Đồ nướng sẽ vô cùng ngon khi có nước sốt ngon để chấm cùng. Hãy thực hiện những bước sau để có một loại nước sốt chấm đồ nướng bạn nhé!
Các loại nước sốt cũng góp phần quan trọng trong các món ăn hằng ngày. Món ăn ngon hay dở cũng nhờ vào nước sốt. Sốt được chia làm hai loại cơ bản, loại lạnh dùng cho các món nguội, và loại nóng dùng cho các món nóng. Các món salad thường dùng với sốt dầu giấm.
Sốt nóng có nhiều chủng loại hơn sốt lạnh, chế biến công phu hơn và được chia làm bốn loại chính sốt trắng, nâu, cà chua và nhũ hóa. Sốt trắng thường dùng cho các loại thịt trắng như gà, bê, các loại cá với hai loại chế biến từ bơ với rượu vang trắng hoặc làm từ nước dùng, rượu trắng và kem. Sốt nâu dùng cho các loại thịt đỏ như bò, cừu, heo, vịt, cá có thịt đỏ. Loại này được nấu từ xương nướng, thịt vụn chiên vàng, vang đỏ và các loại rau củ như poarô, cần tây, củ hành tây, cà rốt, bột mì, bơ.
Sốt cà dùng khá phổ biến cho các món hải sản, mì hoặc các loại đồ nướng. Sốt nhũ hoá nóng chuyên dùng cho hải sản và các loại đồ nướng. Thành phần chính là trứng, bơ và rượu vang. Để chế biến được loại sốt đạt chất lượng, ngoài các nguyên liệu căn bản thì các loại lá thơm đặc trưng là thành phần không thể thiếu.
Sau đây là cách làm một số loại nước sốt thông dụng nhưng rất đơn giản:
1. Sốt cà
2 kg cà chua chín đỏ, trụng sơ nước sôi, lột vỏ, bỏ hột bằm nhuyễn. Hành, tỏi, đường, tiêu, muối... Cho dầu và hành tỏi vào nồi phi thơm Bỏ cà bằm nhuyễn vào. Nêm muối, đường... Nấu lửa nhẹ trong vòng 30-40 phút, khuấy đều cho sốt không khét đáy. Sốt này ăn với cá, ăn bánh mì rất ngon.
2. Sốt cà với mật ong
Trộn đều 4 muỗng súp mật ong, 1 muỗng cà phê mù tạt, 2 muỗng dấm, 2 muỗng bơ hơ chảy, 1/2 lít nuớc sốt cà. Bắc lên bếp 15 phút. Thường dùng với thịt nướng.
3. Sốt me
Vật liệu :
-1 vắt me chín 50 g
-50 g đường cát
-1 trái ớt chín đỏ
-1/2 chén nước mắm ngon
Cách làm :
- Me : cho nước sôi vào dầm lấy cỡ 8 muỗng súp nước cái me thật đặc , bỏ hột ; ớt : rửa, bằm nhuyễn , bỏ hột
-Cho 8 muỗng súp đường vào 8 muỗng súp me quậy thật tan đều . Sau đó cho nước mắm vào , nêm cho vừa ăn
4. Sốt ớt
Thêm vào sốt cà một muỗng cà phê ớt bột và nước cốt trái chanh, sốt này thường được dùng với thịt heo nướng hoặc bò gà rôti.
5. Sốt bơ với trứng
2 lòng đỏ trứng, 250 gr bơ, 1ml dấm, hẹ, ngò , muối , tiêu , ngải (thơm (dứa) xắt nhuyễn... Xắt nhỏ hẹ, cho dấm, ngò, hẹ, ngải vào một cái thau và quậy đều, sau đó làm lạnh. Thêm vào lòng đỏ trứng, 2 muỗng súp tiêu, muối, nước. Đổ vào xoong, quậy đều và cho bơ cắt nhỏ vào. Thêm ngải thơm và ngò.
6. Sốt kiểu Hà Lan
Tương tự sốt bơ với trứng, 3 lòng đỏ trứng, 250 gr bơ, giảm bớt lượng dấm. Khi sốt đã chuẩn bị sôi, vắt vào nửa quả chanh. Sốt này thường được dùng với cá.
7. Sốt nước cam ngọt
Giống sốt kiểu Hà Lan nhưng thay bằng 1 quả cam và vỏ cam. Vỏ cam phải gọt phần xanh, xắt sợi và chần sơ trong nước nóng.
