Cách làm hết nghẹt mũi nhanh bằng các bước đơn giản. Những cách làm hêt nghẹt mũi bằng thiên nhiên dưới đây giúp bạn dễ chịu hơn khi bị cảm cúm nghẹt mũi.
CÁCH LÀM HẾT NGHẸT MŨI NHANH
Do đó nếu hốc mũi bị tắc do viêm nhiễm, phải thở bằng miệng thì không khí hít vào sẽ không được lọc sạch, không được làm ấm và ẩm nên rất dễ gây viêm họng và viêm thanh quản, viêm khí phế quản và phổi. Hơn nữa, mũi không thông sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ nghỉ ngơi cũng như làm giảm hiệu suất làm việc.
Khi bị nghẹt mũi cần thực hiện các việc sau:
Làm sạch mũi và xông mũi:
- Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, để một lát rồi xì sạch mũi ra ngoài giúp đường thở của bạn thông thoáng, dễ chịu. Làm vài lần trong ngày.
- Nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc bạch đàn vào, sạch rồi đưa lên mũi và hít thật sâu.
- Nhỏ vài giọt tinh dầu bưởi vào nửa cốc nước ấm và hít hơi nước bốc lên. Làm 2 – 3 lần/ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ và sau khi thức giấc vào buổi sáng.
- Bạc hà 20g, lá chanh (bưởi) 30g, củ xả 20g, hương nhu 30g, cho vào nồi đổ vào 1,5 lít nước, đun sôi rồi xông 5 – 10 phút sẽ hết nghẹt mũi.
Ăn nóng, uống nóng, hạn chế đường bột:
- Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường, bột bởi thức ăn này sẽ làm chứng nghẹt mũi trầm trọng hơn. Tốt nhất hãy ăn nhiều rau, ngũ cốc nguyên chất và các loại cá.
- Ăn thức ăn nóng và uống nước nóng như trà, cà phê, nước ép trái cây (cam, bưởi), súp, cháo, canh nóng...giúp ngăn ngừa mất nước và giảm nghẹt mũi.
Tắm nóng:
Khi thấy nghẹt mũi nhiều, khó chịu nên tắm nước nóng. Hơi nước nóng sẽ giúp làm giảm triệu chứng này.
Uống thuốc:
Trường hợp thường xuyên nghẹt mũi kéo dài dùng bài thuốc sau:
Ké đầu ngự 16g, Tân di 8g, Bạch chỉ 8g, Bạc hà 8g, Cát cánh 6g, Cam thảo 6g, Hạ khô thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Các bài thuốc trị nghẹt mũi ngay tại nhà
Bị nghẹt mũi làm thế nào để hết. Các tác nhân phổ biến gây nghẹt mũi bao gồm cảm lạnh, cúm, dị ứng, nhiễm trùng và thường đi kèm với các triệu chứng như nhức đầu, sốt, đau họng và chảy nước mũi.
Chứng nghẹt mũi có thể được trị khỏi bằng các loại tân dược, tuy nhiên bạn cũng có thể áp dụng các liệu pháp tự nhiên để chữa trị ngay tại nhà. Dưới đây là những bài thuốc được các nhà khoa học đánh giá là hiệu nghiệm trong việc trị nghẹt mũi.
Uống nước: Bạn nên uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày hoặc tiêu thụ các loại thức uống lỏng như nước canh, nước rau luộc, nước ép trái cây, trà thảo dược để trị chứng nghẹt mũi.
Xông mũi: Khi bị nghẹt mũi, bạn có thể hít hương dầu khuynh diệp hoặc xông mũi bằng nước nóng hòa với muối để giúp giảm nhẹ triệu chứng.
Cà chua: Để tăng hiệu quả chữa nghẹt mũi, bạn hãy hòa lẫn một tách nước ép cà chua với một ít nước chanh vắt và một ít mật ong rồi uống.
