Kinh nghiệm săn học bổng Hàn Quốc

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Kinh nghiệm săn học bổng Hàn Quốc

19/04/2015 05:06 AM
1,130

Thông thường một du học sinh du học tại Hàn Quốc cần có tài khoản hoặc sổ tiết kiệm từ 10.000 đến 30.000 USD sẵn trong ngân hàng để chứng minh tài chính. Kinh nghiệm săn học bổng Hàn Quốc cũng như kinh nghiệm khi đi du học dưới đây sẽ là gợi ý hay cho bạn



Hệ thống giáo dục

bussan


Hệ thống giáo dục của Hàn Quốc bao gồm 6 năm tiểu học, 3 năm Trung học cơ sở, 3 năm Trung học phổ thông và thông thường là 4 năm ĐH. Trong đó, giáo dục Tiểu học và giáo dục Trung học cơ sở là bắt buộc. Sau khi hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập, học sinh có thể lựa chọn học tiếp chương trình Trung học phổ thông thông thường, giáo dục đặc biệt hoặc dạy nghề.
Ở Hàn Quốc có 7 loại hình trường đào tạo bậc ĐH bao gồm các trường ĐH, Cao đẳng công lập và tư thục; trường ĐH công nghiệp; trường ĐH sư phạm quốc gia; trường ĐH Hàng không; trường Trung cấp; Cao đẳng kỹ thuật và các học viện. Giáo dục ĐH ở Hàn Quốc chịu sự quản lý giám sát của Bộ Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực.
Các trường ĐH và các viện nghiên cứu ở Hàn được trang bị cơ sở vật chất nghiên cứu khá tốt, thậm chí một số máy móc hiện đại ở các Lab nghiên cứu của Hàn còn khá hơn một số trường ĐH ở Mỹ.
Các trường ĐH và viện nghiên cứu hàng đầu của Hàn (Ví dụ như SNU, ICU, POSTECH, KAIST, GIST...) được chính phủ Hàn quan tâm đầu tư rất nhiều bằng các dự án và các chương trình hỗ trợ học bổng (như Kosef - giờ là KRF, Brain Korea, KOICA, IT...). Các sinh viên của các đơn vị này thường có khả năng xin được học bổng chính phủ rất cao và cơ hội việc làm cũng như học tiếp sau khi ra trường lớn hơn.
Hệ thống thư viện và thư viện điện tử của Hàn khá tốt, bạn có thể tìm thấy các tạp chí chuyên ngành hàng đầu thế giới trong các thư viện của trường như Science, Nature, Cell (for Biology), Physic... Tại các thư viện đều có dịch vụ "làm" sách cho các bạn, từ một quyển sách gốc giá khoảng 200-300 USD, bạn chỉ phải trả khoảng 30.000-50.000 won (khoảng 30-50 USD) cho một quyển sách đóng bìa nghiêm chỉnh nhưng không có màu. Các tạp chí mà bạn cần, có thể oder tại thư viện nếu không có sẵn, thủ tục khá đơn giản và thuận tiện.
Là quốc gia có mạng thông tin phát triển bậc nhất thế giới, thư viện digital của Hàn là một công cụ hữu ích cho các sinh viên, nghiên cứu viên và giáo sư... truy cập và kiếm tìm những thông tin mới nhất. Các tạp chí chuyên ngành online cũng được các trường mua bản quyền để cho sinh viên có thể download thoải mái. Đây là một thuận lợi rất lớn cho các sinh viên ở Hàn nói riêng và các nước phát triển nói chung. Một bài báo về một phương pháp mới được public hôm trước, hôm sau bạn đã có thể ứng dụng trong phòng thí nghiệm của mình với khả năng của bạn.
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ người dân biết chữ cao nhất thế giới. Và một thực tế được thừa nhận là trình độ học vấn của người dân Hàn Quốc là yếu tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đưa Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu châu Á.
Điều kiện nhập học
- Học tiếng Hàn: Tốt nghiệp THPT
- Học Cao đẳng/ĐH: Tốt nghiệp THPT, dưới 24 tuổi.
- Học Cao học: Tốt nghiệp ĐH chuyên ngành có liên quan, dưới 30 tuổi.
Điều kiện tài chính
- Phải có đủ khả năng về tài chính. Thông thường một du học sinh du học tại Hàn Quốc cần có tài khoản hoặc sổ tiết kiệm từ 10.000 - 30.000 USD trong ngân hàng.
Hồ sơ xin học
Các tài liệu học vấn:
- Đơn xin học
- Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học nếu xin học ĐH
