Cách làm hết mụn đầu đen ở mũi đơn giản mà hiệu quả.Với nước chanh, lòng trắng trứng tỏi, rau diếp cá... bạn đã có một sản phẩm giúp loại bỏ hết những chấm đen đáng ghét.
NGUYÊN NHÂN GÂY MỤN ĐẦU ĐEN
. Mụn do đâu mà ra?
Mụn là kết quả của nhiều yếu tố tác động lẫn nhau gây nên. Theo nhiều nghiên cứu thì mụn chịu tác động của hai yếu tố chính: nội tiết tố (hormone) và các vi khuẩn sống ở nang lông (vi khuẩn P. ance).
Bình thường, vi khuẩn P. ance không gây hại. Tuy nhiên, khi có quá nhiều chất nhờn và lỗ chân lông bị bít kín sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn này sinh sôi nảy nở, gây viêm nhiễm dẫn đến hình thành mụn mủ và nặng hơn là mụn bọc.
Vào tuổi dậy thì, các hormone sinh dục tăng cao khiến tuyến bã (tuyến nhờn) hoạt động mạnh. Khi có nhiều bã nhờn được tiết ra, miệng tuyến bã có thể bị tắc nghẽn dẫn đến hình thành mụn. Không chỉ ở tuổi dậy thì mà trước chu kì kinh nguyệt, lượng hormone bị xáo trộn nên chị em cũng dễ bị mụn. Ngoài ra, một vài năm trước mãn kinh, một số chị ở tuổi tứ tuần, ngũ tuần có thể bị mụn lại do lượng hormone thay đổi bất thường.
Hình dưới minh họa quá trình hình thành mụn từ khi xuất hiện vi nhân mụn (chất nhờn bị tắc nghẽn) -> chuyển qua giai đoạn mụn đầu đen (nhân trứng cá bị ôxy hóa) -> mụn mủ (nhân trứng cá bị viêm) -> mụn bọc (viêm nặng và ăn sâu dưới da).
Mụn được chia là 2 nhóm: Mụn không viêm và mụn viêm.
Mụn không viêm gồm có mụn đầu trắng & mụn đầu đen (gọi chung là mụn trứng cá hoặc nhân trứng cá - là những túi nang lông chứa đầy chất bã nhờn). Mụn viêm gồm có mụn mủ & mụn bọc.
Chất nhờn dư thừa tại lỗ chân lông nếu bị tắc nghẽn sẽ hình thành nên nhân trứng cá. Việc xuất hiện các loại mụn khác nhau là do những gì xảy ra với nhân trứng cá.
Mụn đầu trắng: Là nhân trứng cá nằm trong lỗ chân lông kín miệng (còn gọi là mụn kín).
Mụn đầu đen: Mụn đầu đen là nhân trứng cá nằm trong lỗ chân lông hở miệng (còn gọi là mụn hở) nên bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí gây ra màu đen, khi nặn ra thấy có nhân cứng, phần trên đen, phần dưới màu trắng đục. Mụn đầu đen là tổn thương sớm nhất của mụn trứng cá, nếu không được xử lý có thể chuyển thành mụn viêm.
Mụn mủ và mụn bọc: Ở các nang lông (lỗ chân lông) có một loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhờ các chất bã ở nang lông. Chúng gây nên viêm nhiễm, làm cho mụn bị sưng đỏ và đau. Nếu viêm nhiễm nhẹ sẽ hình thành mụn mủ. Khi sự viêm nhiễm này xâm nhập sâu vào dưới da sẽ hình thành mụn bọc (là dạng nặng nhất của mụn). Mụn bọc thường rất đau nhức và để lại sẹo sau khi lành.
3. Những nguyên nhân chính gây ra mụn
Mụn không xuất hiện chỉ vì một nguyên nhân riêng rẽ nào. Như trên đã nói, hai tác nhân chính gây nên mụn là nội tiết tố (hormone) và vi khuẩn ở nang lông (P. ance). Tuy nhiên trên thực tế, có hàng chục yếu tố khác nhau làm ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể.
