Cách chăm sóc em bé sau khi sinh mổ phát triển khỏe mạnh .Trẻ sinh mổ có nhiều đặc điểm rất khác với trẻ sinh thường vì thế để giúp bé phát triển tốt, cần chú ý một số vấn đề trong việc chăm sóc bé.
Đặc điểm trẻ sinh mổ
Nghiên cứu gần đây tại Phần Lan cho thấy, cách trẻ được sinh ra có ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ miễn dịch ở trẻ. So với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ bị thiệt thòi do hệ vi sinh đường ruột phát triển chậm hơn. Các nhà nghiên cứu tin rằng, quá trình chuyển dạ “đánh thức” hệ miễn dịch của bé.
Trẻ khi sinh ra, trong quá trình chui qua ống sinh của mẹ, đã được tiếp xúc với vi khuẩn cơ thể mẹ và qua đó kích thích sự khu trú các vi khuẩn tốt trong ruột của bé. Trẻ sinh bằng phương pháp sinh mổ, phần lớn phải cần tới 6 tháng để đạt được số lượng vi khuẩn tốt, trong khi đó trẻ sinh thường chỉ cần mất 10 ngày đã có được. Càng có nhiều vi khuẩn tốt trong ruột, hệ miễn dịch của bé càng được kích hoạt và huấn luyện sớm giúp bé mạnh khoẻ.
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lí học: Trẻ sinh mổ không phải chịu áp lực qua ống sinh của mẹ, chúng chưa được rèn luyện về xúc giác và cảm giác bản năng, dễ dẫn tới mẫn cảm về tinh thần, không tập trung chú ý, chân tay vụng về. Đó có thể là lí do vì sao trẻ sinh mổ thường dễ bị các bệnh nhiễm trùng, dị ứng hơn và khi lớn lên trẻ thường vụng về hơn so với trẻ sinh thường.
Chăm sóc trẻ sinh mổ
Cho trẻ bú sữa mẹ: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Sữa mẹ không những chứa hỗn hợp hoàn hảo các chất đạm, các vitamin và khoáng chất cho nhu cầu phát triển của trẻ. Sữa mẹ còn chứa một lượng các vi khuẩn tốt như: bifidobacteria và lactobacillii có lợi cho tăng cường bảo vệ miễn dịch cho trẻ. Những vi khuẩn này qua sữa mẹ vào cơ thể bé trực tiếp, từ đó giúp kích hoạt, bảo vệ miễn dịch sau sinh cho trẻ.
Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa các oligosaccharides và các yếu tố khác giúp tăng cường sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột ở trẻ nhỏ. Vì thế, sữa mẹ là tốt nhất cho tất cả các trẻ kể cả trẻ sinh thường và sinh mổ. Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ có thể bị thiệt thòi vì thiếu hụt các vi khuẩn có lợi này.
Cân bằng não: Ba tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ cần được bế ẵm, vỗ về, hoặc cho trẻ nằm trong nôi để rèn khả năng cân bằng tiền đình. Khi trẻ được 7, 8 tháng tuổi, cần tập cho trẻ bám, vịn và đi. Cha mẹ không nên cho trẻ tập đi sớm, khi trẻ lớn hơn có thể cho trẻ tập đi trên mặt phẳng.
Cảm giác bản năng: Trẻ sinh mổ cảm giác không được nhạy cảm, khả năng điều hoà cơ thể kém, động tác vụng về, một số trẻ còn gặp khó khăn về khả năng ngôn ngữ. Khi trẻ lớn, cha mẹ cần tập cho chúng các môn thể thao như: chơi bóng, cầu lông, nhảy dây, đá cầu…
Xúc giác: Nếu sau ba tuổi mà trẻ vẫn mút tay, cắn các đồ chơi thì có thể đó là phản ứng mẫn cảm của xúc giác do ảnh hưởng của việc sinh mổ. Cha mẹ có thể giúp trẻ tăng khả năng mẫn cảm của xúc giác bằng các cách sau:
- Cho trẻ chơi với cát, nghịch nước, nhảy bậc để tăng khả năng mẫn cảm của xúc giác.
