Tạo hoá đã ban cho người phụ nữ niềm hứng khởi và khả năng cảm nhận khoái lạc tình dục để họ hoàn thành chức năng duy trì nòi giống. Do đó, giao cấu mới là hoạt động "đích thực" còn các cách thoả mãn tình dục khác đều thuộc dạng "không bình thường". Đó chính là quan điểm chính thống của tôn giáo, và phong kiến cũng như các học thuyết kinh điển.
Ngày nay, chúng ta cần đả phá mạnh mẽ quan điểm cổ hủ hố và đánh giá lại vấn đề này một cách nghiêm chỉnh, mặc dù không thể phủ nhận tầm quan trọng của giao cấu về mặt duy trì nòi giống. Vậy thì, giữa sinh đẻ và cao trào cũng như niềm đam mê có mối quan hệ như thế nào, người ta đã phát hiện ra rằng, chỉ riêng với nam giới thì cao trào tình dục mới có mối quan hệ chặt chẽ với vấn để sinh đẻ, còn đối với nữ giới thì cao trào tình dục không phải là nhu cầu tất yếu để dẫn đến sinh đẻ, vậy thì, tại sao phải xảy ra cao trào tình dục cho phái nữ làm gì?
Một số nhà khoa học cho rằng, khi phụ nữ đạt đến cao trào thì sẽ có tác dụng hút tinh trùng vào trong tử cung. Nhưng kết quả nghiên cứu của Mastơ và Jônxơn lại chứng minh rằng nhận định này là không có cơ sở. Vì sự co bóp của tử cung là theo chiều hướng đáy tử cung dần dần bị đẩy từ trên xuống dưới hướng về phía cổ tử cung. Như vậy xem ra không phải là hút vào mà là đẩy ra thì đúng hơn. Để nghiệm chứng điểm này, người ta đã dùng một loại dịch thể mô phỏng như tinh dịch nhưng không cho X quang đi qua đặt vào trong mũ tử cung, nếu như quan điểm "hút vào" là đúng thì chất dịch thể đó sẽ đi vào trong cổ tử cung, nhưng khi chụp X quang, người ta thấy cổ tử cung chẳng có biểu hiện mở miệng rõ rệt.
Nhiều người nhận xét vấn đề từ góc độ sinh sản cho rằng, nữ giới không cần thiết phải đạt đến cao trào, do các sản phụ thường có vùng hội âm khá rộng, nên nếu rút dương vật ra quá nhanh thì tinh trùng dễ bị chảy mất. Nếu người nữ không đạt đến cao trào thì 1/3 phía dưới âm đạo vẫn nằm trong trạng thái cương nở, thì tinh trùng không dễ bị chảy ra. Mastơ cũng ủng hộ quan điểm này. Ông cho rằng muốn nâng cao tỷ lệ chửa đẻ, thì phụ nữ không nên đạt đến cao trào.
Một quan điểm khác lại chủ trương, cao trào nhằm gây cảm hứng và ham muốn “yêu” của phụ nữ. Phần lớn động vật giống cái thuộc họ khỉ đều có một giai đoạn động dục. Trong giai đoạn này, biểu hiện cảm hứng tình dục ít nhiều đều mạnh hơn lúc thường, đó là sự thống nhất giữa sinh sản và giao cấu. Nhưng phụ nữ lại không có thời kỳ động dục. Về mặt lý thuyết, họ có thể tạo cảm hứng vào bất kỳ thời điểm nào, đây chính là một bước nhảy vọt trong lịch sử tiến hoá, đưa lại cho người phụ nữ rất nhiều cơ hội để thưởng thức lạc thú “yêu”. Con người có rất nhiều cách để gợi tình, ví dụ hôn, ôm ấp, nói chuyện. Nếu trong quá trình đó, thấy người phụ nữ rạo rực, ấm nóng, hồ hởi, thèm khát ngày càng mãnh liệt được nhận cảm giác kích thích ở âm vật thì tiếp đó là kích thích vào âm đạo.
Người ta chưa biết chắc chắn rằng có phải tất cả phụ nữ đều có những cơn thèm khát cảm giác âm đạo hay không. Một đề tài cũng gây tranh cãi không kém đó là, phải chăng phụ nữ không có thời kỳ động dục mang tính chu kỳ như động vật giống cái thuộc họ khỉ. Như vậy, phải có một cơ chế nào khác, để phụ nữ có thể tạo ra cơn thèm khát tình dục theo ý muốn, chứ không phải triền miên rơi vào tình trạng thèm muốn.
Các luận điểm này đều chưa thể đứng vững. Nếu cho rằng, cảm hứng và hoạt động tình dục ở phụ nữ gắn liền với nhu cầu sinh đẻ, vậy tại sao những người không có khả năng chửa đẻ vẫn có nhu cầu tình dục và cao trào tình dục thậm chí còn mạnh mẹ hơn (Ví dụ khi đã có thai, khi đang hành kinh, khi hết kinh, trong những tháng không thể thụ thai hoặc ở lứa tuổi thiếu nhi vân vân). Về cơ bản thì cao trào là một cơ chế giải toả hoàn toàn khắp các bộ phận trên cơ thể, cũng giống như các phản ứng khác của cơ thể như khi khóc khi cười hoặc do kinh sợ co rúm toàn thân. Có thể coi một trong những tác dụng của cao trào chính là làm cho cơ thể được giải phóng hoàn toàn khỏi trạng thái căng thẳng thuộc tất cả các dạng, hoặc giả đối với phụ nữ thì ngoài niềm khoái lạc, cao trào không có một "lý do" nào khác.
Theo Tâm sinh lý phụ nữ, NXB Hải Phòng 2003, GPXB: 44-742/XB-QLXB cấp ngày 27/6/2003