8. Sốt kem
Giống nước sốt kiểu Hà Lan, sau cùng cho một chút kem tươi và quậy đều .Được dùng chung các món cá, rau luộc...
THAM KHẢO: CÁCH PHA CHẾ CÁC LOẠI NƯỚC CHẤM NGON CHO TỪNG MÓN ĂN
1. Chấm gà luộc
Cách 1: Nước chấm từ nước mắm gồm các nguyên liệu sau: Một muôi nước mắm ngon, 1/4 thìa mì chính, 1/4 thìa hạt tiêu, vài lát ớt mỏng, một ít tiết gà luộc.
Loại nước chấm bằng nước mắm này rất phù hợp để ăn cùng cơm hoặc xôi trắng. Chấm gà luộc bằng mắm là chính.
Cách 2: Chấm bằng bột canh, gồm các nguyên liệu: Một thìa bột canh, nửa thìa hạt tiêu, ớt tươi, nửa quả chanh, một ít tiết gà luộc.
Loại chấm này để chấm thịt gà luộc hoặc thịt gà nướng, có thể cho thêm chút lá chanh thái chỉ. Đặc biệt có thể cho thêm hành khô thái lát mỏng và một ít tiết gà luộc.
2. Nước chấm nem, bún chả
Nguyên liệu: Một thìa nước mắm ngon, một thìa đường, một thìa dấm ngon, 5 thìa nước lọc.
Cách làm:
- Pha các nguyên liệu với tỉ lệ trên. Tỉ lệ này có thể điều chỉnh tuỳ theo khẩu vị và loại nước mắm, dấm cụ thể mà bạn dùng vì độ mặn, chua của các loại nước mắm, dấm không giống nhau. Sau khi hoà tan hỗn hợp này và nếm vừa ăn, ta mới cho tỏi ớt băm nhỏ vào.
- Lưu ý tỏi băm nhỏ và có thể ép dập một chút. Chắc chắn tỏi sẽ nổi trên mặt nước chấm trông đẹp mắt. Cuối cùng cho thêm một chút hạt tiêu là ta đã có một bát nước chấm nem hoặc bún chả hoàn chỉnh. Loại nước chấm này cũng có thể dùng cho các loại nem cuốn tươi Nam Bộ.
- Lỗi thường gặp trong khi pha loại nước chấm này là cho tỏi ớt vào quá sớm khiến người làm bị lẫn vị, khó điều chỉnh độ chua ngọt mặn hợp lý. Ngoài ra có thể do tỏi bị băm hơi to khiến tỏi nặng quá bị chìm, khiến bát nước chấm kém hấp dẫn. Nếu ăn bún chả, thông thường phần nước chấm được giữ ấm, khi ăn mới cho thêm tỏi ớt vào.
3. Nước chấm các loại cá hấp, cá luộc
Nguyên liệu: Một thìa nước mắm ngon, một thìa dấm ngon, một thìa đường, 3 thìa nước lọc, tỏi, ớt, gừng, thì là.
Cách làm:
Tỏi, ớt, gừng, rau thì là băm nhỏ. Pha nước mắm, dấm, đường, nước, điều chỉnh vị vừa ăn rồi mới cho tỏi, ớt, gừng, thìa là vào.
So với nước chấm nem, nước chấm cá luộc mặn hơn vì cá hấp và luộc vị nhạt nên cần nước chấm đậm, cũng có thể dùng vị chua của chanh để nước chấm thơm tự nhiên.
Loại nước chấm này có thể phù hợp để chấm các loại gỏi cá cuốn nướng.
4. Nước mắm lèo
Đây là một cách pha nước chấm khá độc đáo sử dụng lòng cá. Nước chấm này phù hợp chấm các loại cá hấp, cá luộc, cá nướng, hoặc lẩu cá. Phần ruột cá được rửa sạch, sau đó băm nhỏ vừa. Hành tỏi gừng, ớt được băm nhỏ phi thơm, sau đó cho lòng cá băm nhỏ vào xào thơm, lưu ý để nhiệt lớn sẽ giúp lòng cá không bị chảy nước gây ra mùi tanh.
Khi cá gần cạn cho thêm một muôi tương bần, một thìa nước mắm, nửa thìa mì chính và nửa thìa hạt tiêu và một thìa dấm, vẫn đảo mắm lèo liên tục và cho nhỏ lửa đun tiếp tới khi cạn. Thành phần của loại mắm lèo này còn có một thìa đường, nhưng đường chỉ cho vào sau khi nước lèo đã chế biến gần xong, nếu cho đường vào sớm, đường ngả màu có thể làm nước có màu quá tối không đẹp.