Các chị chỉ bị mụn nếu chịu ảnh hưởng từ ít nhất là 4 trong số các nguyên nhân được liệt kê dưới đây:
Sự mất quân bình hormone (hooc-môn) khiến cơ thể sản xuất quá nhiều chất dầu, gây tắc nghẽn tại lỗ chân lông.
Sự tích tụ độc tố trong cơ thể: Khi ruột và gan không thể lọc hết chất độc đến từ thực phẩm, lượng chất độc dư ra sẽ được bài tiết qua phổi và da.
Thiếu chất dinh dưỡng: Có liên quan chặt chẽ đến sự tích tụ độc tố. Các thực phẩm gây hại cho sức khỏe không chỉ khiến ruột và gan bị tắc nghẽn mà còn gây thiếu hụt vitamin và khoáng chất, làm giảm mức độ hấp thụ năng lượng cũng như ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.
Stress: Một số bác sĩ có thể không đồng tình với quan điểm stress gây ra mụn. Nếu chỉ đề cập đến một yếu tố stress thôi thì họ đúng, nhưng những căng thẳng kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone dẫn đến mụn.
Thiếu ngủ: Cũng làm mất quân bình hormone. Một giấc ngủ sâu là rất cần thiết để toàn bộ cơ thể nghỉ ngơi, đồng thời là giai đoạn để cơ thể giải độc, rất cần thiết cho sức khỏe.
Di truyền: Đây là yếu tố không thể thay đổi được. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng nếu chỉ riêng yếu tố di truyền thôi thì chưa đủ để gây nên mụn mà cũng cần sự tác động của các yếu tố khác nữa.
CÁCH LÀM HẾT MỤN ĐẦU ĐEN Ở MŨI
Không chỉ có mụn trứng cá, mụn bọc mới gây ra nỗi phiền toái cho chủ nhân mà kể cá những hạt mụn đầu đen li ti mọc dày trên mặt đặc biệt là vùng mũi cũng gây nên cảm giác khó chịu. Mụn đầu đen làm da bạn trở nên thô ráp, và vùng chữ T là vùng da nhờn nhiều do đó mỗi khi mụn đầu đen xuất hiện lại làm bạn thiết tự tin…
Mụn đầu đen vùng chữ T
Việc tìm 1 phương pháp tự nhiên hay phương pháp dân gian để điều trị mụn đầu đen là vấn đề nhiều bạn teen tò mò.
- Lấy một miếng vải cotton mềm nhúng vào lòng trắng trứng gà và đắp lên vùng da mũi bị mụn đầu đen. Khi miếng vải khô và cứng lại, lật nhẹ miếng vải, chúng sẽ lấy đi hết mụn đầu đen trên mũi bạn.
Mụn đầu đen thường bám dai dẳng ở hai bên cánh mũi, trên trán bạn, gây mất thẩm mỹ. Để loại bỏ chúng, bạn có thể áp dụng các biện pháp đơn giản mà hiệu quả sau:
- Dùng nước chanh bôi lên chỗ mụn trước khi đi ngủ. Sáng ngủ dậy, rửa sạch mặt với nước lạnh. Lặp lại việc này vào các tối tiếp theo cho tới khi mụn đầu đen thực sự hết hẳn.
- Lấy 170 g sữa chua, 2 giọt tinh dầu húng quế, 2 giọt tinh dầu bạc hà, nước cốt 1 quả chanh, nửa viên men, 2 muỗng súp bột khoai tây (ngâm khoai tây vào nước khoảng vài giờ; trộn với 2 muỗng súp sữa tươi).
Lòng trắng trứng gà hay được sử dụng chữa mụn đầu đen ở mũi rất hiệu quả
Trị mụn đầu đen vùng cánh mũi
Trộn đều các thành phần trên, đắp hỗn hợp lên mặt, chú ý đắp nhiều lên những vùng có nhiều mụn trứng cá và mụn đầu đen. Để khoảng 10 hoặc 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước.
Ngoài ra, nếu bị mụn cám, bạn có thể lấy bột ngô trộn lòng trắng trứng gà đắp lên vùng da bị mụn cám, dần dần chúng sẽ biến mất.
