Tự làm sữa chua hàng ngày vừa đảm bảo, vừa giúp bảo vệ sức khỏe cho con tối ưu. |
Những thứ bạn cần
- Nồi thép không gỉ
- Vải xô mỏng
- Rây lọc bằng nhựa
- Muỗng nhựa hoặc muỗng thép không gỉ
|
Mẹ bé không cần phải có những vật dụng làm sữa chua cầu kỳ, chỉ cần tận dụng những thực phẩm sẵn có ngay trong nhà bếp là đã có thể tự làm sữa chua một cách thơm ngon và dễ dàng cho bé. |
- 1 lọ chứa sữa tươi (đã tiệt trùng)
- Nhiệt kế
- Máy ướp lạnh hoặc thùng làm lạnh (tùy chọn)
- Bình cách nhiệt
Tự làm sữa chua
Cách 1:
- Bạn có thể sử dụng 3 muỗng canh sữa chua có đường mua ở các cửa hàng tạp hóa. Để có nhiều khuẩn sữa có ích, bạn nên mua các loại sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn sống có lợi cho đường ruột của bé.
Mẹ bé có thể làm sữa chua hương táo, đào, chuối, bơ nghiền cho bé đều rất thơm ngon và dễ ăn. |
- Đun nóng 1 lít sữa tươi ở nhiệt độ khoảng 185 độ.
- Cho phép sữa tự nguội sao cho đạt đến nhiệt độ giữa 105 và 115 độ. Khuấy đều sữa tươi.
- Cho thêm 3 muỗng canh sữa chua bất kỳ và trộn đều cùng với sữa tươi vừa đun ấm.
- Đổ hỗn hợp sữa này vào một cái bình to và nhớ đạy nắp một cách cẩn thận.
- Để sữa chua lên men tốt nhất, bạn nên duy trì nhiệt độ ủ sữa chua ở mức độ đáng tin cậy (khoảng 90 độ). Nếu bạn không có kinh nghiệm điều chỉnh nhiệt độ, hãy thử một trong những ý tưởng sau để ủ sữa chua tự chế:
+ Đặt bình sữa chua vào một trong chậu chứa nước nóng đầy. Sau đó, đậy kín chúng.
+ Đặt bình sữa chua vào một nồi cơm điện
+ Đặt hỗn hợp bình sữa chua này vào một cái phích nước.
Cho sữa chua vào một số thức ăn vặt của bé giúp con ăn uống lành mạnh hơn |
Cách 2:
Thành phần:
1/2 lít sữa tươi
1/2 cốc sữa chua
Tự làm sữa chua:
- Đổ sữa tươi vào một cái chảo và đun sôi, hãy chắc chắn rằng khi đun bạn khuấy liên tục. Khi sữa đun sôi, thêm 1/2 lít kem vào khuấy đều rồi đổ hỗn hợp này vào một cái bát bằng đất nung là tốt nhất.
|
Làm sữa chua với kem, tại sao không các mẹ nhỉ? Bé sẽ rất thích ăn cho mà xem |
- Đậy nắp chiếc nồi đất lại và để nó ở một nơi ấm áp trong ít nhất 8 đến 10 giờ.
- Hết thời gian ủ xong, bạn có thể lấy nồi ra và đặt trong tủ lạnh cho đến khi chúng mát lạnh thì bắt đầu ăn.
Cho bé ăn sữa chua đều đặn mỗi ngày giúp con phát triển tối ưu và tránh xa nhiều bệnh tật |
- Bạn nên kiểm tra sữa chua trong 4-6 giờ hoặc 8-10 tùy thuộc vào công thức bạn sử dụng. Nhưng nếu bạn thấy sữa bắt đầu tự làm đông thì có thể đưa sữa chua vào trong tủ lạnh và bảo quản sữa chua ở nhiệt độ 6 độ C.
