Cách làm nướ uống giải nhiệt mùa hè đơn giản thơm ngon.Mùa hè nóng bức, chọn đồ ăn, đồ uống phù hợp vừa xua đi cơn nóng vừa giúp bồi bổ cơ thể là rất cần thiết. Tuy nhiên không phải loại đồ ăn, thức uống nào cũng thực sự tốt cho cơ thể chúng ta.
CÁCH LÀM THỨC UỐNG GIẢI NHIỆT
Nước chanh gừng
Nguyên liệu:
- Nước lọc
- chanh, đường
- gừng.
Cách làm:
Cho vào ly nước lần lượt.
4 muỗng đường (tùy theo khẩu vị ngọt/nhạt), quậy cho tan đường
Dùng 2 miếng chanh, vắt nước cốt chanh vào ly, quậy đều.
Bỏ thêm đá
Đặt thêm 1 lát chanh mỏng lên miệng ly để trang trí và tạo hương chanh.
Mục đích giải rượu: Bỏ thêm gừng tươi đập nhỏ, thay đường bằng mật ong (không đá)
Chè nha đam hạt sen
Nguyên liệu:
Nha đam: 300g
củ sen: 100g
bobo: 50g
táo đỏ: 50g
nhãn nhục: 50g
phổ tai: 20g
hạt sen: 100g
đường phèn: 300g và 1 ống vani.
Cách làm:
áo, nhãn nhục, phổ tai rửa sạch, ngâm qua nước ấm, để ráo.
Nấu nước sôi, cho đường phèn vào nấu tan, lược lại cho sạch.
Cho táo, nhãn nhục, hạt sen, củ năng, phổ tai, bo bo vô nấu sôi 5 phút.
Cho nha đam vào, trộn đều rồi tắt bếp.
Thêm vani vào cho thơm.
Chè dùng lạnh với đá đập nhỏ.
Sữa chua hoa quả
Nguyên liệu:
- 1 lon sữa đặc
- 500ml nước (1000ml nước nếu không dùng sữa tươi); 500ml sữa tươi
- 1 hũ sữa chua
- Nếu thích ngọt thì cho thêm đường
Cách làm:
Nấu sôi 500ml nước, đổ sữa đặc vào quậy cho tan ( nếu có đường thì quậy tan đường luôn trong lúc này), sau đó cho 500ml sữa tươi vào quậy cùng cho đều.
Tiếp theo là cho hủ sữa cái vào quậy cùng. Sau đó múc đổ vào lọ dựng và đậy nắp lại. Muốn làm sữa chua với hương vị hoa quả (xoài, dưa, dâu…), chỉ cần thêm nước ép trộn cùng trong bước này.
Ủ sữa chua:
Nấu nước gần sôi chứ đừng sôi. Xếp các lọ sữa chua ủ vào trong 1 cái nồi và đổ nước nóng đến khoảng 2/3 lọ yoghurt . Đậy nắp nồi lại để ở nơi ít bị động và lấy chăn hay miếng vải hay khăn dầy phủ đậy kín cái nồi. Mùa hè trời nóng thì ủ 6 tiếng, mùa đông thời tiết lạnh thì ủ 9 tiếng. Sữa ủ càng lâu càng chua.
Nước rau má
Rau má là loại thảo dược quý, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu, giúp vết thương chóng lành
Rau má mọc ở nhiều nơi, tuy rẻ tiền nhưng lại là loại thảo dược quý, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu, giúp vết thương chóng lành. Cách chế biến nước rau má đơn giản nhất là rửa sạch rau má, cho vào máy xay nhuyễn với nước, lọc bỏ xác, khuấy thêm đường rồi uống. Nhưng nếu có thời gian, bạn hãy chuẩn bị thêm đậu xanh không vỏ, rửa sạch, ngâm mềm rồi đem nấu chín, và một trái dừa xiêm chặt lấy nước. Sau khi xay xong rau má, đổ ra, rửa lại máy cho sạch rồi cho đậu xanh và nước dừa vào xay nhuyễn, cho nước rau má vào xay lại cho đều, thêm đường và ướp lạnh để dùng.
