Gia đìnhcủa nghệ sĩ cải lương Thoại Mỹ: Sắc đẹp và danh vọng không níu được hạnh phúc

seminoon seminoon @seminoon

Gia đìnhcủa nghệ sĩ cải lương Thoại Mỹ: Sắc đẹp và danh vọng không níu được hạnh phúc

19/04/2015 04:30 AM
27,790

Gia đình của nghệ sĩ cải lương Thoại Mỹ: Sắc đẹp và danh vọng không níu được hạnh phúc ở lại với chị. Đằng sau ánh đèn sân khấu là một Thoại Mỹ vẫn lặng lẽ đi về giữa cuộc đời.

 

 

Cuộc đời của nghệ sĩ cải lương Thoại Mỹ


Say nghề nên đa đoan...

Kết quả hình ảnh cho thoai my


Chia tay cuộc sống hôn nhân cả chục năm nay nhưng Thoại Mỹ vẫn lặng lẽ đi về một mình một bóng. Không "đổ thừa" cho nghề, "Chắc do đường tình duyên của mình lận đận thôi..." - chị nói khẽ. Những nỗi niềm riêng, những đau đáu mong chờ... Thoại Mỹ dồn hết vào các vai diễn khiến nhân vật của chị ngày càng đầy đặn, sắc sảo hơn. Xem Thoại Mỹ diễn bây giờ cảm nhận được sự sâu sắc của người đàn bà có nhiều trải nghiệm cuộc sống, chín chắn và sâu lắng hơn.

Giờ đã lên hàng "sao" nhưng Thoại Mỹ vẫn hăng hái tham gia các chương trình văn nghệ phục vụ cộng đồng, phục vụ những chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở nơi biên giới, đảo xa... Trung bình một năm chị có khoảng mười chuyến biểu diễn như thế. Ngoài ra, chị còn vận động tài trợ để một năm có hai, ba đợt hoạt động từ thiện, xây nhà tình thương, phát gạo, tổ chức khám bệnh cho người nghèo. Nhiều lời ong tiếng ve cho rằng đó là cách đánh bóng tên tuổi nhưng Thoại Mỹ vẫn điềm tĩnh: "Nếu ai đã từng ở trong cảnh nghèo đến độ thèm khát từng miếng nước hủ tiếu thừa, đứng trên sân khấu hát vai no đủ mà đói vàng mắt, hoặc có mẹ làm mướn đến kiệt sức rồi qua đời như tôi mới thấy việc chia nắm gạo, bát cơm cho người khác là cần thiết và quí báu đến nhường nào. Ai nói gì kệ họ, tôi thấy việc đó có ý nghĩa thì tôi cứ làm".

Đi cùng những chuyến biểu diễn trong và ngoài nước dày đặc, Thoại Mỹ vẫn đang ôm ấp dự định đầu tư làm một vở cải lương lịch sử hoành tráng (như kiểu Kim Vân Kiều) nói về vua Trần Nhân Tông, người sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Được làm vở diễn về ông là cách chị bày tỏ lòng kính phục và sự tự hào với vị vua anh minh của đất nước.

Từng trải qua giai đoạn khó khăn trong chuyện tình cảm, NSƯT Thoại Mỹ tâm sự, hiện giờ lòng chị đã tĩnh tại và dốc sức cho sân khấu. Chị cho biết, ngoài hai đứa con nuôi, chị đang có một bờ vai bên cạnh để nương tựa.

NSND Thoại Mỹ và cuộc đời phía sau ánh đèn sân khấu

 

Tan vỡ hôn nhân khi còn khá trẻ đã khiến cho cuộc đời chị nhạt nhòa đi vì nước mắt và đau khổ. Đến khi thấy mình yếu đuối nhất Thoại Mỹ đã tìm đến cửa nhà Phật để tìm kiếm cho mình hai chữ bình an. Trong sự tĩnh lặng của không gian và thời gian, Thoại Mỹ đã nghiệm ra một chân lý và tâm sự với chúng tôi rằng: "Trong tình yêu tôi tin vào số phận và chữ duyên. Hãy để mọi thứ tự diễn ra và tôi lắng lòng lại để đón nhận những gì sẽ đến với mình".