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng hay ĐH nếu xin học cao học
- Kết quả học tập ở cấp học cao nhất đã đạt được
- Hai thư giới thiệu mà một thư là do giáo sư viết
- Chứng chỉ thành thạo tiếng Hàn hoặc bảng điểm TOEFL chính thức
- Kế hoạch học tập
- Giới thiệu về bản thân
- Hồ sơ về các công việc đã làm được (cho sinh viên các ngành thể thao hoặc nghệ thuật)
Các tài liệu về tài chính:
- Với du học tự túc:
+ Bản khai tài khoản tháng gần nhất của người bảo lãnh tài chính có hơn 10.000 USD hoặc giấy chứng nhận chuyển tiền vào Hàn Quốc có số tiền 10.000 USD hay điện chuyển khoản tiền tương tự
+ Người bảo lãnh phải có giấy đăng ký chủ cơ sở hoặc giấy chứng nhận đang có việc làm, Bản theo dõi nộp thuế tài sản, Giấy cam kết bảo lãnh tài chính (Bao gồm đơn xin học)
- Với du học có học bổng:
+ Chứng nhận về học bổng
- Du học theo các chương trình trao đổi giữa các trường ĐH
+ Thư mời của Hiệu trưởng các trường đại học hoặc chứng nhận miễn học phí.
(Ngoại trừ các tài liệu về tài chính, Hiệu trưởng các trường đai học có thể tự quyết định những loại giấy tờ nào là cần thiết phải được cung cấp. Yêu cầu đối với người bảo lãnh tài chính là phải cùng quốc tịch với ứng cử viên).
Học phí và sinh hoạt phí (đơn vị tính USD/năm)
- Học tiếng 1.600 - 4.700
- ĐH 1.800 - 4.900
- Cao học 2.500 - 4.000
- Chi phí nội trú 200 - 400 USD/tháng
- Tiền ăn 100 - 200 USD/tháng
Điều kiện ăn ở và sinh hoạt ở Hàn Quốc cũng có sự khác nhau giữa các vùng, thường thì khoảng 400.000-500.000 won/tháng là bạn có thể sống khá thoải mái.
Hỗ trợ của trường
Bạn chỉ được 300.000 won/tháng cho cử nhân và 330.000 won/tháng cho tiến sĩ (mức trung bình ở Hàn). Tuy nhiên, bạn không phải đóng bất kỳ khoản nào trừ các dịch vụ nho nhỏ như 30.000 tiền Facility trong KTX. Những hỗ trợ và project của Lab mới là đáng kể (khoa môi trường: mỗi cử nhân được hỗ trợ 300.000, tiến sĩ 500.000, tính ra tổng cộng tương đương với học bổng Kosef). KTX có bếp nấu ăn cho sinh viên, máy giặt, điều hòa, lò sưởi, phòng TV, phòng tiếng, Gym...
Thủ tục nhập học
Trước đây, bạn có thể có hoặc chưa có điểm tiếng Anh (tương đương TOEFL 550), giáo sư cũng có thể bảo lãnh trước cho bạn và trả nợ sau, nếu bạn có liên hệ trước với giáo sư. Từ năm 2005, bạn phải xuất trình điểm tiếng Anh trước.
Làm thêm
Một lý do hấp dẫn các học sinh quốc tế tới Hàn Quốc học tập là cơ hội việc làm. Trung bình một du học sinh được phép làm thêm 28 giờ/tuần trong suốt khoá học và 8h/ngày trong các kỳ nghỉ. Thu nhập của mỗi giờ làm việc từ 7 đến 9 USD. Như vậy có thể chắc chắn rằng ngoài thời gian đảm bảo cho học tập, du học sinh vẫn có thể đi làm và đủ tiền trang trải cho sinh hoạt của mình. 
Học bổng
- Học bổng tiền ĐH: được trao cho các sinh viên với kết quả học tập xuất sắc. Giá trị học bổng có thể thay đổi dựa vào kết quả học tập của từng học kỳ. Ứng cử viên cần liên hệ trực tiếp với trường mà họ muốn nộp đơn.
- Học bổng của chính phủ Hàn Quốc: Bộ Giáo dục cung cấp một chương trình học bổng cho các sinh viên quốc tế từ những nước mà Hàn Quốc có hiệp ước văn hoá song phương. Các sinh viên nước ngoài nhận học bổng này có nhiệm vụ cố gắng đóng góp tăng cường tình hữu nghị và mối dây liên hệ với Hàn Quốc trong các lĩnh vực khác nhau như giáo dục, giao lưu chính thức với doanh nghiệp trên toàn thế giới.
- Yêu cầu đối với các ứng viên được xét để cấp học bổng:
+ Người được học bổng nhất thiết phải là công dân của nước được học bổng.
+ Tuổi của người được nhận học bổng, tính đến ngày 1/9 của năm nhận học bổng phải dưới 40 tuổi. Lưu ý: khoá học nghiên cứu không hạn chế tuổi tác.
