Kinh nghiệm thi đại học khối B và những chia sẻ cách học và thi của các thủ khoa khối B sẽ cực hữu ích cho bạn. Tham khảo ngay những "bí kíp" sau để chiến thắng trong kì thi sắp tới nhé
Để đạt kết quả thi tốt khối B: (toán, hóa, sinh); các thầy cô lưu ý thí sinh không nên chú tâm vào những bài khó mà nên làm trước các bài cơ bản.
MônToán: Tuân thủ phương pháp làm bài “dễ trước, khó sau”
(Thầy Trần Phương, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng)
Trước khi làm bài thi môn toán, thí sinh cần đọc kỹ đề, xác định làm bài trên barem điểm theo năng lực của mình (điểm 10, điểm 9, điểm 8…). Trên barem điểm đã chọn, sắp xếp lại thứ tự từ câu dễ, câu trung bình và câu khó. Thí sinh nên tuân thủ chiến lược làm bài này bởi câu dễ làm sai, không đạt được điểm tối đa thì khả năng trượt ĐH rất lớn.
Với toán tích phân, thầy Phương cho rằng, đề thi chủ yếu ra theo dạng đổi biến số của lượng giác; tích phân từng phần; ứng dụng tích phân để tính diện tích, thể tích. Thí sinh cần nắm vững các đặc trưng của nó như: đổi biến số thì phải đổi cận, đổi vi phân, đổi hàm số. Tích phân từng phần thì nắm vững công thức, ứng dụng thì phải biết kỹ năng vẽ hình và ứng dụng công thức hợp lý.
Về phương trình lượng giác, thí sinh nên chú ý sử dụng công thức hạ bậc, góc nhân đôi, góc nhân ba, biến đổi tích thành tổng, biến đổi tổng thành tích để đặt thừa số chung. Kinh nghiệm về mặt ra đề thi cho thấy, người sáng tác đề thi đều lấy các biểu thức lượng giác bậc thấp nhân với nhau, rồi khai triển để làm biến đổi hình thức ban đầu.
Nhiều thí sinh bỏ qua các câu hỏi phụ vì cho rằng rất “lạ”. Thầy Phương cho biết, các câu hỏi phụ đòi hỏi vận dụng nhiều kiến thức hơn, có thể thí sinh không hiểu đầu bài, hoặc không chuyển được ngôn ngữ của đề bài sang các mệnh đề toán học. Đó là khâu yếu của học sinh.
Môn Hóa: Nắm chắc lý thuyết
(Thầy Lê Anh Lực, giáo viên Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa và luyện thi ĐH Sài Gòn tri thức)
Nhấn mạnh, điều kiện tiên quyết là các em phải nắm chắc được phần lý thuyết trong sách giáo khoa. Khi nhận được đề thi, các em nên đọc lướt qua đề và làm những câu hỏi trong khả năng của mình trước, tuyệt đối không nên làm lần lượt từ trên xuống.
Đề thi ĐH, CĐ môn hóa học thường chia đều số lượng câu hỏi lý thuyết và câu hỏi tính toán. Đối với loại câu hỏi lý thuyết, các em cần đọc kỹ đề bài và lướt qua phần đáp án A, B, C, D. Nếu có kiến thức về câu hỏi đó, chắc chắn các em sẽ loại trừ được 1-2 đáp án sai. Đối với loại câu hỏi tính toán, cần đọc kỹ đề, nhận định đúng dạng bài tập và phương pháp giải dạng bài tập đó. Các định luật (định luật bảo toàn electron, bảo toàn điện tích, bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố…) và các quy tắc (quy tắc đường chéo, quy tắc…) giúp ích rất nhiều cho các em đối với loại câu hỏi này. Cần lưu ý viết và cân bằng phản ứng chính xác.
Các em cần lập một chiến lược làm bài thi cho riêng mình (phụ thuộc vào kỳ vọng đạt bao nhiêu điểm của mỗi em). Ví dụ, muốn đạt 6 điểm thì nên tập trung vào những câu hỏi lý thuyết, những câu hỏi tính toán đơn giản. Không nên quá sa đà vào những câu hỏi phức tạp, chỉ nên quan tâm tới những câu hỏi này khi còn thời gian.