NSƯT Thoại Mỹ và khán giả hâm mộ

Giờ đây, mọi thứ đến với chị đã nhẹ nhàng hơn, chị đã chấp nhận và bỏ qua tất cả. Trong suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi, Thoại Mỹ luôn tâm niệm: "Chuyện đó qua rồi đừng nên nhắc lại nữa". Vâng, cái quá khứ có đám cưới được đánh giá là trọng thể và danh giá nhất ngày trước, cái đám cưới chỉ đứng sau đám cưới của người đẹp Bình Dương Thẩm Thúy Hằng vì có hàng nghìn quan khách đến dự đã được Thoại Mỹ khép lại như một giấc mơ. Đó là cách để chị quên đi nỗi buồn, giận hờn và cả những tổn thương trong quá khứ, để sống bao dung và vui vẻ hơn.

Hiện tại, chị sống trong một căn nhỏ ở quận Phú Nhuận và nhận 2 đứa trẻ là con của những người chị em trong gia đình là bé Dung và bé Quang về nuôi. Tuy chỉ mới 4 tuổi thôi nhưng hai bé chính là động lực cho mẹ Mỹ tìm thấy một chân trời mới để vui sống. Mỗi ngày đưa con đi học, rước con về, được nghe tiếng của con bi bô gọi mẹ khiến Thoại Mỹ hạnh phúc. Nhìn con lớn khôn chị dặn lòng, sẽ để con phát triển tự nhiên, nếu sau này con thích đi theo nghệ thuật chị sẽ là người truyền tất cả những gì mình biết được cho con.

Thoại Mỹ cho biết: "Hiện tại tôi rất bằng lòng với những gì mình đang có". Cuộc sống của chị bây giờ đã an nhiên hơn từ khi được một người bạn hướng dẫn đọc chú đại bi. Ngày ngày, Thoại Mỹ vẫn đọc kinh, với chị, đó là một cứu cánh của cuộc đời. Về những dự định tương lai, Thoại Mỹ vẫn luôn ấp ủ trong lòng ý tưởng sẽ xây được một mái ấm tình thương để cho người già và trẻ em có chỗ nương thân, để nhiều người không phải lâm vào cảnh khổ.

Một người phụ nữ hạnh phúc nét mặt họ ngời lên vẻ tươi sáng và trẻ trung, đó là những hình ảnh hiện tại về Thoại Mỹ. Khi chúng tôi chuẩn bị ra về, Thoại Mỹ bật mí chuyện chị đang có bạn. Và chúng tôi xin được cầu chúc cho chị tìm được một bến đỗ hạnh phúc, bình yên trong cuộc đời!.

 

Sắp tới, Thoại Mỹ sẽ ra Hà Nội làm chương trình với nghệ sĩ Kim Tử Long và tham gia vào một số vở diễn khác để tiếp tục cống hiến cho khán giả nhiều tiết mục hay và hấp dẫn hơn nữa. Trong nghề nghiệp, chị cho biết: "Nghề này ngộ lắm, tổ cho gì và đặt đâu là phải ở đúng chỗ đó. Nói như vậy không có nghĩa là mình không cố gắng và hoàn thiện bản thân hơn, nhưng biết điều đó để cống hiến cho nghề nhiều hơn".

 

 

 

 

Thoại Mỹ: 'Đời tôi đã bớt sóng gió'

Từng trải qua giai đoạn khó khăn trong chuyện tình cảm, NSƯT Thoại Mỹ tâm sự, hiện giờ lòng chị đã tĩnh tại và dốc sức cho sân khấu. Chị cho biết, ngoài hai đứa con nuôi, chị đang có một bờ vai bên cạnh để nương tựa.

