Làm thế nào để có một bể cá vừa có thể đảm bảo sức khoẻ cho cá, tính thẩm mỹ và lại hợp với phong thuỷ, không gian sống của bạn? Thật không đơn giản chút nào. Chúng tôi xin có một số gợi ý cho bạn khi tự làm bể cá cảnh bằng kính nhé!
CÁC BƯỚC LÀM MỘT BỂ CÁ CẢNH BẰNG KÍNH
Việc đầu tiên cần xác định đó là bạn dự định đặt bể cá ở vị trí nào. Vị trí đặt bể sẽ quyết định phần lớn kích thước của bể cá ra sao cho phù hợp.
Bể cá nên đặt ở nơi " đắc địa", nhiều chủ nhà duy tâm sẽ mướn thầy về xem chỗ sao cho hợp đất, hợp tuổi. Vấn đề này CACANHKIMLONG.COM.VN sẽ không nêu sâu mà sẽ hẹn một bài khác nói chi tiết hơn. Ở đây, CACANHKIMLONG.COM.VN sẽ nêu ra các vị trí thuận lợi để đặt một bể cá sao cho phù hợp với không gian nội thất, công năng sử dụng cao, đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu kỹ thuật cho một bể cá.
1> Những lưu ý về lựa chọn vị trí đặt bể
- Nơi đặt bể nên tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Nơi càng ít ánh sáng càng tốt. Bể cá sẽ được đẹp nhất khi nó " tự phát sáng" từ chính hệ đèn treo trên thành bể. Ánh sáng ngòai trời chiếu thẳng vào bể làm bể cá mau bị rêu, và có thể sẽ rất khó chữa.
- Bể cá nên đặt ở nơi có thể tập trung được nhiều điểm nhìn nhất. ( phòng khách, phòng ăn, sảnh tiếp đón ….) .
- Nơi đặt bể cá là nơi gần nguồn nước sạch ( nhà vệ sinh, nhà bếp …).
- Hết sức cẩn trọng trong việc bố trí đường điện gần nơi đặt bể cá. Ngòai việc phải đảm bảo an tòan, nên chuẩn bị ít nhất ba ổ cắm để cung cấp điện cho các thiết bị dung cho bể. Đối với bể treo tường, hoặc âm tường, đường điện nên để chờ ở trên cùng và được nối với bộ công tắc bên dưới, hay sử dụng bộ điều khiển từ xa để dễ bật tắt đèn khi cần thiết.
2> Những lưu ý về đường điện, nước
- Nếu có điều kiện, hãy bố trí một đường cấp và thóat nước cho bể cá. Tùy vào hệ thống lọc mà bạn sử dụng mà bố trí đường cấp thóat cho phù hợp. Nên bố trí một đường cấp nước có đường ống Ф 21 và đường thóat nước có ống từ Ф 21- Ф 34. Việc bố trí sẵn đường ống cấp thóat nước sẽ làm bạn thấy rảnh rang hơn rất nhiều trong khâu vệ sinh bể cá.
3> Kích thước của bể cá, chân tủ
- Sau khi định vị được vị trí đặt bể, bạn sẽ tiến hành đo đạc và cân đối các con số kích thước. Chiều cao của bể cá có các mức kích thước đẹp là 0.61m, 0.69m, 0.81m. Tùy thuộc vào loại hình bạn muốn chơi là bể thủy sinh, bể cá Rồng, bể cá nước mặn mà chọn chiều cao bể. Không nên để chiều cao bể quá lớn nhất là đối với bể thủy sinh. Có thể dùng thước đo lỗ ban để tìm được con số kích thước đẹp.
- Hệ giằng cho bể cá là nơi phân chia giữa nước và phần trang trí với phần kỹ thuật. Nhìn chung thì đa số là để hệ thống ánh sáng ở giằng trên của bể cá. Theo ngôn ngữ chuyên môn thì nó được gọi là chiều cao kỹ thuật. Chiều cao này nên để tối thiểu là 0.1m – 0.15m để đủ che hết chiều cao của máng đèn. ( Tùy thuộc vào chiều cao của máng đèn bạn lựa chọn.
- Căn cứ vào vị trí đặt bể hệ lọc, kích thước bể mà bạn có thể chọn các loại bể cho phù hợp. Có 2 loại bể là bể kính dán và bể kính đúc. Ưu điểm của bể kính dán là chi phí thấp và kích thước có thể đặt theo như ý muốn. Còn bể kính đúc, có kích thước được nhà sản xuất định sẵn, ưu điểm là các góc kính của mặt trước được uốn cong, có nắp bể đi kèm đồng bộ nhìn rất gọn và đẹp, các kích thước đều chuẩn theo phong thủy.
4> Độ dày kính:
- Các loại kính sử dụng cho bể kính dán thì sẽ tùy vào mực nước mà dùng kính 8mm, 10mm hay 12mm. Với một số địa điểm đặt bể, hay có nhiều người đi lại, nhất là ở các nhà hàng, khách sạn … thì nhiều người vẫn dùng mặt trước của bể cá là kính cường lực.