- Sau khi tắm cho trẻ, cha mẹ dùng khăn khô cuốn quanh cơ thể trẻ cũng có tác dụng kích thích xúc giác ở trẻ.
- Cha mẹ nên khuyến khích trẻ thường xuyên chơi các trò chơi có sự tiếp xúc với các bạn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có 3,6 triệu trẻ sinh ngạt, 900.000 trẻ tử vong và những trẻ sống sót thì để lại di chứng não. Việc chuyển viện cho các trẻ ngạt rất khó khăn, vì trẻ thường sẽ chết hoặc diễn tiến nặng trước khi đến được bệnh viện.
Ở các nước Đông Nam Á, 25-30% trẻ sơ sinh nhẹ cân, tức cân nặng lúc sinh dưới 2.500g. Trong 10 trẻ sơ sinh chết, có 7-8 trẻ nhẹ cân. Nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng huyết, sinh ngạt, hạ thân nhiệt, nuôi ăn không đủ. Hầu hết tử vong sơ sinh có thể tránh được bằng cách chăm sóc tốt trong thời kỳ sơ sinh, vệ sinh sạch sẽ trong lúc sinh và điều trị hiệu quả các biến chứng như hồi sức tại phòng sinh, phát hiện và điều trị nhiễm trùng... Các can thiệp khác như giữ ấm trẻ, cho trẻ bú sữa mẹ… cũng có tác dụng phòng ngừa quan trọng.
Các can thiệp chăm sóc trẻ sơ sinh cần thiết bao gồm:
1. Sinh sạch, chăm sóc rốn để phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh.
a. Sinh sạch: Bàn tay của người hộ sinh, vùng tầng sinh môn của sản phụ phải được rửa bằng nước sạch và xà phòng.
Bàn sinh phải sạch.
Dụng cụ sinh, gạc, chỉ phải vô trùng và chỉ dùng một lần.
b. Săn sóc rốn: Rốn là cửa ngõ chính để vi trùng xâm nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh và gây nhiễm trùng sau sinh. Cần chăm sóc rốn mỗi ngày, nhất là khi rốn đã bị nhiễm trùng.
Nên tháo bỏ kẹp rốn khi rốn đã khô teo.
Không nên băng kín rốn.
Nếu rốn rỉ dịch kéo dài sau khi rụng rốn, phải lưu ý xem có nhiễm trùng rốn không và chồi rốn như thế nào.
Dung dịch dùng sát trùng rốn là cồn 70 độ.
2. Hồi sức sơ sinh tại phòng sinh
Các hồi sức cơ bản như giữ ấm, thông đường thở, giúp thở bằng bóng và mặt nạ có hiệu quả sẽ cứu sống được hơn 3/4 trẻ sơ sinh bị ngạt.
Các bước hồi sức sơ sinh phải được làm ngay trong phút đầu sau sinh nếu thấy trẻ sơ sinh không khóc, không thở hoặc thở nấc trong vòng 30 giây sau sinh.
3. Phòng ngừa và điều trị hạ thân nhiệt
Thân nhiệt bình thường của trẻ sơ sinh từ 36,5 đến 37,5oC. Tuy nhiên, nguy cơ hạ thân nhiệt sơ sinh có thể xảy ra ở tất cả các vùng khí hậu.
Dấu hiệu sớm của hạ thân nhiệt là bàn chân của trẻ lạnh, tím.
Mỗi trẻ sơ sinh hạ thân nhiệt nên được đánh giá về tình trạng nhiễm trùng, vì hạ thân nhiệt có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng.
Phòng ngừa hạ thân nhiệt bằng cách nên đo thân nhiệt thường xuyên và đều đặn cho những trẻ nhẹ cân hay trẻ bị bệnh.
Đảm bảo dây chuyền giữ ấm, bao gồm:
Phòng sinh ấm (>25oC).
Lau khô trẻ ngay sau sinh.
Tiếp xúc mẹ - con da qua da.