- Dạo này khi gặp nghệ sĩ Thoại Mỹ ngoài đời, không ít người ngạc nhiên vì chị trẻ trung hẳn, vì sao thế?

- Trước đây, vì có vài chuyện buồn, tôi khóc rất nhiều, mặt mày xuống sắc rõ nét. Nhưng rồi tôi nghĩ "mình phải tự cứu lấy mình", tôi tìm đến kinh kệ nhà Phật, khi đọc kinh thấy nhẹ lòng. Tôi san sẻ tình cảm yêu thương cho hai con nuôi và mở cửa trái tim để đón nhận tình cảm của mọi người. Nói thật là vài năm trở lại đây tôi thấy đời mình bớt sóng gió đi, và thêm nhiều thoải mái, bình yên.

ffff

NSƯT Thoại Mỹ. Ảnh: Đất Mũi.

- Nghệ sĩ nói chung và nữ nghệ sĩ nói riêng thường là những người giàu tình cảm. Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ, chị lấy thăng bằng cho mình bằng cách nào?

- Khi lấy chồng vào năm tôi 21 tuổi, chúng tôi đã có thời gian sống thử với nhau trước đó khá lâu. Thế nhưng, đến năm tôi 28 tuổi thì xảy ra đổ vỡ. Thật ra, ban đầu, tôi cũng chỉ nghĩ thử làm liều ly dị để người ta nhận ra cái sai, để thấy mình cần thiết với người ta và có thể người ta thương mình hơn rồi quay lại. Nhưng khi đã xa nhau, người ta vẫn không nhận ra điều đó. Rồi đến lúc, anh ấy muốn quay lại thì đã muộn.

Giờ mọi chuyện xa rồi, tôi cũng đã có một bờ vai để mình nương tựa, còn chồng tôi đã có gia đình riêng. Chúng tôi vẫn xem nhau như bạn.

Khi yêu ai tôi yêu hết mình, hết lòng, nên khi đổ vỡ thì dễ rơi vào thất vọng. Cũng may, khác với trên sân khấu, ngoài đời tôi là người luôn tỉnh táo trước mọi việc và rất biết thích nghi với mọi hoàn cảnh.

bbbb

NSƯT Thoại Mỹ (thứ hai từ trái qua) diễn vai Mỵ Nương bên cạnh Kim Tử Long trong vở cải lương tiền tỷ "Chiếc áo thiên nga". Ảnh: T.H.

- Vốn dành nhiều thời gian để biểu diễn cho khán giả ở những vùng quê, chị cảm nhận sức sống của nghệ thuật cải lương tại những nơi này thế nào?

- Ở các tỉnh miền Tây, cải lương vẫn diễn được và còn đất sống dồi dào. Càng đi vào vùng sâu vùng xa, tôi càng thấy tình cảm của bà con dành cho cải lương dường như không thay đổi. Ngay khi trời mưa, sân bãi sình lầy, sân khấu nhem nhuốc mà người xem vẫn háo hức đến để được nghe đôi câu vọng cổ.

- Chị có thể chia sẻ kỷ niệm về một chuyến lưu diễn đáng nhớ của mình?

- Mới đây, tôi có chuyến lưu diễn rất thú vị cùng nghệ sĩ Trọng Phúc, Vũ Luân tại Cà Mau. Từ TP HCM, tôi đi xe hơi về thành phố Cà Mau, rồi đón xe ôm, sau đó leo lên ca nô, đi tàu... để vào được tận những vùng nông thôn có cái tên chắc ít người nghe đến như: Đầm Cùng, Cái Nước, Rạch Gốc, Cái Đôi Vàm, Ông Trang... Một ngày chúng tôi phải di chuyển nhiều cây số qua nhiều phương tiện, may mà có sức khỏe tốt, chứ nếu không, đến nơi chưa chắc có thể nói ra hơi huống gì là hát.