Nước sắn dây
Nước sắn dây là loại thức uống thanh nhiệt, giải độc, chữa cảm sốt, nhức đầu.
Nước sắn dây được biết đến như một loại thức uống thanh nhiệt, giải độc, chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, mụn nhọt. Cách pha nước sắn dây khá dễ, chỉ cần cho ít nước lọc vào bột rồi khuấy đều, nếu thích vị chua ngọt, vắt thêm nước cốt trái tắc hoặc chanh vào rồi thêm đường, khuấy tan là đã có một ly nước uống ngon miệng. Lưu ý, không nên dùng mật ong với bột sắn dây vì sẽ gây hại cho sức khỏe.
Nước rong biển
Nước rong biển cũng có tính giải nhiệt rất tốt. Nguồn ảnh: internet
Rong biển có nhiều loại, khi mua nấu nước uống nên chọn loại rong biển đen, có bán ở các hiệu thuốc Đông y. Do rong biển có mùi tanh, vị mặn và lẫn cát nên trước khi nấu cần ngâm nước khoảng 30 phút rồi rửa sạch. Để tăng hương vị cho món nước mát này, có thể nấu rong biển với la hán quả, bông cúc và lá dứa để khử bớt mùi của rong. Lá dứa rửa sạch, cắt đôi. La hán quả rửa sạch, bóp nát, cho vào nồi nước cùng rong biển, lá dứa, nấu đến khi sôi thì vặn lửa riu riu, nấu thêm 30 phút nữa, sau đó cho bông cúc rửa sạch vào nấu thêm năm phút là tắt lửa (bông cúc dễ nát nên không nấu lâu). Lọc lấy nước, bỏ bã, đem ướp lạnh rồi dùng.
Nước xi rô dâu
Nước xi rô dâu vừa mát vừa đẹp da. Nguồn ảnh: internet
Dâu ta (còn gọi là dâu tằm), tuy có màu không đẹp như dâu tây, nhưng lại chứa nhiều dược tính, ngoài tác dụng tiêu khát, còn giúp sáng mắt, đen tóc, lợi xương khớp và chống lão hóa, vì vậy đem chế biến thành nước uống sẽ “lợi cả đôi đường”, vừa mát vừa đẹp. Lựa dâu chín màu tím sẫm, cắt bỏ cuống, rửa sạch cho vào nồi, đổ nước xâm xấp mặt rồi nấu sôi vài dạo cho ra hết chất của dâu, nhấc xuống lược bỏ bã. Bắc nồi khác cho đường và nước vào nấu, đường sôi, vặn lửa nhỏ và khuấy đến khi đường tan hẳn và sệt lại, đổ nước cốt dâu vào khuấy đều rồi nhấc xuống để nguội, cho vào hũ để dành dùng dần. Khi uống, dùng ít nước lọc khuấy cho tan xi rô rồi mới thêm đá.
Nước đậu đỏ
Đậu đỏ là nguồn thực phẩm dinh dưỡng chữa suy nhược cơ thể và đặc biệt tốt cho phụ nữ. Nguồn ảnh: internet
Ngoài tính giải nhiệt, tiêu độc, đậu đỏ còn là nguồn thực phẩm dinh dưỡng chữa suy nhược cơ thể và đặc biệt tốt cho phụ nữ. Đậu đỏ đem ngâm nở rồi nấu với nước đến khi đậu mềm thì nhấc xuống, lọc lấy nước uống, tốt nhất là uống nước đậu đỏ không đường, vì đường sẽ làm giảm hiệu quả kích thích tiêu hóa của đậu đỏ, có thể thay thế đường bằng mật ong. Để tăng tác dụng giải nhiệt, người ta cũng thường nấu chung hai loại đậu đen và đậu đỏ để lọc lấy nước uống
Nước cam
Nước cam tự nhiên là đồ uống rất tốt cho sức khỏe vì thế bạn hãy bỏ ra một chút thời gian để tự pha cho mình một ly nhé.
Tuy nhiên, để có nhưng ly nước cam ngon và bổ dưỡng nhất có thể, bạn hãy lưu ý khâu chọn cam.