Trắc nghiệm môn Sinh: Chú ý các câu “cài bẫy”
Ths. Võ Quốc Hiển (Giảng viên khoa Công nghệ sinh học trường ĐH Phương Đông - Hà Nội)
Môn này thi theo hình thức trắc nghiệm nên TS cần ghi nhớ các quy định khi làm bài thi trắc nghiệm của Bộ GD-ĐT. Ngoài ra, cần đọc kỹ để xác định đúng câu hỏi, gạch chân các từ "đúng", "sai", "không"... vì có rất nhiều "bẫy" trong phần này. Nếu đọc không kỹ chắc chắn sẽ dễ "sập bẫy".
Với câu hỏi yêu cầu tìm phương án "đúng", khi chưa xác định được chắc chắn câu trả lời, TS nên dùng phép loại trừ các câu sai để chọn đáp án chính xác và ngược lại, loại trừ các câu "đúng" để tìm một câu "sai" phù hợp với đề.
Với những câu vận dụng tính toán, giải bài tập thì làm nháp nhanh và không cần qua các bước như bài tự luận. Chú ý học thuộc một số công thức cơ bản để giải nhanh và chính xác.
Khi chuyển các câu đã làm từ đề thi sang phiếu thi, phải hết sức cẩn thận để tránh nhầm lẫn, tô kín ô tròn (để máy quét không bỏ sót). Các câu còn lại nếu không kịp thời gian xác định đáp án thì tốt hơn cả nên áp dụng xác suất theo linh cảm đúng của mình.
Chia sẻ kinh nghiệm từ các thủ khoa
Khối B: nắm vững lý thuyết, học kỹ, học chắc
TTO - Bạn Phạm Đỗ Linh Ấn (thủ khoa ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch - khối B năm 2011) tâm sự: Để đạt điểm cao tại kỳ thi đại học, cao đẳng không còn cách nào khác là phải học kỹ, học chắc. Nên xem chất lượng hơn số lượng, làm đến đâu chắc đến đó.
|
Thủ khoa Phạm Đỗ Linh Ấn - Ảnh: CTV |
Ở môn toán, chắc chắn câu bất đẳng thức sẽ không dễ “ăn” chút nào, nhưng thay vì lấy một điểm bất đẳng thức thì ta có thể dễ dàng lấy một điểm của những câu khác.
Với môn sinh thì các bạn nên nắm vững và nắm một lượng kiến thức vừa đủ để thi, nếu các bạn ôm quá nhiều kiến thức sẽ tự mang stress đến cho mình. Mình cũng có học thêm và kinh nghiệm rút ra được là tích cực mượn đề của các bạn ở các trung tâm ôn thi khác và cùng làm, cùng sửa.
Bước chính là rút kinh nghiệm. Bình thường nếu mình làm một đề trong vòng một giờ thì thời gian sửa của mình sẽ từ hai đến ba giờ.
Riêng môn hóa thì cần nắm vững lý thuyết và không ngừng luyện thêm phần bài tập. Mình thấy các bạn thi khối B thường bị “sốc” vì phần bài toán của đề, dẫn đến tốn thời gian và không làm kịp các câu sau. Và bên cạnh đó thì việc sưu tầm và làm các dạng đề thi cũng cần thiết.
Trên mạng, các trung tâm học thêm, thầy cô, bạn bè… là những nơi ta có thể tìm và xin được tài liệu tham khảo cũng như đề thi thử. Và ngay cả cách giải các bài khó đôi khi mình cũng có thể tìm thấy trên các diễn đàn, chỉ cần chịu khó tra Google chút là ra.
Một số trung tâm có tổ chức các kỳ thi thử đại học, ta có thể đăng ký và dự kỳ thi đó để quen với áp lực khi thi. Còn cách thi thì các bạn chỉ “đơn giản” là tập trung hết mình nhưng không được để bản thân áp lực.
Quá trình ôn thi quyết định điểm cao nhất ta có thể đạt được là bao nhiêu. Còn điểm đạt được trong phòng thi là kết quả của tinh thần và phong độ. Do đó, mình nghĩ không nên ôn một cách quá dồn dập ngay trước kỳ thi, cần có một thời gian thư giãn để lấy được phong độ tốt nhất.
Bước vào phòng thi, bạn nên làm mọi cách để cảm thấy thoải mái. Bút, thước, tẩy, compa, máy tính… cần kiểm tra tất cả trước khi đi ngủ. Điều quan trọng là bạn nhớ ăn sáng trước khi đi thi, đặc biệt là đối với những môn trường kỳ như toán. Bút chì đánh trắc nghiệm thì mình nghĩ 3B là tốt nhất. Đừng nghĩ đề ra quá phức tạp, hãy làm quen với cách ra đề của các thầy cô từ các đề thi thử. Theo mình thì bí quyết đơn giản nhất là hãy cứ nhìn mọi việc một cách không quá phức tạp, và hãy tự tin.
