Kinh nghiệm học bơi toàn tập cho bạn biết bơi nhanh chóng. Cùng tham khảo những bí kíp dưới đây để có thể tự tin "xõa cánh" trong mùa hè nóng bức nhé
Nhân dịp trời nóng kết hợp cúp điện liền tù tì, máy lạnh nhện giăng em xin phép lập threat này để cung cấp thêm cho ace OS một bài về bơi lội để giải nhiệt, giải stress.
Nói về bơi thì có khá nhiều tài liệu nghiên cứu những lợi ích đối với sức khỏe, bơi không chỉ là thể thao mà còn nhiều mục đích an toàn.
Ở bài này em chỉ xin trình bày cho các bác chưa biết bơi một phương pháp thực hành tự học bơi cơ bản dành cho những người không có nhiều quỹ thời gian, có thể tự sắp xếp và thực hành một mình ở bất cứ nơi nào hoặc bất kỳ lúc nào có điều kiện. Bài tập cũng khá đơn giản, mỗi động tác cần học thuộc lòng trước khi xuống hồ tập. Dự kiến thời gian tập sẽ tùy vào mỗi người nhưng đa số em hướng dẫn thì sẽ biết bơi trong thời gian 90 phút. Có bạn nhanh hơn thì chỉ 60 phút cũng ok. Chúc các bác thành công.
Mỗi phần thực hành thường chỉ khoảng 60 đến 90 phút tập cho mỗi kiểu bơi, tùy vào người tập bơi.
Chuẩn bị :
Nơi tập bơi - Chọn một hồ có nước cạn, tốt nhất là ngang ngực.
Dụng cụ : có khá nhiều loại dụng cụ hỗ trợ tập bơi có thể mua để tập càng tốt, không có cũng không sao nhưng tối thiểu cần có một kính bơi để bảo vệ mắt cũng như nhìn ngó khi tập bơi, tránh đụng chạm mọi người.
Bắt đầu nhé :)
Phần 1 : Tự học bơi ếch (90 phút)
Nói chung bơi ếch là một sự kết hợp 3 động tác tay, chân và thở lặp lại theo chu kỳ đều đặn. Nó gần như một phản xạ tương tự như tập chạy xe đạp, ban đầu chưa quen sẽ vấp váp nhưng khi đã biết thì cả đời cũng không bao giờ quên được.
Để tập bơi thì quan trọng nhất là phải chiến thắng được nỗi lo sợ nước.
Bước 1 : Tập thăng bằng trong nước (15 phút).
Hãy đứng dưới hồ cạn nước ngang ngực của mình, nín thở từ từ ngả người tới phía trước, trườn lên nằm sấp lên mặt nước tay đưa ra phía trước, chân duỗi thẳng giữ nguyên tư thế.
Đừng lo lắng vì mình đang ở chỗ rất cạn, cứ để cơ thể thả lỏng nín thở đến khi hết hơi thì đứng lên. Cứ như vậy làm nhiều lần sẽ thấy cơ thể nổi lên trên mặt nước, không ngả nghiêng tròng trành là thành công hãy tiếp tục thực hành trong 15 phút.
Bước 2: Tập động tác tay (15 phút).
Vẫn đứng ở vị trí nước cạn, hơi rùn chân xuống cho nước ngập ngang vai, tay chắp trước ngực đưa tới quạt ngang một góc 45 độ hướng xuống phía dưới chân sau đó tay lại về vị trí chắp trước ngực quạt xuống tiếp chu kỳ tay khoảng 2 giây một lần.
Mục đích của tay là để cho thân người nổi lên, đồng thời tiến tới, hãy thực hành trong 15 phút.
Lưu ý khi quạt tay hãy khép các ngón tay để tạo lực nước nhiều hơn.
Bước 3: Tập động tác chân (20 phút)
Vẫn chọn vị trí nước cạn ngang ngực, tay vịn thành hồ để tập động tác chân. Như sau : Tay đu thành hồ sao cho người sấp nổi , chân rời đáy hồ đạp ra phía sau chữ V một góc rộng gấp đôi vai, khi chân thẳng khép hai bàn chân chạm nhau lại co lên đạp tiếp chu kỳ 2 giây một lần đạp chân hãy tập trong 20 phút và cảm giác nước trong lòng bàn chân của mình.
Lưu ý : khi đạp cần khép các ngón chân, lực nước sẽ đẩy mình đi tới chủ yếu nhờ vào động tác chân vì vậy hãy tập nhiều hơn động tác tay. Cơ đùi là một quả tim thứ 2 để vận chuyển lưu thông máu khi thực hiện co duỗi vì vậy trong bài bơi ếch thì động tác chân quan trọng nhất.
Bước 4: tập thở nước (20 phút)
Đối với người chưa biết bơi thì thở nước sẽ là bài khó nhất. Hãy nhớ nguyên tắc luôn luôn hít vào bằng miệng và thở ra bằng mũi.
Vẫn chọn vị trí nước cạn ngang ngực hai tay vịn thành hồ bơi, nín thở từ từ co chân thả người xuống cho đầu ngập trong trước, giữ nguyên khoảng 4 giây thở ra bằng mũi, đứng lên lấy hơi nhanh bằng miệng lại cúi thả người xuống thở đều đặn. hãy tập nhiều lần cho đến khi không còn nhầm lẫn.
Tập trung vào việc lấy hơi càng nhanh càng tốt, canh miệng vừa rời khỏi mặt nước là lấy hơi ngay xong lại thả đầu ngập trong nước cho đến khi chỉ cần nửa giây có thể lấy hơi được là xem như thành công.
Bước 5: Kết hợp động tác (20 phút)
Tuần tự động tác sẽ như sau, bạn hãy học thuộc để thực hiện :
" Chân đạp tay đưa tới, tay quạt nước ngẩng đầu lên... lấy hơi.... chân đạp tay đưa tới, tay quạt nước ngẩng đầu lên...lấy hơi..."
Chu kỳ cứ để chậm rãi, 3 đến 4 giây một lần thả lỏng cơ thể.
Khi kết hợp sẽ dễ bị sặc nếu học chưa thuộc tuần tự động tác, vì vậy khi mới bắt đầu nên nín hơi luôn, khi ngẩng đầu lên không nên lấy hơi, cứ thế lập lại động tác đến khi hết hơi thì ngừng để làm lại cho đến khi thành thục rồi bắt đầu lấy hơi.
Lưu ý : Tập bài kết hợp động tác hãy chọn bơi từ nơi sâu lên chỗ cạn, không nên hướng ra ngoài xa mà hãy đi ra bơi vào bờ.
Đối với bơi đường trường thì cần nhịp nhàng chậm hơn, để giữ thể lực lâu lưu ý phần động tác tay nhẹ nhàng ra lực chỉ khoảng 20 đến 30% lực, động tác chân ra lực mạnh hơn khoảng 50 đến 60% lực.
Bơi là sự vận động trong nước, thường không có sự trợ giúp nhân tạo. Bơi là một hoạt động vừa hữu ích vừa có tính giải trí. Bơi thường được sử dụng khi tắm, làm mát, di chuyển, đánh cá, giải trí, luyện tập và thể thao.