Cho trẻ bú mẹ sớm.
Hoãn tắm trẻ sớm, tốt nhất là tắm trẻ vào ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 sau sinh.
Cho trẻ mặc quần áo ấm.
Giữ ấm khi di chuyển và khi hồi sức, vì trẻ sinh ngạt không thể sinh nhiệt hiệu quả.
4. Nuôi con bằng sữa mẹ sớm và hoàn toàn
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, chứa nhiều kháng thể giúp cơ thể trẻ chống lại sự nhiễm trùng.
Cữ bú đầu nên thực hiện sớm, trong vòng 1 giờ sau sinh, cho trẻ bú theo nhu cầu, không cho trẻ sơ sinh dùng các thức uống khác.
Cần hỗ trợ tâm lý cho bà mẹ, hướng dẫn bà mẹ tư thế cho trẻ bú đúng.
5. Phát hiện dấu hiệu bệnh và điều trị trẻ sơ sinh bệnh
Các dấu hiệu nguy hiểm gồm: Bú kém, thở nhanh, co kéo, lừ đừ, ói ọc, tiêu chảy, chướng bụng, co giật vàng da trong hai ngày đầu sau sinh.
Chăm sóc trẻ sinh non, nhẹ cân: Giữ ấm và bú mẹ là hai yếu tố quan trọng nhất trong việc chăm sóc. Nguồn hơi nóng tốt nhất là cơ thể mẹ và thực phẩm tốt nhất là sữa mẹ. Hãy để trẻ tiếp xúc da qua da với mẹ thì trẻ sẽ được cung cấp hơi ấm cần thiết và nên cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên.
Trẻ càng sinh non thì càng có nhiều vấn đề khó khăn như về nuôi ăn do trẻ bú yếu, về vấn đề hô hấp do phổi còn non, vàng da nặng do gan chưa trưởng thành và xuất huyết não do não chưa trưởng thành.
Chăm sóc mắt: Trẻ có thể bị viêm kết mạc sơ sinh do mẹ bị nhiễm trùng âm đạo trước sinh. Tỷ lệ bà mẹ truyền lậu cầu sang con là 30-50%. Viêm kết mạc có thể phòng ngừa bằng cách dùng dung dịch nitrat bạc 1% nhỏ mắt trong vòng 1 giờ sau sinh.
Phát hiện dị tật bẩm sinh: Thường xảy ra ở 3-4% trẻ sinh ra đời. Khiếm khuyết ống thần kinh và thiểu năng tuyến giáp bẩm sinh là khiếm khuyết thường gặp ở các nước đang phát triển hơn là các nước tiên tiến. Có thể phòng ngừa bằng cách cho mẹ dùng thêm acid folic và iốt trước khi có thai và trong suốt thời gian mang thai.
6. Tiêm chủng: Nên chích ngừa BCG sớm, ngay sau sinh. Từ năm 1997, vacxin viêm gan B đã được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia của các nước.
CÁCH CHĂM SÓC MẸ SAU KHI SINH MỔ
Sinh mổ hiện nay là biện pháp được nhiều chị em lựa chọn. Nhưng sau khi sinh mổ các chị em cần chú ý chăm sóc sức khỏe của mình
Sinh mổ ngày nay được rất nhiều mẹ bầu lựa chọn do sinh mổ có tính thẩm mỹ và đỡ đau hơn nhiều so với sinh thường. Dù vậy, đẻ thường đã phải giữ gìn rất kỹ, sinh mổ càng phải cẩn thận hơn, việc chăm sóc sản phụ sau sinh mổ cần được chú trọng bởi người mẹ sinh mổ sẽ gặp nhiều bất lợi trong việc phục hồi sức khỏe hơn mẹ sinh thường.
Tuy không phải là ca phẫu thuật quá phức tạp, thông thường khoảng 7 ngày là có thể cắt chỉ, 9-10 ngày sau có thể xuất viện, nhưng chị em phụ nữ sinh mổ vẫn cần chú ý những điều sau để nhanh chóng phục hồi tốt nhất tránh những biến chứng xảy ra không chỉ khiến chị em đau đớn, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến em bé đang thời trứng nước.
6 tiếng sau khi mổ
- Nằm nghiêng, không dùng gối
Nằm nghiêng là tư thế phù hợp nhất với những mẹ sinh mổ. Tuy nhiên, trong vòng 6 giờ đầu sau mổ, chị em đừng nên dùng gối đầu. Lúc này tác dụng của thuốc mê không còn nữa, vết mổ bắt đầu đau. Nếu nằm ngửa, sẽ cảm thấy đau đớn hơn tử cung co thắt. Vì vậy sau khi về đến phòng hậu phẫu, chị em nên nằm nghiêng đầu sang một bên, thẳng người và không dùng gối để tránh đau đầu.
Ngoài ra nằm nghiêng đầu sang một bên cũng có tác dụng để tránh nôn. Các y bác sỹ sẽ giúp các mẹ cố định túi thông tiểu ở vị trí thích hợp và lót giấy vệ sinh dưới mông, định kỳ thăm khám tử cung để xem xét sự co tử cung và tình trạng xuất huyết âm đạo.
- Không nên ăn
Không nên ăn trong vòng 6 tiếng sau khi mổ. Nguyên nhân là do sau khi mổ ruột bị kích thích nên chức năng của đường ruột bị hạn chế, trong khoang ruột có nhiều khí tích tụ, vì thế sau khi mổ thường có cảm giác đầy bụng. Để giảm bớt khí trong ruột, tạm thời chưa nên ăn uống gì để khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống.
- Nghỉ ngơi, cho con bú sớm
Sau khi phẫu thuật, chị em nên nghỉ ngơi, nhưng không nên ngủ nhiều vì nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung. Mẹ cần khởi động chân tay nhẹ nhàng để lấy lại cảm giác. Ngồi dậy nhẹ nhàng để tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày, điều tiết khí sớm, tránh trường hợp bị dính ruột, tắc mạch máu. Nên cho con bú sữa sớm, không nên để sữa chảy, vú căng.
Vài ngày sau khi mổ
- Nằm nghiêng, dùng gối kê sau lưng
Lúc này có thể nằm thẳng và dùng gối, tuy nhiên vẫn nên nằm nghiêng đầu sang một bên, có thể có gối kê sau lưng (tốt hơn nữa khi kết hợp túi muối nóng) hoặc dùng chăn để đệm ở sau lưng làm sao cho thân người tạo với giường một góc 20-30 độ, mục đích của việc làm này là giảm va chạm đến vết mổ và giảm đau khi dịch chuyển cơ thể, giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn.
- Ăn đồ mềm, lỏng
Sau khi sinh mổ, sự hoạt động của ruột giảm, dạ dày bị ức chế, do đó, sau khi phẫu thuật mà ăn nhiều sẽ tiêu hóa khó khăn, tích tụ lâu dễ dẫn tới táo bón và tăng thêm khí trong ruột khiến bụng bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe.
Sau khoảng thời gian trên, các mẹ có thể ăn nhẹ những đồ mềm, lỏng. Canh củ cải được cho là món hợp lý để giúp giải phóng bớt khí trong đường ruột, tăng nhu động. Không nên dùng nhiều chất đường – bột hay các sản phẩm từ đậu tương vì chúng dễ gây đầy hơi. Cũng không nên ăn cá vì nó không có lợi cho sự đông máu sau mổ, khiến vết thương lâu lành.
- Kịp thời đi vệ sinh
Sau khi mổ do bị đau nên bụng không thể dùng sức, việc đi tiểu tiện đại tiện không thể được bài tiết kịp thời dễ gây sỏi thận hoặc táo bón. Lúc này cần theo thói quen thông thường, tạo thành thói quen đi tiểu tiện, đại tiện kịp thời
Tình trạng táo bón, đầy hơi thường vẫn tồn tại sau mổ 3 – 5 ngày do ảnh hưởng của thuốc tê, vì thế mẹ nên uống nhiều nước để nhanh chóng đào thải chúng. Đừng uống nước lạnh. Sau khi phẫu thuật, nếu không thể bài tiết đại, tiểu tiện kịp thời thì dễ tạo thành nước tiểu bị lưu lại, và đại tiện bị vón, táo bón.
- Tập vận động nhẹ nhàng
Dĩ nhiên cần nghỉ ngơi sau ca mổ đẻ, nhưng đừng nằm bất động quá lâu kẻo sản dịch sẽ bị ứ lại trong tử cung, không thoát ra được, rất nguy hiểm. Vì vậy sau 1 ngày, các mẹ nên tập cử động chân tay rồi ngồi dậy, xuống giường tập đi. Sự vận động này còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp vết thương mau lành, tăng cường nhu động ruột, giúp nhanh thoát khí, tránh nguy cơ dính ruột và tắc mạch máu.
Lúc này cũng phải đặc biệt chú ý đến việc giữ ấm cơ thể và sự thông suốt của các đường ống dẫn trong cơ thể; thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, thay giấy vệ sinh, thi thoảng thay đổi tư thế nằm, lật người, vận động chân tay.
- Chăm sóc vết mổ cẩn thận
Không tự ý bôi thuốc gì lên đó, không thảo bỏ hết găng gạc nhưng cũng đừng băng quá chặt vết mổ, vì tất cả những điều này đều có thể gây viêm nhiễm hoặc làm tăng tổn thương. Chị em cũng phải giữ gìn tối đa để tránh bị cảm mạo, cảm cúm, vì khi đó sức đề kháng sẽ giảm và nguy cơ viêm nhiễm sẽ tăng lên.
-Nhờ mọi người trong gia đình giúp đỡ.
Thường sau khi sinh mổ từ 5-7 ngày các mẹ sẽ được xuất viện. Sau khi ra viện, cần có người giúp đỡ để làm việc nhà và chăm sóc em bé. Tốt nhất là bố bé có thể nghỉ phép hoặc cả gia đình (ông bà nội ngoại…) cùng hỗ trợ, giúp sức.
1 tuần sau khi mổ
- Uống nhiều nước
3-5 ngày sau khi mổ cơ thể người mẹ vẫn còn suy nhược. Vết mổ vẫn còn đau, những người mẹ trẻ sẽ bị táo bón và có cảm giác đầy hơi, đó là do ảnh hưởng của thuốc tê, vì thế uống thật nhiều nước là điều cần thiết. Tốt nhất là nên uống trà nóng hoặc nước có nhiệt độ không thấp hơn nhiệt độ phòng.
- Ăn uống nhẹ nhàng
Sau khi các mẹ đã đào thải được khí ra ngoài cơ thể có thể ăn uống bắt đầu từ những loại thức ăn lỏng đến sền sệt, nên chọn loại thức ăn có nhiều dinh dưỡng mà lại dễ tiêu hoá như canh trứng gà, cháo nhuyễn, mỳ... sau đó tuỳ theo thể chất của sản phụ để dần dần khôi phục lại chế độ ăn như bình thường. Lúc này không cần vội phải sử dụng những loại canh để giúp tiết sữa như canh gà hay canh thịt.
- Kiêng lạnh
Sau khi sinh, thận khí bị suy nhược nên sản phụ dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, không được đụng tới nước lạnh, không tắm nước lạnh, giặt quần áo hoặc uống đá lạnh. Tuy nhiên, nếu không đụng cả đến nước nóng, suốt tháng không lau mình như một số người thì lại không tốt. Cơ thể lâu không tắm rửa sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho mẹ và lây sang con (như viêm miệng, tưa lưỡi, tiêu chảy)...
1 tháng sau khi mổ
- Kiêng "chuyện ấy"
chị em nên kiêng sinh hoạt tình dục trong 4-5 tuần cho tử cung phục hồi. Nên tránh xúc động mạnh, ảnh hưởng đến tinh thần vì các stress có thể gây nguy hại cho sức khoẻ và gây thiếu sữa.
- Không ăn no, ăn tanh
Sau khi mổ đẻ, ruột bị kích thích, dạ dày bị ức chế, sự hoạt động của ruột giảm. Do đó, việc ăn nhiều sẽ khiến tiêu hoá khó khăn, tích tụ lâu, dẫn tới táo bón và tăng thêm khi trong ruột, khiến bạn bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khoẻ.
Mẹ nên tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay. Không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu không lành.
- Không làm việc sớm
Sau một tháng có thể hoạt động bình thường nhưng các mẹ nên tránh các hoạt động nặng. Người mẹ sau mổ đẻ cần hết sức giữ gìn để khôi phục sức khoẻ và vết thương chóng khỏi, không nên làm các việc lặt vặt trong gia đình sớm.
Mẹ cũng đừng mang vật gì nặng quá trọng lượng của em bé. Đừng lên xuống cầu thang quá nhiều, cũng không tự lái xe, vì việc xử lý những tình huống bất ngờ gặp phải trên đường có thể gây những chấn động mạnh lên vết mổ.
2 tháng sau khi mổ
- Không nên vác nặng
Không nên mang vác vật nặng hơn trọng lượng của em bé. Lúc này sản phụ có thể lên xuống cầu thang, tuy nhiên chỉ nên lên xuống 1 tầng là đủ, và lúc mới đầu nên tập nhẹ nhàng với lượng vận động ít.
- Rèn luyện cơ thể
Có thể bắt đầu luyện tập cơ chậu, đây là bài tập rất đơn giản mà hiệu quả lại cao: sản phụ thử tập co cơ âm đạo, đếm đến 10 rồi thả lỏng và tiếp tục lặp lại.
- Tránh vận động mạnh
Trong vòng 2 tháng, người sinh mổ nên tránh vận động mạnh để không ảnh hưởng đến vết thương, bởi sau sinh, các khớp giãn, cơ còn yếu, nhất là cơ vùng bụng vốn bị giãn rất nhiều. Hãy để người nhà giúp đỡ các việc gia đình, đừng cố tự làm nếu muốn nhanh bình phục
Ngày nay sinh mổ được khá nhiều mẹ bầu lựa chọn do hạn chế được biến chứng khi sinh nở, mang tính thẩm mỹ và đỡ đau hơn so với sinh thường. Dù vậy, đẻ thường đã phải giữ gìn rất kỹ, sinh mổ càng phải cẩn thận hơn đặc biệt là việc chăm sóc vết mổ sau sinh.
Tuy không phải là ca phẫu thuật quá phức tạp, thông thường khoảng 5-6 ngày sau có thể xuất viện và 7-9 ngày là có thể cắt chỉ nhưng chị em vẫn cần tham khảo những kiến thức cần thiết về việc chăm sóc vết mổ để tránh tình trạng vết mổ bị nhiễm trùng hoặc đau nhức về sau. Những gợi ý về việc chăm sóc vết mổ đẻ dưới đây hy vọng sẽ giúp các mẹ có đầy đủ kiến thức trong hành trang đẻ mổ đón con yêu chào đời.
Di chứng từ vết mổ đẻ
Bạn đừng nghĩ rằng sinh mổ là an toàn tuyệt đối nhé. Sinh mổ cũng sẽ gây áp lực rất lớn cho bạn đấy vì cứ thử nghĩ xem, chỉ cần một vết thương nhỏ ở ngón tay thôi đã thấy đau rồi, huống chi đây là cả một vết rạch lớn ở phần bụng. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị tâm lý thật bình tĩnh. Bạn cũng cần biết rằng, sinh mổ cũng không khác gì sinh thường, sau sinh chị em sẽ thấy xuất hiện sản dịch, đau do co bóp tử cung, chảy máu, đau đớn và mệt mỏi.
Ngày nay sinh mổ được khá nhiều mẹ bầu lựa chọn. (ảnh minh họa)
Ngoài ra, bạn sẽ có cảm giác đau đớn vô cùng từ vết mổ, có lẽ còn đau hơn những cơn đau đẻ và vết rạch ở tầng sinh môn khi sinh thường. Tuy nhiên, những cơn đau này chỉ kéo dài trong khoảng 4-5 ngày. Dù cho vết mổ có bớt đau thì cảm giác khó chịu, ngứa ngáy sẽ luôn đeo đẳng bạn trong những tháng sau đó.
Trong thời gian vết mổ được phục hồi, bạn cần chú ý đến các hoạt động như cúi xuống hoặc đứng lên ngồi xuống. Hầu hết các mẹ đều sẽ bị ngứa ghê gớm trong thời gian vết mổ liền da. Ngoài ra, tình trạng táo bón ở bà đẻ cũng khiến vết mổ thêm đau nhức. Bạn hãy chuẩn bị tinh thần đối mặt với những vấn đề trên nhé!
Chăm sóc vết mổ thế nào?
Tuần đầu sau sinh
Sau khi sinh mổ, bạn cần được bác sĩ chuyên khoa chăm sóc với các loại thuốc giảm đau và sát trùng để được an toàn tuyệt đối. Chị em hãy yên tâm vì những loại thuốc này sẽ không ảnh hưởng đến nguồn sữa non nên hãy tranh thủ cho con bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt nhé. Trong trường hợp bạn cảm thấy vết mổ quá đau, hãy nói với bác sĩ để được sử dụng những loại thuốc giảm đau an toàn cho sản phụ.
Ngoài ra, bạn cũng cần được thay băng và sát trùng hàng ngày để tránh tình trạng vết mổ bị nhiễm trùng.
Về chế độ ăn uống: Sau sinh mổ, chị em cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Chỉ nên uống nước lọc và ăn cháo loãng cho đến khi bạn đánh hơi được mới bắt đầu ăn thêm các thực phẩm khác.
Về vấn đề đi lại và nghỉ ngơi: Sau sinh, chị em nên dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi. Bạn nên nằm nghiêng sang một bên để tránh bị đau do tử cung co thắt và tránh bị nôn. Khi đã cảm thấy đỡ đau và thoải mái hơn (khoảng 18 giờ sau sinh) chị em nên ngồi dậy và tập đi để thông huyết và tránh tình trạng bị dính ruột.
Sau khi sinh mổ, bạn cần được bác sĩ chuyên khoa chăm sóc. (ảnh minh họa)
Một tuần sau sinh
Chăm sóc vết sẹo: Lúc này hầu hết chị em đã được cắt chỉ. Hãy làm theo những hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc vết mổ được an toàn. Thời gian này, chị em cũng nên dùng khăn bông ấm để chườm vết mổ hàng ngày để tránh bị ngứa và đau khi thời tiết chuyển mùa.
Nếu vết mổ bị ngứa, chị em đừng nên gãi mà hãy lấy bông thấm nước ôxy già, lau đi lau lại vết mổ sẽ đỡ ngứa. Trong trường hợp vết mổ căng tức, tiết dịch, mọc lông, khi nhổ 1 sợi lông ra thấy kèm theo mủ ở chân lông thì bạn đã bị nhiễm trùng vết mổ. Lúc này bạn cần đến bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
Về chế độ ăn uống: Sau khi các mẹ đã đào thải được khí ra ngoài cơ thể có thể ăn uống bắt đầu từ những loại thức ăn lỏng đến sền sệt, nên chọn loại thức ăn có nhiều dinh dưỡng mà lại dễ tiêu hoá như canh trứng gà, cháo nhuyễn, rau xanh... sau đó tuỳ theo thể chất của sản phụ để dần dần khôi phục lại chế độ ăn như bình thường. Chị em cũng cần uống nhiều nước để tránh tình trạng táo bón sau sinh.
Về vấn đề đi lại: Trong vòng 2 tháng, chị em sinh mổ nên tránh vận động mạnh để không ảnh hưởng đến vết thương, bởi sau sinh, các khớp giãn, cơ còn yếu, nhất là cơ vùng bụng vốn bị giãn rất nhiều. Hãy để người nhà giúp đỡ các việc gia đình, đừng cố tự làm nếu bạn muốn nhanh bình phục.
Ảnh minh họa.
Bé cần được tắm mỗi ngày
Theo quan niệm truyền thống về chăm sóc mẹ và bé sau sinh cho rằng, bé cần phải được tắm hàng ngày thì mới ngủ ngon và... nhanh lớn. Nhưng sự thật là nếu lạm dụng việc tắm thì vô tình cha mẹ đã làm mất đi độ ẩm nhất định của làn da bé, khiến da bé bị khô và dễ bị kích thích.
Không những thế, khi đặt bé trong một chậu nước tắm đầy bọt xà phòng từ sữa tắm còn có thể khiến bé gái bị viêm đường tiết niệu.
Vì vậy các mẹ chỉ cần vệ sinh hàng ngày cho bé ở những nơi dễ bẩn như vùng quấn tã, nách và những vùng da có nếp gấp khác. Còn với việc tắm, 2-3 lần/ tuần là quá đủ với bé.
Đối với mẹ
Chỉ được ăn những thứ lành bụng
Ông bà ta vẫn cho rằng, gái đẻ chỉ nên ăn những thứ lành bụng như thịt nạc kho nghệ, thịt gà kho gừng, và canh rau ngót... và kiêng rất nhiều thứ như:
Không nên ăn canh hay uống nhiều nước vì sợ sau này sẽ đi tiểu rắt. Quan niệm này hoàn toàn phi khoa học vì sau sinh cơ thể mẹ cần rất nhiều nước để sản xuất sữa. Vì vậy mỗi ngày người mẹ đang cho con bú cần uống tối thiếu 2,5 lít nước.
Cũng tương tự với lý do sợ đi tiểu rắt nên các bà mẹ sau sinh phải kiếng các loại rau họ cải như cải thảo, cải ngọt, cải bắp... Trên thực tế nếu bỏ qua những loại rau này thì thật uổng phí vì nó cung cấp một lượng chất xơ cần thiết để bà đẻ tránh táo bón sau sinh.
Không nên ăn tanh, kiêng hải sản và tôm, cua, cá. Đây là một trong những quan niệm hết sức sai lầm vì những thức ăn giàu dưỡng chất này rất cần thiết cho sản phụ tiết sữa, không nên tránh ăn.
Ảnh minh họa.
Sau sinh phải kiêng tắm gội
Theo quan niệm truyền thống sản phụ phải kiêng tắm gội ít nhất một tháng, thậm chí có nơi còn khuyên nên kiêng đúng 3 tháng 10 ngày.
Trên thực tế khi không được tắm sớm, cơ thể mẹ sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển và thậm chí còn lây sang con. Với những mẹ bầu đẻ mổ thì không tốn nhiều mồ hôi và công sức, còn riêng với những mẹ bầu đẻ thường thì quá trình chuyển dạ sẽ khiến cơ thể đổ mồ hôi như tắm. Nếu sau sinh sản phụ không được tắm gội sạch sẽ thì cơ thể sẽ phát sinh rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi mẹ phải tiếp xúc với con hàng ngày vì yêu cầu chăm con.
Không làm "chuyện ấy" đúng 6 tháng sau sinh
Quan niệm truyền thống về chăm sóc mẹ và bé sau sinh cho rằng, phải đúng nửa năm sau khi vượt cạn thì cơ thể người phụ nữ mới phục hồi hoàn toàn và lúc này mới có thể quan hệ tình dục.
Nhưng y học hiện đại lại cho rằng chỉ cần cơ thể phục hồi và sản dịch hết là người phụ nữ có thể quan hệ tình dục trở lại.Tuy nhiên cần lưu ý đến vấn đề tránh thai sau sinh.
Ngủ và thức ở trẻ sơ sinh
Bệnh về da ở trẻ
Bé bị cảm lạnh -
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông
Bé bị viêm da cơ địa -
Chữa bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em
Chăm sóc bé khi bị sốt như thế nào đúng nhất -
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa
(ST)