Khi chọn cam ngon, các bạn nên lưu ý nâng quả trên tay, thấy nhẹ là quả ít nước, xốp, khô. Không nên chọn cam, quýt màu vàng tươi, đã rụng cuống - biểu hiện của chín ép, sâu hại, ong chích...
Nên chọn quả màu vàng mỡ gà, chiếm ít nhất 1/3 quả, da bóng láng, có đốm mờ, vỏ mỏng. Không chọn quả cam sành quá to, da sần sùi, vàng chóe một bên - quả bị rám nắng, nên vỏ dày, sượng khô, ít nước, không ngọt.
Làm nước cam chẳng tốn nhiều thời gian, chỉ vài phút là bạn đã có ngay ly nước cam tươi mát bổ dưỡng, giải nhiệt cho những ngày Tết vừa qua.
Nguyên liệu:
- 1 quả cam to
- Một ít đá xay
- Một chút đường (nếu bạn thích uống ngọt)
Cách làm:
- Ép chặt quả cam vào lòng bàn tay bạn để quả cam mềm và dễ vắt nước hơn.
- Dùng dao cắt cam làm đôi, dùng thìa loại bỏ hoạt cam.
- Cho cam vào máy vắt tay và vắt để cam ra nước.
- Sau khi vắt, dùng thìa nạo lấy phần nước vẫn còn sót lại trên miếng cam. Nếu bạn chỉ thích uống nước mà không có tép cam thì bạn có thể lọc bỏ những tép này.
Rót nước cam ra ly, nếu bạn nào thích ngọt và mát thì có thể cho thêm ít đường và đá xay.
Bây giờ, bạn chỉ cần uống và thưởng thức ly nước cam thơm ngon, mát lạnh này.
Sữa đậu nành
Vị thơm ngon, béo ngậy của ly sữa đậu nành do chính tay bạn làm sẽ khiến cả nhà nhớ mãi. Hơn nữa sữa đậu nành rất bổ dưỡng và mát lành, vì thế, đây là thời điểm khá thích hợp để bạn làm thức uống này cho cả nhà.
Nguyên liệu:
- Đậu tương: 200-300 g
- Lạc: 100 g
- Nước: 3-4 lít
- Đường
Cách làm:
- Đậu tương mua về nhặt bỏ hạt sâu, ngâm nước lạnh qua đêm đến khi hạt nở hết.
- Vo lại cho sạch, đãi bỏ lớp vỏ ngoài của đậu tương, xả nước cho đến khi nước trong. Vớt đậu tương ra để ráo.
- Lạc cho lên chảo rang chín.
- Bóc bỏ lớp vỏ ngoài.
- Cho đậu tương và lạc vào máy xay, đổ một lượng nước phù hợp và xay đến khi hỗn hợp nhuyễn thì thôi.
- Lọc nước đậu qua một giá lọc hoặc một túi vải, lấy phần nước đậu, bỏ bã (nếu lọc bằng rá bạn nên lọc lại 2-3 lần nhé).
- Bật bếp, đặt nồi nước đậu lên đun lửa to cho tới khi sôi.
- Trong khi nấu, dùng muôi khuấy đều để nồi không bị khét dưới đáy. Khi sữa đậu nành sôi, hạ bớt lửa, vớt bọt. Để khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
Bạn có thể thưởng thức sữa đậu nành khi vẫn còn đang ấm hoặc để nguội hoàn toàn.
Bột sắn pha quất hoặc chanh
Nguyên liệu:
- 100ml nước (đủ cho cốc), 2 thìa bột sắn, 2 quả quất hoặc 1 quả quýt, 2/3 quả chanh, đường (lượng tùy thích)
Cách làm:
- Nước + bột sắn: Khuấy tan.
- Chanh và quất hoặc quýt vắt lấy nước cốt, cho vào nước bột sắn.
- Cho đường vào khuấy tan.
- Có thể cắt vài lát chanh, quất mỏng hoặc vỏ quất thả vào nước bột sắn. Thêm đường tùy thích và thưởng thức.
Bột sắn dây pha quất hoặc chanh là đồ uống cực tốt cho sức khỏe, trong đó có tác dụng trị mụn nhọt và chứng kiết lỵ do ăn nhiều thức ăn cay, nóng. Bạn hãy làm cho cả nhà nhé!
Chè xanh chanh
Trà rót ra cốc, cho đường, nước cốt chanh, đá và lắc đều. Món này có tác dụng giải nhiệt, giải độc cơ thể tốt.
Sinh tố hoa quả
Cà rốt,táo tây: Cà rốt và táo tây thêm nước xay nhuyễn. Cho đường, vắt chanh vào. Món này dùng lạnh sẽ rất ngon, không chỉ thế còn có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, cải thiện thị lực, thích hợp với trường hợp mắt bị mệt mỏi.
Rau diếp giúp thông khí
Rau diếp chứa hàm lượng chất xơ thực vật cao, có lợi cho hệ tiêu hóa, có thể trị bệnh táo bón. Đây cũng là thực phẩm tốt nhất cho những người bị thiếu máu. Rau diếp cá còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm.
Một số loại nước uống khác
Nước thơm, lê: Trái thơm và lê thêm nước rồi xay nhuyễn, thêm chút đường hoặc mật ong vào khuấy đều với một ít muối. Món này bổ sung nước và muối khoáng, sinh tố cho cơ thể, bảo vệ làn da luôn mát mẻ trước nhiệt độ cao.
- Rau má xay lấy nước uống có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể.
- Chè đậu đen giúp giải độc, giải nhiệt và dùng làm thuốc rất bổ dưỡng. Đậu đen rất thích hợp với người thận yếu hư, suy nhược khi cảm nặng.
- Nước chanh chứa nhiều vitamin C, rất tốt cho da, giúp cơ thể thanh nhiệt, sát trùng, trị ho… Vì vậy, nên sử dụng chanh hoặc chanh leo để pha nước uống hàng ngày.
- Sữa chua là loại đồ uống không thể thiếu trong mùa hè, nhất là đối với chị em phụ nữ. Sữa chua không chỉ tốt cho da mà còn rất hữu ích đối với hệ tiêu hóa.
- Nước mía có vị ngọt, tính hàn, có công dụng giải nhiệt rất tốt.
CÁC THỰC PHẨM BỒI BỔ CƠ THỂ NGÀY HÈ
Cà tím chống lão hóa
Mùa hạ thường gây hao tổn lớn cho cơ thể. Trong cà tím chứa nhiều vitamin E, có chức năng chống xuất huyết, ngăn ngừa lão hóa. Ăn cà tím thường xuyên có thể làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Cà tím cũng là một trong những loại rau củ có màu tím ít ỏi. Hàm lượng vitamin E và P trong lớp vỏ cà tím không loại rau củ nào có thể thay thế.
Nấm rơm chống ung thư
Trong các loại protein có trong nấm rơm, hàm lượng 8 loại amino axit cần thiết nhất cho cơ thể đều rất cao, chiếm 38,2% tổng hàm lượng amino axit. Do đó nấm rơm có thể ngăn cản sự sinh trưởng của các tế bào ung thư, đặc biệt có tác dụng hỗ trợ trị liệu bệnh u đường tiêu hóa, tăng cường sức khỏe gan thận.
Dâu tây giúp giải độc
Mùa hạ là mùa của dâu tây. Ăn dâu tây có thể thúc đẩy quá trình hình thành các tế bào của cơ thể; duy trì chức năng hoạt động của hệ răng, xương, các mạch máu, các cơ…; giúp vết thương mau lành, làm tăng sức đề kháng của cơ thể và còn có tác dụng giải độc.
Các chất axit hữu cơ, BHA, pectin…trong dâu tây có thể phân giải chất béo có trong thực phẩm, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, bài trừ các cholesterol dư thừa và các kim loại nặng có hại cho cơ thể.
Cá mực bổ máu
Cá mực có tác dụng bổ máu ích khí. Không chỉ có hàm lượng protein và khoáng chất phong phú, cá mực còn chứa chất taurine tự nhiên - nguyên tố bảo vệ sức khỏe quan trọng có tác dụng giúp ngăn ngừa lão hóa, chống mệt mỏi, kéo dài tuổi thọ…Đặc biệt người có thể chất suy nhược, khí huyết kém, người dinh dưỡng không cân bằng nên ăn cá mực.
Trứng vịt “bổ hạ”
Theo kinh nghiệm dân gian, lập hạ ăn trứng vịt gọi là bổ hạ, giúp cơ thể không bị gầy mòn trong mùa hè, tăng cường sức lực. Trứng vịt muối chứa hàm lượng muối vô cơ canxi, sắt...phong phú. Lượng canxi, sắt trong trứng vịt muối cao hơn hẳn so với trừng gà, trứng vịt tươi. Do đó, đây cũng là một nguồn bổ sung canxi và sắt cho mùa hạ.
Đậu hũ là món ăn mát và chế biến được thành nhiều món.
Canh mồng tơi nấu cua đây là món ăn được nhiều người ưa thích trong mùa hè lại bổ vì giàu canxi từ cua.
Khổ qua (mướp đắng) có vị đắng, tính hàn, có công dụng thanh hỏa tiêu thử, minh mục giải nhiệt, dùng làm đồ ăn thức uống vào mùa hè rất tốt.
Bí xanh vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt. Đây là một loại quả làm rau và làm đồ giải khát rất được ưa chuộng trong mùa hè.
Dưa chuột vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt dễ chế biến nhiều món ăn.
Dưa hấu có vị ngọt tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, giải khát.
Cà rốt có chứa vitamin A & B. Vitamin A rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì các tế bào khỏe mạnh. Các loại vitamin B thì giúp cho cơ thể săn chắc, trẻ lâu và làm sáng da...
Rau dền vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, chứa nhiều chất như Sắt, Canxi.
Rau ngót rất tốt cho sức khỏe nhất là các sản phụ sau sinh. Đây là thứ rau mát, bổ, có tác dụng giải nhiệt cao.
Rau muống nấu với quả chua (me, sấu...) vừa ngon, rẻ lại dễ ăn. Món ăn này được sử dụng nhiều trong các gia đình Việt Nam vào mùa hè.
Các loại dưa không chỉ nằm trong top những thực phẩm thanh lọc tốt nhất mà họ nhà dưa còn được phụ nữ rất ưa chuộng vì có công dụng làm đẹp da hiệu quả. Chẳng hạn như quả dưa hấu, không chỉ có màu sắc đỏ rực hấp dẫn mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe như: bổ sung vitamin, chống mất nước, làm đẹp da.
Cam quýt là họ trái cây chứa nhiều vitamin C nhất nên những loại quả này cực tốt trong việc tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Mùa hè chúng ta rất dễ mắc phải các bệnh như cảm nắng, sốt… do thời tiết oi bức cùng sự phát triển của vi khuẩn.
Xoài có chứa nhiều dưỡng chất như: carotene, kali, sắt, vitamin E…, không chỉ có vậy, loại quả này còn chứa nhiều nước giúp chống lại sự mất nước của cơ thể trong mùa nóng. Cách thưởng thức xoài tuyệt nhất là ăn khi xoài chín hoặc bạn có thể làm một ly sinh tố thật thơm ngon.
Hạt sen dưỡng tâm
Mùa hè là lúc trái tim yếu ớt nhất do thời tiết nóng bức khiến bạn dễ cảm thấy khó chịu, dễ bị tổn thương, dễ gây tổn hại cho tim. Do đó, mùa hè rất cần dưỡng tâm. Tâm sen có vị đắng, vừa có tác dụng hạ hỏa ở tim, là thực phẩm tốt để an thần dưỡng tâm, lại có thể bảo vệ dạ dày và ruột.
Đậu hà lan làm sạch ruột
Trong đậu hà lan chứa các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là protein tốt, giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng hồi phục của cơ thể. Chất xơ thô trong đậu hà lan còn giúp ngăn ngừa táo bón, mang lại hiệu quả làm sạch ruột.
.
Cách làm nước uống mùa hè thanh mát giải nhiệt
Cách làm nước gạo rang, thức uống bổ dưỡng
Ngâm nước dâu giải khát cho mùa hè oi bức
Cách làm thạch cà phê latte giải nhiệt cho mùa hè
Sử dụng bột sắn dây như thế nào cho đúng -
(ST)