- Để tăng hương vị tự nhiên thơm ngon hấp dẫn bé nhà bạn hơn, mẹ bé có thể cho thêm một số trái cây xay nhuyễn, một vài giọt vanilla hoặc các loại gia vị khác mà bé yêu thích. Theo đó mẹ bé có thể làm sữa chua hương táo, đào, chuối, bơ nghiền cho bé đều rất thơm ngon và dễ ăn.
Bạn cũng có thể pha trộn sữa chua tự chế này với bất kỳ loại trái cây nào để tạo ra một cốc sinh tố hỗn hợp giàu dinh dưỡng cho bé. |
- Hãy chắc chắn rằng tất cả các đồ dùng, cốc, bình làm sữa chua phải sạch sẽ. Bởi vì chỉ cần một số bụi bẩn nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sự lên men và thơm ngon của sữa chua tự làm đấy các chị em à.
guyên liệu chính của hai món này là sữa công thức.
CÔNG THỨC 2
Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ và bà mẹ nào cũng muốn bé mỗi ngày ăn ít nhất là m��t ly sữa chua cho bữa phụ. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng hào hứng ăn sữa chua và chúng thường nhăn mặt do sữa chua mẹ mua ngoài hàng thường bị lên men lâu nên rất chua. Nhưng nếu mẹ tự làm cho bé thì sữa chua sẽ thơm ngon ngọt dịu rất dễ ăn mà lại đảm bảo mẹ lấy nguồn sữa tốt nhất để làm ra những ly sữa chua chất lượng.
Cách làm như sau:
Chuẩn bị: 1 lít sữa tươi, 1/2 chén sữa bột không béo, 1 hũ sữa chua để làm men
Thực hiện: Đổ sữa vào xoong thêm 1/2 chén sữa bột khô. Khuấy đều.
Đun nóng sữa (nhớ là không phải đun sôi). Bạn có thể sử dụng một nhiệt kế để biết khi nào sữa đã đạt đến 180 độ F là được. (180 độ F tương đương 82 độ C).
Khi sữa của bạn đã đạt đến độ nóng là 180, bạn mở nắp nồi cho sữa nguội bớt xuống đến 100 độ F (tương đương với 37 độ C) . Muốn sữa nguội nhanh có thể ngâm sữa trong một chậu nước lạnh.
Khi sữa đạt 100 độ, bạn thêm hũ sữa chua vào nồi và khuấy nhẹ nhàng cho hoà tan hết. Tiếp theo đổ sữa vào những cốc nhỏ tuỳ ý. Nên chọn cốc thuỷ tinh có nắp đậy để tiện bảo quản.
Sau đó, đặt tất cả các hũ sữa chua vào một thùng ủ hoặc một hộp xốp. Dùng khăn lớn làm nắp ủ rồi quấn cả xung quanh thùng. Đặt thùng ủ cạnh lò nướng cũng tốt để giúp sữa chóng lên men. Ủ những hũ sữa chua từ 8-10 giờ là sữa chua đã mềm mịn và đạt độ chua thích hợp.
Giờ thì không chỉ bé mà cả nhà cũng có thể ăn sữa chua vừa tiết kiệm lại ngon, bổ. Vào mùa này, sau khi sữa chua đã lên men mẹ có thể cho bé ăn luôn mà không cần bảo quản trong tủ lạnh nữa.
Nguyên liệu chính của hai món này là sữa công thức.
1. Sữa chua làm từ sữa công thức
Nguyên liệu:
120 ml sữa công thức (ấm khoảng 50 độ)
4 thìa cà phê men Nestle không đường
Cách làm:
Men đánh bằng thìa cho lỏng ra, trộn men vào sữa công thức ấm 50 độ và chia vào các cốc. Ủ trong nồi cơm điện trong 4 tiếng (chỉ đặt vào nồi và đậy nắp nồi lại, không bật nồi) Lưu ý là không đậy nắp các hũ khi ủ. Sữa đông lấy ra bảo quản trong tủ lạnh.
2. Kem Caramel làm từ sữa công thức
Nguyên liệu:
Sữa công thức 200ml
Đường tùy khẩu vị mà cho ít hay nhiều
Trứng gà 1 quả
Cách làm:
Hoà tan đường với sữa trước.
Đánh nhẹ để trứng tan (không được đánh bông & đánh 1 chiều thôi), đổ từ từ vào sữa (nên lọc lại để khi hấp được mịn), chia ra các cốc (có thể tráng đáy cốc trước bằng đường thắng với 1 chút nước hay còn gọi là đường caramen, có bé ăn được có bé không ăn đuợc nên các mẹ có thể cho hoặc không cho đường caramen), hấp cách thuỷ lửa thật nhỏ chừng 10'-15', khi nào xiên que tăm thấy không dính là được.
Lựa chọn loại phù hợp
Sữa chua là chế phẩm được làm từ sữa bò tươi hoặc sữa bột với các chất lên men. Protein của sữa sau khi gặp chất chua sẽ hình thành những hạt nhỏ hơn, khi đi vào dạ dày sẽ làm tăng axit của môi trường này, cũng có nghĩa là tăng khả năng tiêu hóa và làm cho các vi khuẩn có lợi cho ruột phát triển mạnh hơn. Vì vậy có thể nói sữa chua có nhiều ưu điểm hơn sữa thông thường, đặc biệt có tác dụng tốt với trẻ tiêu hóa kém.
Hiện nay ngoài thị trường có rất nhiều loại sữa chua với mùi vị, mẫu mã, nguồn gốc… phong phú. Khi chọn sữa chua cho con, các mẹ nên chú ý chọn loại sữa chua dành riêng cho trẻ em, không nên cho con ăn chung loại sữa chua thông thường của người lớn, vì cơ thể trẻ em có những nhu cầu dinh dưỡng rất riêng về chất và lượng cần được đáp ứng để phát triển toàn diện.
Có thể tạm chia sữa chua thành 2 loại: Sữa chua béo và sữa chua ít béo. Tùy vào thể trạng trẻ mà mẹ lựa chọn loại phù hợp với bé nhà mình. Nếu bé có thể trạng bình thường, nhất là bé dưới 2 tuổi, mẹ nên cho bé dùng sữa chua béo để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng. Tuy nhiên với bé có nguy cơ béo phì, sữa chua ít béo (đã tách chất béo đi) là sự lựa chọn đúng nhất.
Bên cạnh đó, sữa chua trên thị trường có cả loại làm từ sữa tươi nguyên chất và loại làm từ sữa bột. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với trẻ nhỏ, các bà mẹ nên chọn những loại sữa chua làm từ sữa tươi 100%, chế biến theo quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo đúng tiêu chuẩn dinh dưỡng, vệ sinh, đồng thời bổ sung đầy đủ những lợi khuẩn hữu ích cần thiết.
Một số lưu ý đặc biệt
Tuyệt đối không được nấu sữa chua, vì khi gặp nhiệt độ cao, sữa sẽ vón cục và làm cho các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, mất hết tác dụng tăng sức đề kháng bảo vệ sức khỏe.
Với sự phát triển từng ngày của trẻ, Canxi cực kì cần thiết để trẻ mau lớn và phát triển chiều cao tối ưu mà trong mỗi hộp sữa chua 250mg có chứa tới 370mg Canxi (cao hơn cả trong sữa tươi) nên việc cho trẻ dùng sữa chua thường xuyên là rất tốt (Các mẹ có thể tham khảo cách làm sữa chua để tự làm cho con mình ăn). Ngoài Canxi, sữa chua còn cung cấp thêm nhiều dưỡng chất khác cần thiết cho trẻ như B2, B12… giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh vặt.
Cách làm sữa chua ngon tại nhà vừa an toàn
Khi nào nên cho trẻ ăn sữa chua
Sữa chua cho bé
Cách dùng sữa ong chúa thế nào cho đúng
Sinh tố bổ dưỡng cho bé giúp bạn chăm con tốt hơn
Cho trẻ ăn váng sữa có tốt không?
(ST)