Bí quyết ôn thi khối B của Thủ khoa Đại học Y Thái Bình
Thủ khoa Vũ Thị Thanh Huyền cho rằng: “Để đạt được điều mong muốn cần có nỗ lực một cách nghiêm túc và hết mình”.
Ôn ít, hiệu quả nhiều
Trong kỳ thi tuyển sinh Đại học , Cao đẳng năm 2011, Vũ Thị Thanh Huyền trở thành Thủ khoa khối B Trường Đại học Y Thái Bình với 28,5 điểm và đạt 27 điểm khối A Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Thanh Huyền đã có những chia sẻ về bí quyết ôn thi hiệu quả với báo Giáo dục Việt Nam.
Theo Thanh Huyền: "Đối với môn toán thi theo hình thức tự luận, chú trọng đến phương pháp trình bày sao cho ngắn gọn, đủ ý, chính xác là quan trọng nhất.
Khi vẽ đồ thị nếu vẽ bằng bút chì thì phải nhớ tô lại bằng bút mực nếu không hình minh họa có thể bị xem là không có.
Bài tập hình không gian nên vẽ hình trước một cách rõ ràng.
Môn hóa cần linh hoạt trong cách áp dụng các quy tắc tính toán. Trước mỗi đề toán nên cân nhắc và suy tính kỹ bởi đề thi luôn có những điểm đánh đố thí sinh. Nếu không đọc kỹ đề bài rất dễ bị mắc sai lầm và rơi vào vòng luẩn quẩn. Cấu trúc một đề thi bao giờ cũng có những câu dễ, khó xen lẫn nhau. Cần phân loại những câu đối với mình là quen thuộc, thấy được phương pháp giải thì làm trước.
Với môn Sinh học, đề thi thường nặng hơn về phần lý thuyết nên phải học thật chi tiết, nắm vững mọi vấn đề và vận dụng kiến thức thật tốt. Bên cạnh đó cần thuần thục các dạng bài cơ bản sau đó làm đến bài tổng hợp. Đây là dạng bài nhằm phân loại thí sinh, đòi hỏi khả năng suy luận và kiến thức cao hơn, sâu hơn.
Trong cả ba môn học, Thanh Huyền đề cao phương pháp tự học, tự đào sâu kiến thức. Nếu gặp khó khăn trong học tập, cô bé trao đổi cùng bạn bè, hỏi thầy cô để hiểu bài giảng ngay trên lớp.
"Điều quan trọng là phải nắm chắc lý thuyết, dạng bài tập cơ bản và lỗi thường gặp để rút kinh nghiệm trong những bài tập tiếp theo...", Thanh Huyền nhấn mạnh.
Thanh Huyền luôn chọn và phân bố thời gian học thi hợp lý nhằm giúp quá trình tự học đạt hiệu qủa cao. Tránh căng thẳng trong việc học dẫn đến tình trạng học trước quên sau là cách tiết kiệm thời gian tốt nhất.
Cô bé không có thói quen học khuya nhưng thường tái hiện lại kiến thức trước khi đi ngủ để nhớ lâu và hiểu kỹ bài học hơn.
Đối với Thanh Huyền, mỗi môn học đều có sức hấp dẫn riêng, bổ trợ lẫn nhau. Thanh Huyền đặc biệt thích học môn Văn. Đã có thời gian Thủ khoa khối B học giỏi Văn hơn Toán. Thanh Huyền thường đọc và xem những tác phẩm văn học kinh điển như: Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Sông Đông êm đềm, Nhà thờ Đức Bà Paris...
|
Vũ Thị Thanh Huyền trở thành Thủ khoa khối B Trường Đại học Y Thái Bình với 28,5 điểm và đạt 27 điểm khối A Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. |
Lựa chọn trường: “Bắt cá hay tay”
Quãng thời gian học THPT ở trường THPT chuyên Thái Bình đã đánh dấu bước trưởng thành của Thanh Huyền. Đây là một môi trường học tập tốt, thầy cô tận tâm, bạn bè yêu thương nhau giúp Huyền nhận được bài học lớn về sự nỗ lực.
Khi trọn trường thi Thanh Huyền đã lúng túng và thực hiện cách: “Bắt cá hai tay” vào cả hai ngôi trường “có tiếng”. Kết quả thật bất ngờ, Huyền đỗ cao ở hai trường Đại học nhưng lúc này em lại cảm thấy “không hoàn hảo”. Huyền cho rằng mình “tước mất đi cơ hội của những bạn thí sinh khác” đồng thời đã rất vất vả khi phải đưa ra sự lựa chọn.
Thanh Huyền quyết định theo học ngành Kiểm toán, Đại học Kinh tế Quốc dân bởi bạn muốn thay đổi môi trường sống và cảm thấy mình yêu thích, phù hợp hơn với ngành này. Thanh Huyền tự thấy mình người may mắn vì mình có thể tự lựa chọn ngành nghề theo nguyện vọng mà không bị ép buộc bởi gia đình.
Từ đó, Huyền nhận ra rằng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh là công việc vô cùng quan trọng. Thực sự có nhiều sinh viên mặc dù thi vào các ngành được coi là “Hot” nhất nhưng vẫn chán nản. Bước vào năm thứ nhất Đại học, Thanh Huyền đã có được niềm vui trong học tập và mỗi ngày Huyền say mê với niềm vui đó.
Thanh Huyền luôn quan niệm: Con đường phía trước thật nhiều thử thách, vì thế cần chuẩn bị tâm thế nỗ lực nhiều hơn nữa để luôn hạnh phúc với chính mình.
Kinh nghiệm của thủ khoa Lê Thùy Dương và Món Thị Hồng Uyên
Không cần ép mình học quá nhiều mà vẫn đạt điểm cao trong kỳ thi ĐH 2007, hai thủ khoa khối B Lê Thùy Dương (ĐH Nông nghiệp Hà Nội) và Món Thị Hồng Uyên (ĐH Y khoa - ĐH Thái Nguyên) chia sẻ kinh nghiệm học thi của mình. Năm 2007, được 27 điểm, Lê Thùy Dương trở thành thủ khoa khối B ĐH Nông nghiệp Hà Nội. Dương cho biết, mỗi ngày, cô dành 7 tiếng để ôn các môn thi ĐH và tốt nghiệp THPT. Sau khi học xong các môn phụ, mới phân bổ đều thời gian cho các môn thi đại học. Nhà gần đồng nên cô nữ sinh quê Bắc Giang này hay ra đồng ngắm cây cối để “thư giãn đầu óc”. Món ăn của Dương trong suốt thời gian ôn thi là lạc, rau, trứng, cá, sữa và dầu gấc để bổ mắt. Theo Dương, ở môn Sinh học, cần nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa và một số tài liệu liên quan đến cách làm bài thi trắc nghiệm để quen cách thức làm bài. Riêng môn Hóa học, cần dựa vào tính chất cơ bản để thuộc các phản ứng đặc trưng rồi từ đó nhớ thành chuỗi phản ứng liên quan. Cô thủ khoa cho rằng, yếu tố quyết định trong thi cử là phải thực sự đam mê ngành mình theo đuổi bởi như thế mới có quyết tâm cao. “Bạn bè em thường bảo thi nông nghiệp sau này về chỉ để trồng lúa nhưng em vẫn tin tưởng vào sự lựa chọn của mình và quyết tâm theo đến cùng lĩnh vực mà mình theo đuổi”, cô chia sẻ. Do sáng học ở trường, chiều lại học thêm nên cô thủ khoa khối B ĐH Y khoa (ĐH Thái Nguyên) Món Thị Uyên Hồng thường phải tự học vào buổi tối. Suốt thời gian ôn thi, Hồng học rất thoải mái, khi nào cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi là xem phim và nghe nhạc chứ không cố ép mình. Cô thủ khoa có dáng người nhỏ nhắn này cho biết, với các môn tính toán như Hóa và Toán học, cần tập trung vào cách tư duy và gộp các bài giống nhau thành một dạng là phương pháp hiệu quả nhất. Để làm được các dạng bài nâng cao, Hồng luôn học thuộc lòng lý thuyết và nắm chắc các dạng bài cơ bản. Còn đối với các phản ứng hóa học khó nhớ, cô thường ghi riêng vào một cuốn sổ, lúc quên lại mở ra xem. “Sau khi học xong một dạng, 30 ngày sau em lại quay vòng, ôn lại các dạng đã học. Em gần như không bỏ sót bất cứ một chương trình ôn luyện nào trên tivi vì qua đó em có thể ‘chốt’ lại kiến thức một cách tổng quát nhất”, Hồng nhớ lại. Hồng không quá tập trung vào ăn uống, bởi theo cô, chỉ cần không bỏ bữa là đảm bảo sức khỏe. Năm 2007, Uyên thi được 28 điểm Chọn nơi luyện thi uy tín vào những ngày cuối cùng trước khi thi là điều hết sức quan trọng. Bạn có thể hỏi các anh chị đi trước những trung tâm chất lượng và tham khảo xem chương trình dạy có phù hợp với mình hay không. Tránh tình trạng đi ôn thi vô tội vạ vì nó không những không giúp ích cho teen mà còn gây phản ứng ngược nữa đấy! Chọn nơi luyện thi uy tín Vào mùa thi, có khá nhiều trung tâm mở ra, tuy nhiên không phải tất cả các trung tâm đó đều uy tín. Có khá nhiều trung tâm lừa đảo và chất lượng không đảm bảo sẽ khiến teen nhà ta không những mất thời gian cho nó mà còn không được gì khi phải bỏ nhiều công sức đi học. Chọn nơi luyện thi uy tín vào những ngày cuối cùng trước khi thi là điều hết sức quan trọng. Bạn có thể hỏi các anh chị đi trước những trung tâm chất lượng và tham khảo xem chương trình dạy có phù hợp với mình hay không. Không nên học quá nhiều nơi Có rất nhiều bạn nghĩ rằng chỉ cần đi học ôn nhiều chắc chắn sẽ giỏi và làm tốt vì học nhiều sẽ nắm nhiều kiến thức. Một số bạn còn học một môn tới hai, ba chỗ, suốt ngày chạy sô học thêm. Tuy nhiên, điều đó không những không giúp ít teen nhà ta học tốt hơn mà còn làm mất khá nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giãn của các bạn, khiến việc học trở nên mệt mỏi, khó tiếp thu và làm “loãng” các kiến thức đã học. Dành nhiều thời gian tự học Mặc dù đã đi ôn, nhưng bạn phải dành nhiều thời gian để ở nhà tự học và làm bài tập của trung tâm thì việc đi ôn luyện mới hiệu quả. Một số bạn nghĩ rằng mình đi ôn và học bài tại lớp thì không cần về nhà làm nữa, tuy nhiên nếu bạn không củng cố kiến thức ở nhà thì bài học tại trung tâm sẽ dễ bị quên. Vì thời gian ôn luyện ở nhà với việc tự mò mẫm làm lại bài tập và ôn tập kiến thức lí thuyết chính là cách giúp bạn giữ được kiến thức lâu nhất. Ôn thi luôn là vấn đề lớn nhất của học sinh, nhất là thời điểm gần thi đại học thì tình hình càng căng thẳng. Thế nhưng, ôn thi mà không có phương pháp khoa học chẳng những ảnh hưởng đến sức khỏe mà thành tích đạt được cũng không được như ý muốn. Đi thi đại học (ĐH) thì ai mà chẳng muốn đậu. Nhưng tấm vé vào cổng trường ĐH thì rất ít và chỉ dành cho những ai có năng lực tốt và có phương pháp học tập hiệu quả. Nắm được phương pháp học có khoa học, các thí sinh không những tiếp thu hết chương trình các môn học, còn phải biết cách trình bày ra thành bài thi có hiệu quả. 1. Học phải có thái độ, động cơ học tập rõ ràng - Cho dù thời gian bạn dành cho việc học nhiều hay ít thì đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc học của bạn. Bạn sẽ không thể nào học được một cách hiệu quả nhất nếu không có được một thái độ học tập đúng. PGS.TS. Tâm lý học Lê Đức Phúc cho rằng thái độ học tập, trong đó động cơ là yếu tố quyết định. Có động cơ bên trong và động cơ từ bên ngoài. Người đi thi bị áp lực từ gia đình, bạn bè, thậm chí cả dòng họ. Tuy nhiên, các bạn nên tự xác định cho mình một động cơ đúng đắn, tự giải đáp các câu hỏi như: “Học để làm gì? Học cho ai?” Học để phát triển toàn diện nhân cách, để có sự thành đạt cá nhân và do đó, cống hiến có hiệu quả cho cộng đồng chứ không phải để lấy được cái bằng ĐH để hợp thức hóa việc xin việc và thăng tiến sau này. Nếu không có thái độ đúng, bạn sẽ không thể nỗ lực hết mình và vượt qua được mọi khó khăn. 2. Có phương pháp học hiệu quả a. Có mục tiêu và kế hoạch cụ thể 3. Đảm bảo sức khỏe khi ôn thi a. Không nên học ngay sau bữa ăn. |