Fan cuồng Kpop ném đá đề thi văn đại học khối D năm 2012

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Fan cuồng Kpop ném đá đề thi văn đại học khối D năm 2012

19/04/2015 04:30 AM
550

Ngay khi kết thúc môn thi Văn, một số bạn trẻ hâm mộ các ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc đã có những lời lẽ khiếm nhã vì cho rằng bị động chạm. Fan cuồng Kpop  ném đá đề thi văn đại học khối D năm 2012 với những lời lẽ thô tục, ngang tàng, đầy thách thức để phản pháo lại đề văn


Dân mạng "phát sốt" vì "fan cuồng" Kpop

Sáng hôm nay (9/7), các sĩ tử bắt đầu bước vào ngày thi đầu tiên của đợt 2 Kì thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng năm 2012. Ở buổi thi đầu tiên, đề Văn khối D đã khiến sĩ tử thích thú và dư luận xôn xao vì một câu hỏi trong đề thi có đề cập tới một vấn đề hay, gần gũi, mang tính thời sự nhưng cũng khá “nhạy cảm”: văn hóa thần tượng.


Cụ thể, câu hỏi thứ 2 trong Đề thi khối D năm nay như sau: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề trên”. Chính vì đây là một đề tài nóng hổi, gần gũi, sát sườn với giới trẻ lại hết sức ý nghĩa nên đã được cộng đồng mạng đánh giá cao và trở thành tâm điểm bàn tán trên mạng xã hội Facebook ngay sau khi buổi thi kết thúc.


Tuy nhiên, bên cạnh những lời khen ngợi, sự thích thú của cư dân mạng; vẫn còn một số fan cuồng Kpop cảm thấy bị “động chạm” và dùng nhiều lời lẽ thô tục để cực lực phản pháo lại đề thi này.


Một Facebooker có nickname M.X.T., theo thông tin trên Facebook đang là sinh viên Đại học Luật TP.HCM có lẽ là một “fan cuồng” đã thậm tệ chỉ trích đề Văn năm nay bằng những lời lẽ thô tục, vô cùng khiếm nhã. Những lời lẽ của thành viên này đã bị dân mạng ném đá kịch liệt; nhưng dường như không cảm thấy hối hận về lời lẽ của mình, thành viên này còn đối đáp lại bằng một status “ngang tàng”, đầy thách thức.



Dân mạng còn sốc hơn khi một sĩ tử vừa tham dự kì thi năm nay đăng lên Facebook dòng status chỉ trích thậm tệ đề thi “Đề thi khác nào chửi vào mặt fan Kpop….lại cái kiểu đá đểu bọn này chứ gì”. Thí sinh này không buồn làm bài thi, chỉ ghi một câu ủng hộ “Kpop là nhạc số 1, các loại khác thì chả có cái gì được bằng nhé” rồi nộp bài đi về. Thậm chí, sĩ tử này còn dọa chém chết bạn cùng phòng thi chỉ vì cậu bạn này lỡ khen đề thi và động chạm đến thần tượng của cậu.



Đáng nói hơn, ngay sau khi buổi thi kết thúc, trên Facebook ngay lập tức xuất hiện “Hội những thí sinh phản đối cách ra đề của Bộ giáo dục”, tập trung phần lớn những fan cuồng Kpop cảm thấy bị “động chạm”, “xúc phạm” vì đề thi này. Thành lập chưa tròn một ngày nhưng page đã có tới hơn 1.200 thành viên và đến giờ, các thành viên của page vẫn “rôm rả” đả kích cách ra đề của Bộ năm nay.



Cách hành xử và thái độ của “fan cuồng Kpop” trên Facebook chắc chắn vẫn còn là tâm điểm bàn luận của cư dân mạng cũng như các phương tiện truyền thông, báo chí trong những ngày tới.


Fan cuồng nhạc Hàn 'ném đá' đề thi Văn

Ngay khi kết thúc môn thi Văn, một số bạn trẻ hâm mộ các ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc đã có những lời lẽ khiếm nhã vì cho rằng bị động chạm. Hội thí sinh phản đối cách ra đề của Bộ Giáo dục trên Facebook cũng được lập.

Đề thi môn Văn khối D với câu hỏi 3 điểm: "Ngưỡng mộ thần tượng là nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng sẽ là một thảm họa" đã được nhiều thí sinh thích thú. Đề thi nói về hiện tượng hâm mộ quá đà "thần tượng", song ngay sau buổi thi, hàng loạt bạn trẻ tự nhận là fan của các ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc đăng status khắp các diễn đàn với lời lẽ khiếm nhã, thô tục.