+ Người được học bổng phải khỏe mạnh về tinh thần cũng như về thể chất.
+ Người theo học khóa cao học và nghiên cứu (trước ngày 31/8 năm xin vào học) phải có bằng ĐH hoặc đang trong thời gian chờ nhận bằng. Người theo khóa tiến sỹ phải có bằng thạc sỹ hoặc đang trong thời gian nhận bằng thạc sỹ.
+ Bảng điểm phải có 20% khá giỏi như còn theo học ở trường cuối cùng.
+ Có thể truyền đạt một cách thoải mái bằng tiếng Anh hoặc tiếng Hàn Quốc.
+ Người theo học phải nỗ lực để tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
+ Người theo khóa nghiên cứu, trước khi vào Hàn Quốc phải có giấy phép của một trong những cơ quan như Viện nghiên cứu của Hàn Quốc, trường ĐH hoặc cơ quan có liên quan của Hàn Quốc.
+ Mỗi suất học bổng chỉ cấp phát một lần.
- Các lợi ích đi kèm với học bổng: Vé máy bay, chi phí sinh hoạt, tiền học phí, trợ cấp nghiên cứu, trợ cấp ổn định cuộc sống, trợ cấp chuyển nhà, chi phí đào tạo tiếng, chi phí in ấn luận văn, bảo hiểm y tế...
- Thủ tục cấp học bổng:
+ Trên cơ sở giấy giới thiệu của Chính phủ nước được cấp học bổng, cơ quan ngoại giao Hàn Quốc ở nước sở tại sẽ chọn sơ khảo các ứng cử viên.
+ Hồ sơ cũng các giấy tờ liên quan của những ứng cử viên được các cơ quan ngoại giao Hàn Quốc tuyển chọn sẽ được gửi tới Viện phát triển Giáo dục quốc tế thông qua Bộ ngoại giao và thương mại Hàn Quốc.
+ Việc chọn lựa các ứng cử viên sẽ được tiến hành tại Hội đồng kiểm tra Học bổng của Viện quốc gia về Phát triển Giáo dục Quốc tế. Đại sứ quán Hàn Quốc sau khi nhận được thông báo sẽ gửi giấy xác nhận cho các ứng cử viên được tuyển chọn.
Visa
Trước hết, bạn phải xin Visa học sinh (D-2) tại các Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hàn Quốc ở nước sở tại. Để được cấp Visa, du học sinh phải trình những hồ sơ liên quan như: giấy báo nhập học, giấy tài trợ được công nhận... Đối với học sinh muốn gia hạn thời gian, thì trước hết phải xin gia hạn Visa ở văn phòng Di dân của Hàn Quốc. Nếu không tuân thủ theo điều kiện này, sẽ bị phạt do vi phạm pháp luật về nhập cảnh.
Chỗ ở, đi lại
Ở mỗi trường ĐH đều có ký túc xá dành cho học sinh. Tuy nhiên sẽ không có đủ phòng cho tất cả sinh viên muốn ở lại trong trường. Do vậy, nếu bạn muốn ở trong KTX của trường thì phải đăng ký sớm.
Về phương tiện đi lại, có thể nói giao thông công cộng của Hàn Quốc rất tiện lợi và giá rẻ khoảng 600 won/lần. Ở Seoul, Degu, Pusan đều có mạng lưới xe điện ngầm. Bạn cũng có thể sử dụng xe taxi hoặc tự lái. Nhưng ở Hàn Quốc tình trạng tắc nghẽn giao thông ở các thành phố rất trầm trọng, nếu có thể thì nên sử dụng xe công cộng sẽ tiện lợi hơn rất nhiều.
Một số kinh nghiệm học tại Hàn Quốc
- Giáo sư là người quyết định tất cả, nếu bạn chưa đáp ứng được một số yêu cầu của trường, giáo sư có thể bảo lãnh cho bạn. Chính vì vậy, liên hệ được với họ trước khi xin học là cực kỳ quan trọng.
- Học bổng của trường có thể không cao so với mức trung bình, nhưng mức hỗ trợ của Lab mới là quan trọng.
- Chuẩn bị một số kiến thức cơ bản về tiếng Hàn để có thể tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.
- Chuẩn bị tinh thần làm việc độc lập và nền tảng tốt về sức khỏe, bạn có thể làm việc trên Lab 24/24 nếu bạn thích.
- Hãy kiên trì và nhẫn nại khi apply vì các giáo sư Hàn khá bận rộn trong công việc nên một cách tiếp cận tốt sẽ đem lại cho bạn sự thành công.
- Hiện tại, theo luật mới, sinh viên nhập học từ một học kỳ trở lên được đi làm thêm nhưng không quá 20h/tuần khi trong học kỳ, nhưng ngoài học kỳ thì thoải mái. Lương làm thêm của sinh viên từ 700.000 đến 1.300.000 won/tháng (fulltime) tùy từng công việc.