- Chị đắt sô và bận rộn với việc ra album, ghi đĩa, biểu diễn trên sân khấu tại thành phố. Vì sao chị lại bỏ công sức về quê xa, tỉnh lẻ diễn trong khi những nơi này giá vé bán ra chỉ ở mức bình dân?

- Chỉ khi diễn ở tỉnh xa, tôi mới có dịp ngồi xe ôm để chuyện trò cùng người lái xe xem năm nay người vùng quê được mùa hay mất mùa; năm nay họ trúng hay lỗ vuông tôm. Ở quê bây giờ, có người còn bán tôm, bán lúa để có tiền mua vé xem cải lương, ca nhạc. Xem xong, nhiều khi họ chỉ cần được chụp hình chung hoặc chạm vào người nghệ sĩ một cái là đã thấy vui. Đó là trải nghiệm quý giá trong đời một người nghệ sĩ.

- Kế hoạch dành cho nghệ thuật cải lương trong năm 2009 của chị là gì?

- Trước mắt, tôi chuẩn bị tiết mục biểu diễn trong chương trình hội ngộ của nghệ sĩ Vũ Linh và nghệ sĩ Thanh Tâm. Sắp tới, nghệ sĩ Hương Lan thực hiện một liveshow và tôi cũng được mời tham gia một trích đoạn. Ngoài ra, tôi luôn mong TP HCM có một rạp hát thật đẹp dành cho cải lương để anh em nghệ sĩ có chỗ tập tuồng mà không phải thấy chuột, và có chỗ để thỏa sức sáng tạo, làm nghề.

 

NSƯT Thoại Mỹ kể về tuổi thơ cơ cực

Thuở ấy, để được đi học, Thoại Mỹ phải quen dần với việc thường xuyên đi bộ. Buổi trưa phải đội nắng chang chang hàng chục cây số về nhà ăn vội bữa cơm trưa, rồi lại tất tả trở về trường học cho kịp giờ học.

Tuổi thơ cơ cực

Lúc bấy giờ, Thoại Mỹ được tiếp xúc với nghệ thuật nhiều hơn. Mọi người trong đoàn của chị năm Thoại Miêu thấy bóng dáng của bé Ngọc Mỹ xuất hiện trong đoàn là họ không thèm gọi em là bé Ngọc Mỹ nữa, mà lấy chữ Thoại trong tên của chị Thoại Miêu để gọi cho bé Ngọc Mỹ. Như một định mệnh, từ đây Ngọc Mỹ có một nghệ danh mới. Nghệ danh này gắn chặt vào cuộc đời cô đào cho đến tận ngày nay, để rồi trên con đường nghệ thuật ai cũng trìu mến gọi cô bé Sầu Riêng năm nào bằng cái tên trìu mến Thoại Mỹ.

Ban đầu con đường đến với nghệ thuật của Thoại Mỹ cũng ngập tràn nước mắt. Những tưởng khi đậu vào trường Trần Hữu Trang cuộc đời Thoại Mỹ sẽ bớt khổ cực hơn, vì được có lương. Nhưng khi cái nghèo vẫn đeo dai dẳng thì cuộc đời Thoại Mỹ vẫn còn đong đầy nước mắt.

Thuở ấy, để được đi học, Thoại Mỹ phải quen dần với việc thường xuyên đi bộ. Buổi trưa là lúc cực nhất vì cô phải đội nắng chang chang hàng chục cây số về nhà ăn vội bữa cơm trưa, rồi lại tất tả trở về trường học cho kịp giờ học. Tuy mệt mỏi nhưng đôi bàn chân nhỏ bé của cô gái nghèo vẫn kiên trì vượt đường xa. Không chỉ chăm lo cho việc học diễn xuất, chiều tối, Thoại Mỹ lại tiếp tục đi học văn hóa để nâng cao kiến thức.