Nhiệt độ cao gây nở lỗ chân lông, tiết bã nhờn nhiều gây nên mụn. Mùa hè với những chấm đen trên mũi sẽ khiến gương mặt bạn trông tối màu và mệt mỏi. Ngoài biện pháp tức thời là sử dụng sản phẩm bóc mụn có sẵn, với những nguyên liệu có trong bếp nhà bạn, mụn nơi đầu mũi cũng bay biến hết đồng thời da lại trắng mịn trông thấy.
. Nước chanh: Mụn đầu đen thường bám dai dẳng ở hai bên cánh mũi, trên trán... Dùng nước chanh bôi lên chỗ mụn trước khi đi ngủ. Sáng ngủ dậy rửa sạch mặt với nước lạnh. Lặp lại việc này vào các tối tiếp theo cho tới khi mụn đầu đen thực sự hết hẳn.
. Lòng trắng trứng gà: Lấy một miếng vải cotton mềm nhúng vào lòng trắng trứng gà và đắp lên vùng da mũi bị mụn đầu đen. Đợi cho đến khi miếng vải khô và cứng lại, lật nhẹ miếng vải, chúng sẽ lấy đi hết mụn đầu đen trên mũi bạn.
|
Sữa chua và khoai tây: 170g sữa chua, 2 giọt tinh dầu húng quế, 2 giọt tinh dầu bạc hà, nước cốt 1 quả chanh, 1/2 viên men, 2 muỗng súp bột khoai tây (ngâm khoai tây vào nước khoảng vài giờ; trộn với 2 muỗng súp sữa tươi)
Cách làm: Trộn đều các thành phần trên, đắp hỗn hợp lên mũi, chú ý đắp nhiều lên những vùng có nhiều mụn trứng cá và mụn đầu đen. Để khoảng 10 hoặc 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước.
Mặt nạ cơm nóng: Lấy cơm nóng từ trong nồi, nắm thành viên, đặt lên giữa mũi rồi từ từ lăn đều ra bốn phía xung quanh mũi. Dùng nước sạch rửa sạch, sau đó bôi thêm 1 lớp nước hoa hồng là được. Mỗi ngày dùng cơm nóng đắp mũi, có tác dụng làm cho mũi mềm, đẹp.
Rau diếp cá: Rau diếp cá có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, ngăn ngừa mụn trứng cá và mụn nước, làm đẹp da. Khi dùng, nên vò nhuyễn lá, vắt lấy nước, trộn với một ít cám gạo, thêm vài giọt dầu ôliu, đắp lên mặt 10 - 15 phút. Rửa sạch bằng nước lạnh.
|
Tỏi và mật ong: Cho 6 nhánh tỏi vào trong một chén mật ong, phơi trong bóng tối tránh ánh sáng mặt trời từ 2 - 3 tháng, dùng hỗn hợp này đắp mặt thay mặt nạ dưỡng da sẽ làm da luôn sạch sẽ và trắng mịn màng.
Tỏi có tác dụng tăng cường sự bài tiết hormon, tăng cường sức sống cho tế bào và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới. Chất alixin trong tỏi có tác dụng khử trùng bảo vệ tế bào da, tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn làm cho da trắng mịn và không bị mụn.
Đu đủ xanh: Lấy một miếng đu đủ xanh (cả vỏ và hạt non) xay nát, đắp lên vùng da bị mụn.
Chuối tiêu và mật ong: Nghiền một quả chuối tiêu với 5 thìa mật ong. Đắp lên vùng da bị mụn. Để khoảng 10 phút rồi rửa sạch với nước lạnh.
|
Nước ép dưa leo: Ép dưa leo lấy nước, pha thêm vào một thìa cà phê kem tươi hoặc 2 thìa sữa tươi và một lòng trắng trứng, đánh đều, rồi lấy cọ quét dung dịch lên mặt để 15 phút rồi rửa mặt bằng nước ấm.
Cà rốt và sữa chua: Xay nhuyễn cà rốt rồi trộn đều với sữa chua (thành hỗn hợp sền sệt), xoa lên mặt để khoảng 20 phút rồi rửa bằng nước sạch. Sữa chua diệt vi khuẩn, trị mụn trứng cá, sinh tố A làm lành sẹo, mờ vết thâm.