Những điều cần biết khi du học Hàn Quốc


1.    Điều kiện ăn ở
   Thường thì giá thuê phòng bên Hàn Quốc khoảng từ 250.000 đến 3000.000VND. Giá này bao gồm tiền phòng, điện nước, internet, gạo ăn, kim chi, bột giặt, máy giặt… Nếu so với ở Việt Nam thì giá này cũng không phải là dạng mắc. Về điều kiện ăn ở thì nói chung là sạch sẽ và trật tự. Ở bên này các bạn có thể đi chợ tự nấu ăn đồ Việt Nam không có gì khó cho lắm, giá cả nói chung là chấp nhận được.

 
2.    Điện thoại, bảo hiểm, giao thông đi lại.
   Khi qua bên này các bạn phải đi đăng ký người nước ngoài càng nhanh càng tốt sau khi có thẻ người nước  ngoài các bạn mới có thể mua điện thoại. Máy điện thoại thường được miễn phí khi đăng ký dịch vụ và máy cũng có thể lựa chọn tùy ý và cũng rất đẹp, cước gọi cũng không quá mắc.

    Về khoản này thì Hàn Quốc làm chặt hơn Việt Nam mình vì điện thoại bên này rất quan trọng. Về đi lại thì do chỗ ở thường gần các trường đại học rất nhiều nên các bạn có thể dễ tìm và thường đi bộ đi học. Còn nếu đi đâu xa thì đã có tàu điện ngầm và xe buýt giá 1 lần đi khoảng 11.000VND các ga và các chạm rất nhiều nên đi đâu cũng dễ dàng và tiện lợi. Sau khi có thẻ người nước ngoài sẽ mua bảo hiểm thân thể cái này tính ra tiền Việt thì vào khoảng 300.000VND 1 tháng. Nếu các bạn biết tiếng Hàn một chút thì sẽ rất tiện khi ở Hàn vì người Hàn chủ yếu đùng tiếng Hàn.

3.    Tham qua du lịch
   Thường thì các điểm tham quan ở Hàn Quốc thường miễn phí vào cửa nên sinh viên Việt Nam bên này thường đi tham qua vào cuối tuần. Các điểm tham quan rất nhiều nhất là ở Seoul. Khi cần đi du lịch xa cũng rất tiện vì có thể đi xe buýt cao tốc. Mỗi bạn nên cần chuẩn bị cho mình 1 chiếc máy hình để dùng khi di chơi.


Kinh nghiệm du học ở Hàn Quốc.


Hàn quốc đã nuôi dưỡng tôi như ngày hôm nay.

 Nếu ai hỏi tôi rằng hàn quốc có ý nghĩa như thế nào đối với tôi thì tôi sẽ trả lời như thế này. Hàn quốc là một đất nước giống như mẹ tôi và mẹ tôi đã sinh ra tôi có như ngày hôm nay.

Lần đầu tiên tôi biết về đất nước hàn quốc là từ khi tôi nhận được giấy nhập học đại học. còn trước đó là tôi chưa biết gì về hàn quốc và cũng như chưa có sự quan tâm về hàn quốc. như bây giờ hàn quốc là một quốc gia nổi tiếng ở Việt Nam cho nên họ đã theo học tiếng hán quốc. cho nên tôi trong suy nghĩ của tôi là khi đi học đại học tôi sẽ học tiếng hàn quốc. mặc dù lúc đầu tôi đã suy nghĩ tiêu cực trong việc học tiếng hàn quốc nhưng mà với việc học một cách nhiệt tình thì tôi đến bây giời tôi cũng chưa hiểu hết được tính thần bí trong ngôn ngữ tiếng hàn. Ngay cả khi gặp bạn bè cũng thường hay nói một câu chuyện như thế này “nếu chúng tôi học chăm chỉ như học tiếng hàn thì chúng tôi có thể thi đậu dễ dàng vào trường đại học y Việt Nam “

Vì tôi có một giấc mơ kỳ lạ cho nên tôi đã học tiếng hàn một cách chăm chỉ. Sau khi tôi bắt đầu học tiếng hàn thì tôi có một giấc mơ kỳ lạ. trong giấc mơ tôi vừa nhìn vào mặt của một ông lão vừa nói tiếng hàn một cách lưu loát như vậy. ngay khi tỉnh giấc thì tôi có một suy nghĩ đáng sợ về ông lão đó. Có rất nhiều giải thích về giấc mơ nhưng mà đối với những người Việt Nam chúng tôi thì giắc mơ không phải như vậy mà trôi qua. Vì những suy nghĩ như vậy mà tôi đã khắc sâu trong đầu tôi. Tôi đã suy nghĩ rằng“ sinh thành tôi không phải là người hàn quốc và học tiếng hàn quốc không phải là một nhân duyên đối với tôi.” “học tiếng hàn quốc có phải là số mệnh của tôi không?”tôi là người mê tín nhiều cho nên tôi suy nghĩ rằng mình đã nhận được may mắn trong giấc mơ đó cho nên tôi đã chăm chỉ học tiếng hàn.

Lúc đầu học tiếng hàn thì cái việc tra từ điển hàn – anh nó trái với tiếng Việt Nam nên rất khó. Người không có kinh nghiệm sẽ không biết được cái việc học ngoại ngữ mà không có từ điển khó đến chừng nào. Ngoài ra chỉ có toàn tài liệu tiếng sách giáo khoa tiếng hàn quốc. những cái này sảy ra từ khi tôi có giấc mơ đó. Tôi tự hứa với bản thân mình là phải cố gắng học thật giỏi và biết rõ hơn hệ thống tiếng hàn và sau đó tạo ra cuốn từ điển Hàn – Việt

Chính vì thế mà tôi đã học tiếng hàn tại nhà từ sang sớm và tập trung nghe giáo viên giảng bài ở trên lớp. với kết quả đó mà tôi đã đạt được những thành tích cao trong mỗi học kỳ. thời gian thấm thoát chôi qua và tôi đã tốt nghiệp.

Trong lúc tôi tìm phương pháp để mà có thể học tiếng hàn quốc thì tôi đã được một giáo sư trường đại hoc giới thiệu tôi đi giảng dạy tiếng hàn tại các thủy thủ viet nam tại công ty quản lý thủy thủ việt nam. Cuối tuần thì tôi vừa giao lưu với các em học sinh vừa học tiếng hàn. Không chỉ có vậy tôi còn sinh sống cùng với tát cả nhân viên công ty thì tôi vừa học được một cách trực tiếp văn hóa của hàn quốc. đúng như người ta nói rằng thấy thì mới tin được, thông qua việc sống với những người hàn quốc như vậy thì tôi đã hiểu nhiều hơn về văn hóa hàn quốc , cũng như khả năng nghe và nói của tôi cũng được nâng cao. Và vì những kinh nghiệm như vậy mà tôi đã có nhiều quan tâm hơn trong văn hóa hàn quốc nhưng mà hiện tại thì tôi vẫn còn nhiều điều chưa biết về văn hóa hàn quốc.