Lá húng quế: Bài thuốc đơn giản nhất để trị chứng nghẹt mũi là hãy nhai từ 2-4 lá húng quế, bạn cũng có thể uống trà húng quế cũng mang lại lợi ích tương tự.
Tỏi: Bạn có thể nhỏ vài giọt dầu tỏi vào mũi để giúp tẩy sạch các chất nhầy trong mũi nhằm trị chứng nghẹt mũi
Trà gừng: Các thầy lang thường sử dụng củ gừng để điều trị cảm lạnh và những triệu chứng của nó, bao gồm cả ngạt mũi và sung huyết phổi. Trong cuốn sách Alternative Cures (Phương pháp điều trị thay thế) của Bill Gottlieb cho biết, uống trà gừng sẽ giúp chống lại ngạt mũi rất hiệu nghiệm. Cách làm là cứ mỗi củ gừng tươi thì đổ 2 cốc nước vào và đun sôi khoảng 10 phút. Sau đó vớt bã gừng ra, bỏ thêm đường và chút mật ong vào nước trà, cho thêm chút nước chanh càng tốt. Cứ 2-3 tiếng lại uống một cốc cho đến khi nước mũi chảy ra nhiều và hết ngạt.
Củ cải ngựa: Theo cuốn sách “1.801 Home Remedies: Trustworthy Treatments for Everyday Health Problems” thì củ cải ngựa (Horseradish root) rất tốt cho việc thông mũi, cải thiện tuần hoàn ở đường mũi và thúc đẩy quá trình loại bỏ nước mũi nhầy. Để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn nên lấy củ cải ngựa mài thành bột, và mỗi lần ăn khoảng nửa thìa súp đầy. Để tránh sự kích thích dạ dày, không nên sử dụng phương pháp này nếu bụng đói.
Nhỏ nước muối: Đây là cách dễ làm và được nhiều người sử dụng. Bạn có thể mua lọ nước muối ở hiệu thuốc hoặc có thể tự chế. Cách chế biến như sau: Lấy 1 muỗng muối bỏ vào một cốc nước đun sôi để nguội, hoà tan. Sau đó đổ vào ống nhỏ giọt hoặc ống xịt và nhỏ lên 2 lỗ mũi. Có thể nhỏ nhiều lần trong một ngày. Nước muối sẽ giúp chống khuẩn, làm lãng nước mũi đặc và thông mũi nhanh chóng. Cách này đặc biệt an toàn ngay cả đối với trẻ mới sinh được 6 tuần tuổi.
Dọn dẹp giường chiếu: Mỗi buổi tối khi chúng ta ngủ, có hàng triệu tế bào chết rơi ra khỏi cơ thể. Lâu ngày, các tế bào này tích luỹ dần và gây ra những vấn đề về hít thở, bao gồm cả ngạt mũi. Do vậy, bạn nên thường xuyên giặt ga trải giường, chiếu và chăn, gối…để giúp cho phòng ngủ có không khí thoáng. Đặc biệt là vào những tháng mùa đông thì không khí hanh, làm da khô và nhiều tế bào rụng hơn. Theo các chuyên gia, chiếu chăn được giặt ít nhất mỗi tuần một lần sẽ góp phần ngăn ngạt mũi tốt.
Tinh dầu khuynh diệp: Dầu khuynh diệp (bạch đàn), được bán phổ biến ở các hiệu thuốc, có khả năng chống tức ngực và làm thông lỗ mũi khi bị ngạt bằng cách hít thật sâu loại dầu này. Andrea Candee, tác giả của cuốn “Gentle Healing for Baby and Child” khuyên rằng, mỗi khi bị khó thở do ngạt mũi, bạn nhỏ vài giọt dầu khuynh diệp vào trong một chiếc lọ nhỏ và thỉnh thoảng lại mở nắp ra và hít thật sâu vài lần. Hoặc có thể nhỏ 10-15 giọt vào nước tắm ấm. Và nhớ rằng hãy hít thở thật sâu trong lúc tắm để nhận được hiệu quả tốt nhất.
