệm làm tóc Long, 296 Lê Văn Sỹ, quận 3), người đã được Tecna (Italy) cấp giấy chứng nhận về trình độ cắt, nhuộm, duỗi tóc, cho biết: "Nhiều người đã lạm dụng việc duỗi, uốn và nhuộm nhiều quá nên tóc không thể phục hồi kịp và ngày càng trở nên xấu đi". Thông thường, một tuần sau khi duỗi, khách hàng nên đi hấp dầu để bảo vệ tóc. Nếu không biết cách chăm sóc cũng sẽ làm tóc bị gãy, khô, chẻ ngọn và đứt sợi nhiều hơn. Thời tiết nắng và hanh khô cũng là một trong những nguyên nhân làm tóc bị khô. Với một số loại tóc yếu, chỉ nên sử dụng hóa chất nhẹ.
Đừng biến máy kẹp thẳng thành máy sấy, ép tóc khi ướt vừa khiến tóc bị hư tổn nhiều hơn vừa không tạo được kiểu.
Trước khi kẹp, tóc cần được lấy đi bụi bẩn và chất đầu tự nhiên cho do đầu tiết ra bằng việc gội sạch. Sấy cho đến khi tóc khô và còn hơi ẩm. Cuối cùng, sử dụng máy kẹp thẳng như một bước hoàn tất để tạo độ óng ả và thẳng mượt cho tóc.
Tóc chắc chắn sẽ dễ bị hư tổn hơn nếu bạn không sử dụng sản phẩm bảo vệ tóc khỏi nhiệt độ nóng. Thông thường, loại serum bôi có tác dụng tốt hơn dạng xịt bởi vì chúng bao phủ sợi tóc một lớp áo bảo vệ. Nhưng cũng không nên làm dụng bôi hoặc xịt quá nhiều, tóc sẽ bị bết dính.
Sai lầm thường gặp của các chị em phụ nữ là cố gắng kẹp thật nhiều tóc một lần để tiết kiệm thời gian. Điều này khiến bạn phải kẹp đi kẹp lại nhiều lần thì tóc mới thẳng như ý muốn. Bên cạnh đó, lớp tóc bên ngoài còn bị nóng quá mức trong khi lớp bên trọng lại không nhận đủ nhiệt.
Không có một tiêu chuẩn chung nào quy định về kích cỡ của lọn tóc khi sử dụng máy kẹp thẳng tóc bởi nó còn phụ thuộc vào chiều dài, độ dày của tóc, kích thước của máy ép… Điều quan trọng là cần đảm bảo mỗi sợi tóc đều nhận được lượng nhiệt bằng nhau.
Khi kẹp tóc, chúng ta không nên để máy một chỗ quá lâu nhưng cũng không có nghĩa là kéo và giật tóc thật nhanh. Tập trung làm mượt các lọn tóc bằng việc kẹp và miết tóc thật đều với tốc độ vừa phải. Cách này sẽ giúp bạn có được một kết quả như ý trong một thời gian ngắn.
Kẹp đi kẹp lại một lọn tóc liên tục hơn 3 lần dù với nhiệt độ thấp hay cao đều "góp phần" làm hư hại tóc. Chọn nhiệt độ thích hợp với loại tóc và sức khỏe của mái tóc, cố gắng làm thẳng tóc với từ 1 đến 2 lần kéo.
Để bảo vệ tóc, nhiều chị em dùng "chiêu" chỉnh nhiệt độ thật thấp khi kẹp tóc duỗi tóc. Sự thật là tóc rất khó ép thẳng khi không đủ nhiệt, bạn sẽ phải làm đi làm lại nhiều lần khiến tóc càng hư tổn nhiều hơn là sử dụng nhiệt độ cao.
(St)