1. Phòng trị bệnh béo phì
Bơi là loại vận động từ đầu đến chân, hơn nữa có hiệu năng massage tự nhiên tốt nhất, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu của hệ thống huyết quản toàn thân, tăng cường thay thế, làm tăng tiêu hao mỡ, thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp của chân tay, bụng, đùi, lưng… tăng cường công năng cơ quan nội tạng, đề cao sức đề kháng của cơ thể, thực hiện quá trình giảm béo nhẹ nhàng, thoải mái.
Bơi lội là một bài aerobic với tác động và sức ép thấp nhất lên các khớp. Theo các nghiên cứu, toàn bộ cơ thể vận động trong khi bơi sẽ tiêu thụ khoảng 790calo/giờ.
2. Phòng trị viêm khớp
Bơi lội là một dạng tập chịu tác động thấp, sự không trọng lượng của nước giúp giảm áp lực vào các khớp giúp loại bỏ khả năng bị đau lưng, gối và các nhóm cơ khi tham gia các hoạt động mạnh khác. Các chuyên gia về sức khoẻ còn cho rằng bơi lội đều đặn làm cho các khớp hoạt động tốt hơn, có tác dụng trong chữa bệnh viêm khớp mãn tính. Đặc biệt người cao tuổi hay bị đau lưng thì bơi lội là phương pháp lý tưởng để giảm đau.
3. Có lợi cho hô hấp
Bơi lội làm tăng dung tích sống của phổi khá rõ rệt. Dung tích sống của phổi của nhiều vận động viên bơi lội tăng hơn bình thường từ 1,5- 2lít. Dung tích sống của phổi càng cao, khả năng bền bỉ trong lao động, vận động càng nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho hô hấp và làm giảm các cơn hen, nhất là đối với người nghiện thuốc lá.
4. Tốt cho tuần hoàn máu
Áp lực nước vào chân và tay cũng có lợi ích cho hệ tuần hoàn máu. Áp lực nước cộng với áp lực của cơ ép vào các mạch máu giúp lưu thông máu trở lại tim phổi.
Bơi khoảng 30-60 phút, 3-4 ngày mỗi tuần có thể giúp giảm nguy cơ tim mạch, đột quỵ, và tiểu đường. Như một hình thức vận động thường xuyên, bơi lội có thể giúp giảm huyết áp và lượng cholesterol.
5. Phòng trị mất ngủ hoặc chứng suy nhược thần kinh
Do nước có hiệu năng massage tự nhiên đối với cơ thể, bơi là vận động toàn thân, thúc đẩy thần kinh đại não, tuần hoàn máu, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, công năng cơ quan nội tạng được cải thiện và đề cao, vì thế có tác dụng hữu hiệu đối với người mất ngủ hoặc suy nhược thần kinh.
6. Phòng trị bệnh tĩnh mạch
Khi bơi do chân không ngừng vận động trong nước, có thể làm tăng trương lực của cơ bắp, khiến tĩnh mạch của huyết được massage, thúc đẩy sự vận động của huyết dịch, tiêu trừ sự ứ đọng máu dẫn đến tác dụng điều trị và phòng bệnh về tĩnh mạch. Theo bác sĩ Jousselin, Giám đốc Viện nghiên cứu Quốc gia về thể nằm thẳng dưới nước sẽ làm cho máu từ chân về tim, não tốt hơn. Chính vì thế mà mùa hè đi bơi sẽ tránh được các bệnh tim mạch.
- Bơi khi đói
- Bơi ngay sau khi ăn
- Sau khi vận động quá sức liền bơi ngay
- Sau khi uống rượu
- Hút thuốc trước khi bơi
- Không khởi động trước khi bơi.
1. Đồ bơi
Quần áo hàng ngày không thích hợp và nguy hiểm nếu dùng để bơi. Đối với nhiều nền văn hóa trong lịch sử thì việc bơi khỏa thân là bình thường tuy nhiên khi khỏa thân bị cấm đoán, những quần áo được đặc chế cho bơi trở thành tiêu chuẩn. Gần như mọi nền văn hóa ngày nay đều chấp nhận người mặc đồ bơi khi bơi.
Đồ bơi dành cho nam thường là quần có dạng tam giác (brief) hoặc soóc (short), có thể bó chặt (jammer) hoặc lỏng (swim trunks), trùm kín toàn bộ hoặc một phần đùi. Phần trên cơ thể thường được để hở. Một số nền văn hóa, phong tục và có thể cả luật yêu cầu phần trên phải để hở khi bơi ở nơi công cộng.
Đồ bơi hiện đại cho phụ nữ thường là bó chặt, có thể gồm hai mảnh để che phủ vú và vùng xương chậu hoặc một mảnh để che phủ cả hai phần trên cộng thêm phần eo. Váy không phổ biến ở các nước phương Tây tuy nhiên ở một số nước, ví dụ Việt Nam, đồ bơi nữ gắn váy ngắn để che bớt phần xương chậu khá phổ biến. Một số nền văn hóa khác yêu cầu phụ nữ phải mặc quần soóc khi bơi, đôi khi quần này che phủ hoàn toàn chân.
Đồ bơi thi đấu thì tìm cách tăng tốc độ cho người bơi hơn là khi họ để da trần. Để tăng thêm tốc độ, người bơi mặc một bộ đồ bơi che phủ gần như toàn thân, thường có những lỗ hổng không khí bằng cao su hoặc nhựa nhằm làm tan nước gần cơ thể người bơi và cung cấp thêm một lực đẩy nhỏ nhằm giúp vận động viên bơi nhanh hơn. Tuy nhiên kể từ năm 2010 các bộ đồ bơi toàn thân đã bị FINA (Liên đoàn bơi lội thế giới) cấm dùng trong thi đấu thể thao. Từ 2010, đồ bơi nam không được mặt đồ phủ trên rốn và không kéo xuống qua đầu gối, đồ bơi nữ không phủ qua cổ, không phủ hết vai và cũng không kéo xuống qua đầu gối.
Bảo vệ mắt khỏi nước chứa clo và có thể giúp tăng tầm nhìn trong nước.
Giúp người bơi tăng tính thủy động lực học và giúp tóc ít bị hư do bơi trong hồ bơi.
Nút tai để ngăn nước vào tai, vì việc này có thể gây viêm nhiễm tai.
Phao bơi và ván bơi được sử dụng dùng cho mục đích huấn luyện và rèn luyện.
CÁC HOẠT ĐỘNG TRƯỚC KHI BƠI
Trước khi xuống nước phải khởi động trên cạn thật kỹ các phần vai, cánh tay, chân và làm động tác quay cổ, tùy theo đối tượng mà có bài khởi động khác nhau. Sau khi khởi động xong xuống nước điều đầu tiên bắt buột phải làm đó là thở nước từ 30 đến 50 lần để cơ thể quen với môi trường nước. Trong quá trình tập luyện chú ý thả lỏng cơ thể, tránh trường hợp cố gắng dùng hết sức để thực hiện động tác, không nên nản lòng hay vội thực hiện động tác đốt cháy giai đoạn. không nín thở nhiều dưới nước vì làm như thế cơ thể nợ oxy rất cao sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Cần trang bị mắt kiến bơi và nón bơi đầy đủ để khỏi ảnh hưởng đến mắt và tóc. khi tập luyện xg cần thở nước nhiều trước khi lên hồ nó sẽ giúp ta lấy lại lượng oxy bị nợ trong quá trình tập.
Hãy tập thở nước để biết cách nổi. Không khí luân chuyển trong buồng phổi sẽ giúp chúng ta nổi trên mặt nước thật dễ dàng. Các Bạn đứng vịn tay vào thành hồ, hớp nhanh bằng miệng một hơi thật sâu, sau đó nín thở rồi từ từ ngụp đầu xuống nước. Sau đó thật từ từ thở ra bong bóng bằng mũi, càng chậm càng tốt. Khi đã thở ra hết hơi, lại ngoi lên và hớp hơi bằng miệng tiếp, cứ như thế trong … 10 phút
Bây giờ các Bạn hãy hớp bằng miệng 1 hơi thật sâu vào, nín thở và mạnh dạn … ùm buông hẳn toàn thân úp trên mặt nước, từ từ thở ra bằng mũi ngay dưới nước. Bạn sẽ thấy cơ thể của mình nổi bồng bềnh trên mặt nước ngay.
1. Bơi ếch
Bơi Ếch là kiểu bơi mô phỏng các động tác bơi dưới nước của con ếch, tuy không nhanh bằng kiểu bơi sải nhưng bù lại RẤT DỄ HỌC, bởi:
- Động tác đơn giản và thứ tự từng bước một
- Phối hợp động tác dễ dàng, nhịp nhàng với hơi thở
- Người tập thoải mái vì có thời gian nghỉ trong khi bơi
Trước hết cần trang bị:
- Quần áo bơi
- Phao tay (2 cái hai bên, loại thổi hơi), phao lưng (một miếng vuông vuông bằng móp, có dây cột đính sau lưng): phao tay dùng để nâng đỡ phần ngực và đầu, phao lưng dùng để nâng đỡ phần lưng và mông.
a . TẬP ĐỘNG TÁC TAY:
Trong bơi Ếch động tác tay có tác dụng nâng vai và đầu lên khỏi mặt nước để thở, do đó cần thực hiện động tác ôm nước này thật tốt
Tỳ nước: khi bắt đầu bơi, bàn tay hướng xuống, cánh tay cong ra ngoài, bàn tay cũng cong ra ngoài. Cánh tay cố hết sức duỗi dài ra phía trước từ từ
Ôm nước: cánh tay rộng hơn vai, hướng xuống dưới. Chỗ phía sau cánh tay cảm thấy áp lực cản của nước chính là điểm ôm nước. Khuỷu tay hơn cao và hướng về sau. Khi quạt nước vào trong, vừa thay đổi góc độ bàn tay, vừa tăng tốc độ quạt nước
Quạt nước vào trong: từ điểm quạt nước đến bàn tay rồi chuyển xuống hàm dưới, bàn tay đi từ ngoài vào trong, đồng thời từ từ cong phần khuỷu, giống như dùng sức quạt của một vòng tròn
Kết thúc: cánh tay kết thúc một chu kỳ động tác, bàn tay lật từ trên xuống dưới, vươn dài hai tay
Hai tay khép lại, cánh tay vươn thẳng đến trước cơ thể hình thành dòng chảy
b. TẬP ĐỘNG TÁC CHÂN:
Trong bơi Ếch động tác chân chính là động lực để tạo lực đẩy đưa cơ thể lướt ra trước
Bàn chân lật chuyển về phía sau, phía dưới rồi vào trong, chân trèo nước như quạt nửa vòng tròn. Khi kết thúc phải duỗi chân thẳng ra, 2 gót chân hoặc 2 đầu ngón chân cái phải gần chạm nhau ở tư thế kẹp chân
Sau khi đạp chân, để làm giảm áp lực nước cần nhấc 2 chân đến vị trí ngang mặt nước
c. SỰ PHỐI HỢP NHỊP NHÀNG ĐỘNG TÁC TAY-CHÂN:
Khi kết thúc động tác tay quạt nước vào trong thì cũng là lúc bắt đầu động tác chân
d .CÁCH THỞ NƯỚC TRONG BƠI ẾCH
- Khi cánh tay quạt nước xong, 2 tay quạt nước vào trong gặp nhau ở hàm dưới, nhô đầu lên khỏi mặt nước và dùng miệng HÓP thật nhanh một ngụm không khí thật sâu rồi nín thở. Tránh đừng hít vào bằng mũi vì sẽ có nguy cơ bị sặc nước ngay
- Sau khi hít vào, cánh tay duỗi ra phía trước, cúi đầu vào trong nước
- Khi bắt đầu dùng cánh tay quạt nước, từ từ thở ra bằng mũi
HÓP VÀO BẰNG MIỆNG – THỞ RA BẰNG MŨI
MỘT SỐ HÌNH ẢNH, CLIP CHỈ DẪN BƠI ẾCH
2. Kinh nghiệm bơi sải
Bơi sải là kiểu bơi phổ biến nhất hiện nay, bất kỳ lứa tuổi nào cũng đều có thể học kiểu bơi này. Bơi sải không khó nhưng bơi đúng kỹ thuật để bơi nhanh, tiết kiệm sức thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là là bài viết chia sẻ kinh nghiệm của thành viên Sherlock Lam về kỹ thuật bơi sải, mời cả nhà cùng thưởng thức nhé
Vừa rồi thấy anh chị em hỏi khá nhiều về việc bơi sải từ cách bơi, cách thở cho đến cả cách ngóc đầu thì thấy rằng có lẽ chúng ta cần ngồi lại với nhau một chút để thảo luận về vấn đề này. Mà đã thảo luận thì cần phải có 1 người đưa ra ý kiến trước, mình mạn phép dùng kinh nghiệm bơi sải lâu nay chia sẻ với các bạn:
Đã bơi thì phải đúng kỹ thuật, điều này giúp chúng ta tiết kiệm sức và bơi nhanh. Các điều cần nhớ khi bơi sải:
- Giữ người nổi ngang với mặt nước:
Để làm được điều này thì khi bơi chỉ cần nhìn thằng mặt với đáy, mắt vuông góc với đáy, nếu hồ bơi có làn bơi chìm dưới nước thì nhìn làn bơi mà bơi sẽ không bị lệch (hoặc bị lệch rất ít), nhưng các bạn thỉnh thoảng chú ý ngóc đầu nhìn xem có ai phía trước không nhé vì bơi ở hồ không phải lúc nào thế giới cũng là của riêng ta, cẩn thận kẻo va vào nhau thì nguy @_@
Nếu các bạn bơi sải mà mắt không vuông góc với đáy thì dễ khiến thân sau bị chìm sâu trong nước, cảm giác như cả khối người phía trước kéo theo một cái đuôi cá nặng nề phía sau, lúc này ắt hẳn các bạn có thể hình dung ra tốc độ bơi của mình thế nào rồi đó !
- Quạt tay:
Nếu các bạn xem clip của Michael Phelps thì sẽ thấy anh này quạt tay rất chuẩn, các ngón tay chụm lại cứ như 2 mũi tên lao đi, đâm xé gió xuống mặt nước, lúc ấy mà có con cá nào lảng vảng qua đó dễ bị xiên trúng lắm á
Khi quạt tay, bạn cố gắng giữ cho vị trí cùi chỏ cao so với mặt nước khi co tay quạt để tránh mất sức và tránh cho phần thân trước bị chìm sâu dưới nước. Ngoài ra khi bắt đầu đè nước, bạn nên hơi co cổ tay một chút thì sẽ dễ dàng "bắt nước" hơn là để cổ tay thẳng đuột.
Lưu ý: khi kéo tay ra phía sau, bạn phải kéo cho hết, đến khi chạm đùi thì mới đưa lên để phát huy hết lực và cho cơ thể thời gian lướt đi trong nước. Tránh trường hợp kéo tay nữa chừng đã đưa lên khỏi mặt nước. Đây là lỗi rất rất thường gặp trong bơi sải. Đừng quạt tay liên tục như mái chèo xuồng các bạn nhé =_= (mỏi lém đóa hix)
Khi xoay người quạt tay thì thân người cũng nghiêng một bên sang phía quạt, cả cơ thể như một mũi tên lao thẳng, xoáy vào làn nước tựa như không gì cản nổi.
Nếu bạn quạt tay đúng kiểu thì dù đang bơi có bị chuột rút thì cơ thể vẫn bơi được, giúp bạn nhanh chóng vào bờ để nghỉ ngơi. Vì vậy hãy tập quạt tay thật đúng cách nhé .
- Thở:
Lúc ngoi đầu lên thở, bạn chú ý hít nhiều không khí bằng miện và khi chìm trong nước thì thở mạnh ra bằng mũi, nếu các bạn không thở ra thì lúc ngoi đầu lên lại mất một nhịp để thở ra rồi mới hít vào, khiến cho không khí không hít đủ.
Điều lưu ý là khi thở dưới nước các bạn nên thở bằng mũi thay vì bằng miệng, như thế sẽ không bị sặc nước và khi ngoi lên thở thì phải hít bằng miệng thì mới được nhiều dưỡng khí. Tóm lại cứ nhớ là thở bằng mũi dưới nước, hít bằng miệng khi ngoi đầu là được.
- Ngoi đầu:
Đa số người thuận tay phải thì ngoi đầu bên phải (như một phản xạ tự nhiên), khi tay trái chìm dưới nước thì nghiêng người sang phải khoảng một góc 45 độ (hoặc lớn hơn) so với mặt nước, chú ý là bạn nghiêng cả người và đầu nhé nó sẽ giúp cơ thể đồng nhất giúp hạn chế lực cản nước, đừng nghiêng mỗi đầu vì như thế sẽ khiến dễ bị trẹo cổ và lại góp phần cản nước.
- Đạp chân:
Hai chân đạp lên xuống, đè vào nước để làm điểm tựa và tạo phản lực, nhưng theo kinh nghiệm của mình nếu bơi để rèn luyện sức khỏe thì các bạn không nên đạp quá mạnh và quá nhiều, sẽ khiến người mau mệt và dễ bị chuột rút, nên đạp vừa phải đủ để cơ thể bơi đi không quá chậm mà cũng không quá nhanh, chủ yếu là sức bền.
Nếu thể lực của bạn chưa tốt mà đạp chân quá mạnh thì cùng lắm bơi được khoảng 15 phút là mệt rồi, như thế sẽ khiến việc bơi lội không đạt hiệu quả tốt được.
- Trang bị:
Khi bơi, tối thiểu phải cần có một cặp kính để có thể nhìn trong nước, nhìn rõ mọi thứ xung quanh giúp bạn luôn chủ động được mọi trường hợp xảy ra.
- Bình tĩnh:
Trong quá trình bơi sẽ có nhiều trường hợp xảy ra chẳng hạn như bị sặc, chuột rút... thì điều quan trọng nhất đó là bình tĩnh. Khi bình tĩnh chúng ta chủ động đối phó trong mọi tình huống. Nếu bị chuột rút hãy nhanh chóng tìm nơi có thể bấu vào gần nhất (dây phao, bờ...) và dùng hai tay bơi đến.
Chẳng may bạn bị sặc nước trong quá trình ngoi đầu lên thở thì cứ bình tĩnh, nếu trong miệng có nước thì uống luôn, đừng ngại gì vì khi ngoi đầu lên bạn chỉ có một cơ hội đó là phun ra hoặc hít thở không khí vào. Hãy dùng cơ hội đó để tăng thêm dưỡng khí cho cơ thể thay vì phun vài giọt nước ra.
Ngoài ra còn một số lưu ý khác các bạn cần xem qua trước khi xuống hồ, thật sự nó rất hữu ích và không thừa với bất kỳ ai:
- Khởi động trước khi xuống hồ, tập làm quen với nước, bơi cự ly ngắn trước khi bơi dài hơn... tất cả đều nằm trong 9 điều cần lưu ý khi đi bơi.
3. Bơi bướm
Bơi ướm cực khó, mình khuyên chân thành là bạn nên tới hồ bơi mà học, ở đây LTCNgoc chỉ cung cấp ít tài liệu sưu tầm được để tham khảo chứ tự học thì chưa đủ.
Sau khi đã học và bơi thành thạo các kỹ thuật bơi ếch và bơi sải, Học trò cố gắng học tiếp kỹ thuật bơi bướm nhưng trong nhiều tháng liền đều thất bại, tại sao vậy ? Theo lời huấn luyện viên vì Học trò có cái bụng bự quá khổ nên thân mình không thể uốn lượn dẻo dai tạo sóng thân lướt nước được (hu.hu…)
Không thể nuốt trôi được một sự thật đau lòng như vậy. Học trò bèn lên mạng, lật sách vở tài liệu, đi ra các hồ bơi trực tiếp hỏi thăm những người đang bơi bướm nhưng vẫn có cái bụng bự bằng hoặc hơn Học trò và tìm ra được câu trả lời: Họ đã biết bơi bướm trước khi bụng bự ()
Không, nhất định Học trò phải tìm ra một cách nào đó để có thể bơi bướm
Và…rồi…tìm ra được cách rồi
Trong vòng 2 ngày, vâng, chính xác hơn là chỉ mất 2 buổi tự tập thôi, Học trò đã có thể bơi bướm “dũng mãnh nhưng điệu đàng” như một chú cá heo thật thụ trong hồ bơi 25 mét liên tục vài vòng, thậm chí có một cô nàng trẻ đẹp đâu chừng hơn 50 tuổi chút xíu còn trầm trồ khen Học trò bơi giống như “đại bàng sải cánh” nữa đó. Hi.hi…
Trong niềm vui khôn thể nào tả xiết, Học trò xin được chia sẻ với các Bạn hữu nào bụng bự nhưng vẫn muốn học kỹ thuật bơi bướm
Trước hết, Bạn đã phải biết và thật thành thạo với kỹ thuật bơi ếch và bơi sải rồi, bởi theo Học trò bơi bướm là sự kết hợp nhuần nhuyễn cả hai kỹ thuật bơi lội này. Ví dụ:
- Kỹ thuật quạt tay trong bơi bướm thật ra chính là kỹ thuật quạt tay trong bơi sải nhưng thay vì lần lượt từng tay thì trong bơi bướm các Bạn phải quạt đồng thời cả 2 tay cùng lúc
- Kỹ thuật đạp chân trong bơi bướm thật ra cũng là kỹ thuật đạp chân của bơi ếch, nhưng thay vì Bạn xòe hai gối trong bơi ếch thì ở đây Bạn phải khép gối dính lại với nhau, chỉ dùng mu bàn chân và một phần cẳng chân để lẩy nước
Thậm chí có khi là ngược lại không chừng:
- Quạt tay trong bơi bướm cũng giống như quạt tay trong bơi ếch, chỉ khác chỗ thay vì quạt tay xuống dưới nước như bơi ếch thì trong bơi bướm là quạt tay lên trên mặt nước
- Đạp chân trong bơi bướm cũng tương tự như đạp chân trong bơi sải nhưng thay vì đạp xen kẽ từng mu bàn chân một thì ở đây các Bạn sẽ phải phe phẩy cùng lúc 2 bàn chân
Điều khác biệt duy nhất của bơi bướm so với bơi ếch và bơi sải, đó chính là cần phải sử dụng đến cái bụng, tất nhiên bụng ai càng nhỏ sẽ bơi càng giống bướm hơn, còn bụng bự quá sẽ giống…đại bàng
CÁC BƯỚC TẬP LUYỆN:
1. Khởi động:
- Khởi động các khớp, đặc biệt là khớp vai và khớp cổ tay bằng động tác xoay tròn
- Khởi động các cơ, đặc biệt là cơ cánh tay và cơ cẳng chân bằng động tác co duỗi
- Khởi động hệ tim mạch và hô hấp bằng cách chạy bộ vòng quanh bờ hồ vài vòng
2. Tập thở:
- Trong bơi bướm kỹ thuật thở y chang như bơi ếch: hít vào bằng miệng thật nhanh từ phía trước mặt khi đầu nhô lên khỏi mặt nước và thở ra bằng miệng thật chậm khi đầu chìm trong nước
- Bạn sẽ phải giữ hơi thở trong nước với 2 nhịp đạp chân và 1 nhịp quạt tay, như vậy Bạn sẽ cần đến lượng không khí trong phổi gấp 2 lần so với bơi sải và bơi ếch vì những kỹ thuật bơi ấy chỉ cần 1 nhịp chân 1 nhịp tay
3. Tập chân:
Giai đoạn đầu: Bạn vẫn bơi ếch như bình thường nhưng thêm 1 nhịp chân bướm bằng cách cách “phẩy” 2 mu bàn chân một nhịp ngay sau khi khép chân ếch thay vì duỗi yên ngay sau lúc quạt tay ếch vừa xong để thả lướt
Giai đoạn sau: Bạn vẫn bơi ếch bình thường nhưng thêm 2 nhịp chân bướm, với nhịp sau Bạn hãy “phẩy” thật mạnh bằng cả 2 cẳng chân để tạo lực đẩy nâng đầu lên khỏi mặt nước chuẩn bị kỳ quạt tay ếch kế tiếp
4. Tập tay:
Bạn không cần phải bận tâm lắm về kỹ thuật quạt tay bướm mà các sách vở hay băng hình video hướng dẫn, bởi dù Bạn quạt tay như thế nào đi nữa thì chỉ cần việc Bạn nhấc cùng lúc và quạt tròn 2 tay như trong bơi sải là tự nhiên giống hệt như…bướm rồi, thiệt đó
Nếu sải tay càng vươn rộng thẳng ra 2 bên như cánh chim đại bàng thì trông Bạn sẽ càng dũng mảnh hơn
Đặc biệt Bạn có thể giữ yên 1 nhịp tay thẳng phía trước để lướt nước trong lúc đạp chân bướm nhịp 1, vừa dưỡng sức lấy hơi vừa có thể uốn lượn thân mình tạo dáng lướt nước. Lúc này đầu của Bạn càng thấp chìm sâu trong nước càng tốt, tốt nhất là đầu chìm sâu hơn so với 2 vai và 2 cánh tay đang duỗi thẳng ra trước, điều này sẽ giúp Bạn thêm dễ dàng dẻo dai uốn lượn thân mình nhấp nhô và nhất là sẽ giúp Bạn nổi vọt lên trên mặt nước một cách “oai phong” khi Bạn đạp nước nhịp 2 (cũng là lúc 2 bắt đầu quạt nước sải cánh lên mặt nước)
5. Phối hợp tay và chân:
Lúc đầu Bạn cứ từ từ thong thả quạt tay đạp chân với nhịp 1-1-2 (1 nhịp quạt tay bướm, 1 nhịp chân đạp ếch và 2 nhịp chân phẩy bướm) cho thuần thục và tự tin vài vòng hồ trước đã
Sau đó Bạn thử bỏ bớt 1 nhịp chân phẩy bướm
Cuối cùng Bạn thay thế hẳn nhịp đạp chân ếch bằng 2 cái phẩy bướm luôn là hoàn thành kỹ xong kỹ thuật bơi bướm rồi đó
Bơi bướm sẽ mệt hơn bơi sải gấp 2 lần và nhanh đuối sức hơn bơi ếch gấp 4 lần, tuy nhiên đây là một kỹ thuật bơi đẹp và hoàn hảo đến độ Bạn không thể bỏ qua được. Bạn có muốn body ngực nở eo thon và dẻo dai trong “chuyện ấy” không ? Đừng chần chờ nữa
Khái quát chung:
- Bơi Bướm được phát triển từ kiểu bơi Ếch cổ điển của thập kỷ 30. Nó trở thành kiểu bơi thứ IV được công nhận với luật quốc tế vào đầu năm 1953. Nó là kiểu bơi nhanh thứ II sau kiểu bơi Trườn sấp bởi vì hầu hết sự chuyển động cơ bắp của Bướm tương tự như kiểu trườn sấp.
- Bướm là 1 kiểu bơi hoàn mỹ. Tất cả các bộ phận của nó đều ăn khớp với nhau và tất cả đều cần thiết (không có gì là phụ). Vì vậy, hơn hẳn so với các môn khác, bơi Bướm dựa vào kỷ thuật hiệu quả. Người ta thường nói kỷ thuật bơi Bướm của 1 VĐV hoặc đúng hết hoặc sai hết. KHÔNG BAO GIỜ DÙNG bơi Bướm để trừng phạt VĐV.
- Xét về kiểu bơi tập luyện, bơi Bướm có sự chuyển đổi tích cực sang 3 kiểu còn lại. Bơi Bướm đẩy mạnh việc sử dung thành thạo tác dụng đòn bẩy và phát triển cơ bắp, chưa kể đến việc cải thiện cảm giác nước. Một khi đã nắm được nhịp điệu tự nhiên của động tác thì bơi Bướm sẽ trở thành một kiểu bơi dễ dàng, đẹp mắt và thú vị.
- Thật sự bơi Bướm không khó như mọi người tưởng, nếu như luôn luôn ghi nhớ trong đầu là sử dụng cơ thể của mình để bơi và không cho phép tay hoặc chân chi phối. Nhịp điệu và phối hợp trong bơi Bướm có tầm quan trọng sống còn và câu châm ngôn của VĐV bơi Bướm là "hông nhô cao khi bàn tay vào nước" sẽ tạo một cơ chế phối hợp đơn giản và dễ dàng để ai cũng có thể bơi Bướm đúng kỷ thuật.
-"Bơi Bướm không khó nếu biết dùng cơ thể để bơi" (Mark Schubert)
-"Sự thách thức lớn nhất khi bơi Bướm là giữ nhịp điệu đều" (Alex Baumann)
Tư thế cơ thể:
- Cách thực hiện: Bướm là kiểu bơi mang tính nhiệp điệu. Nhịp điệu đó đến từ tư thế cơ thể. Người ta còn gọi bơi Bướm là bơi bằng thân. Tư thế cơ thể trong bơi Bướm có thể tóm tắt là: "Vai xuống - hông nhô cao; vai cao - hông hạ thấp" tuy nhiên uốn sóng bao nhiêu là vừa ? Điều quan trọng là cơ thể cần được uốn tới trước để di chuyển xuyên qua một khối nước tương đối hẹp ngay ở phía dưới mặt nước sao cho cơ thể không phải lặn tới trước (uốn quá sâu) và cũng không di chuyển tới trước ở ngay mặt nước (uốn quá cạn hoặc cắt bớt sóng).
- Những lỗi thường mắc: phối hợp tay chân không đúng nên làm mất "nhịp sóng" hay làm cho sóng thân bị "giật cụt".
Động tác tay khi bơi bướm:
- Cách thực hiện: quạt tay theo hình lỗ khóa hay chữ Y.
+ Vào nước: ngay vai - lòng bàn tay hướng ra ngoài (VĐV càng có sức mạnh càng vào nước gần trục giữa).
+ Quạt ra ngoài: (tỳ nước) ấn ngực - duỗi dài từ vai để tay tách ra phía ngoài vai và hướng ngược trở lên mặt nước (tại vị trí tỳ nước, cùi chỏ được giữ cao và VĐV không nhìn thấy bàn tay vì đầu nằm dưới cánh tay) .
+ Quạt vào trong: không được bắt đầu đến khi động tác đập chân đã chuyển hướng mông đến bề mặt nước.
+ Quạt lên: càng về sau càng nhanh.
+ Vung trên không: gần như thẳng - cách khỏi mặt nước. Tuy nhiên cánh tay hơi gập khi vung qua đầu.
- Những lỗi thường mắc:
+ Không tách tay rộng hơn vai trước khi kéo (phải kéo theo hình lỗ khoá).
+ Kéo tay không tăng tốc ở đoạn cuối.
Động tác chân:
- Cách thực hiện: hai chân hoạt động chung như một chân vịt bản lớn và được phối hợp với động tác uốn sóng tự nhiên cùa cơ thể. Bắt đầu từ hông, đập lên bằng mặt sau của đầu gối (đầu gối hoàn toàn thẳng trong động tác đưa chân lên vì khi ấy hông đang nổi cao trên mặt nước) và đập xuống bằng mặt trước của đầu gối (người mới tập ít khi gập đủ chân để đập xuống). Động tác đập chân Bướm càng về sau càng mạnh, dứt khoát như vút bằng roi da với nhịp cách đều (Vút - Vút). Cả hai chân trong bơi Bướm phải đập mạnh như nhau. Kết thúc đập xuống với chân duỗi thẳng hoàn toàn (độ sâu của bàn chân khi đập xuống rất quan trọng)
- Thời điểm thực hiện động tác chân:
+ Chân I: khi tay vào nước hông cao hơn đầu và vai. Điểm quan trọng: hông phải lướt trên mặt nước trong lần đập xuống đầu tiên.
+ Chân II: khi tay quạt lên, giúp cho hông cao khi tay di chuyển trên không. Sự kết hợp của "hông cao" và "chân duỗi thẳng" làm cho cơ thể "bay xa" trên bề mặt nước.
- Những lỗi thường mắc:
+ Chân đập so le.
+ Chân chỉ đưa lên chứ không đập vút xuống.
+ Gập đầu gối để co chân lên (chứ không phải đập lên bằng mặt sau đầu gối).
+ Chỉ đập một chân trong chu kỳ tay.
+ Đâp chân không tăng tốc ở đoạn cuối (không có động tác "vút roi").
+ Vội vàng gập đầu gối nên không có tư thế bay (hông cao - chân duỗi thẳng)
Phối hợp:
chỉ cần nhớ câu "hông nhô cao khi bàn tay vào nước" là đảm bảo động tác phối hợp đúng và chính xác. Khi vào nước cố gắng đầu - thân - cánh tay vào nước như một khối thống nhất (lưng thẳng từ đầu đến cuối cột sống).
Đầu:
- Cách thực hiện: có ý nghĩa "sống còn" trong bơi Bướm. Sự phối hợp chính xác của đầu - tay - chân đảm bảo cho hông luôn luôn nhô cao trong nước. Bơi Bướm "mất hông" rất khó đạt tốc độ cao. Đầu luôn luôn thẳng hàng với thân trong suốt quá trình bơi.
+ Mặt nhìn xuống khi tay quạt ra ngoài.
+ Cằm hơi nâng lên (mắt nhìn về phía trước) khi tay quạt vào trong.
+ Cằm nhô khỏi mặt nước khi tay quạt lên (về sau - ra ngoài).
+ Đầu cuối xuống khi tay vung ngang vai để tay vào nước đổ vào nước theo trọng lực (điều này giúp hỗ trợ chuyển động sóng của cơ thể).
- Những lỗi thường mắc: khi tay vung ngang vai đầu chưa cuối xuống (đầu phải xuống trước tay).
Thở:
- Cách thực hiện: chính sức mạnh của động tác chân, chứ không phải động tác tay giúp cho bạn thở. Thở khi đang bay là yếu tố kỷ thuật quan trọng nhất của động tác, vì vậy nâng người quá cao khi thở sẽ làm mất tư thế của cơ thể. Thở phải liên kết đồng bộ với chuyển động thân. Nên thở hai chu kỳ tay một lần (một nín - một thở) để duy trì tư thế cơ thể tốt hơn (thở nhiều làm bạn bơi như "lên dốc"). Thở bằng cách đưa cằm về trước như "gân cổ cãi với ai"
- Những lỗi thường mắc: không bơi một nín - một thở (người sẽ dựng đứng và chân mau mệt)
4. Bơi ngửa
Giai đoạn 1: Tập nổi người (ngửa)
a) Mực nước thấp ngang đầu gối, ngồi xuống đáy bể, 2 tay trống ra sau lưng, hít hơi sâu vào và nín thở.. b) Từ từ chống 2 tay nâng cho người nổi lên nằm ngang mặt nước. c) Từ từ đưa 2 tay lên song song với thân người, 2 bàn chân duỗi thẳng và nổi lên mặt nước. d) Mực nước ngang bụng, móc chân vào thành bể, nằm dài trên mặt nước. e) Khi muốn đứng lên, 2 tay quạt nước ra sau, đồng thời co chân lại và đặt chân cuống đáy bể, đứng lên (dễ dàng).
Giai đoạn 2: Tập lướt nước ngửa
a) Mực nước ngang bụng, quay mặt vào thành bể hai tay nắm thành bể, co 2 chân đặt cao trên thành bể, đầu ngửa về phía sau nín thở, tập trung sức và tư tưởng. b) Buông 2 tay, ngả người ra sau, 2 chân đạp mạch vào thành bể. c) Thân người giữ thật thẳng lướt nước nhẹ nhàng (mực nước ngang tai).
Giai đoạn 3: Tập chân ngửa trên cạn
Ngồi trên thành bể, hai tay chống phía sau, tập đập chân ngửa, 2 chân luân phiên đưa xuống và hất mạnh từ dưới lên theo hình vẽ.
Giai đoạn 4: Tập chân ngửa dưới nước.
- Nằm ngửa, 2 tay nắm thành bể, hoặc chống tay xuống đáy bể (chỗ nước cạn). - Nằm ngửa, 2 tay nắm ván bơi để trên đầu, chân ngửa. - Nằm ngửa, 2 tay duỗi thẳng phía trước, đập chân ngửa. Giai đoạn
Giai đoạn 4: Tập tay ngửa trên cạn
Đứng thẳng hay nằm trên thành bể, luân phiên tập từng tay, động tác quạt tay ngửa trên cạn (một tay duỗi dọc theo thân người). - Đứng thẳng hoặc nằm trên ghế dài, 2 tay luân phiên tập động tác quạt tay ngửa trên cạn. - Đứng thẳng hoặc nằm trên ghế dài, 2 tay luân phiên quạt tay ngửa và luân phiên đá hất chân nhịp nhàng như khi bơi ngửa.
Giai đoạn 6: Tập tay ngửa duới nước
- Đứng dươic bể, mực nước ngang bể, tập động tác bơi tay ngửa (có thể tập từng tay cho quen rồi sau đó tập 2 tay). - Nằm ngửa, chân móc vào thành bể, 2 tay quạt nước (tay ngửa).
- Từng cặp 2 người (nếu có nhiều người tập), luân phiên người này giữ chân cho người kia tập bơi tay ngửa (2 chân không được nâng cao). Người hướng dẫn có thể hơi đỡ bên dưới (ngang người) cho người tập lúc ban đầu. Giai đoạn 7: Tập chân và tay ngửa, phối hợp thở (trên cạn) Đứng thẳng hoặc nằm trên ghế dài, 2 tay liên tục quạt nước xuống, bơi ngửa ăn khớp nhịp nhàng với đôi chân đá hất lên và đập xuống (như đang bơi ngửa) đồng thời thở, hít khí trời (khi tay thuận đẩy nước thì thở ra, khi tay thuận di chuyển trên không thì hít vào).
Giai đoạn 8: Tập phối hợp toàn bộ dưới nước (chân tay ngửa phối hợp).
Mực nước ngang bụng hay ngực, nằm ngửa đạp mạnh thành bể, lướt nước và kiên tri tập nhiều lần theo chiều ngang bể, tay chân ngửa phối hợp thở như đã tập trên cạn, cho đến khi thuần thục. Nếu chưa thuần thục thì phải xem xét sai chỗ nào, rút kinh nghiệm sửa chữa và cân tập lại trên cạn cho thật nhuần nhuyễn. Ghi nhớ: Bất cứ động tác nào đã tập trên cạn thật nhuần nhuyễn thì xuống nước tập bơi mới dễ dàng, nhanh chóng và đạt kết quả tốt. H.1: Tay trái sắp vào nước, tay phải kết thúc quạt nước, chân phải bắt đầu hất từ dưới lên, chân trái tiếp tục đưa xuống. H.2: Tay trái vào nước, tay phải bắt đầu cung khỏi mặt nước, chân trái đưa xuống, chân phải hất mạnh lên. H.3: Tay trái bắt đầu quạt nước, tay phải bắt đầu vung trên không, chân phải bắt đầu đưa xuống, chân trái bắt đầu hết lên. Tóm lại, để giữ thăng bằng, động tác tay và chân ngửa được luân phiên thực hiện chéo. Tay trái vào nước thi chân phải hất lên, tay phải vung trên không thi chân trái đưa xuống sâu (để chuẩn bị đá hất lên). Và ngược lại, chân phải đưa xuống nước thì tay trái vung trên không và cứ thê tiếp nối các “chu kỳ động tác” đến khi bơi được xa… (xem hình). Những điều cần ghi nhớ trong kỹ thuật bơi ngửa:
- Các ngón tay phải khép kín lại, lòng bàn tay cong như hình cái thìa. Dùng lòng bàn tay ấn mạnh khi vào nước để lướt tới (xem hình).
- Không nên gập cổ tay lại, cổ tay phải thẳng theo chiều của cánh tay ngoài.
- Hai cánh tay phải dịu dàng, mềm dẻo, thoải mái luân phiên quạt ngang (nghiêng) 2 bên như 2 mái chèo (không nên quạt thẳng đứng xuống).
- Phải giữ 2 vai không đảo và không chìm sâu xuống mặt nước khi đang bơi. (Mực nước ngang tai).
- Đầu phải nhô lên khỏi mặt nước và hơi cúi xuống cằm, gần chạm ngực để có thể nhìn được 2 bàn chân khi bơi..
- Khi hạ chân xuống phải giữ gối hơi thẳng, nhưng nhẹ nhàng uyển chuyển, khi chuẩn bị đá hất lên thì gối hơi gấp lại, nhưng cũng phải uyển chuyển mềm dẻo, dịu dàng. Tránh động tác co duỗi 2 chân như đang đạp xích lô, xe đạp hay đạp chân ếch (kiểu ngửa ếch: tay ngửa, chân ếch).
Một vài lời khuyên đối với người tập bơi ngửa:
- Cố gắng tập đếm xem bao nhiêu sải tay để bạn có thể bơi được 1 đoạn dài (khoảng cách) tương ứng. Điều này giúp bạn tránh được những va chạm.
- Cố gắng tập bơi với toàn bộ cơ thể một cách gọn gàng để lướt trên mặt nước, cố gắng giữ cho hông và chân hơi chìm hơn so với vai. Đây là cách để đảm bảo chắc chắn rằng, đầu của bạn luôn ở tư thế thoải mái trong nước. Cũng giống như việc bạn nằm ngửa trên giường và gối đầu lên một chiếc gối mỏng.
Tập nổi
Mực nước thấp ngang đầu gối, ngồi xuống đáy bể, 2 tay trống ra sau lưng, hít hơi sâu vào và nín thở..
Từ từ chống 2 tay nâng cho người nổi lên nằm ngang mặt nước.
Từ từ đưa 2 tay lên song song với thân người, 2 bàn chân duỗi thẳng và nổi lên mặt nước.
Mực nước ngang bụng, móc chân vào thành bể, nằm dài trên mặt nước.
Khi muốn đứng lên, 2 tay quạt nước ra sau, đồng thời co chân lại và đặt chân cuống đáy bể, đứng lên (dễ dàng).
Tập lướt nước ngửa.
Mực nước ngang bụng, quay mặt vào thành bể hai tay nắm thành bể, co 2 chân đặt cao trên thành bể, đầu ngửa về phía sau nín thở, tập trung sức và tư tưởng.
Buông 2 tay, ngả người ra sau, 2 chân đạp mạch vào thành bể.
Thân người giữ thật thẳng lướt nước nhẹ nhàng (mực nước ngang tai).
Tập chân
- Nằm ngửa, 2 tay nắm thành bể, hoặc chống tay xuống đáy bể (chỗ nước cạn).
- Nằm ngửa, 2 tay nắm ván bơi để trên đầu, chân ngửa.
- Nằm ngửa, 2 tay duỗi thẳng phía trước, đập chân ngửa.
Tập tay
- Đứng dươi bể, mực nước ngang bể, tập động tác bơi tay ngửa (có thể tập từng tay cho quen rồi sau đó tập 2 tay).
- Nằm ngửa, chân móc vào thành bể, 2 tay quạt nước (tay ngửa).
- Từng cặp 2 người (nếu có nhiều người tập), luân phiên người này giữ chân cho người kia tập bơi tay ngửa (2 chân không được nâng cao). Người hướng dẫn có thể hơi đỡ bên dưới (ngang người) cho người tập lúc ban đầu.
Tập phối hợp toàn bộ dưới nước
Mực nước ngang bụng hay ngực, nằm ngửa đạp mạnh thành bể, lướt nước và kiên tri tập nhiều lần theo chiều ngang bể, tay chân ngửa phối hợp thở như đã tập trên cạn, cho đến khi thuần thục. Nếu chưa thuần thục thì phải xem xét sai chỗ nào, rút kinh nghiệm sửa chữa và cân tập lại trên cạn cho thật nhuần nhuyễn.
Ghi nhớ: Bất cứ động tác nào đã tập trên cạn thật nhuần nhuyễn thì xuống nước tập bơi mới dễ dàng, nhanh chóng và đạt kết quả tốt.
- Tay trái sắp vào nước, tay phải kết thúc quạt nước, chân phải bắt đầu hất từ dưới lên, chân trái tiếp tục đưa xuống.
- Tay trái vào nước, tay phải bắt đầu cung khỏi mặt nước, chân trái đưa xuống, chân phải hất mạnh lên.
- Tay trái bắt đầu quạt nước, tay phải bắt đầu vung trên không, chân phải bắt đầu đưa xuống, chân trái bắt đầu hết lên.
Tóm lại: để giữ thăng bằng, động tác tay và chân ngửa được luân phiên thực hiện chéo. Tay trái vào nước thi chân phải hất lên, tay phải vung trên không thi chân trái đưa xuống sâu (để chuẩn bị đá hất lên). Và ngược lại, chân phải đưa xuống nước thì tay trái vung trên không và cứ thê tiếp nối các “chu kỳ động tác” đến khi bơi được xa…
Những điều cần ghi nhớ trong kỹ thuật bơi ngửa:
- Các ngón tay phải khép kín lại, lòng bàn tay cong như hình cái thìa. Dùng lòng bàn tay ấn mạnh khi vào nước để lướt tới
- Không nên gập cổ tay lại, cổ tay phải thẳng theo chiều của cánh tay ngoài.
- Hai cánh tay phải dịu dàng, mềm dẻo, thoải mái luân phiên quạt ngang (nghiêng) 2 bên như 2 mái chèo (không nên quạt thẳng đứng xuống).
- Phải giữ 2 vai không đảo và không chìm sâu xuống mặt nước khi đang bơi. (Mực nước ngang tai).
- Đầu phải nhô lên khỏi mặt nước và hơi cúi xuống cằm, gần chạm ngực để có thể nhìn được 2 bàn chân khi bơi..
- Khi hạ chân xuống phải giữ gối hơi thẳng, nhưng nhẹ nhàng uyển chuyển, khi chuẩn bị đá hất lên thì gối hơi gấp lại, nhưng cũng phải uyển chuyển mềm dẻo, dịu dàng. Tránh động tác co duỗi 2 chân như đang đạp xích lô, xe đạp hay đạp chân ếch (kiểu ngửa ếch: tay ngửa, chân ếch).
Mùa hè đến, bể bơi là một trong những nơi thu hút nhất tuy nhiên nếu không cẩn thận, bạn có thể gặp phải những vấn đề bất ổn khi đi bơi.
Những vấn đề thường gặp
- Nhiễm khuẩn tại bể bơi: Mặc dù các hồ bơi đều được khử khuẩn với flo nhưng với mật độ khách đi bơi đông như mùa hè thì khả năng nhiễm các bệnh ngoài da lẫn các chứng viêm tai là rất lớn. Các chứng bệnh này một khi đã mắc thường rất khó trị dứt hẳn và gây nhiều khó chịu cho khổ chủ. Ngoài ra, nếu lượng flo nhiều hơn mức cần thiết, một ngụm nước hồ bơi cũng có thể gây ngộ độc
- Trượt ngã: Vấn đề tưởng như chỉ gặp ở trẻ nhỏ cũng có thể xuất hiện ở người lớn nếu bạn thiếu cẩn thận, khu vực ngay sát miệng hồ bơi thường rất trơn trượt. Một khi bị ngã bạn có thể bị bong gân, thậm chí gãy xương.
Rủi ro khi đi bơi: Điều cần biết và cần tránh
- Bị vọp bẻ, chuột rút: Rất nhiều người bỏ qua bước khởi động hoặc khởi động quá sơ sài dẫn đến việc cơ thể không thích nghi kịp với sự thay đổi nhiệt độ khi bạn xuống bể bơi. Do đó, số người bị chuột rút ở các bể bơi vào mỗi mùa hè là không ít. Nếu không được cứu hộ kịp thời, bạn có thể mất mạng.
Cách phòng ngừa
- Tìm hiểu vệ sinh khu bể bơi: Trước khi quyết định chọn một bể bơi nào đó làm nơi để tập luyện hay vui chơi mùa hè, bạn cần tìm hiểu các tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh ở bể bơi đó. Ưu tiên chọn những bể thay nước thường xuyên và có đội ngủ cứu hộ lành nghề.
- Trang bị thuốc nhỏ mắt, nhỏ tai: Ngoài việc tìm hiểu về điều kiện bể bơi, bạn cũng cần đem theo kính bơi, nút bịt tai khi bơi để tránh viêm tai, đau mắt. Sau khi bơi xong bạn cũng cần vệ sinh lại cơ thể và nhỏ thuốc nhỏ mắt cũng như thuốc nhỏ tai.
- Khởi động trước khi bơi: Đây là bước quan trọng nhất nếu bạn không muốn gặp phải rủi ro lớn khi đi bơi. Nếu không rõ bài tập khởi động như thế nào là vừa đủ, bạn có thể nhờ huấn luyện viên hoặc nhân viên cứu hộ hướng dẫn. Thông thường bạn sẽ cần làm nóng từ 15-20 phút để đảm bảo tính an toàn cao nhất.
Kinh nghiệm chọn áo tắm cho chị em nổi bật
Bảo vệ tóc trong mùa hè
Bài tập cho chân thon
Quần áo đi du lịch biển trong ngày hè năng động
Cách tăng vòng 1 như ý muốn -
Những môn thể thao 'số 1' cho bà bầu
(st)