Nếu đang loay hoay tìm kiếm những biện pháp trị mụn đầu đen trên khu vực cánh mũi, chị em hãy chăm chỉ áp dụng các mẹo đơn giản sau để kiểm soát và hạn chế tình trạng mụn cực hiệu quả.
Xông mũi bằng nước nóng
Cách điều trị tốt nhất cho những nốt mụn đầu đen ở 2 bên cánh mũi là xông mũi bằng hơi nước nóng trong khoảng 5 phút. Việc xông hơi này sẽ giúp mở các lỗ chân lông. Sau đó, bạn hãy tìm biện pháp nặn các nhân mụn đầu đen với các dụng cụ y tế loại bỏ mụn.
Bạn có thể dùng sữa chua trộn với bột gạo cũng là một trong các biện pháp khắc phục mụn đầu đen phổ biến trên mũi. Trong trường hợp này, áp dụng đắp mặt nạ trên mũi và rửa sạch sau 10-15 phút lưu lại trên da.
Bột hạnh nhân + nước hoa hồng
Một số chị em có thể áp dụng một mặt nạ hỗn hợp tự chế từ bột hạnh nhân kết hợp với nước hoa hồng để trị mụn đầu đen cũng rất hiệu quả. Chị em có thể trộn một chút bột hạnh nhân với nước hoa hồng rồi đắp lên mặt và khu vực cánh mũi trong khoảng 15 phút. Sau đó, rửa sạch mặt bằng nước ấm nhé.
Nếu đang loay hoay tìm kiếm những biện pháp trị mụn đầu đen trên khu vực cánh mũi, chị em hãy chăm chỉ áp dụng các mẹo đơn giản nhưng cực hiệu quả sau nhé.
Mụn đầu đen thường có thể phát triển ở trên mặt, lưng, cổ và ngực. Nhưng khu vực dễ bị mụn đầu đen ghé thăm nhất là khu vực 2 bên cánh mũi hay còn gọi là khu vực chữ T. Nguyên nhân là do các lỗ chân lông bị tắc trên mũi có thể chuyển sang hình thành thành mụn đầu đen và điều này thực sự rất khó coi, chúng khiến bạn trở nên xấu xí và kém tự tin hơn hẳn.
Nếu đang loay hoay tìm kiếm những biện pháp trị mụn đầu đen trên khu vực cánh mũi, chị em hãy chăm chỉ áp dụng các mẹo đơn giản sau để kiểm soát và hạn chế tình trạng mụn cực hiệu quả.
Muối + mật ong + nước chanh
Bột yến mạch + bột hạnh nhân + Nước hoa hồng
Bột nở
Những nốt mụn đầu đen trên cánh mũi có thể bị trừ khử bằng cách áp dụng một miếng dán của hỗn hợp bột nở và nước. Sau đó, chà mũi của bạn nhẹ nhàng khoảng 2-3 phút với bột nở rồi rửa sạch mặt.
Đường
Bạn cũng có thể sử dụng một chút đường như là một trong các biện pháp khắc phục mụn đầu đen trên cánh mũi tại nhà một cách đơn giản nhất.
Theo đó, bạn có thể lấy một lượng nhỏ đường và giữ nó trong một chiếc khăn sạch. Nhẹ nhàng chà mụn đầu đen với khăn sạch bọc đường sẽ giúp tẩy những nốt mụn đầu đen khá nhanh chóng đấy.
Lưu ý:
- Để ngăn chặn sự xuất hiện của mụn đầu đen, bạn hãy rửa sạch làn da vùng mũi thường xuyên bằng cách tẩy tế bào da chết.
- Khi điều trị mụn đầu đen trên khu vực cánh mũi, bạn nên cố gắng áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà trên đây. Bởi thực tế, bạn nên tránh sử dụng các mỹ phẩm và các sản phẩm chứa dầu sẽ khiến da mặt thêm nhờn và làm cho tình trạng mụn ở khu vực này thêm trầm trọng.
Điều trị mụn trứng cá ở lưng
Điều trị mụn trứng cá ở mặt
Dùng kem đánh răng trị mụn bọc cực hiệu quả
Hiện tượng nổi mụn ở trẻ sơ sinh
Cách trị mụn trên lưng hiệu quả, tuyệt đối an toàn
Dùng thuốc kháng sinh trị mụn đúng cách
(ST)