5. Nước chấm các món lẩu
Lẩu là món ăn quen thuộc trong Nam ngoài Bắc, 3 cách pha nước chấm lẩu sau đây sẽ là cách cơ bản nhất, ngoài ra các bạn có thể điều chỉnh tùy theo khẩu vị của mình.
Về cơ bản, nước chấm lẩu giúp ăn ngon miệng nên chúng ta thường dùng vị nước chấm hơi chua để kích thích ăn ngon và đỡ ngán.
Nước chấm lẩu có nguyên liệu chính từ mắm, tỏi, ớt...
Loại thứ nhất rất phù hợp để chấm hải sản gồm có những nguyên liệu sau: nửa thìa gia vị, 1/4 thìa mì chính, 1/4 thìa muối trắng, mù tạt xanh, một chút hạt tiêu bột, chanh tươi, ớt tươi.
Loại nước chấm các món lẩu thứ 2 sử dụng nước mắm làm nguyên liệu chính, bao gồm: 2 thìa nước mắm, nửa thìa đường, 1/4 thìa sa tế, ớt tươi, tỏi thái lát, 1/2 quả chanh vắt lấy nước.
6. Nước chấm lẩu thập cẩm hoặc lẩu bò
Những nguyên liệu cơ bản gồm có: 4 thìa xì dầu, nửa thìa đường, 1/4 thìa mì chính, tỏi ớt thái lát, hạt tiêu. Nếu chúng ta không muốn vị tỏi quá nổi làm át mùi thơm của món ăn, tỏi chỉ nên thái lát thay vì băm nhỏ
7. Mắm nêm
Vật liệu:
1 xị mắm nêm loại ngon.
1 trái Khóm (Thơm).
1 trái ớt to chín đỏ.
3 trái chanh to.
Đường + bột ngọt + dầu ăn + 6 tép tỏi + 100g sả bằm.
Cách làm:
Mắm nêm cho qua rây thưa chế nước sôi vào bỏ xác, lấy nước.
Khóm (Thơm) bỏ cùi, bằm nhuyễn.
Sả băm nhuyễn.
Tỏi đập dập, băm nhuyễn.
Chanh vắt lấy nước.
Ớt băm nhuyễn.
Chảo nóng cho dầu vào, để dầu thật nóng cho tỏi + sả phi vàng, sau đó cho khóm (Thơm) + đường + bột ngọt (ước lượng tùy khẩu vị).
Xào thật thấm ...Nhắc xuống, cho hỗn hợp này vào mắm nêm+ chanh + nêm thêm đường + ớt bằm.
8. Nước mắm me:
Vật liệu:
1 vắt me chín 50 g.
50 g đường cát.
1 trái ớt chín đỏ
1/2 chén nước mắm ngon.
Cách làm:
Cho nước sôi vào dầm lấy cỡ 8 muỗng súp nước cái me thật đặc, bỏ hột.
Ớt rửa, bằm nhuyễn, bỏ hột.
Cho 8 muỗng súp đường vào 8 muỗng súp me quậy thật tan đều. Sau đó cho nước mắm vào, nêm cho vừa ăn.
9. Nước mắm tỏi ớt
3 thìa súp nước sôi khuấy tan 3 thìa súp đường + 2 thìa súp nước mắm + tỏi, ớt băm nhỏ + 1/4 quả chanh vắt lấy nước.
10. Nước sốt chấm nem cuốn (gỏi cuốn)
1 củ hành khô phi thơm + 8 thìa súp Hoisin sauce (tương ăn phở) + 1 thìa cafe bơ lạc + 1 tí muối.
Nước sốt bơ lạc chấm thịt bò satay:
300ml nước cốt dừa + 8 thìa bơ lạc + 1/2 củ hành tây nhỏ băm nhuyễn + 2 thìa đường thốt nốt + 1/2 thìa cafe ớt bột + 1 thìa nước tương. Tất cả đun sôi trên lửa vừa, giữ ấm trước khi ăn.