Ăn gia vị cay nóng: Nếu bạn ăn được cay, thì đây cũng là cách để trị ngạt mũi. Những thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạc... sẽ làm chảy nước mũi. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn và làm dịu triệu chứng ngạt mũi.
Uống nhiều nước: Nước là thứ tốt nhất để chống sự khử nước của cơ thể. Khi vào cơ thể, nước sẽ làm loãng các nước nhầy của mũi và tăng cường khả năng phục hồi khi bị cảm cúm. Mỗi ngày bạn nên uống 8-10 cốc nước, đặc biệt là nước nóng càng tốt.
Nước chanh hoà mật ong: Lấy một thìa mật ong và vài giọt chanh tươi bỏ vào một cốc nước ấm. Khấy đều và uống mỗi ngày 3 cốc. Mật ong sẽ nhanh chóng loại bỏ tắc mũi và chống ho hiệu quả.
Chườm khăn nước nóng lên tai: Đây là mẹo mà nhiều người thường sử dụng. Trước khi đi ngủ, bạn lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10-15 phút. Nó sẽ làm chứng ngạt mũi dịu đi. Lý do là ở tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.
Xông nước muối: Lấy một bát nước nóng và bỏ 2 thìa muối vào, kề mũi gần bát và hít hơi nước bốc lên. Hơi nước muối sẽ giúp thông mũi và đẩy nước mũi nhầy ra ngoài.
Ăn súp thịt gà: Từ lâu, nhiều nước trên thế giới thường ăn súp gà để trị cảm cúm. Nhưng các nhà khoa học còn phát hiện chúng còn có tác dụng thông mũi cực kì hiệu quả. Nếu cho thêm ít tỏi và ớt cộng thêm ít nước chanh thì càng tăng thêm hương vị và chống bệnh hiệu nghiệm.
Mátxa mũi: Lấy ngón cái và ngón trỏ hoặc hai nhón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sống mũi. Thực hiện như vậy nhiều lần trong ngày cho đến khi bạn có thể thở dễ dàng.
Làm ẩm không khí trong nhà: Không khí thiếu độ ẩm cũng là một trong những nguyên nhân làm bạn ngạt mũi, đặc biệt là khi thời tiết bước vào thu và đông. Do vậy, bạn nên giữ độ ẩm cho căn phòng hợp lý. Theo các chuyên gia nhiệt độ ở mức 28 độC là sẽ tốt để chống ngạt mũi.
Nhỏ nước tỏi: Không chỉ được sử dụng làm gia vị nấu nướng, tỏi còn được sử dụng để làm thông ngạt mũi. Cách làm là bạn có thể bóc vỏ tỏi, nghiền lấy nước. Bạn cũng có thể trộn thêm với mật ong và nước ép cây lô hội. Sau đó, lấy tăm bông nhúng vào “thuốc” đó và đặt lên lỗ mũi từ 5-10 phút.
Tắm nước nóng: Tắm nước nóng cũng là cách để trị ngạt mũi. Hơi nước nóng tháo gỡ sự tắc lỗ mũi đồng thời tiêu diệt những virus gây ra sổ mũi.
Xông hơi hành: Lấy vài củ hành bóc vỏ dập nát (hoặc hành lá rửa sạch thái nhỏ), bỏ vào ấm và đổ một cốc nước (hoặc giấm) vào đun sôi. Sau đó đổ ra bát và xông mũi. Cách này sẽ nhanh chóng làm tan nước nhầy của mũi và thông ngạt mũi
Nói không với thuốc lá: Những người hút thuốc hoặc bị ảnh hưởng bởi khói thuốc thường dễ bị tổn thương ở tuyến xoang và bị sưng ở màng xoang, kết quả là bị mắc bệnh xoang mãn tính. Nhiều người hút thuốc bị xoang mãn tính thường không biết điều này nhưng sự thực là khói thuốc đã gây ra sự khó thở cho bạn. Do vậy, nếu muốn chống ngạt mũi, bạn nên ngừng hút thuốc.
(ST)