- Nhiều người vẫn nghĩ là tấm đáy là chịu nhiều sức tải nhất và cần dầy nhất. Nhưng thực tế, khối lượng của nước, đất đá dồn trọng lực xuống mặt đáy và dồn qua chân bể cá xuống đất thì lại là mặt an tòan nhất. Quan trọng là phân bổ hệ giằng bể cá cho đều và các thanh giằng không quá xa nhau.
- Tính độ dày kính dựa trên các tiêu chí sau:
a> Chiều cao nước
Cấp 1: ho (chiều cao nước) < 0.65 m: dùng loại kính 8 mm.
Cấp 2: 0.7 m > ho (chiều cao nước) > 0.65 m: dùng loại kính 10 mm.
Cấp 3: ho (chiều cao nước) > 0.7 m: dùng loại kính 12 mm.
b> Căn cứ theo độ dài bể:
+ a ( độ dài bể) < 1.2 m: dùng loại kính Cấp 1 của ho
+ 1.2m < a ( độ dài bể) < 1.8 m: dùng loại kinh Cấp 2 của ho.
+ a ( độ dài bể) > 1.8 m: dùng loại kính Cấp 3 của ho.
5> Chân bể:
- Tuỳ theo điều kiện kinh tế mà bạn chọn loại chân bể hợp với mình. Cho dù nó có làm bằng chất liệu gì thì cũng cần phải đảm bảo các yếu tố: chắc chắn, hệ giằng chân bể phân bổ đều, chiều cao các góc cân bằng ( Hãy kiểm tra độ cân của chân bể cá trước khi đặt bể lên bằng thước Livô).
- Chiều cao của chân bể sao cho chiều cao tính từ mặt đất đến mép trên của chân bể khoảng 0.6m đến 0.8 m. Nếu để cao quá sẽ khó chăm sóc và vệ sinh bể cá. Độ cao này phù hợp với đa số các bộ bàn ghế ngồi trong phòng có bể cá, hay với chiều cao trung bình của người dân Việt Nam. Tức là cho dù bạn đứng, hay ngồi thì bạn vẫn nhìn thấy bể cá ở tầm ngang mắt nhìn, không phải cúi xuống hay ngước lên để nhìn được bể cá.
- Các chất liệu để bạn làm chân bể cá là
+ Phổ biến nhất vẫn là chân gỗ. Ưu điểm là đẹp và đa dạng màu sắc. Có thể làm chân sắt bên trong và bọc gỗ bên ngòai để tiết kiệm chi phí. Đối với bể cá nước mặn thì tuyệt đối không nên dùng chân sắt. Vì hơi muối mặn sẽ làm chân sắt của bạn bị ăn mòn dần, rất nguy hiểm.
+ Loại chân bể khác là làm bằng kính. Kính có khả năng chịu nén rất tốt và sẽ là vật liệu hòan hảo để làm chân bể cá kiêm hộp lọc. Với phương án này, sẽ được tận dụng tối đa diện tích dưới chân bể, hệ thống lọc sẽ là tốt nhất. Ngòai ra kính không bị ảnh hưởng bởi sự ăn mòn của nước nhất là nước mặn. Ngòai cùng có thể bọc gỗ mầu sắc tùy chọn.
Trên đây là một bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất để chọn một bể cá trang trí. Ở bước này khi đã thực hiện tốt thì sau này dù bạn có chơi loại bể cá nào thì vẫn luôn đạt được hiệu quả cao.
MỘT SỐ BỂ CÁ CẢNH ĐỘC ĐÁO ẤN TƯỢNG ĐỂ BẠN THAM KHẢO
Dưới đây là những mẫu bể cá cảnh được tạo hình ngộ ngĩnh, độc đáo như một chiếc tivi, buồng điện thoại hay bồn rửa tay kết hợp với bể cá...
1. Bể cá bong bóng
Bể cá được làm bằng thủy tinh cao cấp với phần đáy bể giữ cân bằng. Cho dù bạn có để bể cá ở góc bàn chênh vênh thì cũng không lo bể cá sẽ bị rơi vỡ. Nó được thiết kế bởi Psalt Design và có giá 295 GBP (9,55 triệu đồng). Hiện tại sản phẩm đang chờ được sản xuất thêm.
2. Một chiếc bình, hai sự sống
Mẫu chậu cây cảnh kết hợp bể cá sinh động này được thiết kế bởi Feng Sheng-Zhe và Ling-Yuan Chou , cách điệu biểu tượng âm dương với ý nghĩa Thủy sinh Mộc.
3. Bể cá trên cao
Bể cá này được giữ cố định trên không nhờ một khung thép vững chắc, nhỏ gọn. Thiết kế bởi Amaury Poudray .
4. iPond
iPond là một phụ kiện của iPod kết hợp với một bể cá nhỏ thú vị, chiếc iPond này có thể chứa được 650ml nước.
5. Bồn rửa tay kết hợp với bể cá cảnh
Với thiết kế này người dùng có thể vừa rửa tay, rửa mặt mỗi sáng, vừa ngắm đàn cá cảnh tung tăng bơi lượn, mang lại cảm giác thú vị và không bị nhàn chán. Hai nắp nhựa tròn màu trắng là nơi cho cá ăn và nó cũng có thể để các vật dụng nhỏ. Bồn rửa kết hợp với bể cá cảnh có giá 4.500 USD (93,75 triệu đồng).
6. Bàn nhỏ gắn tường kết hợp lọ cắm hoa và nuôi cá cảnh
Mẫu bàn được thiết kế bởi Christy này chắc chắn sẽ tạo nên một góc nhỏ xinh xắn trong nhà. Lỗ cắm hoa là nơi cung cấp oxy cho cá và hai chiếc lọ có thể tháo rời ra.
7. Bể cá tạo hình dãy núi
Với chiếc bể cá này ta không cần phải trang trí gì thêm vì nó đã đủ ấn tượng rồi. Sản phẩm được thiết kế bởi Aruliden .
8. Bể cá với tạo hình buồng điện thoại
Bể cá ngộ nghĩnh này được thiết kế bởi Benoit Deseille & Benedetto Bufalino .
9. Bàn cà phê kiêm bể cá cảnh
Mặt bàn được làm bằng kính chịu lực nên có thể đặt các vật dụng nên mặt bàn một cách thoải mái mà không lo ảnh hưởng đến đàn cá. Mặt bàn có một cửa mở rộng khoảng 5cm để cho cá ăn. Ngoài ra mặt bàn có thể nhấc rời khỏi bể cá để tiện cho việc vệ sinh hoặc trang trí lại. Kiểu bàn này có giá 550 USD (khoảng 11, 4 triệu đồng).
10. Đường ống dẫn cá
Ống dẫn này thông với hai bể cá , giúp đàn cá có thể di chuyển qua lại giữa hai bể đặt cách xa nhau trong nhà.
11. Bàn làm việc kết hợp bể cá
Mẫu bàn này đặc biệt thích hợp với những văn phòng có diện tích nhỏ mà vẫn muốn có một bể cá cảnh.
12. Bể cá xách tay
Với mẫu thiết kế này bạn có thể mang chú cá của mình đi bắt cứ nơi đâu, nó được thiết kế bởi Michal shabtiali .
13. Bể cá hình TV cổ
Chắc chắn nhiều người sẽ lầm tưởng rằng mình đang xem một chương trình khám phá đại dương trên TV mà không nghĩ đó là một bể cá cảnh.
14. Ghế Sofa kết hợp bể cá
Dưới lớp đệm màu trắng là một bể cá cảnh, ghế có giá 12.000 USD (250 triệu đồng).
15. Bể cá đa chức năng
Đây là mẫu chậu nuôi cá với nhiều chức năng do Roger Arquer thiết kế.
16. Bể cá "mê cung"
Loạt bể cá đặc biệt này có giá 6.500 USD (khoảng 135 triệu đồng).
17. Bể cá treo
Bể cá này có kiểu dáng và hoạt động giống như một chiếc đen trèo với đèn LED chiếu sáng cho bể cá và các lỗ nhỏ trên đỉnh gần móc treo là nơi cho cá ăn. Bể cá có giá 40 USD (833 nghìn đồng).
18. Bể cá đa giác
Hình dạng hình học lặp đi lặp lại của bể cá tạo nên những hiệu ứng hình ảnh thú vị, bể cá được thiết kế bởi BCXSY.
19. Bể nuôi sứa
Đây là thiết kế đầu tiên dành cho bể nuôi sứa - và tất nhiên nó cũng có thể dùng để nuôi cả cá - do Alex thiết kế.
20. Bồn rửa tay kết hợp bể cá
Bồn rửa có hai đường ống dẫn riêng biệt, do vậy mực nước sẽ đầy trở lại ngay sau khi khóa vòi nước lại để đảm báo cho cá không bị thoát ra ngoài. Mô hình được thiết kế bởi Yan Lu với ý nghĩa nhắc nhở mọi người tiết kiệm nước mỗi lần rửa tay. Tuy nhiên, liệu có ai rửa tay bằng nước lấy từ trong bể không nhỉ?
21. Bể cá lấy cảm hứng từ bản đồ thế giới
Bể cá độc đáo được làm hoàn toàn bằng thủy tinh này do Takuro Yamamoto thiết kế.
22. Bể cá kết hợp lồng nuôi chim
Đáy bể cá được làm lồi lên, giá đỡ kim loại làm theo kiểu cành cây giúp chim bay đậu lên phía trên bể tạo cảm giác chim và cá đang sống cùng với nhau trong bể cá, mô hình được thiết kế bởi Constance Guisset.
Trang trí bể cá cảnh đẹp
Phong thủy đặt bể cá
Tự trang trí bể cá cảnh vừa đẹp vừa hợp phong thủ
Làm sạch bể cá cảnh đơn giản cực kì
Kỹ thuật nuôi cá cảnh nước ngọt
Trồng cây thủy sinh trong hồ cá thế nào cho đẹp
(ST)