Cuối cùng với sự nổ lực của bản thân thì tôi đã nhận được học bổng của chính phủ hàn quốc trong việc học lên cấp 6 tiếng hàn. Bằng sự nổ lực tôi đã nhận được chứng chỉ tiếng hàn cấp 6 trong kỳ thi năng lực tiếng hàn trên toàn thế giới. đây là một niềm vui mà tôi không thể diễn tả bằng lời được.

Vừa sống trong cuộc sống du học tôi vừa dần dần thực hiện giấc mơ của tôi. Bây giời không chỉ có từ điển tiếng hàn quốc mà tôi còn có ước mơ giới thiệu cho người việt nam về đất nước và con người hàn quốc. tôi nghĩ rằng sau này nghĩa vụ của tôi là tuyên truyền về văn hóa hàn quốc cũng như văn hóa việt nam để cho 2 nước có thể hiểu lẫn nhau.

Vừa học tiếng hàn tôi luôn có một suy nghĩ đó là làm sao có thể báo hiếu được cho ba mẹ. cái việc suy nghĩ báo hiếu cho ba mẹ ở hàn quốc cũng như ở việt nam đều giống nhau cả. chính vì thế mà khi tôi đã đi làm rồi thì tôi tiết kiệm một chút tiền để biếu cho ba mẹ mình. Tôi suy nghĩ rằng mặc dù số tiền tôi đưa cho bạ mẹ mình không nhiều nhưng mà đó là lòng thành cũng như lòng báo hiếu của tôi cho ba mẹ.

Thông qua tiếng hàn quốc thì bây giờ tôi có thể nói rằng tôi đã thành công một phần nào đó rồi. tôi luôn luôn hy vọng vào cuộc sống của mình. Một lời tôi muốn nói là hàn quốc đã nuôi dưỡng để tôi có được như ngày hôm nay. Chính vì thế tôi rất yêu và cảm ơn đất nước và con người hàn quốc.

Chia sẻ kinh nghiệm của các du học sinh


Hồi mới sang Hàn Quốc, Chung đã bị stress bởi chỉ có thể hiểu nổi 60% bài giảng trên lớp, trong khi xung quanh các sinh viên người Hàn phát biểu ầm ầm. Đã thế sinh viên Hàn lại rất chăm chỉ, họ học và làm mọi việc đều nhanh.

Hồi mới sang Hàn Quốc, Chung đã bị stress bởi chỉ có thể hiểu nổi 60% bài giảng trên lớp, trong khi xung quanh các sinh viên người Hàn phát biểu ầm ầm. Đã thế sinh viên Hàn lại rất chăm chỉ, họ học và làm mọi việc đều nhanh.

Có thể phải đối mặt với… stress

Có lẽ với sinh viên du học nào, thời điểm bắt đầu đặt chân sang xứ người cũng là thời điểm khó khăn nhất.

Sau khi tốt nghiệp ĐH năm 2004, Nguyễn Minh Chung (hiện là giảng viên bộ môn Tiếng Hàn, Khoa Đông Phương học, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn) đã xin được học bổng sang Hàn Quốc học. Dù đã có bốn năm học tại Việt Nam để tìm hiểu sâu về ngôn ngữ, văn hoá Hàn Quốc, “giắt lưng” thêm vốn tiếng Anh để làm Thạc sĩ thế nhưng Chung vẫn gặp những “rắc rối” về ngôn ngữ khi sang đây học.

Kinh nghiệm vàng khi du học Hàn Quốc

Nguyễn Minh Chung (ngoài cùng bên trái) cùng với các bạn Hàn Quốc.

Chung cho hay, ở Việt Nam chỉ chủ yếu học tiếng Hàn ứng dụng, giao tiếp, nhưng cô sang đây nghiên cứu thạc sĩ về tiếng Hàn vì thế phải học những từ chuyên môn mang tính học thuật cao. Để học hiểu bài trên lớp, làm bài luận giáo sư giao, Chung đã phải đọc rất nhiều sách cả tiếng Hàn, lẫn tiếng Anh để bổ trợ vốn tiếng Hàn.

Đó chính là lý do khiến 7 - 8 tháng đầu tiên sang Hàn Quốc, cô đã bị stress bởi chỉ có thể hiểu nổi 60% bài giảng trên lớp, trong khi xung quanh các sinh viên người Hàn phát biểu ầm ầm!

“Năm 2004, mình sang Đại học Inha (TP Incheon), khi đó trường này chưa có sinh viên Việt Nam nào theo học cả. Khoảng thời gian đó, mình rất mong mỏi có một người bạn Việt Nam nào đó học ở đây để hỏi han. Nhưng thật khó khăn, thời điểm đó mình thực sự muốn về nhà” - Chung chia sẻ.

Ngoài ra, theo Chung, sinh viên Hàn Quốc rất chăm chỉ, chính vì thế, sinh viên du học lại càng phải cố gắng nhiều hơn: “Ai cũng học hành rất chăm chỉ từ 9 giờ sáng và học tiếp tại phòng Lab tới 1 - 2 giờ đêm. Họ học và làm mọi việc đều nhanh”.

Những khác biệt về văn hoá

Với một người đã từng học tiếng Hàn bốn năm thì với Chung, không e ngại nhiều vấn đề về xung đột văn hoá.

Một điều mà Chung rất khâm phục là, dù ở một đất nước phát triển nhanh nhưng những nét văn hoá truyền thống như “tôn sư trọng đạo” của họ được gìn giữ khá tốt. “Ví dụ, sinh viên thực sự tôn trọng các giảng viên, học hành nghiêm túc. Có lần mình thực sự muốn nghỉ tiết học để đi làm thêm nhưng cả kỳ học không có sinh viên nào xin nghỉ nên mình lại ngại không dám xin nghỉ nữa” - Chung cho hay.

Kinh nghiệm vàng khi du học Hàn Quốc

Để tránh những cú sốc về văn hoá, du học sinh cần trang bị cho mình những kiến thức về ngôn ngữ và văn hoá đất nước mình sẽ đến. (Ảnh: vinade.com.vn)

Duy chỉ có một đôi lần Chung từng chứng kiến sự hiểu lầm về văn hoá giữa hai nước tại nơi cô làm thêm - một công ty quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc. Chung cho biết, có lần các lao động nữ Việt Nam cảm thấy bức xúc khi có một số ông chủ Hàn có hành vi… không đúng mực với họ khi liên tục vỗ vai, vỗ lưng họ. Thế là công ty lại phải nhờ Chung giải thích cho họ hiểu rằng, với người Hàn Quốc, hành động đó chỉ mang tính chất… động viên nhân viên làm việc!

Hoặc thời gian đầu, do ăn khá nhiều kim chi, Chung đã bị nóng trong người: “Nhưng thật tuyệt vời, vị giáo sư hướng dẫn cho mình đã cho mình một lọ thuốc để chữa trị. Giờ thì món ăn Hàn Quốc mình lại rất thích”, Chung bộc bạch.

Được biết, ngoài thời gian học hành bận rộn, Chung cũng cố gắng thu xếp làm thêm trang trải cuộc sống như phiên dịch, dạy tiếng Anh cho trẻ em, dạy tiếng Việt cho người Hàn Quốc. Thi thoảng rỗi rãi hoặc vào dịp Tết, Chung lại vào diễn đàn của hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc để đọc cho đỡ nhớ nhà.

Sau ba năm nghiên cứu Thạc sĩ tại Hàn Quốc, Chung trở về Việt Nam và giảng dạy luôn tại bộ môn Tiếng Hàn trước đây mình từng theo học và vẫn giữ được những mối liên hệ với các giáo sư, các bạn bè Hàn Quốc và nước khác.

Dù đi học ở nước nào thì các bạn vẫn cần một kiến thức nền đủ vững cả về kiến thức, văn hoá, tiếng Anh… để đỡ hẫng hụt. Bạn cũng cần có sự tự tin, mạnh dạn để nhanh chóng vượt qua những rào cản về ngôn ngữ. Đó là những gợi ý và kinh nghiệm của Chung hy vọng sẽ giúp các sinh viên Việt Nam thêm “dũng khí” khi chọn đất nước để du học.



Những Điều Cần Biết Về Chi Phí Sinh Hoạt Ở Hàn Quốc


cost-of-living



Đối với bất kỳ ai đang có ý định chuẩn bị du học Hàn Quốc, điều chắc hẳn là các bạn cũng đều muốn biết về giá cả sinh hoạt ở Hàn Quốc và đắn đo xem mình có thể sống ở đất nước này hay không. Dưới đây là một số phân tích về chi phí sinh hoạt ở thành phố Seoul, ở góc độ so sánh với chi phí sinh hoạt ở các thành phố khác và một số gợi ý dành cho các bạn du học sinh trong việc cắt giảm chi phí.


Theo tổ chức tư vấn Tài chính Mercer, về thứ hạng giá sinh hoạt ở một số thành phố trên Thế giới, Thành phố Seoul đứng thứ 22 trong tổng số những thành phố đắt đỏ nhất Thế giới. Tổ chức Mercer công bố danh mục giá sinh hoạt hàng năm của hơn 214 thành phố lớn trên Thế giới. Tổ chức Mercer cũng thực hiện việc so sánh giá cả của hơn 200 loại mặt hàng tiêu dùng ở mỗi thành phố bao gồm giá thuê nhà, thực phẩm, quần áo, đồ gia dụng và dịch vụ giải trí. Họ lấy Thành phố New York (Hoa Kỳ)  làm tiêu chuẩn đánh giá.

Nếu bạn thắc mắc thành phố nào nằm trong top đầu Thế giới về giá cả thì câu trả lời là thành phố Tokyo của Nhật Bản, nổi tiếng về giá sinh hoạt đắt đỏ không chỉ ở châu Á mà còn của Thế giới. Trong top 31 thành phố có giá cả đắt nhất Thế giới thì có 10 thành phố thuộc Châu Á Thái Bình Dương bao gồm Tokyo (đứng đầu) Osaka (thứ 3), Singapore (thứ 6), Hong Kong (thứ 9), Nagoya (Nhật Bản – thứ 10), Thượng Hải (thứ 16), Bắc Kinh (thứ 17), Seoul (thứ 22),Thâm Quyến (Trung Quốc – thứ 30) và Quảng Châu (Trung Quốc – thứ 31).

Theo chỉ số so sánh giá tiêu dùng thì giá sinh hoạt ở thành phố Seoul rẻ hơn Tokyo là 55%, rẻ hơn London 45%, rẻ hơn Singapore 43%, với New York là 42%, Hong Kong là 41%, San Francisco là 32%, Toronto là 29%, Thượng Hải là 1%. Mặt khác, giá sinh hoạt ở Seoul đắt hơn 12% so với Bắc Kinh, 135% so với Kuala Lumpur, 23% đối với Bangkok, 27% so với Manila, 82% so với Mumbai và 135% so với Bangalore.

Vì vậy, so với một số thành phố khác như Tokyo, Osaka. Singapore, Hong Kong và Thượng Hải về giá tiêu dùng thì việc du học ở Seoul cũng khá “dễ thở”.

Sau đây là một số những hạng mục về giá cả đối với một du học sinh Hàn Quốc.

Chi phí

Thấp nhất

Cao nhất

Nhà ở

300000

600000

Chi phí về điện, nước, gas

100000

200000

Thực phẩm

200000

500000

Điện thoại

20000

80000

Internet

20000

40000

Chi phí đi lại

50000

100000

Khám chữa bệnh

5000

10000

Các chi phí phụ (liên hoan, du lịch)

60000

400000

Tổng chi phí

KRW 755000

KRW 1930000

Tổng chi phí (Tính bằng dollars)

$700

$1900

Một số điều cần lưu ý:

-          Những du học sinh chi tiêu không quá 500,000 KRW/tháng là những người thật sự rất tiết kiệm.

-          Sống chung phòng với các sinh viên khác có thể giúp giảm chi phí tiền nhà và chi phí sinh hoạt khoảng 50%.

-          Những sinh viên sống gần trường có thể tiết kiệm chi phí đi lại nhưng nếu khu vực trọ học thuộc khu trung tâm hoặc khu đô thị thì giá cả nhà trọ có thể sẽ khá cao.

-          Việc tự nấu ăn cũng giúp bạn cắt giảm một lượng chi phí khá lớn.


Du học Hàn Quốc – Bí kíp chọn ngành


Khi xem xét du học nói chung, và du học Hàn Quốc nói riêng, bạn luôn phải xác định rõ ràng ngành học trước khi nghĩ đến bất kỳ bước tiếp theo. Trong bài viết này, bạn sẽ tìm cách thức để đi một bước xa hơn nữa trong việc tìm kiếm một chương trình học chất lượng, vừa đảm bảo những yêu cầu của bạn. Những yếu tố sau đây có thể được coi là những nhân tố cá nhân, có thể ảnh hưởng đến quyết chọn ngành.

1. Khả năng tài chính

Khả năng tìm được một chương trình có chất lượng mà giá cả phải chăng là hoàn toàn có thể. Tùy thuộc vào bạn hoặc tình hình tài chính của gia đình của bạn, chi phí sẽ ảnh hưởng nhiều hay ít tới quyết định lựa chọn ngành nghề học của bạn. Không ai muốn thỏa hiệp chất lượng với chi phí. Tuy nhiên, nhiều sinh viên cần phải tìm các chương trình phù hợp với ngân sách cá nhân của họ. Chi phí cho việc học tập ở nước ngoài không bó gọn trong một khoản phí cơ bản nào, thay vào đó, rất nhiều chi phí bổ sung bao gồm tiền bảo hiểm, nhà ở, ăn uống, tham quan, du lịch, y tế, nhu cầu và mua sắm cũng cần phải được xem xét.
Chi tiêu và tiết kiệm:

Tiết kiệm chi tiêu là quan trọng cả trước, và trong khi bạn đang ở Hàn Quốc. Tạo ra một ngân sách cơ bản cho chính mình và tuân thủ nó chính là một lời khuyên tốt cho bạn.

Ví dụ, bạn có thể tự mình pha cà phê buổi sáng , trước khi đi học thay vì mua nó hàng ngày. Bạn có thể phải ăn ít hơn và bỏ thói quen ăn uống bên ngoài thường xuyên. Bạn có thể đi xe buýt thay vì trả tiền để mua một chiếc xe của bạn, và bạn thậm chí có thể bắt đầu lưu tâm tới những phiếu mua hàng giảm giá.

2. Đánh giá mức độ hoà nhập của bạn

 Hãy quyết định xem bạn muốn tham gia một lớp học như thế nào, nhiều sinh viên quốc tế, ít sinh viên Hàn Quốc, hay ngược lại, nhiều sinh viên Hàn Quốc, và ít sinh viên quốc tế. Thông thường, nếu bạn đi du học Hàn Quốc, bạn sẽ hoà mình vào bầu không khí Hàn Quốc trong từng lớp học. Nhưng cũng có những ngành học, tỉ lệ sinh viên quốc tế tham gia đông, bạn có thể tìm hiểu và xem xem đâu là mong muốn của mình.

 Ngoài ra, bạn còn có thể lựa chọn lớp học và ngành học tuỳ theo giáo viên của mình. Ví dụ như bạn mong muốn chương trình có giáo viên nước ngoài dạy hay giáo viên Hàn Quốc.

3. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng trong quyết định chọn ngành của bạn. Chỉ cần một chút kinh nghiệm sử dụng tiếng Hàn Quốc, bạn cũng có thể tìm thấy một cơ hội du học của mình tại quốc gia này. Bạn cũng có thể chọn lớp học mà ngôn ngữ chính là tiếng Anh, có rất nhiều chương trình như thế này ở các trường đại học của Hàn Quốc.

Ngay từ khi đăng ký học, hãy hỏi tư vấn viên của trường bạn đăng ký về ngôn ngữ sử dụng trong lớp học.

 4. Mục tiêu

 Mỗi người có một mục đích khác nhau khi đi du học. Một trong số đó có thể là để cải thiện vốn tiếng Hàn của mình, hoặc để đạt được một bằng cấp nào đó, hoặc đơn giản là để có lý do hợp lý để đi du lịch. Trước khi chọn ngành, hãy xem xem ngành đó có đúng với mục đích của bạn không.

 Trên đây là một vài điểm các bạn cần lưu ý khi chọn chuyên ngành học tập tại các trường đại học, cao đẳng, học viên của Hàn Quốc. Du học Hàn Quốc với nhiều lựa chọn ngành học hấp dẫn và cập nhật đang là xu thế của nhiều du học sinh quốc tế.


Những lưu ý khi du học Hàn Quốc




Du học Hàn Quốc: Từ kinh nghiệm và chia sẻ của một số du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc, trung tâm tư vấn du học Newocean xin trích dẫn một vài điểm lưu ý cần nhớ cho những tân sinh viên du học Hàn Quốc trong tương lai.

Trau dồi vốn tiếng Hàn tối thiểu để giao tiếp

Tùy từng chương trình đào tạo, ở một số trường đại học, các giáo sư sẽ giảng bài bằng cả tiếng Anh và tiếng Hàn, cho nên sẽ là một bất lợi cựa kì nghiêm trọng nếu bạn không có một nền tảng tiếng Hàn “đủ dùng” để giao tiếp và nghe hiểu. Có rất nhiều nguồn tài liệu, sách tiếng Hàn cho bạn lựa chọn. Dĩ nhiên, quá trình tự học, kết hợp thực hành giao tiếp với người bản ngữ sẽ là nhân tố quan trọng trong việc nâng trình tiếng Hàn của bạn.

Người Hàn Quốc không giỏi tiếng Anh, và cũng không muốn giao tiếp bằng ngôn ngữ này. Vậy nên, trước khi đặt chân đến đất nước xinh đẹp này, trang bị cho mình một vốn tiếng Hàn để ít nhất là có thể giao tiếp được nhé.

Khả năng nghiên cứu độc lập – tự học cao

Việc thứ hai là nghiên cứu. Đây có thể xem là phần quan trọng nhất đối với SV sau đại học. Có 2 hình thức chủ yếu: dự án và nghiên cứu của bản thân. Nguồn tài chính ở các phòng thí nghiệm (PTN) của Hàn là do nguồn thu từ dự án. Như vậy GS nào càng mạnh, càng lấy được nhiều dự án, thì GS đó có thể hỗ trợ và nhận nhiều SV vào PTN. Khi vào PTN học viên sẽ được phân theo nhóm dự án, và theo sự hướng dẫn của trưởng nhóm. Làm dự án phải theo tiến độ, nên vấn đề về kết quả và thời gian khá nghiêm ngặt.

Cũng tương tự như ở VN, học viên có thể tự chọn đề tài nghiên cứu dựa trên gợi ý của GS. Nhưng phần nghiên cứu của học viên đòi hỏi sự độc lập hơn rất nhiều. Các GS sẽ để học viên “tự bơi”, người nào mạnh mẽ, “bơi giỏi”, thi sẽ đạt kết quả tốt, ngược lại sẽ nhận kết quả thấp.

Kiểm soát tài chính du học Hàn Quốc

Có rất nhiều sự khác nhau trong cách thức chi tiêu của người Hàn Quốc và Việt Nam. Bạn nên cân bằng giữa cả hai để có thể tiết kiệm được càng nhiều càng tốt nhé. Về chi phí sinh hoạt. Ký túc xá Hàn Quốc đẹp, tiện nghi. Một phòng lớn có 3 phòng nhỏ cùng chung một phòng tắm và phòng sinh hoạt chung, mỗi phòng nhỏ có 2 giường, Ở KTX có internet, máy giặt, phòng tập thể dục được trang bị đầy đủ. Tuy nhiên, bạn phải xem xét cách thức chi tiêu của mình, lựa chọn nơi ăn ở, mua sắp cũng như phương tiện giao thông phù hợp để có thể tồn tại và học tập tốt.





Kinh nghiệm phỏng vấn đi du học Mỹ
Kinh nghiệm phỏng vấn du học Nhật Bản
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Úc
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Mext
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng cực hữu ích
Kinh nghiệm phỏng vấn với người nước ngoài



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
làm sao để có thể săn đc học bổng tiếng hàn.Có những chương trình cấp học bổng nào thế ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Điều này bạn phải cập nhật thường xuyên trên mạng internet cũng như các chương trình của các trường
Gia đình nếu không đủ điều kiện về tài chính thì có được hay không?
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý