Các bản báo cáo của Mastơ, Jônxơn và Kapuren cho rằng, phụ nữ chỉ có một đường dây phản ứng tình dục, đó là thông qua âm vật để truyền đưa các tín hiệu kích thích vào hệ thống thần kinh vùng âm hộ, còn khi 1/3 phía ngoài âm đạo bắt đầu tụ máu tức là bước sang giai đoạn cầm chừng, nếu xuất hiện các cơn co giật, nghĩa là đã bước sang giai đoạn cao trào, chất nhầy được tiết ra nhiều để làm nhờn ướt âm đạo. Hôcơ cho rằng thành trước âm đạo cũng là nơi góp phần tạo nên cao trào. Còn Bery và Huifur thì đưa ra một đường dây phản ứng thần kinh thứ hai đó là điểm G bộ phận cảm nhận kích thích chủ yếu, cũng là điểm xuất xứ để lan truyền cảm giác ra vùng khung chậu, vùng cơ bắp quanh tử cung, bàng quang, niệu đạo và tuyến ở gần niệu đạo, tạo ra các cơn co bóp, còn hệ cơ PC sẽ giữ vai trò hỗ trợ cho các phản ứng căng thẳng và co bóp nói trên. Điều này giúp ta giải thích được hiện tượng cao trào xuất hiện ở nhiều nơi như một số phụ nữ kể lại và được Lixinge tổng kết lại (năm 1973) là: cao trào hội âm, cao trào tử cung hoặc cao trào tổng hợp. Một số nhà nghiên cứu về những bệnh nhân bị chấn thương cột sống thấy rằng, hệ thần kinh khung chậu từ trong chiều sâu của tử cung đã gây tác dụng đối với cao trào âm đạo, nó vừa đảm nhiệm chức năng thần kinh dẫn vào vừa đảm nhiệm chức năng thần kinh dẫn ra. Qua thí nghiệm đối với chuột cũng cho kết luận tương tự, nghĩa là thần kinh khung chậu có thể chuyền những tín hiệu về não đồng thời lại truyền đạt những tín hiệu đó đến hệ cơ khung chậu, do đó nếu kích thích vào âm đạo sẽ làm cho cơ PC co bóp, như thế là đã tạo ra một phản xạ có điều kiện. Thí nghiệm này rất có ý nghĩa đối với chứng minh tác dụng của thần kinh chậu trong phản ứng tình dục của phụ nữ.
Trong rất nhiều loại hình cao trào khác nhau, thì phản ứng sinh lý cũng không hoàn toàn giống nhau. Ví dụ nếu kích thích âm vật thì phần cơ PC ở phía đầu cuối cách xa âm đạo co bóp, còn nếu kích thích điểm G thì sẽ làm cho tử cung hạ xuống. Người ta cũng đã chứng minh được rằng, ở cao trào giao cấu (không phải từ âm vật) so với cao trào từ âm vật thì áp lực ở bên trong tử cung thay đổi khác nhau. Cảm giác chủ quan của chị em cũng phân biệt rõ hai loại, thậm chí là ba loại hình cao trào khác nhau, cho nên có khá nhiều phụ nữ chỉ cần kích thích vào một mình âm đạo thôi cũng đủ đạt đến cao trào.
Về hiện tượng phóng dịch khi phụ nữ đạt đến cao trào. Ngay từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, thời Aristốt đã có những văn bản nói về hiện tượng phóng dịch của phụ nữ khi đạt đến cao trào tình dục. Bản thân Aristốt đã quan sát và ghi chép về vấn đề này. Sau này Graofu cũng mô tả hiện tượng phóng dịch của phụ nữ, còn ở Trung Quốc thì người đề cập đến vấn đề này sớm nhất là Trương Cánh Sinh. Từ những năm 20 của thế kỷ này, ông đã nêu luận điểm về một loại nước thứ ba. Nhưng ở Trung Quốc xưa nay vẫn giữ một thái độ thần bí đối với âm đạo và tìm cách ngăn cấm người ta quan tâm đến lĩnh vực này. Ví dụ về vần đề thuốc tránh thai thì văn bản xuất hiện sớm nhất là ở Ai cập, người ta nói về một loại thuốc đặt vào âm đạo sẽ có tác dụng ngừa thai, sau đó truyền đến nền văn hoá có ấn Độ, nhưng ở Trung Quốc thì từ xưa không hề thấy ai đề cập đến loại thuốc đó. Ngược lại ở Trung Quốc xuất hiện rất sớm các tài liệu nói về thuốc tẩy thai. Trong sách "Phòng trung ký" có nói về phụ nữ có "ngũ chí" "ngũ hầu "cửu khí" "ngũ dục" "thập động" vân vân, chứng tỏ người ta nghiên cứu vấn đề tình dục khá tường tận, nhưng lại tránh nhắc đến những việc đại loại như dùng tay kích thích vào cơ quan sinh dục phụ nữ, do đó người Trung Quốc không hề có cống hiến gì về mặt dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung. Trong sách "Kim Bình Mai" có mô tả về hiện tượng dùng mồm để thoả mãn tình dục nhưng chỉ nhắc đến phụ nữ đối với nam giới chứ không nói đến nam giới đối với nữ giới. Qua đó, ta thấy rằng quan điểm truyền thống vẫn là trọng nam khinh nữ, đặt vấn đề thoả mãn tình dục của phụ nữ hoàn toàn lệ thuộc vào nam giới. Trong phần nói về "thập động" có câu "khi âm đạo nhờn ướt, chứng tỏ dịch đã phóng ra".
Năm 1978 có người đề xuất quan điểm chất dịch do phụ nữ tiết ra có nguồn gốc từ "tuyến tiền liệt" của phụ nữ. Tuyến này bao bọc xung quanh niệu đạo, quá trình phát dục của nó cũng tương tự như tổ chức tuyến tiền liệt ở nam. Năm 1981, trên "Tạp chí nghiên cứu tình dục" đăng ba bài tham luận khá đặc sắc về tuyến tiền liệt phụ nữ, rất được độc giả chú ý. Trong đó, một bài trình bày về hiện tượng phóng dịch của phụ nữ. Bài này được minh hoạ bằng các đoạn phỏng vấn thời sự. Bài thứ hai nghiên cứu về thành phần hoá học của chất cách tiết ra khi đạt đến cao trào nhờ kích thích vào điểm G và cho biết đó không phải là nước tiểu. Bài thứ ba so sánh cường độ cơ khung chậu giữa phụ nữ có khả năng phóng dịch và những người không có khả năng, cho thấy những phụ nữ có khả năng phóng dịch là những người có hệ cơ khung chậu, cơ tử cung mạnh mẽ và có khả năng không chế được các cơ đó. Trong hơn 10 năm vừa qua, đã có hơn 30 đề án nghiên cứu về chủ đề này.
Saifury và Beneck phát biểu trong luận văn (năm 1978) dưới nhan đề "Bàn về phụ nữ phóng dịch và tuyến tiền liệt phụ nữ" đã khơi gợi hứng thú khoa học của mọi người đối với vấn đề phóng dịch của phụ nữ. Sau khi tổng hợp nhiều tư liệu khoa học, họ rút ra rằng, mãi cho đến thế kỷ 20 người ta mới chịu thừa nhận hiện tượng phụ nữ phóng dịch, còn tuyến tiền liệt phụ nữ chính là cơ sở vật chất để tạo khả năng phóng dịch, phụ nữ phóng dịch có cùng nguồn gốc với nam giới xuất tinh. Một điều lý thú là tại một vài bộ lạc ở Uganđa, trước khi người con gái đi lấy chồng đều được các bà dày dạn kinh nghiệm huấn luyện cho cách phóng dịch.
Riêng về vấn đề thành phần dịch thể và thành phần hoá học của dịch do phụ nữ phóng ra người ta nhận thấy rằng nó khác hẳn với nước tiểu. Ví dụ trong chất dịch này thành phần của phối phát Enzym mang tính a xít của tuyến tiền liệt và chất diabetin đều cao hơn trong nước tiểu. Riêng chất diabetin được người ta coi là một loại dinh dưỡng đặc thù có trong tinh dịch đàn ông nhằm duy trì tinh trùng. Việc trong tinh dịch của phụ nữ có chứa chất diabetin gợi ý cho người ta nhận đình rằng chất này hẳn là phải có vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản của phụ nữ, còn các chất Urea và Creatinine thì lại có nồng độ thấp hơn nhiều so với nước tiểu. Riêng đường Gluco thì có hàm lượng tương đương với nước tiểu. Còn một số người lại phát hiện rằng trong tinh dịch của phụ nữ còn có chứa Acid Tartaric có khá năng khống chế nồng độ phết phát Emzym cao hơn hẳn so với nước tiểu.
Đến nay người ta vẫn chưa xác định được thật chính xác thành phần chất dịch do phụ nữ phóng ra, trong khi lượng kết quả báo cáo còn quá ít, rất khó đưa ra một phán đoán mang tính kết luận. Một nguyên nhân khác đưa đến sự nhận định không thống nhất đó là rất có khả năng trong thành phần chất dịch phóng ra có lẫn một ít nước tiểu trong một số trường hợp nhất định nhưng có lúc lại hoàn toàn không lẫn nước tiểu, có nghĩa là trong một vài tình huống thì chị em bị són ra một lượng nước tiểu không đáng kể. Trong một bản báo cáo không chính thức kể lại rằng, có một chị uống một loại thuốc làm cho nước tiểu biến thành màu xanh, khi phóng dịch có làm cho tấm ga trải thường bị nhuốm màu xanh, nếu chị cố ý phóng ra cả nước tiểu thì ga rải giường bị nhuộm xanh càng nhiều, càng đậm. Một số người sử dụng măng non của cây lau để làm thí nghiệm nhằm chứng minh rằng dịch phóng ra hoàn toàn khôngp hải là nước tiểu Sau khi uống nước của măng lau thì nước tiểu sẽ có mùi vị đặc biệt, nhưng khi phóng dịch lại hoàn toàn không bốc mùi tương tự, mặc dù sau đó đi tiểu ngay nước tiểu vẫn có mùi đặc biệt.
Một điều dễ hiểu là, cơ vòng ở xung quanh niệu đạo phụ nữ không được chắc khoẻ như nam giới, do đó khi cuộc “yêu” đạt đến cao trào thì một lượng nước tiểu nhỏ bị rò thấm ra, cũng là điều có thể lượng thứ đuợc, đặc biệt là đối với những chị em có hệ cơ PC yếu và sức khống chế kém. Khi chữa ngoại khoa về bệnh ở niệu đạo, các bác sĩ thường sử dụng phương pháp mổ hoặc dùng đụng cụ chỉnh hình để chữa hiện tượng són đái. Thế nhưng ngày nay người ta nhận thức rằng đó là một hiện tượng sinh lý bình thường không đáng phải lo lắng, càng không nên chữa trị bằng phương pháp mổ ngoại khoa. Khi mọi người thừa nhận rằng dịch phóng ra đôi khi lẫn nước tiểu, thì cũng dễ dàng thông cảm với nhau về kết quả hoá nghiệm lâm sàng không thống nhất, và đã có một lời giải đáp tương đối hợp lý. Travits chia 10 chị phụ nữ có khả năng phóng dịch ngay trong điều kiện phòng thí nghiệm thành ba nhóm:
( l) Nhóm tương đối khó tiết dịch, phải mất 10 - 15 phút kích thích thì mới đạt đến cao trào (N =3)
(2) Dễ phóng dịch, kích thích nhiều nhất 1,5 phút nhưng lại không đạt đến cao trào.
(3) Tầng lớp trung gian, cần kích thích từ 4 - 8 phút, có khả năng phóng địch nhưng lại không đạt đến cao trào.
Thực ra thì trong suốt quá trình kích thích tình dục, phụ nữ có thể phóng dịch nhiều lần, kèm theo mỗi lần phóng dịch là hiện tượng tử cung hạ xương và thành trước âm đạo cương cứng, khoảng cách giữa các lần phóng dịch là một phút hoặc dài hơn. Mỗi lần phóng dịch đều làm cho người phụ nữ cảm thấy sung sướng tột cùng và cơ bắp căng thẳng hết cỡ, nhưng không xẩy ra hiện tượng cơ bắp co bóp nhịp nhàng hoặc tê dại co giật. Sau khi phóng dịch, thành phía trước âm đạo lập tức hồi phục trạng thái ban đầu, để chờ diễn biến lần sau. Khi phóng dịch, thành trước âm đạo cương cứng tối đa, nếu người phụ nữ cảm thấy đã thấm mệt thì sẽ không đòi hỏi kích thích tiếp nữa cũng không cần đến cao trào, nếu cứ kích thích nữa thì rất dễ xảy ra tình huống cơ bắp toàn thân co giật và cao trào mạnh mẽ. Lúc này, người phụ nữ thường ưỡn cong người lên thành hình cánh cung và khép chặt hai đùi, họ cự tuyệt mọi động tác kích thích thêm, và hiện tượng tiết dịch ở âm đạo cũng lập tức ngừng lại Điều này trong bảng thống kê của Xingơ gọi là sự chấm dứt đột ngột của cao trào tình dục.
Cuộc phát phiếu điều tra tại ba thành phố của nước Mỹ vào năm 1984, có 233 chị trả lời câu hỏi thì trong số đó có 54% cho biết, khi đến cao trào có hiện tượng phóng dịch. 14% chị em nói phần lớn cao trào hoặc tất cả các cao trào đều phóng dịch, lượng dịch phóng ra thông thường vào khoảng 4 mililít. Devisơn và một vài người khác (vào năm 1984) đã mở cuộc phát phiếu điều tra với 1245 chị phụ nữ. Kết quả cho thấy có 39.5% số chị em phóng dịch khi đã đến cao trào. Còn 800 chị thuộc diện rất hứng thú với vấn đề tình dục và là mẫu người điều tra của Huifur, thì có đến 68,5% số chị em có hiện tượng phóng dịch lúc đạt đến cao trào. Theo số liệu điều tra, thì giữa hai nhóm phụ nữ có thể phóng dịch và không thể phóng dịch, không hề có sự khác nhau rõ rệt về các mặt hoàn cảnh sinh hoạt như: quan niệm đạo đức, tình trạng hôn nhân, điều kiện sống, điều kiện y tế, ý thích tình dục, số người tình, tần số “yêu”, tần số thủ dâm v.v... Tuy nhiên giữa hai nhóm người đó quả cũng có một vài điều khác biệt rõ rệt. Ví dụ người có khả năng phóng dịch thường xảy ra cuộc “yêu” đầu tiên rất sớm so với những người không phóng dịch (tỷ số đó là 17/18.5). Qua bước rèn luyện hệ cơ PC theo phương pháp Graofubôcơ thì khả năng phản ứng tình dục được tăng cường đáng kể, số lần đạt đến cao trào trong một tuần hoặc tỷ lệ đạt cao trào trên tổng số lần “yêu” cũng nâng lên trông thấy, phản ứng và khả năng cảm nhận đối với các dạng kích thích tình dục cũng được cải thiện rất nhiều. Đặc biệt là phản ứng ở vú và tử cung thể hiện rõ nhất. Những người phóng dịch trong khi ở cao trào gần như ngừng thở và có cảm giác mất hết tự chủ, tử cung cũng như toàn thân không co giật một cách tự phát.
Hiện nay, số người còn phản đối học thuyết về phụ nữ phóng dịch và điểm G gồm có những người theo phái nữ quyền và vợ chồng Mastơ và Jônxơn. Vì phái nữ quyền chỉ thừa nhận cao trào âm vật không thừa nhận cao trào âm đạo, nếu thừa nhận điểm G cũng đồng nghĩa với thừa nhận cao trào âm đạo. Sở dĩ Mastơ và Jônxơn phản đối phát hiện này vì nó trái với quan điểm của họ.
Một điều đáng chú ý là, sự khác nhau của phụ nữ trong phản ứng tình dục rất lớn. Cho nên giữa ba mặt là điểm G, phóng dịch và cao trào không phải là ba khía cạnh của cùng một vấn đề.
(l) Có thể chị em phóng dịch khi được kích thích vào điểm G mà không hề đạt đến cao trào.
(2) Khi không kích thích vào điểm G, chị em vẫn có thể đạt đến cao trào và thông qua niệu đạo phóng dịch.
(3) Không cần thần kinh điểm G mà chỉ kích thích âm đạo, chị em vẫn đạt đến cao trào nhưng không hề phóng dịch.
(4) Một số chị em khác, có thể cùng lúc xẩy ra cả ba trường hợp kể trên.
(5) Chất dịch phóng ra có lẽ gần giống với nước tiểu, cũng có thể hoàn toàn khác nước tiểu.
Ba hiện tượng nói trên có mối liên quan với nhau, cũng có thể tồn tại một cách độc lập. Có nghĩa là nếu đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về bí mật tình dục phụ nữ, tìm ra lời giải đáp về vai trò tác dụng của ba nhân tố trên trong đời sống tình dục của phụ nữ, được coi là một ra bi quan trọng trong ngành khoa học nghiên cứu về tình dục phụ nữ.
Phản ảnh những hiểu biết mới về tuyến tiền liệt của phụ nữ vào trong lĩnh vực y học như thế nào?
Ví dụ trong ngành pháp y, một nhiệm vụ hàng đầu là xác minh xem đã xảy ra hành động cưỡng hiếp hay chưa. Trong trường hợp không tìm thấy tinh trùng của đàn ông thì phải tìm thấy chứng cứ về sự tồn tại của các Emzym mang tính a xít của tuyến tiền liệt nam. Còn nếu phụ nữ phóng dịch thì có thể làm dây bẩn ở ngoài cơ thể hoặc dính vào vùng quần lót bao bọc bộ phận sinh dục. Tại những điểm này cũng có khả năng tìm ra các Emzym mang tính a xít. Vấn đề đặt ra là khi đạt đến cao trào hoặc lúc bình thường, người phụ nữ đều có thê tiết ra các chất Emzym a xít phốt phoríc mang tính a xít giống như nam giới. Như vậy nếu coi đây la bằng chứng để kết luận đã xảy ra hành động cưỡng hiếp là không đủ cơ sở, rất có thể đưa đến kết án sai. Hoạt động tiết dịch của tuyến tiền liệt phụ nữ được khởi động từ khi chuẩn bị bước vào tuổi thanh xuân.
Nhiều người còn cho biết, giữa hiện tượng tiết dịch của phụ nữ và chu kỳ kinh nguyệt có mối quan hệ nhất định. Nếu trong kỳ hành kinh, mạch máu kích thích vào điểm G làm cho tiết dịch thì trong chất dịch phóng ra, lượng tế bào hình vẩy cá thuộc thượng bì niệu đạo sẽ nhiều hơn hẳn so với thời gian tăng trưởng. Nhưng nói vậy không có nghĩa chỉ những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mới có khả năng phóng dịch. Còn chức năng khép kín của thượng bì niệu đạo ở các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt cũng không giống nhau. Có thể suy ra rằng, trong thời gian có kinh thì do tình huống và điều kiện đặc biệt nên phụ nữ rất dễ mắc chứng són đái, nếu nhìn về mặt bản chất, thì việc sử dụng Hoócmôn giống cái để chữa trị chứng són đái chính là vì các hoócmôn giống cái có khả năng ảnh hưởng đến thượng bì niệu đạo cũng như ảnh hưởng đến độ dày của nó.
Theo Tâm sinh lý phụ nữ, NXB Hải Phòng 2003, GPXB: 44-742/XB-QLXB cấp ngày 27/6/2003