Kinh nghiệm lái xe ô tô ban đêm cực hữu ích nếu bạn có những hành trình dài và phải đi xe vào ban đêm. Cùng tham khảo những kinh nghiệm dưới đây để luôn an toàn và làm chủ tay lái nhé
Nguyên tắc lái xe an toàn vào ban đêm
Theo thống kê của Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia Mỹ, số vụ tai nạn xảy ra vào ban đêm lớn gấp ba lần so với ban ngày. Có nhiều mối nguy tiềm ẩn mà người lái xe không để ý khi tối trời, hãy cùng tìm hiểu một số biện pháp an toàn.
Tại sao lái xe ban đêm lại nguy hiểm đến vậy? Nguyên nhân chính yếu là bóng tối. Việc lái xe ban đêm phụ thuộc 90% vào khả năng quan sát của tài xế. Thiếu ánh sáng mặt trời khiến mắt người nhận diện màu sắc kém hơn. Đặc biệt, thị lực người cao tuổi yếu hơn những người trẻ. Một lái xe tầm 50 tuổi cần tăng độ sáng gấp đôi so với những người 30 tuổi.
Sự mệt mỏi, buồn ngủ hoặc bị căng thẳng lâu, đầu óc thiếu tỉnh táo cũng là nguyên nhân dẫn đến mất tập trung khi cầm lái.
Say rượu cũng là yếu tố nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng vì không chỉ gây tai nạn cho người lái mà xe có thể đâm vào người đi đường hoặc những phương tiện tham gia giao thông khác. Vì vậy, điều kiện tiên quyết đảm bảo an toàn trước khi cầm vô-lăng là lái xe nên tránh uống quá nhiều rượu bia.
Dưới đây là một số lời khuyên từ Uỷ ban an toàn quốc gia Mỹ giúp bạn giảm thiểu tối đa nguy hiểm khi lái xe ban đêm:
* Luôn giữ kính xe sạch từ ngoài vào trong, đặc biệt là phía trước, đảm bảo vết bẩn không cản tầm nhìn.
* Đèn xe là bộ phận quan trọng giúp bạn nhìn rõ mọi vật trên đường khi trời tối, đồng thời giúp lái xe khác cũng có thể nhìn ra bạn. Hãy kiểm tra đèn pha, đèn hậu và xi-nhan, nếu chúng quá bẩn, bạn nên lau sạch ngay và điều chỉnh lại góc chiếu của đèn pha cho phù hợp.
Hình ảnh minh hoạ khi lái xe quá mệt hay say rượu
* Nếu đi trong thành phố, nguyên tắc bắt buộc là phải bật đèn pha gần, dù 2 bên đường có lắp đèn cao áp vì đèn báo hiệu tai nạn chỉ bật khi xe gặp sự cố. Nếu cần thiết, bạn có thể bật đèn sương mù bởi nó không làm tài xế các xe chạy ngược chiều bị chói mắt, và có thể quan sát hai bên đường rõ hơn.
* Nếu đi ngoài thành phố, bạn có thể bật pha xa nhưng lưu ý chỉ bật khi thấy phía trước không có xe chạy ngược chiều. Khi chạy sát xe phía trước, nên chuyển sang pha gần, khi vượt qua rồi thì có thể chuyển sang pha xa. Cách tốt nhất khi muốn vượt là nháy đèn từ xa để báo cho tài xế xe chạy phía trước.
* Điều chỉnh độ sáng bảng đồng hồ cho phù hợp để dễ đọc các chỉ số, nhưng cũng không nên để quá sáng gây chói mắt.
* Không nên vừa lái xe vừa dùng đồ uống và nghe nhạc quá to. Đây là hai yếu tố có sức “mê hoặc” lớn khiến các lái xe lơ đễnh.
* Tránh vừa lái xe vừa hút thuốc bởi trong đó có chất nicotine và carbon monoxide sẽ làm giảm thị lực của người lái xe vào ban đêm.
* Vì trời tối, bạn không nên lái quá nhanh, giảm tốc độ ngay khi nghi ngờ có chướng ngại vật, chỉ nên đi trong tầm sáng của đèn pha.
* Nên chỉnh gương chiếu hậu trong xe vào vị trí đi đêm, nếu không, bạn sẽ liên tục bị chói mắt do đèn pha của các xe chạy phía sau.
* Nếu bạn đã quá mệt thì đừng cố lái xe, hãy nghỉ một lúc hoặc dừng lại bên đường để “nạp năng lượng”.
* Trong trường hợp xe bị hỏng, hãy dừng xe cách đường đi càng xa càng tốt sau đó bật đèn flash để báo hiệu sự cố.
* Nếu chùm đèn pha bạn bỗng nhiên không còn phản xạ lại từ các vật thể trên đường hoặc giống như là chiếu vào hang tối có nghĩa là xe bạn đang tiến gần đến vật cản hấp thụ ánh sáng. Hãy giảm tốc độ và cẩn thận quan sát.
Kinh nghiệm quý báu khi lái xe ban đêm
Lái xe ban đêm có độ nguy hiểm cao gấp 3 lần vào ban ngày. Vì vậy, hãy bớt chút thời gian ghi nhớ những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có.
Lái xe đêm nguy hiểm thế nào?
Nhiều lái xe vẫn chưa nhận thức được những rủi ro đặc biệt khi lái xe lúc mặt trời lặn hoặc không biết biện pháp hiệu quả để giải quyết tình hình. Thực tế, theo con số thống kê của Ủy ban An toàn Quốc gia, tỷ lệ tử vong vào ban đêm cao gấp 3 lần so với ban ngày.
Vậy tại sao lái xe ban đêm lại nguy hiểm? Một câu trả lời rõ ràng là do bóng tối. 90% phản ứng của lái xe phụ thuộc vào tầm nhìn, và tầm nhìn lại bị hạn chế vào ban đêm. Khi màn đêm buông xuống thì sự nhận biết màu sắc, sự sáng suốt và ngoại vi tầm nhìn giảm. Những tài xế già thậm chí còn gặp nhiều khó khăn hơn khi quan sát ban đêm. Một tài xế 50 tuổi cần ánh sáng gấp đôi so với tài xế 30 tuổi.
Tỷ lệ tử vong vào ban đêm cao gấp 3 lần so với ban ngày
Một nhân tố khác gây nguy hiểm khi lái xe ban đêm là sự mệt mỏi. Tình trạng ngủ gật khiến việc lái xe khó khăn hơn bởi sự tập trung kém và phản ứng chậm.
Rượu cồn là nhân tố dẫn đầu trong các vụ đâm xe và chiếm khoảng một nửa trong tổng số ca tử vong. Những vụ tai nạn xe hơi diễn ra vào đêm cuối tuần nhiều hơn những thời gian khác.
Sử dụng đèn ra sao?
Giả sử bạn có thị lực tốt, phần việc còn lại chỉ liên quan đến đèn trên xe. Một số mẫu xe du lịch chiếu sáng khá tốt, một số xe thể thao và xe loại khác thì chỉ tương đối. Không chỉ dựa trên kỹ năng, tầm nhìn và khả năng xử lý tình huống, bạn hoàn toàn có thể thay đổi khả năng nhìn trong bóng tối bằng cách nâng cấp đèn pha.
Đèn pha có vài chức năng như sau: chế độ chiếu gần (đèn cốt) cung cấp tầm nhìn rộng nhưng ngắn để không ảnh hưởng tới người đi ngược chiều. Đèn chiếu xa (pha) mang lại khả năng quan sát đường dài hơn với những chùm tia hẹp chiếu ánh sáng thẳng xuống mặt đường.
Chỉ chạy đèn chiếu xa khi cần thiết
Đèn sương mù màu trắng thực sự chỉ là một hình thức chiếu chùm tia thấp và sắc để ánh sáng không phản xạ trở lại mặt bạn và làm chói mắt. Lý do chính để đèn sương mù thường có màu hổ phách là do màu hổ phách cung cấp phản xạ tốt nhất cho mắt trong điều kiện thời tiết lờ mờ vì sương mù.
Ngày nay, thị trường phụ tùng thiết bị đem đến đa dạng những lựa chọn về đèn chiếu sáng. Nếu nâng cấp bóng đèn, hãy chắc rằng bạn không làm chảy dây dẫn, thay đổi vị trí hay làm vỡ vỏ đèn pha bằng nhựa.
Nên nhớ đừng gây phiền toái cho người khác. Chạy xe với đèn chiếu xa sẽ ổn khi đi ngược chiều, nhưng nếu để đi lòng vòng, các loại đèn phụ trợ, đèn sương mù với chùm tia ngắn lại là lựa chọn hợp lý hơn. Bạn nên tăng cường sử dụng đèn chiếu gần để không ảnh hưởng tới tầm nhìn của người khác trên đường. Đó không chỉ thể hiện thẩm mỹ mà còn là văn hóa của chính người điều khiển.
Làm thế nào để xa khác nhận ra bạn?
Trong đêm tối, bạn nên đậu xe ở nơi có đèn sáng, và đứng từ một khoảng cách vừa đủ để kiểm tra xem chiếc xe của mình có thực sự được nhận ra từ phía trước, phía sau và bên cạnh hay không. Hãy thử chiếu ánh sáng vào xe để kiểm tra sự phản xạ.
Ngoài đèn, bạn cũng có thể dán đề can phản quang lên xe để tăng sự nhận biết. Miếng dán phản quang với một loạt các màu sắc khác nhau gần như có thể phù hợp với nhiều vị trí trên thân xe mà lại ít gây chú ý vào ban ngày. Cách trang trí decan phản quang của bạn sẽ thể hiện sự kín đáo và tinh tế khi chạy xe trong ánh sáng mà vẫn phát huy hiệu quả trong bóng tối.
Ngoài đèn, bạn cũng có thể dán đề can phản quang lên xe để tăng sự nhận biết
Có hai loại phản quang thỏa mãn tiêu chuẩn kỹ thuật: dạng lăng kính và dạng hạt thủy tinh. Cả hai đều có những ưu điểm riêng và có sẵn trên thị trường. Dạng hạt thủy tinh có độ phản quang bằng 1/3 so với dạng lăng kính.
Ngoài ra, bạn nhớ rằng miếng phản quang nên có màu đỏ ở phía sau xe, màu hổ phách ở hai bên và màu trắng phía trước xe. Giữ đúng màu sắc phản quang sẽ giúp người khác biết bạn đang đến hay đi.
Những nguyên tắc đáng ghi nhớ khi lái xe vào ban đêm:
- Trước khi lái xe vào ban đêm, hãy đảm bảo hệ thống đèn pha, đèn đuôi, đèn xi nhan và cửa kính được lau sạch
- Luôn giữ hệ thống đèn pha hoạt động chuẩn, bởi nếu chúng hoạt động sai lệch có thể làm mất tầm nhìn của tài xế đi ngược chiều và giảm khả năng quan sát đường của bạn.
Giữ hệ thống đèn pha hoạt động chuẩn
- Không được phép lái xe khi uống bia rượu. Rượu cồn làm suy yếu khả năng lái của bạn và dễ gây nguy hiểm.
- Tránh hút thuốc khi lái xe. Chất nicotin và carbon monoxide sẽ cản trở tầm nhìn ban đêm.
Khói thuốc sẽ làm giảm tầm nhìn của bạn
- Nếu có nghi ngờ gì hãy bật đèn pha lên. Mặc dù không giúp bạn nhìn rõ hơn vào lúc tranh tối tranh sáng, nhưng chúng sẽ khiến các tài xế khác nhận biết được bạn.
- Giảm tốc độ và tăng khoảng cách. Rất khó để đánh giá tốc độ cũng như khoảng cách của xe khác vào ban đêm.
- Đừng cố sức nếu bạn thấy mệt mỏi. Bạn nên dừng lại và nghỉ trong khu vực được chiếu sáng.
- Khi theo sau một chiếc xe khác, hãy giữ hệ thống đèn pha của bạn ở mức thấp vì vậy bạn sẽ không làm mất tầm nhìn của tài xế trước bạn.
- Nếu một chiếc xe đang tiến gần mà không hạ thấp hệ thống đèn pha, bạn có thể tránh ánh sáng bằng cách nhìn vào mép phải của đường và sử dụng nó như một hướng dẫn lái.
Nhìn vào mép phải của đường làm hướng dẫn lái
- Nếu bạn gặp trục trặc với chiếc xe của mình, hãy kéo nó ra khỏi con đường càng xa càng tốt, bật thiết bị tiếp điểm và đèn chụp để được trợ giúp.
Khoảng thời gian từ 12 giờ đêm đến 6 giờ sáng là thời gian xảy ra tại nạn xe ô tô nhiều nhất so với các thời gian khác trong ngày. Bạn có thể hạn chế lái xe vào ban đêm để giảm rủi ro tai nạn. Tuy nhiên, vào những ngày nghỉ lễ sắp tới có thể buộc bạn phải lái xe nguyên đêm để đến một nơi yêu thích nào đó. Trong các tình huống như vậy, bạn nên tham khảo các chỉ dẫn sau để có một sự chuẩn bị tốt và an toàn khi lái xe ban đêm.
1. Kiểm tra kỹ hệ thống đèn, đèn cốt & pha (tiếng Pháp: Code & Phares) phải được chỉnh đúng hướng và hệ thống đèn phải hoạt động tốt.
2. Lau tất cả các đèn và kính xe sạch sẽ giúp bạn tăng thên tầm quan sát khi điều kiển xe trong đêm. Khi đang lái xe, nếu kính xe bị dơ do các con bọ bám vào, nên cho xe dừng lại và lau sạch sẽ.
3. Không nên chạy xe với tốc độ cao, đặc biệt khi lái xe ở các con đường nhỏ mà không có các miếng phản quang nhỏ (giống như các miếng phản quang đóng dưới lòng đường ở Lê Lợi, Q1, HCMC), nên theo nguyên tắc “bốn giây”. Theo nguyên tắc này, bạn lấy điểm sáng xa nhất mà đèn cốt rọi tới rồi bắt đầu đếm bốn giây. Nếu bạn vượt qua điểm sáng dưới bốn giây thì bạn đang chạy ở tốc độ cao và nên giảm tốc độ xuống. Nếu bạn vượt qua điểm sáng đó trong vòng 2 hoặc 3 giây thì chỉ có thể chấp nhận khi bạn đang điều khiển xe trên xa lộ có các miếng phản quang.
4. Phải biết sử dụng đèn cốt và pha đúng cách. Chỉ sử dụng đèn Pha khi không có xe đi ngược chiều vì hai đèn pha cùng một lúc có thể gây đụng đầu xe với nhau.
5. Không được nhìn đèn pha của xe ngược chiều. Nên tập trung nhìn vào góc đường phía trước và các vật dụng sáng, vì khi bạn nhìn vào đèn pha phía trước sẽ làm mắt của bạn hoa trong 5 giây để trở lại trạng thái ban đầu.
6. Mở rộng tầm quan sát của mắt. Nên giữ cho mắt bạn di chuyển từ hướng này sang hướng khác thay vì chỉ tập trung vào 1 điểm phía trước, việc này giúp cho mắt có thể điều chỉnh tốt trong tối và giúp tránh trạng thái “bị thôi miên trên xa lộ”, một trạng thái làm cho tốc độ xử lý của mắt bị giảm đi.
7. Đeo kính mát khi lái xe ban ngày. Đeo kính mát khi lái xe vào ban ngày sẽ giúp cho mắt bạn nhạy hơn khi lái xe vào ban đêm.
8. Nên mang theo bảng báo hiệu có phản quang phòng hờ khi xe bị hư giữa đường. Cất giữ chúng ở nơi và bạn có thể dễ dàng lấy trong trường hợp khẩn cấp.
9. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi nên dừng xe vào lề đường để nghỉ ngơi và ngủ nếu bạn cảm thấy buồn ngủ. Café không thể nào thay thế cho giấc ngủ của bạn hay mở nhạc lớn hoặc quay kính xe xuống. Bạn nên nghỉ 2 tiếng một lần mặc dù bạn không cảm thấy buồn ngủ.
Kinh nghiệm học lái xe số sàn
Kinh nghiệm học lái xe ở Mỹ
Kinh nghiệm học và thi lái xe ô tô
Kinh nghiệm học lái xe ở Úc -
Phong thủy khi mua xe
Cách chống say xe hiệu quả -
(st)