Thậm chí, trên Facebook, một trang của những người hâm mộ K-pop (nhạc Hàn Quốc) mang tên Hội những thí sinh phản đối cách ra đề của Bộ Giáo dụcng ngay lập tức được thành lập ngay sau môn thi Văn.

Các bạn trẻ tự nhận là "fan chân chính của Kpop" lập hẳn một trang để phản đối cách ra đề thi Văn. Ảnh chụp màn hình.

Một fan nữ tự nhận là thí sinh thi đại học năm nay không ngớt lời chửi bới đề thi và cho rằng người ra đề "đá đểu", "xoáy vào Kpop". Bạn trẻ này khẳng định, chỉ viết mỗi một câu trong bài làm để bảo vệ Kpop rồi nộp bài ra về. Chưa hết, fan cuồng này còn dọa "chém chết" một thí sinh khác hào hứng chê bai thần tượng của mình là nhóm nhạc SuJu (Super Junior).

"Nhã nhặn" hơn, một nam thí sinh khác viết: "Đại học không thi năm nay thì năm sau, trượt thì thôi, nhưng tình yêu của mình dành cho SuJu nó gọi là mãi mãi, vĩnh viễn không thay đổi. Em yêu các anh, sẽ mãi mãi"...

Ngay lập tức, những dòng status lan khắp Facebook và nhận được vô số phản đối của cộng đồng mạng. Cách hành xử của các fan này không chỉ khiến cộng đồng mạng mà con làm cho bạn bè của những thí sinh - fan cuồng này bị sốc.

Nickname Chim Cú viết: "Đây là một minh chứng cụ thể cho đề Văn khối D năm nay, thảm họa là đây chứ đâu. Cho các bạn này ăn học chỉ tốn cơm". Một người đã qua tuổi 18 lo ngại: "Chẳng biết các em học gì suốt 12 năm? Thầy cô dạy không lôi cuốn nên em hay ngủ gục hay là em quên học đạo đức?".

Cho đến cuối giờ chiều, những bàn luận về chủ đề "thần tượng Kpop" vẫn "hot" khắp các diễn đàn.


Sinh ra là người của Suju, chết là người của Suju

Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra đề thi tuyển sinh đại học môn văn khối D như sau: “Ngưỡng mộ thần tượng là nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng sẽ là một thảm họa”. Đề thi đã làm nhiều thí sinh thích thú nhưng cũng làm một bộ phận bạn trẻ phản ứng. Ngay sau buổi thi, nhiều bạn trẻ tự nhận là người hâm mộ của các ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc đăng bài khắp các diễn đàn để “ném đá” đề thi này với lời lẽ khiếm nhã, gay gắt.

Một độc giả có tên là Lê minh Hồ, 18 tuổi - thí sinh dự thi khoa tiếng Hàn, ĐH Hà Nội gửi “huyết tâm thư” tới Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và Ban ra đề thi văn ĐH 2012. Trích nguyên văn đoạn sau: “Từ khi biết tới Suju, tôi đã hiểu mình sinh ra là người của Suju, chết là người của Suju rồi”. Nhân vật này hâm mộ thần tượng như tín đồ của một tôn giáo, trung thành đến tuyệt đối: "Dù khiêm tốn đến đâu, tôi cũng khám phá ra rằng Suju chính là ánh dương soi đường chỉ lối cho chúng tôi vững bước. Suju là Đấng toàn năng mang nụ cười hạnh phúc đến với nhân loại".


Tâm thư của một tín đồ Super Junior gửi Bộ Giáo dục (Nguồn: voz.vn)

Bởi thế, độc giả này viết lá thư này kính gửi Bộ Giáo Dục, tha thiết đề nghị nên có lời xin lỗi chính thức đối với những tín đồ K-Pop. Không những thế, Lê Minh Hồ còn đe dọa: "Tôi e rằng nếu Bộ Giáo dục không có hành động kịp thời, máu và nước mắt sẽ nhuốm khắp Việt Nam".

Trên cộng đồng mạng Face book còn có Hội những người tẩy chay đề thi Bộ Giáo dục. Trong Hội này, những thành viên bày tỏ ý kiến cá nhân của mình. Hầu hết họ đều cảm thấy bức xúc khi đề thi đã chạm đến những sở thích riêng tư của họ. Nick name Tôi Yêu Suju viết: "Hâm mộ ai, thần tượng ai là quyền của riêng người ta, vì sao các bạn lại cứ thích ném đá chúng tôi ? Tại vì các bạn không dám thần tượng, không dám thể hiện niềm yêu thích của các bạn ? Tôi yêu K-pop và tôi dám thể hiện tình yêu đó".
Không ít những thí sinh đã tình nguyện bỏ thi Đại học vì không muốn xúc phạm tình yêu của mình với thần tượng. Nhiều Facebook đã chia sẻ một status phản đối đề thi gay gắt: "Quá bực mình, đề thi khác gì chửi vào mặt fan K-pop bọn tôi... Đọc đề là đủ biết xoáy đểu fan K-pop rồi... Mình ghi vào bài thi là: K-pop là nhạc số 1, các loại khác chả có gì bằng được hết, rồi đi về, không thèm làm bài nữa...". 

Trong bối cảnh hiện đại, khi sự du nhập văn hóa ào ạt vào nước ta, nếu không biết chọn lọc các bạn trẻ dễ đánh mất đi bản sắc dân tộc. Hơn nữa, trong tâm lý tuổi mới lớn thường có nhiều biến động. Không ít bạn trẻ xây dựng hình mẫu thần tượng cho mình bằng ảo tưởng dẫn đến sự quá khích, sai lệch trong cách biểu hiện với thần tượng. Cũng không ít người mắc hội chứng "lây lan" thần tượng hay tâm lý đám đông, họ hâm mộ một ai đó không phải vì con người thần tượng mà là vì muốn mình...không lạc hậu.

Tùy dòng nhạc, thời đại mà mỗi người thể hiện sự hâm mộ của mình một cách khác nhau. Thế nhưng, thể hiện sự hâm mộ bằng sự công kích, nói xấu, ném đá nhau là những hình ảnh xấu xí hiện đang xuất hiện tràn lan trên cư dân mạng.

Ranh giới giữa thần tượng và mê muội
Nếu đã từng theo dõi kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học, chắc hẳn các bạn đều thấy được những câu chuyện bên lề xúc động. Đó là một cậu bé nghèo quê Nghệ An đã đi xe đạp 300 km từ Nghệ An ra Hà Nội chỉ với 30.000 đồng. Đó là cậu bé khuyết tật cao 1,1 mét, chỉ đi được khoảng vài trăm mét khát khao vào Đại học để thay đổi cuộc sống của mình, giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ. Thấp thoáng trong cảnh tượng hàng trăm phụ huynh đứng chờ đợi con giữa thời tiết nắng mưa của Hà Nội là ông cụ 80 tuổi đã 10 lần đưa cháu đi thi, là cô bé 12 tuổi đưa dì "tí hon" dự thi. 

Trong khi đó, những fan cuồng đã "tẩy chay" Bộ Giáo dục bằng cách không làm bài thi phần câu hỏi này để giữ tình yêu với thần tượng. Thử hỏi, bố mẹ các em sẽ nghĩ sao sau những kỳ vọng? Sự việc này cũng là cảnh báo thật sự cho những ai đang đưa việc thần tượng đi quá xa, đúng như đề văn đã nêu đó là "mê muội" và "thảm họa".




                         Hội những người ủng hộ đề thi của Bộ Giáo dục.

Đề thi chỉ ra sự khác nhau giữa "ngưỡng mộ" và "mê muội", giữa "nét đẹp văn hóa" và "thảm họa" để thí sinh tự đi tìm đáp án cho riêng mình. Đương nhiên, trong những đề bài kiểu này sẽ không có một barem chấm nhất định.

Ngưỡng mộ thần tượng là sự yêu mến, hâm mộ một cách có chừng mực những cái hay, cái đẹp của một thần tượng cụ thể. Đây được coi là một hiện tượng tâm lý bình thường của con người. Còn, mê muội thần tượng là sự cuồng tín, đeo đuổi, đề cao thần tượng một cách quá mức. Điều này dẫn đến suy nghĩ và hành động lệch lạc.

Nếu mỗi cá nhân biết ngưỡng một thần tượng một cách có văn hóa thì sẽ làm bản thân mình tốt đẹp hơn và tạo nên sức sống dài lâu cho chính thần tượng của họ.


“Fan cuồng" nhạc Hàn dùng lời lẽ khiếm nhã "ném đá" đề thi môn Văn

 Một nhóm bạn trẻ là fan hâm mộ nhạc Hàn đã “ném đá” đề thi môn Văn khối D vì cho rằng họ bị “động chạm”. Nhóm bạn trẻ này đã có những lời lẽ comment khiếm nhã trên “Hội những Thí sinh Phản đối cách ra đề của Bộ Giáo dục”.

Đề thi môn văn khối D có câu hỏi 3 điểm, yêu cầu thí sinh bày tỏ ý kiến về thái độ với thần tượng: "Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa". Câu hỏi này được đánh giá là hay, gần gũi với giới trẻ. Tuy nhiên, ngay sau giờ thi, fan cuồng của Kpop cảm thấy bị "động chạm" đã lên mạng xỉ vả không tiếc lời.

Đề thi môn Văn khối D có câu 2 (3 điểm) yêu cầu thí sinh làm một bài văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của mình về ý kiến được nêu trong đề thi.

Mặc dù đề thi không nêu bất cứ một dòng nhạc, ca sĩ hay nghệ sĩ nào mà chỉ nêu “mê muội thần tượng sẽ là một thảm họa”. Nhưng, chỉ sau khi buổi thi kết thúc, hàng loạt các status của một số fan nhạc K-pop của Hàn Quốc đã đăng tải trên khắp các diễn đàn, facebook cá nhân, thậm chí “Hội những Thí sinh Phản đối cách ra đề của Bộ Giáo dục” đã được lập. Các status, comment với những lời lẽ thô tục, thiếu văn hóa đã xuất hiện.

Trên một facebook cá nhân, một fan đã không ngớt lời bảo vệ thần tượng của mình và chửi bới việc ra đề thi. Fan này cũng kể lại trên facebook của mình về việc người này hậm hực vì thí sinh ngồi trước mặt mình hào hứng với đề thi. Fan này còn “hung hãn” dọa “chém chết” thí sinh cùng phòng.

Một chủ nhân của trang facebook cá nhân khác thì đưa ra “tuyên bố” xanh rờn rằng: “Đại học không thi năm nay thì thi năm sau, trượt thì thôi, nhưng tình yêu của mình dành cho Suju nó gọi là mãi mãi, vĩnh viễn không thay đổi, mình xin đảm bảo điều đó. Em yêu các anh, sẽ mãi mãi.”

"Tuyên ngôn" của một fan Suju đã khiến chính bạn bè của cậu ta phải sốc. (Ảnh chụp từ màn hình)

Ngay lập tức “tuyên ngôn” trên đã được chia sẻ trên mạng Facebook với vô vàn những comment phản đối, thậm chí nhiều người chửi rủa người phát ngôn ra câu đó.

Nickname Linh Nguyễn viết: Mình là một fan K-Pop và mình thấy cái đề thi này cũng chẳng có gì quá đáng cả. Cũng chỉ tại một số "thành phần" fan K-Pop quá coi trọng thần tượng của họ mà thôi, họ tôn thờ idol mà không để ý gì đến xung quanh, nói tình cảm đối với idol còn thiêng liêng hơn cả tình cảm đối với gia đình.

Nhưng các bạn à, các bạn có nghĩ đến cha mẹ của mình khi nói ra những câu đó không? Cha mẹ của các bạn đã nuôi bạn ăn học và để bây giờ bạn nói ra như thế ư? Mình nói thẳng nhé: các bạn không thấy xấu hổ với cha mẹ à? Bạn coi thần tượng của mình là số một nhưng hãy nghĩ thử xem: Họ có nuôi sống các bạn không? Họ có chăm lo cho các bạn không? Họ có quan tâm đến bạn không? Và quan trọng nhất HỌ CÓ BIẾT BẠN LÀ AI KHÔNG?

Mình chỉ nói như vậy thôi, không có ý đá xoáy ai cả. Các bạn hãy thử dành thời gian để nghĩ đến việc này đi, xem những lời mình nói có giá trị không?



Ngay lập tức "Hội những Thí sinh Phản đối cách ra đề của Bộ Giáo dục” đã nhận được vô vàn sự phản đối kịch liệt của cộng đồng mạng và cũng từ chính những fan của dòng nhạc K-pop. (Ảnh chụp từ màn hình)
Một người khác thì viết: "Đây là một minh chứng cụ thể cho đề Văn khối D năm nay, thảm họa là đây chứ đâu. Cho các bạn này ăn học chỉ tốn cơm". Một người đã qua tuổi 18 lo ngại: "Chẳng biết các em học gì suốt 12 năm? Thầy cô dạy không lôi cuốn nên em hay ngủ gục hay là em quên học đạo đức?"



Ai có đôi mắt đẹp nhất K-pop?
Sao Hàn nào cover đỉnh nhất Kpop?
Ai có mái tóc đẹp nhất k-pop,hút hồn nhất các fan ...
Sao Hàn có giọng hát hay nhất và nhảy đỉnh nhất Kpop là ai?
Sao Việt bị sàm sỡ trên sân khấu

(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý