Cách chăm sóc hoa lan dentro cho hoa nở đẹp mê ly. Các kĩ thuật sau đây cho bạn chăm sóc chậu hoa lan đúng cách.
CÁCH 1:CHĂM SÓC LAN DENDRO
Anh Khánh PCT Hội Sinh vật cảnh thị xã Long Khánh Đồng Nai phổ biến kinh nghiệm chăm sóc lan DENDRO, một số người đã áp dụng thành công mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xin cám ơn và mạn phép anh giới thiệu rộng rãi kinh nghiệm này làm món quà cho mọi người.
TƯỚI NƯỚC
Mùa nắng:
– Sáng tưới đẫm lần 1 (7 giờ đến 8 giờ)
– Chiều tưới đẫm lần 2 (14 giờ đến 15 giờ)
Tùy theo thời tiết nắng, gió mà quyết định tưới xen thêm giữa 2 lần tưới chính bằng những lần tưới nhẹ.
Mùa mưa:
– Sáng tưới trễ hơn
– Chiều tưới sớm hơn
Có thể tưới ít hơn, chủ yếu là tưới xả sau mỗi đợt mưa để phòng trong nước mưa có các độc tố, hóa chất, axit ảnh hưởng đến cây lan, đặc biệt là những cơn mưa đầu mùa và cuối mùa mưa.
Dấu hiệu đánh giá:
Cây lan đủ nước:
– Sau 16 giờ chất trồng vừa ráo nhưng không quá khô.
– Lâu dài:
+ Thân : Căng tròn, không bị teo giả hành.
+ Lá : Dày, mởn, không vàng.
+ Rễ : Dài vừa phải, to mập.
+ Đọt, chồi non : Ra mạnh, liên tục phát triển.
Đủ nước cây sẽ phát triển tốt
Cây lan thiếu nước:
– Sau 16 giờ chất trồng quá khô sẽ rút nước ngược lại từ rễ ra, lá mất bóng.
– Sáng sớm hôm sau cây vẫn có vẻ chưa tỉnh.
– Lâu dài:
+ Thân : Ốm, giả hành teo lại (có khía dọc thân).
+ Lá : Mỏng, dài, vàng héo rồi rụng.
+ Rễ : Ra rất dài bò ra ngoài chậu mà không chui vào chất trồng.
+ Đọt, chồi non : Bị thui lại không phát triển liên tục.
+ Giả hành mới : Sẽ ngắn, ốm nên ra hoa sớm khi còn thấp.
Thiếu nước sẽ làm suy cây
Cây lan dư nước:
– Sau 16 giờ chiều đáy chậu vẫn chưa khô, chất trồng còn đẫm nước (trừ những ngày ban đêm gió vẫn còn rất mạnh như trong tháng 2-4al).
– Lâu dài:
+ Rễ : Bị thúi nhũn, rất ít rễ bám vào chất trồng.
+ Lá : Vàng nhưng lại dày, mềm (khác với thiếu nước là lá cũng vàng nhưng mỏng, dai).
+ Giả hành mới : Mọc yếu, dễ bị thúi nhũn.
– Nấm bệnh và côn trùng xuất hiện rất nhiều; bệnh đốm lá xuất hiện rất nhiều càng dễ rụng lá hơn nữa. Trên mặt chất trồng rêu xanh, mốc đen nhiều.
Dư nước sẽ làm chết cây
PHÂN BÓN
Từ khi trồng:
– Phân 30.10.10, 3 ngày/lần
– Vitamin B1, 3 ngày/lần (không pha chung với bất kỳ loại thuốc và phân nào)
– Superthive, 15 - 30 ngày/lần (có thể pha chung với phân NPK 30.10.10)
– Phân cá, 20 ngày/lần (không pha chung với bất kỳ loại thuốc và phân nào)
– Atonik, 30 ngày/lần (không pha chung với B1)
Phun xen kẽ các loại phân trên, phun đẫm toàn bộ cây, thời điểm phun tốt nhất là 5 giờ sáng đến 8 giờ thì tưới xả muối. Trước khi phun phân thi phun nước trước (nhớ là phun nước chứ không phải tưới) để chống sốc cho lan.
Khi thúc bông:
Khi giả hành thứ 2 hoặc 3 kể từ khi trồng đã gần tới đỉnh. Phun 2 lần 10.60.10. Sau đó phun liên tục 20.20.20 và 2 lần liên tục Atonik, 6 ngày/lần.
PHÒNG TRỊ BỆNH
Bệnh trên cây trồng nói chung và cây lan nói riêng được phân thành 3 nhóm chính như sau: i) Bệnh do côn trùng gây ra; ii) Bệnh do nấm gây ra; iii) Bệnh do virus gây ra.
Bệnh do côn trùng gây ra dễ phòng ngừa và cũng dễ điều trị.
Bệnh do nấm và virus gây ra biện pháp chủ yếu và hiệu quả nhất là phòng ngừa còn việc điều trị hầu như ít có hiệu quả.
Mùa nắng:
– Dithane M45 80WP, 2 – 3 tuần/lần.
– Aliette 800 WG, 2 tháng/lần.
– Vicarben, 1 tháng/lần.
Mùa mưa:
– Dithane M45 80WP, 1 tuần/lần.
– Aliette 800 WG, 1 tháng/lần.
– Vicarben, 10 ngày/lần.
– Phun thêm Nacosan (hoặc Benkona, giảm liều còn ½ chỉ dẫn), 2 – 3 tuần/lần để phòng ngừa rêu, mốc.
– Nếu khi bông nở có dấu hiệu bị dòi đục lá thì phun ngừa khi bông chưa nở confidor (hoặc anvado), 10 ngày/lần.
LƯU Ý
Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh lá rụng, chồi bệnh cắt bỏ
Những cây bệnh mạnh dạn tiêu hủy và cách ly
Dọn sạch cỏ trong giàn và quanh giàn.
Không hút thuốc trong vườn lan
Hạn chế khách vào thăm vườn
Không để chuột, ốc vào giàn
Xả nước thật kỹ trước khi tưới để không bị nóng
Mùa đông lạnh 8 giờ trở đi mới tưới
Theo dõi thời tiết hàng ngày để quyết định lịch tưới
Kiểm tra độ pH nước + khoáng chất
Loại bỏ bông ngay những cây còn non hay quá suy yếu
Cách chăm sóc nhóm lan Dendrobium – Cây cảnh trong nhà
CÁCH 2:
Nhiệt độ:Nhiệt độ lý tương để cây sinh trưởng và ra hoa đẹp từ 28 – 30ºC.
Độ ẩm: Nhóm lan Dendrobium thích hợp ẩm độ 50 – 70%.
Ánh sáng: Nhóm lan Dendrobium là loài ưa sáng, ánh sáng khoảng 60 – 70% sẽ tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.
Giá thể: Chất trồng lan Dendrobium rất phong phú, phổ biến là xơ dừa, than, dớn. Hiện nay, người trồng lan có thể sử dụng thêm xốp (muốt trắng) để làm giá thể cho cây.
Dinh dưỡng: Dendrobium là nhóm lan cần dinh dưỡng cao, do đó ngoài việc sử dụng phân hóa học có thể bổ sung thêm phân hữu cơ cho cây. Phân hóa học có thể sử dụng là NPK 30-10-10 dùng cho giai đoạn đầu, khi cây đạt 1 năm tuổi sử dụng phân NPK 20-20-20 và giai đoạn cây sắp ra phát hoa nên sử dụng NPK 10-10-30. Sau khi cây ra hoa và đã thu hoạch cành thì nên đổi sang sử dụng phân NPK 30-10-10.
Sâu bệnh
- Bệnh đen thân cây lan: Do nấm Fusarium sp. gây nên. Sử dụng thuốc diệt nấm như Carbenzim 1/2000, Zineb 3/2000, Benlat 1/2000, Zin, Bendazol, Cadilac.
- Bệnh đốm lá: Do nấm Cercospora sp. gây nên. Bệnh gây hại trong mùa mưa ở những vườn lan có độ ẩm cao. Phun thuốc trừ nấm (như trên) Bendazol, Carbenzim, Thio-M, Dipomate.
KĨ THUẬT TRỒNG LAN DENDTRO
Cũng giống như phương pháp trồng từ chai mô của lan Mokara và Vanda. Khi trồng cây con (cây cấy mô) phải rửa sạch môi trường nuôi cấy dính trên thân, lá, rễ cây bằng nước sạch 3 lần, tránh bị côn trùng cắn phá và nhiễm bệnh. Có thể trồng 1 trong 3 cách như sau:
1) Trồng bằng lưới
-
Thiết kế lưới trồng (sử dụng lưới lợp mái che vườn lan).
-
Chiều cao của trụ để găng lưới so với mặt đất 1,2 m.
-
Chiều rộng của lưới làm liếp 1,4 – 1,6 m.
-
Chiều dài tuỳ theo kích thước vườn.
-
Khử trùng lưới trước khi ghim cây.
-
Ghim cây lan với khoảng cách cây – cây: 5 – 7 cm, đảm bảo bộ rễ nằm mặt dưới lưới.
2) Trồng bằng khay nhựa với giá thể là xơ dừa
-
Dùng các vỏ dừa già, xé ra các mảnh nhỏ (1cm x 2cm).
-
Chuẩn bị các khay nhựa với kích thước khoảng (20 x 30 cm hoặc 30 x 50 cm), có lỗ thông hơi ở mặt đáy khay.
-
Bó cây lan vào giữa 2 mảnh vỏ dừa, để 1 – 2 rễ lòi ra bên ngoài, dùng dây thun cột lại.
-
Dựng thành hàng trên các khay nhựa, đặt ở nơi râm mát.
3) Trồng bằng giá thể là xơ dừa sợi
-
Chuẩn bị chậu (chậu có thể bằng nhựa hoặc chậu đất nung).
-
Dùng giá thể là xơ dừa sợi đặc vào chậu.
-
Dùng tay móc 1 lỗ nhỏ để đặt cây lan vào.
Chăm sóc: Trong thời gian chuyển cây từ chai mô ra vườn, sử dụng phân NPK 30 – 10 – 10 để phun cho cây, nồng độ theo khuyến cáo. Ngoài ra, sử dụng thêm chất kích thích sinh trưởng như Atonik.
II/ Trồng cây lan từ việc tách cây
1) Trồng trong chậu
-
Chuẩn bị chậu (chậu đất nung hoặc chậu nhựa), kích thước chậu cân đối với khả năng phát triển của cây, có nhiều lỗ thoáng.
-
Chuẩn bị chất trồng (giá thể). Chất trồng có thể bằng than hoặc xốp hoặc xơ dừa.
-
Cho chất trồng vào chậu. Chất trồng có kích thước lớn nên đặt dưới đáy chậu để đáy chậu được thông thoáng, chiếm khoảng 1/5 thể tích chậu. Chất trồng có kích thước vừa và nhỏ nên đặt ỡ giữa và phía trên. Chất trồng thấp hơn mặt chậu khoảng 1 – 2 cm.
-
Cắm cọc nhỏ vào mép giúp cây đứng vững.
-
Buộc cây lan vào cọc sao cho hướng phát triển của cây về sau quay vào giữa chậu. Khi trồng không chôn gốc cây sát đáy chậu mà để lưng chừng giữa lớp chất trồng.
-
Giảm ánh sáng bằng cách che nắng khi cây mới trồng, khi rễ non phát triển chuyển dần sang nơi có ánh sáng phù hợp.
2) Trồng thành luống bằng vỏ dừa
-
Chọn xơ dừa của những quả già, khô xé ra to bằng bàn tay.
-
Xếp các mảnh xơ dừa này thành băng dài trên giàn gỗ hoặc tre, mặt lưng quay xuống, mặt ruột lõm quay lên, giữ chặt chúng bằng 2 thanh nẹp tre ở 2 bên.
-
Hoặc xếp các miếng xơ dừa theo chiều đứng thành từng bánh khoảng 3 – 5 cm.
-
Dùng các cọc tre có mũi nhọn cắm thẳng vào giữa miếng xơ dừa để làm cọc đứng.
-
Buộc cây lan vào cọc, gốc lan xát với xơ dừa.
-
Tưới nước ít hơn so với trồng bằng than trong chậu. Để tránh úng nước có thể đục một lỗ nhỏ ở giữa miếng xơ dừa trước khi trồng.
-
Trồng lại sau 2 – 3 năm khi xơ dừa đã mục.
Thiết kế vườn trồng lan
1/ Đối với lan trồng trong chậu
Khung sườn giàn lan: Có 2 trường hợp làm giàn che cho cây lan trồng chậu:
Mái che: Hiện nay, mái che giàn lan thường được làm bằng lưới, lưới đen và lưới xanh. Ưu điểm: nhẹ và dùng được lâu. Lưu ý khi lợp lưới nên căng cho thẳng và chằng dây kẽm trên dưới cho chắc để khỏi bị võng xuống. Mái giàn lợp bằng tre, bằng lá rất mau mục. Đối với nhóm lan Phalaenopsis đòi hỏi giảm bớt lượng ánh sáng còn khoảng 20 – 30% nên cần che lưới dày hơn so với các nhóm lan khác.
Giá thể: Trồng phong lan không nhất thiết phải sử dụng đến giá thể. Tuy nhiên, sử dụng thêm giá thể để giữ ẩm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Giá thể trồng lan có thể là than gỗ, xơ dừa hoặc vỏ cây thông (vỏ cây thông tuy khó kiếm nhưng nếu có được loại giá thể thì rất tốt cho việc trồng lan. Do trong vỏ thông có chất resin là chất sát khuẩn nên trồng lan rất tốt), dớn (dớn là chất liệu trồng lan rất tốt. Dớn được lấy ra từ thân, rễ của cây dương xỉ. Ưu điểm là giữ ẩm tốt. Nhưng nhược điểm là trồng lâu ngày phải thay chất trồng mới vì dớn mục nát, thiếu thoát khí).
Chậu: Có 2 loại chậu bằng nhựa và chậu đất nung. Tuỳ theo kích thước cây mà chọn kích thước cho phù hợp. Kẽm dùng để cột cây lan vào thành chậu và móc treo.
2/ Đối với lan cắt cành
Khung sườn giàn lan: Cột chống đỡ cho giàn lan thường bằng trụ xi măng hoặc trụ sắt hoặc cây (tuỳ theo điều kiện kinh tế hộ).
Chiều cao của cột: 3 – 3,5 m. Chiều rộng tuỳ theo kích thước vườn. Nóc có thể làm theo kiểu nhà một mái hoặc hai mái.
Thiết kế hệ thống liếp: Chiều rộng mỗi liếp (tuỳ mục đích trồng hàng đôi hay hàng ba): 40 – 60 cm. Xung quanh liếp được dựng các viên gạch thẻ hoặc được xây kiên cố cao khoảng 10 – 15 cm. Chiều dài tuỳ theo kích thước vườn.
Mái che: Mái che giàn lan thường được làm bằng lưới, lưới đen và lưới xanh. Ưu điểm: nhẹ và dùng được lâu.
Giá thể: Giá thể trồng lan cắt cành gồm xơ dừa và vỏ đậu phộng (lưu ý: trong xơ dừa có chất tannin là chất chát, vì vậy trước khi dùng nên ngâm nước nhiều ngày, sau đó vớt ra phơi khô, phun thuốc trừ bệnh để phòng ngừa). Các loại cột (có thể bằng ống nhựa hoặc cây gỗ nhỏ) để tưạ cây giống.
1. Làm nhà lưới trồng lan
Hướng giàn lan : Hướng của giàn lan rất quan trọng. Làm sao để lúc nào vườn cũng có ánh sáng và bóng râm.
Hiện nay có lưới nilon màu đen có tác dụng tản nhiệt và hạn chế ánh sáng được bán rộng rãi nên rất thuận tiện, giàn lan không cần phải theo hướng nữa mà tùy theo thế đất của mình làm giàn lan thế nào cũng được.
Sườn giàn lan : Sườn giàn lan cần phải làm cho thật chắc chắn.
- Trụ đứng : Trụ phải được trồng bằng sắt hoặc bằng bê tông để đảm bảo lâu dài, có nhiều cây chằng ngang dọc để giữ vững. Cột trụ phải cao khoảng 3-3.5m.
- Giàn che nắng: Dùng để che ánh sáng trực tiếp. Thường làm bằng lưới nilon, chỉ cần căng cho thật phẳng vài sợi dây thép là lợp lưới được.
- Giàn treo lan: Dùng để treo phong lan, giàn này tốt nhất nên làm bằng thép không rỉ hoặc gác bằng cây tầm vông, tre hay ống nước tròn để móc chậu lan vào. Giàn treo nên làm cao khoảng 1,8m để đi vào chăm sóc không bị đụng đầu. Cây thép không rỉ hay tầm vông (ống nước, tre…) phải gác song song, cách nhau khoảng 30 cm/cây. Khoảng độ 5 – 6 cây tầm vông nên chừa 1 lối đi rộng 0,6m để tiện tưới nước và chăm sóc.
Treo giò lan phải treo chậu cùng cơ chiều dài, móc treo lan cũng có độ dài bằng nhau và trồng cùng độ tuổi, cùng loại phong lan để dễ chăm sóc, ngay hàng thẳng lối trông mới đẹp.
- Kệ để lan: Chúng ta có thể làm kệ để lan. Kệ cao cỡ 0,8 m có lỗ vừa bằng chậu, không phải tốn móc treo và tầm vông giữa giàn; đồng thời để được nhiều chậu.
Ngoài ra chúng ta có thể làm luống để trồng
Kệ để lan 2. Yêu cầu sinh thái
- Nhiệt độ: Dendrobium thích hợp vùng khí hậu ấm áp. Nhiệt độ ban ngày khoảng 27-320C, nhiệt độ ban đêm 16-180C. Nhiệt độ thấp làm cây rụng lá.
- Anh sáng: Lan Dendrobium rất cần ánh sáng, Lượng ánh sáng cần khoảng 70% ánh sáng mặt trời. Anh sáng quá cao làm cây bị cháy lá. Trường hợp thiếu sáng cây ốm yếu, lá mỏng, hoa nhỏ và không có hoa.
- Độ ẩm: Dendrobium cần độ ẩm 50-80%
- Độ thông gió: Chọn vị trí làm vườn phải thông thoáng để môi trường lúc nào cũng ẩm và mát mẻ để lan có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, ở đâu có mặt bằng thì ở đó có thể trồng lan được. Chủ yếu là phải tạo ra được điều kiện tiểu khí hậu của vườn lan như làm vòi nước phun sương, quan tâm tưới nhiều hơn để giữ ẩm …
3. Kỹ thuật trồng lan dendrobium
Cây giống dendrobium mới mua về phải đặt ở vị trí thóang mát, và tiến hành phòng trừ nấm bệnh cho cây trước khi trồng.
Giá thể trồng thông thường trồng bằng than gỗ, vỏ thông, dớn, xơ dừa, gạch… Nhưng phải sát trùng trước khi trồng. Chậu thường dùng là chậu nhựa hoặc chấu đất
Cách trồng: Cách tr��ng Dendrobium phổ biến nhất hiện nay là trồng trong chậu. Trồng cây sát mép chậu và hướng chồi phát triển nằm phía trong. Trồng chặt và không bị lung lay.
Trồng trên thân cây: có thể trồng trên thân cây sống hoặc thân cây đã chết. Đối với cây sống trong quá trình trồng phải chú ý tán cây sao cho ánh sáng phù hợp với lòai lan được trồng. Đối với cây chết chọn các cây gỗ rồi cưa thành khúc sau đó bó các đơn vị lan vào thân gỗ và chăm sóc
Kỹ thuật trồng lan Densrobium trong chậu
4. Kỹ thuật chăm sóc
- Tưới nước: Tưới nước giúp duy trì độ ẩm trong giai đoạn tăng trưởng. Lượng nước tưới tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và tuỳ theo mùa. Thường mùa nắng tưới 2 lần vào lúc sáng sớm và 3 giờ chiều. tưới ướt lá và giá thể
- Bón phân: Có thể tạm chia 3 giai đoạn chính để bón phân cho lan:
a. Giai đoạn cây con: Từ cây mô mang ra vườn ươm đến khi ra đến vườn trồng sản xuất (khoảng 4-6 tháng)
Một số loại phân thường dùng:
- Atonik dùng 2-6 giọt/lít nước
- NPK 30-10-10 hoặc NPK 30-15-10 dùng 0.5g-1g/l
- Vitamin B1 dùng 1ml/lít Phun định kỳ 2 lần/tuần, có thể sử dụng NPK kết hợp với vitamin B1 để tưới cho lan con.
b. Giai đoạn cây ra vườn sản xuất đến cây trưởng thành:đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất
Một số loại phân thường dùng:
- Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước
- NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít
- Vitamin B1 dùng 1ml/lít - NPK 30-15-10 dùng 1-1.5g/lít Phun định kỳ 5 ngày/ lần. Cách dùng:
Phân NPK 30-15-10 kết hợp vitamin B1 phun 2 lần/tuần. Phun liên tiếp 2-3 tuần; sau đó phun 1 lần NPK 20-20-20; tiếp theo phun phân cá. Sau đó phun lặp lại phân 30-15-10 và Vitamin B1 như từ đầu.
Ngoài ra có thể bón thêm vào gốc bằng phân Dynamic 5-7 cục/gốc.
c. Giai đọan cây chuẩn bị ra hoa và nuôi hoa:
Đây là tuổi liên quan đến quá trình hình thành mầm hoa, chất lượng hoa và độ bền của hoa
Một số loại
- NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít) - Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước - Vitamin B1 dùng 1ml/lít - NPK 6-30-30 1g/l - Phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện phun phòng định kỳ 7-10 ngày /lần. Sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau. Thuốc trừ bệnh thường dùng là Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben
Thuốc sâu: Decis, Bassa, B thái lan…
Trồng và chăm sóc phong lan Cách chăm hoa phong lan Cách chăm sóc hoa lan hồ điệp cho hoa nở đẹp . Cách trồng lan hồ điệp ra hoa - Cách trồng hoa lan huệ Cách chăm sóc cây lộc vừng ra hoa (ST) |