11. Nước chấm bánh bèo
Dùng nước vỏ tôm để chế biến. Công thức ví dụ: vỏ của 200g tôm (thịt tôm thì làm ruốc tôm rồi) + 2 bát nước nấu sôi nhỏ lửa 5-7 phút, lọc qua rây, lấy phần nước trong + 1 thìa nước mắm, để yên cho nước lắng đọng rồi gạn lấy nước trong lần hai, thêm khoảng 1/3 thìa cafe muối cho đậm rồi từ từ nêm thêm tí đường, nước chanh vắt cho vừa chua ngọt nhẹ, cuối cùng cho ít nước tỏi ép và ớt cắt nhỏ.
Nếu không muốn cầu kì thì dùng công thức 1 phần nước mắm + 1 phần đường + 1 1/2 phần nước + 2/5 dấm gạo.
12. Nước chấm thịt vịt:
4,5 thìa súp nước mắm + 5 thìa súp đường + 1 thìa súp gừng gọt vỏ băm nhuyễn + 1-2 thìa cafe tỏi băm + 1-2 thìa súp nước lọc + ít nước chanh vắt cho hỗn hợp có vị chua nhẹ.
13. Nước chấm bò bía:
1 phần tương đen (Hoisin-sauce) + 1/2 phần tương ớt, rắc thêm ít lạc/đậu phộng rang, bỏ vỏ, giã dập lên mặt bát nước chấm.
14. Chấm cua, ghẹ
Đường + một chút nước mắm + quả quất vắt nước, vỏ quất thái nhỏ cho luôn vào nước chấm. Khi ăn thì ăn cả vỏ quất cho khỏi tanh.
15. Nước chao
Chao trắng hoặc chao đỏ tán nhuyễn, cho sả, tỏi, ớt, gừng băm nhuyễn, đường, bột ngọt, nước dừa xiêm (hoặc nước nóng, giấm) vào. Tất cả trộn đều (có thể phi một ít tỏi, sả cho vào sẽ ngon hơn).
Lưu ý: Khi ướp thực phẩm dùng chao đỏ (để nấu nướng) tạo màu sắc. Khi chấm nên dùng chao trắng.
16. Nước chấm bánh cuốn
(1 gói bột bánh cuốn):
300ml nước lọc + 25g đường + 15ml nước mắm + ớt băm + ít dấm nêm sau cùng cho vừa độ chua
Nếu thích ăn nước mắm ngọt kiểu Nam thì dùng 50g đường và 50ml nước mắm trong công thức và bỏ dấm.
Nước chấm bánh cuốn pha sẵn ngoài hàng màu nhạt là vì bỏ ít nước mắm. Nếu thích đậm hơn có thể tăng lượng nước mắm trong công thức lên 30ml
17. Nước chấm chua ngọt
Đun sôi 250g đường (có thể thêm nếu thích ngọt hơn) với 0,5l dấm gạo trên lửa nhỏ khoảng 15', hớt bọt nếu có. Dung dịch dấm đường này có thể đổ vào chai sử dụng nhiều lần rất thuận tiện cho nhiều món ăn khác nhau như sườn xào chua ngọt, cá sốt chua ngọt, pha chế nước chấm bún chả, bún nem ...
Ghi chú không thể thiếu là các loại nước chấm bún nên làm nóng trước khi ăn thì mới ngon, vì bún lạnh mà.
18. Nước chấm thịt xá xíu
1/2 bát ăn cơm nước mắm ngon + 1 thìa súp đường + 5 tép tỏi băm + 5 quả ớt cay bỏ hạt, băm nhỏ
19. Nước chấm bánh bột lọc:
Dầm nát quả ớt trong chén nước mắm và pha vào đó ít nước chanh vắt. Nếu thấy vị nước mắm gắt quá thì tùy ý thêm chút nước lọc và đường vào.
20. Nước chấm thịt vịt:
4,5 thìa súp nước mắm + 5 thìa súp đường + 1 thìa súp gừng gọt vỏ băm nhuyễn + 1-2 thìa cafe tỏi băm + 1-2 thìa súp nước lọc + ít nước chanh vắt cho hỗn hợp có vị chua nhẹ
21. Nước chấm bò bía
1 phần tương đen (Hoisin-sauce) + 1/2 phần tương ớt, rắc thêm ít lạc/đậu phộng rang, bỏ vỏ, giã dập lên mặt bát nước chấm
22. Nước chấm ốc:
2 thìa nước mắm ngon + 1 thìa nước sôi để nguội + 1 thìa nước cốt chanh + 2 thìa đường. Khuấy tan rồi cho thêm gừng, ớt, tỏi băm thật nhỏ
ST