Cắn móng tay không chỉ là một tật xấu. Nó là một trong những triệu chứng điển hình của stress và có phổ biến ở trẻ con. Thói quen này có thể dẫn tới sự viêm nhiễm và biến dạng ngón tay.
Ước tính trên thế giới có 600 triệu người nghiện cắn móng tay. 45% thiếu niên mắc tật này. Con số giảm xuống 20% ở thanh niên do đã biết cách đối phó với sự lo lắng và cũng quan tâm hơn tới hình ảnh của mình.
Ở nơi công cộng, những người mắc bệnh nặng thường xuyên giấu tay mình đi, hoặc đút trong túi quần hoặc để sau lưng. Họ thường cảm thấy lo âu, xấu hổ và tránh mọi sự giao tiếp xã hội.
Trước tình trạng phổ biến đó, Alain-Raymond van Abbe, một chuyên gia trong ngành mỹ phẩm và sức khỏe của Hà Lan, đã tìm ra một cách chữa trị cho tật xấu này.
"Trong 4 tuần, tật cắn móng tay sẽ biến mất và một đi không trở lại", ông nói.
Cách chữa trị của ông bao gồm gắn một miếng bọc răng vào hàm trên hoặc hàm dưới. Lớp bảo vệ này rất khó để nhận ra và khiến cho người đeo không thể cắn được, nhưng có thể tháo ra được lúc ăn. Ông đã tìm ra giải pháp sau 2 năm nghiên cứu và thử nghiệm trên 150 khách hàng. Mỗi đợt điều trị có giá 679 USD.
Cắn móng tay được xếp loại một trong những rối loạn ám ảnh ép buộc, bao gồm những hành vi lặp lại nhằm lên cơ thể. Những tật khác bao gồm giật tóc, cấu da và cắn bên trong má.
Vì sao nhiều trẻ em thích cắn móng tay?
Nếu bạn chú ý quan sát chung quanh sẽ phát hiện nhiều người có thói quen xấu: thích cắn móng tay, đặc biệt là trẻ em 5-10 tuổi. Vì sao trẻ em thích cắn móng tay? Hiện tượng này có thể liên quan nhất định với di truyền. Nhưng phần đông trẻ em có thói quen cắn móng tay không hề liên quan gì tới di truyền mà do tâm lý bị căng thẳng, hoặc không được giáo dục thích đáng.
Một số nhà khoa học chỉ rõ các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trẻ em thích cắn móng tay, bao gồm: gia đình không hòa thuận, bố mẹ đề ra những yêu cầu học tập quá cao đối với con cái, bị thầy giáo phê bình, quở trách. Những điều này làm cho trẻ em luôn ở trạng thái tinh thần quá căng thẳng.
Khi trẻ em cắn móng tay (có em cắn cả phần da quanh móng tay gây chảy máu, viêm nhiễm), bố mẹ thường dùng biện pháp xử phạt như đánh, chửi để ngăn ngừa, nhưng vẫn không mang lại kết quả.
Muốn cho trẻ em khắc phục thói quen xấu này, cần phải tìm ra nguyên nhân cơ bản, phân tích môi trường chung quanh để có phương pháp uốn nắn đúng đắn. Mỗi khi nhìn thấy trẻ vô tình hay hữu ý cắn móng tay thì nên tìm cách để trẻ làm những công việc ưa thích như sắp hình, cắt giấy… nhằm phân tán sự chú ý của chúng đối với móng tay.
Ngoài ra, có thể đưa con đến bác sĩ để xin những lời khuyên, hay làm cho em bé được thư giãn, tăng cường năng lực tự khống chế và động viên kịp thời mỗi khi chúng có tiến bộ. Tất cả những việc này đều rất bổ ích cho việc khắc phục thói quen xấu hay cắn móng tay.
Giúp trẻ bỏ tật cắn móng tay
Nếu thói quen này bắt đầu khi trẻ từ 3 - 4 tuổi, thì dần dần nó sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Nhiều trường hợp, trẻ tự thú với cha mẹ về tâm trạng lo lắng, bất an của nó cùng đôi bàn tay có phần ngón đã bị gặm mòn trông thật tội nghiệp.
Ngoài ra, đây còn là lý do cho thấy có sự bất ổn ở lứa tuổi thiếu niên và sự tự ti khi trẻ đến tuổi trưởng thành.
Các bác sĩ phụ trách về khoa nhi có nhận định: “Những người cắn móng tay thường là những người muốn thực hiện mọi thứ một cách hoàn hảo, muốn làm hài lòng mọi người xung quanh.
Thói quen vô thức này là hậu quả của sự căng thẳng quá độ, và nó không chỉ xuất hiện ở trẻ em. Trẻ cắn móng tay thường có thể là anh lớn, chị cả hoặc con một trong gia đình, chịu áp lực về giáo dục, hình phạt… Dẫn đến trẻ mắc phải tật này mà không thể hiểu nguyên do và cảm thấy khổ sở vì không thể bỏ được”.
Để giúp trẻ bó tật này, thay vì xem đó là việc không đáng để chú ý các bậc cha mẹ có thể khắc phục thói quen này bằng những cách như sau:
- Thử đánh lạc hướng trẻ bằng cách trò tiêu khiển nào ��ó. Không nên đe dọa trẻ vì như vậy sẽ càng làm trẻ cảm thấy bất an hơn, dẫn đến triệu chứng càng nặng nề thêm.
- Khuyên trẻ nên chơi thể thao và những hoạt động thủ công.
- Dùng loại nước sơn móng tay trong suốt và đắng để chữa chứng tật này.
- Khen thưởng và đề cao mỗi khi trẻ cố gắng không đụng đến móng tay của nó.
- Hãy làm gương cho trẻ vì trẻ thường có khuynh hướng để ý và bắt chước người lớn.
Làm thế nào để dừng cắn móng tay
Khoảng 50% người trưởng thành thường xuyên cắn móng tay của họ, vậy làm thế nào để thay đổi thói quen đó?
Thói quen xấu cắn móng tay phổ biến hơn nhiều so với bạn nghĩ. 1 số nghiên cứu phát hiện thấy khoảng 1/4 trẻ em cắn móng tay thường xuyên (Ghanizadeh & Shekoohi, 2011), những nghiên cứu khác nói rằng nó có thể đạt tới đỉnh cao nhất với gần 45% người lớn (Peterson et al., 1994). Tôi đoán rằng đó là 1 thói quen mà con người che giấu tốt với người khác.
Sau đây là 8 chỉ dẫn dựa trên nghiên cứu tâm lý để dừng việc cắn móng tay:
1. Bạn muốn thay đổi thói quen đó
Bất kỳ sự thay đổi nào phải được bạn khao khát, thực sự khao khát. Và đối với 1 hành vi đơn giản như cắn móng tay, nó rất khó mà từ bỏ, có lẽ 1 phần vì nó dường như không phải là 1 vấn đề lớn và tay của chúng ta luôn luôn ở cạnh chúng ta.
1 phương pháp để thúc đẩy động cơ thay đổi, đó là suy nghĩ cẩn thận về những mặt tích cực của việc thay đổi thói quen, ví dụ như những móng tay trông thật quyến rũ và 1 cảm giác thành công.
Và nghĩ về những mặt tiêu cực của cắn móng tay, càng ấn tượng càng tốt. Nếu bạn có xu hướng nghĩ rằng cắn móng tay không phải là vấn đề lớn thì khi đó bạn không có khả năng thay đổi.
2. Không kìm nén
Việc kìm nén không có hiệu quả nếu bạn hoặc con của bạn đang cố gắng để thay đổi. Trừng phạt đứa trẻ vì 'thói quen xấu' này là 1 cách tồi tệ. Đó là 1 cách thu hút sự chú ý và chúng sẽ tiếp tục cắn móng tay.
Điều tương tự cũng đúng khi bạn thay đổi thói quen của bạn. Hãy thử yêu cầu vô thức của bạn chấm dứt làm 1 việc gì đó cũng giống như cố gắng yêu cầu 1 đứa bé. Nó phản ứng lại như trẻ con bằng cách làm điều hoàn toàn ngược lại. Nghiên cứu chứng minh rằng, sự kìm nén những ý nghĩ là phản tác dụng.
3. Thay thế thói quen xấu bằng thói quen tốt (hoặc ít nhất là thói quen trung tính)
1 trong những chìa khoá để thay đổi thói quen là phát triển 1 thói quen mới, tốt (hoặc ít nhất là trung tính) có thể cạnh tranh với thói quen cũ, xấu. Kiểu thói quen tốt nhất là kiểu xung khắc với thói quen cũ của bạn.
Vậy, thay vì cắn móng tay, bạn có thể thử:
nhai kẹo cao su,
đặt tay bạn trong túi quần/áo,
ăn cà rốt,
vỗ tay,
chơi bóng hoặc dây cao su,
siết chặt tay lại với nhau.
4. Sử dụng những vật nhắc nhở trực quan
Nếu bạn giữ cho móng tay bạn luôn được cắt ngắn thì bạn sẽ ít bị cám dỗ cắn móng tay. 1 số người khuyên bạn sơn/sửa móng tay vì khi tiêu tiền cho móng tay, cùng với viêc móng tay bạn đẹp hơn, sẽ ngăn bạn không cắn chúng.
Bạn cũng có thể sơn móng tay với màu sáng như 1 điều nhắc nhờ, dù hầu hết đàn ông dường như thấy điều này thật khó làm.
Phương pháp khác là đeo vật gì đó ở cổ tay để nhắc bạn về mục tiêu của mình. Hãy nhớ rằng những thói quen tồn tại trong vô thức, vì vậy bạn cắn móng tay 1 cách tự động. Những tín hiệu trực quan là 1 cách để nhắc bạn về sự thay đổi bạn muốn thực hiện.
Nghiên cứu cho thấy, 1 miếng bao da cổ tay (khó gỡ ra) có thể hữu ích (Koritzy & Yechiam, 2011).
5. Để ý những tình huống
Các thói quen có quan hệ chặt chẽ với những tình huống.
Điều không may, ta có thể khó phát hiện ra các thói quen vì chúng được làm 1 cách vô thức. Tuy nhiên, bạn có thể phát hiện ra những thời gian đặc biệt trong ngày khi thói quen xuất hiện.
Nhờ những người xung quanh giúp chỉ ra khi nào bạn đang thực hiện thói quen xấu của bạn.
Sơn móng tay với mùi khó chịu có thể giúp bạn không cắn móng tay tự động và cảnh báo bạn những tình huống mà ở đó thói quen được thực hiện. Nhưng 1 mình phương pháp đó có lẽ sẽ không hiệu quả. 1 số người thậm chí nói rằng họ trở nên thích, hoặc ít nhất chịu đựng được mùi sơn móng tay đó!
6. Để ý những suy nghĩ và cảm xúc đi cùng
Giống như những tình huống, những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta mang lại tín hiệu cho hành vi của chúng ta. Nếu bạn có thể phát hiện những điều bạn đang suy nghĩ về hoặc cảm nhận khi bạn cắn móng tay thì điều này có thể giúp bạn. 1 số người dùng thiền định như 1 cách nâng cao sự tự ý thức.
Khi bạn để ý những ý nghĩ nào xuất hiện (ví dụ, lo lắng) bạn có thể chuẩn bị cho mình những đáp ứng thay thế.
7. Lặp lại
Thói quen mới của bạn sẽ được hình thành với sự lặp lại, nhưng đầu tiên nó sẽ phải cạnh tranh với thói quen cũ của bạn. Tránh trừng phạt bản thân vì những lỗi lầm. Hãy luyện tập từ bi với bản thân.
8. Giữ thói quen tiếp tục
Giữ cho thói quen mới tiếp tục thực hiện có thể khó khăn. 1 phương pháp làm cho sự tiến bộ của bạn trở nên rõ ràng hơn với bạn là chụp những tấm ảnh móng tay của bạn vào điện thoại cứ mỗi vài ngày (Craig, 2010). Khi bạn thấy mình tiến bộ như thế nào, nó sẽ thúc đẩy bạn tiếp tục.
Nhớ rằng, những thói quen cũ không chết; chúng nằm trong vô thức và đợi được kích hoạt lại. Hãy thoải mái với bản thân nếu bạn mắc lỗi, nhưng nhớ rằng rất nhiều trận chiến với những thói quen xấu là về sự tự nhận thức.
Những vấn đề tâm lý sâu xa hơn?
Mọi người thường tự hỏi, liệu việc cắn móng tay có phải là 1 triệu chứng của 1 vấn đề về tâm lý sâu xa hơn? Nếu vấn đề tâm lý đó được sửa chữa thì hành vi cắn móng tay sẽ tự nó biến mất? Thực ra, không có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy cắn móng tay liên quan đến sự lo lắng. Và cũng rất khó khăn, nếu không nói là bất khả thi, để thăm dò vô thức để biết những lý do của hành vi của chúng ta (đó là lý do tại sao chúng ta gọi nó là vô thức!)
Phần lớn đều đồng ý rằng, cho dù nguyên nhân là gì, thói quen đó cần trở thành mục tiêu thay đổi. Vậy, hãy bắt đầu với những cách tiếp cận trên và xem hiệu quả thế nào.
Hủ tục cắn đứt ngón tay trẻ sơ sinh
Sau khi sinh cậu con trai kháu khỉnh, chị Sáu đã cắn gần đứt lìa hai đốt ngón tay con. Cháu bé may mắn được phẫu thuật nối gân tay ngay sau đó. Hủ tục cắn ngón tay trẻ sơ sinh này được gia đình giải thích là để cho dễ nuôi.
Sự việc xảy ra hồi đầu tháng 12, gây xôn xao dư luận và khiến nhiều người phẫn nộ. Tuy nhiên, anh Lê Đình Dũng (chồng chị Đỗ Thị Sáu) cho biết, đó là tục lệ của gia đình anh từ bao năm nay. Bản thân anh khi mới sinh ra cũng bị mẹ cắn đứt lìa ngón trỏ bàn tay trái để cho dễ nuôi.
Còn bà Lâm Thị Hồng (mẹ anh Dũng, ở xã Hải An, Tĩnh Gia, Thanh Hóa) cho biết, các anh chị của bà sinh ra đều chết yểu, bản thân bà Hồng cũng mất hai đứa con đầu lòng. "Đi xem bói người ta bảo phải cắn ngón tay của con rồi nuốt vào bụng, coi như 'ăn' trước con ma, để nó không làm hại mới mong đứa bé sống được", bà Hồng kể.
Cháu bé Lê Đình Huy dang được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Pháp luật TP HCM. |
Năm 2011, chị Sáu sinh con đầu lòng nhưng đứa trẻ mới 9 ngày tuổi đã qua đời. Lần sinh này, bà dặn chị phải cắn hai ngón, coi như cắn cho cả đứa con đầu thì đứa trẻ sinh ra mới sống được. Thậm chí, bà Hồng còn điện cho con dâu bảo về nhà sinh con và cắn ngón tay luôn nhưng chị nhất quyết đến bệnh viện.
Bà Hồng còn cho hay, khi anh Dũng ra đời, bà cắn ngón trỏ bàn tay trái của con rồi nuốt luôn vào bụng. Xong bà mang vải màn bịt vết cắn lại, không dùng thuốc, vài hôm vết thương tự lành miệng. Người con thứ cũng được làm tương tự. Đến giờ, hai đứa con bà đều khỏe mạnh, đi làm trong Nam ngoài Bắc.
Con đi làm thuê không có tiền, bà phải vay hàng xóm 2 triệu đồng gửi vào cho chị Sáu trang trải viện phí. Từ hôm xảy ra vụ việc, biết cháu an toàn bà mới đỡ lo nhưng lại "mất ăn mất ngủ vì làng trên xóm dưới ai cũng biết chuyện".
"Sinh con ra mà không nuôi được thì khổ tâm lắm. Số kiếp của gia đình tôi phải làm như thế mới mong con được sống trên đời", người đàn bà hơn 50 tuổi giãi bày.
Bà Mẫn với ngón tay trỏ bị cắn cụt từ khi còn nhỏ. Ảnh: Thanh Hòa. |
Bà Lê Thị Mẫn (50 tuổi, họ hàng với bà Hồng) không biết chính xác tục cắn ngón tay của gia đình có từ khi nào và chỉ biết bà cũng bị mẹ cắn đứt đầu ngón trỏ bàn tay phải khi mới ra đời. Ngón tay đó sau rụng một đốt do nhiễm trùng máu.
Theo bà Mẫn, 3 người anh chị của bà cũng mất sớm khi mới lọt lòng. Tin là bị ma ám, mẹ bà cũng cắn đứt ngón tay con gái. Dù vậy, hễ có người hỏi, bà Mẫn không dám nói thật mà chỉ bảo bị dao chặt phải.
"Trước, các cụ sinh con trong điều kiện khó khăn, trẻ dễ bị nhiễm trùng, chết sớm nên bảo là bị ma bắt. Giờ chỗ nào cũng có trạm y tế rồi không ai làm thế nữa", bà nói và cho biết, các cháu bà không đứa nào bị cắn đứt ngón tay.
Ông Nguyễn Bá Linh, Phó chủ tịch UBND xã Hải An khẳng định, cắn ngón tay trẻ sơ sinh cho dễ nuôi không phải là tập tục của người dân nơi đây. Việc chị Sáu cắn ngón tay con trai xảy ra ở nơi khác nên khi báo chí đưa tin, xã mới biết.
"Hiện, không có cháu nhỏ nào ở Hải An bị mất ngón tay do người nhà cắn. Cắn ngón tay trẻ mới sinh cho dễ nuôi là quan niệm sai lầm, gây nguy hiểm. Nếu trẻ có vấn đề gì, ông bà, cha mẹ sẽ phải ân hận suốt đời", ông Linh nói thêm.
Em bé cắn ngón tay anh
(St)