Như một con ong chăm chỉ cô gái nhỏ đều đặn đi học và không bỏ sót bất kỳ một buổi học nào. Thấy con siêng năng học hành, người mẹ mừng thầm trong bụng. Bà mong cho con gái sớm được đi hát và sẵn sàng xách giỏ trầu đi theo lo cho con. Tuy nhiên, ước mơ ấy đã sớm vụt tắt.

Sau một năm Thoại Mỹ đi học ở trường Trần Hữu Trang thì người mẹ qua đời. Ngày mẹ mất, Thoại Mỹ cứ nghĩ mẹ đi đâu mấy ngày rồi sẽ về với mình nhưng niềm mong chờ ấy mãi mãi chỉ là một giấc mơ, mẹ không bao giờ quay về được nữa. Cô gái nhỏ sớm phải chịu cuộc đời mồ côi buộc mình phải tự lập hơn trong cuộc sống. Những lúc không học bài cô bé Thoại Mỹ chọn việc đi làm bảo mẫu giữ con cho gia đình người ta để kiếm thêm thu nhập trang trải trong gia đình. Khi bắt đầu có show hát, khoảng 3h chiều Thoại Mỹ tiếp tục đi bộ từ nhà đến rạp hát. Suốt tuổi trẻ của mình, Thoại Mỹ chưa từng biết đến cảm giác được đi xe đạp là như thế nào, bởi gia đình còn nghèo thì chiếc xe đạp vẫn còn là một vật xa tầm với.

Mê tập diễn đến gãy chân

Năm 16 tuổi, sau khi ra trường, Thoại Mỹ bắt đầu đi hát ở nhiều nơi như Đoàn 3, Đoàn Huỳnh Long, đoàn Sông Bé, Nhà hát Trần Hữu Trang. Đi đến đâu chị cũng được tiếng không bao giờ kén chọn vai diễn. Vai nào vào tay Thoại Mỹ đều được chị hoàn thành xuất sắc. Khán giả thì hồi hộp nhìn Thoại Mỹ lột xác từ vai ác, vai mùi, vai độc, vai lẳng, sang con nít, bà già... ngọt xớt mà lòng tràn đầy cảm xúc. Khán giả khi thì giận bầm gan tím ruột, lúc lại thương đứt ruột đứt gan cô đào mang dáng người nhỏ nhắn nhưng có giọng ca thật truyền cảm. Đến khi vào vai Phi Loan trong Sở Vân cưới vợ, Thoại Mỹ như đánh được một tiếng vang lớn, nhiều khán giả biết đến tên chị hơn. Họ yêu mến và say sưa xem chị diễn hết vai này đến vai khác một cách nồng nhiệt.

Làm nghệ thuật bằng sự say mê nên mỗi lần ra sân khấu là chị rút hết nội lực để hóa thân vào các nhân vật. Vì vậy, trong những ngày đầu quân cho đoàn Huỳnh Long (một đoàn tuồng cổ rặt ở Sài Gòn những năm trước -PV), Thoại Mỹ cũng không nhớ mình đã xỉu biết bao nhiêu lần trên sân khấu. Chị chỉ nhớ bao nhiêu lần khép màn là bấy nhiêu lần chị bất tỉnh nhân sự trên vòng tay của bạn bè, đồng nghiệp. Nhưng đã trót mang lấy nghiệp vào thân thì như phận tằm phải nhả tơ. Hằng đêm, Thoại Mỹ lại buông lời ca tiếng hát dưới ánh đèn huyền hoặc của sân khấu để cống hiến những vai diễn đầy cảm xúc đến khán giả. Dù có đôi khi sân khấu đã đem lại cho chị những nỗi đau, những vết thương mang di chứng suốt đời.

