Vết bầm là do chảy máu dưới da và tích tụ dịch trong các mô. Tuỳ theo dạng chấn thương bên ngoài hay chấn thương bên trong mà vết bầm có thể biến dạng theo mức độ gây go và nghiêm trọng. khi vết bầm xảy ra do chấn thương nhẹ thì ít gây lo lắng vì các mô bị chấn thương sẽ khỏi hoàn toàn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, sau tai nạn nặng thì các vết bầm là dấu hiệu của chấn thương nghiêm trọng.
Những nguyên nhân phổ biến
- Té ngã
- Cú đấm mạnh.
- Phẫu thuật.
- Sinh con.
Các triệu chứng thường gặp
- Da đổi sang màu tía nhạt dần sang màu vang,
- Sưng.
- Đau.
Các triệu chứng cần quan tâm.
Phải đi khám ngay nếu có những dấu hiệu tiến triển sau tai nạn sau đây:
- Ngủ mê man, buồn nôn và/hoặc nói lắp, nhất là sau khi bị ngã nặng và chấn thương đầu.
- Chóng mặt sau tai nạn
- Chấn thương mắt.
- Nghi ngờ có vết bầm bên trong.
- Những vết bầm lâu khỏi hoặc những vết bầm xảy dễ dàng và thường xuyên.
Cách điều trị chính thức
Đối với những vết bầm do chấn thương nhẹ, nên đắp gạc lạnh lên vết bầm để giảm đau và sưng (đắp lên cho da không bị trầy xước).
Cách điều trị bổ sung
Nhằm giúp các vết bầm lâu khỏi, kích thích trạng thái hấp thu máu từ các mô bị tổn thương. Bất cứ phương pháp nào sau đây cũng giúp chữa khỏi các vết bầm nhẹ trong thời gian ngắn nhất.
Liệu pháp dầu thơm
Pha tinh dầu oải hương hoặc kinh giới với nước ngâm một miếng gạc vào dung dịch này rồi đắp lên vùng bị bầm sẽ giúp giảm đau và mau khỏi.
Liệu pháp vi lượng đồng căn
Cây kim sa: Dùng để trị vết bầm do tai nạn. Nó không chỉ làm tan máu ở vết bầm mà còn giúp giải toả cơn sốc và tổn thương tâm lý luôn hiện diện ngay cả khi tai nạn nhẹ.
Bellis perennis: Cây kinh sa, loại thuốc này chỉ trị những vết bầm kéo dài ở các mô sâu như khi bị đấm mạnh vào ngực hoặc những vết bầm sau khi phẫu thuật.
Ledum: Để trị những vết bầm có cảm giác tê và lạnh ở ngoài da, làm dịu bằng cách rửa và đắp gạc mát, thích hợp nhất là vết bầm đen ở mắt bị sưng và rất nhạy cảm.
Cây se, cây bó gẫy xương cây B12 (họ vòi voi): Điều trị vết bầm, sưng và đau ở vùng da mỏng (như tổn thương vùng hốc mắt do vật nhọn). Thuốc này được chỉ định dùng sau khi các triệu chứng mềm và đau lúc đầu đã được làm dịu bằng cồn thuốc kim sa nhưng chư trị khỏi hẳn.
Thảo dược phương Tây
- Dùng thuốc kim sa đắp lên vùng bị bầm dưới dạng cồn thuốc pha loãng, kem hoặc cho vào lòng bàn tay rồi massage nhẹ để giảm sưng và đau.
Thận trọng: không dùng thuốc kim sa trên những vùng da bị trầy xước vì sẽ làm vết thương bị viêm.
- Thoa chất nước chiết từ vỏ cây khỉ để giảm đau ở vùng da bị bầm.
Thận trọng: Cẩn thận nếu da bạn nhạy cảm vì đây là chất làm se da tương đối mạnh.
Phương thuốc hoa của bác sĩ Bach
Thoa kem “phương thuốc giải cứu” lên chỗ bầm có thể giảm đau trên bề mặt và chữa lành các mô bị tổn thương.