Cuối năm 2003, khi tập tuồng Xử án Bàng Quý Phi, trong lúc mải mê tập đến đoạn nhảy từ trên cao xuống, chị đã bị té đau điếng. Ban đầu, Thoại Mỹ cứ nghĩ mình bị bong gân nên chị cố gắng kìm nén cơn đau lại để tiếp tục tập với đồng nghiệp. Những đợt diễn liên tiếp đến khiến chị quên cả việc phải điều trị đôi chân. Cho đến một ngày, khi cơn đau dồn dập đến khiến cho cơ thể bé nhỏ đã không còn sức chịu đựng được nữa, Thoại Mỹ đành đến bác sĩ để khám, thì chị hay tin: Khớp gối của mình bị bể, kèm theo đó là chứng bệnh teo cơ.

Suốt thời gian đó Thoại Mỹ phải đi nạng để bảo vệ vết thương. Nằm ở nhà nghe tiếng đờn réo rắt bên tai khiến lòng chị lại nhớ nghề quay quắt. Đến khi vừa bỏ được cặp nạng chị chạy ùa về ngay với sân khấu như đứa con được ùa vào lòng mẹ ấm áp. Rồi chị tiếp tục tập vai công chúa Ngọc Hân trong vở Hồn Thơ Ngọc để tham gia cuộc thi Diễn viên tài sắc năm 2004.

Trong vở diễn này Thoại Mỹ đã khắc họa đậm nét hình tượng của người đàn bà có khát vọng khắc khoải muốn được sống xứng đáng với tình yêu của chồng và chống lại định kiến bất công của xã hội. Giữa chập chùng lửa cháy trước sự bao vây của kẻ thù, Thoại Mỹ đã diễn được sự quyết tâm. Ánh mắt chị bừng cháy lên ngọn lửa quyết bảo vệ đến cùng giọt máu của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.

Nỗ lực được ghi dấu bằng những mốc son

Năm 1990, Thoại Mỹ đoạt huy chương Bạc tại Liên hoan sân khấu toàn quốc, vai Lan trong vở Giũ áo Bụi Đời. Năm 1992 đoạt huy chương Vàng giải Trần Hữu Trang trong vai Hồng Phụng, tuồng Ngọc Kỳ Lân. Cũng năm này Thoại Mỹ là diễn viên được yêu thích nhất do báo Sân khấu và Hội Sân khấu tổ chức trưng cầu ý kiến. Năm 1995 là diễn viên xuất sắc được yêu thích nhất và đoạt giải Mai Vàng, vai Võ Tắc Thiên trong vở Thái Bình Công Chúa. 12/09/2003 đoạt huy chương Vì sự nghiệp Sân khấu. Cũng trong năm 2003 đạt Giải Mai Vàng, vai Lan, trong vở Lời thú tội muộn màng. Năm 2003 - 2004: Huy chương Vàng diễn viên tài sắc, vai Ngọc Hân trong vở Hồn Thơ Ngọc. Năm 2003: Huy chương Văn hóa. 14/01/2004 đoạt giải Mai Vàng do báo Người Lao động bình chọn. Năm 2004: Gương mặt sân khấu ấn tượng (trưng cầu ý kiến của báo Tuổi trẻ). Năm 2005 giải Mai Vàng, vai Phượng trong vở Rồng Phượng. Đặc biệt, cũng trong năm 2005, chị đoạt huy chương Vàng cải lương toàn quốc trong vai "Rồng Phượng". Năm 2007, chị đoạt danh hiệu NSƯT.



(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Chị thật giỏi và rất đẹp e là ng miền tây, từ nhỏ e đã xem chị hát r, mẹ e rất thix chị, e. Chúc chị mãi trẻ đẹp và thành đạt
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Chỉ ơi chị đã tìm đến cửa phật,thì lúc này trong lòng chị như thế nào,và cuộc sống của chị ra sau
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
chi my oi em that su dam me cai luong nhin nhung nghe si dam me nghiep cam ca bang nhung nhung giong hat ngot ngao tham dam chat nghe si trong minh em ao uoc co nhieu ban tre noi nghiep cac anh chi bang mot tam hon day nhiet huyet voi nghe
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý