Cách làm vết thương ngoài da nhanh lành đơn giản hiệu quả.Những vết thương hở thường mất khá nhiều thời gian mới lành lặn trở lại, thậm chí khi đã lành, chúng còn để lại sẹo gây mất thẩm mĩ đặc biệt là ở chị em phụ nữ và nhất là lại ở những vùng da dễ quan sát thấy.
CÁCH LÀM VẾT THƯƠNG NGOÀI DA NHANH LÀNH
CÁCH 1:
Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta một chiếc áo vô cùng đặc biệt vừa có tác dụng bảo vệ cơ thể với những tác nhân vật lý, hóa học của môi trường sống, vừa bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như vi trùng, vi nấm, các loại siêu vi v.v... và đồng thời bảo vệ cơ thể chống lại các tác động bất lợi của nhiệt độ, thời tiết cũng như trong mọi sinh hoạt hàng ngày.
Chiếc áo kỳ diệu đó chính là lớp da bao bọc toàn cơ thể ta, đây là chiếc áo giáp vững chắc nhất mà cũng mềm mại êm ái nhất, khi chiếc áo thiên nhiên này bị tổn thương do bất kỳ nguyên nhân nào: do té ngã, do tai nạn hoặc do nghề nghiệp... cơ thể chúng ta đều có một cơ chế, tự nhiên nhằm huy động mọi khả năng vốn có để vá áo với một thời gian càng nhanh càng tốt, để trả lại chiếc áo lành lặn cùng với vẻ đẹp ban đầu của nó.
Như vậy cơ chế tự nhiên để sớm lành da xảy ra như thế nào: Chúng ta hãy tìm hiểu cơ chế ấy.
Một cách tổng quát, sự lành sẹo da trải qua 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn 1:
Có xuất huyết và viêm dưới tác động của chấn thương trên da sẽ làm cho các mạch máu của vết thương tạo tín hiệu báo động cho các tế bào tiểu cầu trong máu tập trung thành cục nút tiểu cầu. Rồi từ những tế bào tiểu cầu này sẽ phóng thích chất trung gian cần thiết để thành lập cục máu đông và đồng thời xuất hiện các tế bào bạch cầu đa nhân trung tính, được xem như quân đội của một quốc gia nhằm ngăn chận việc xâm nhập của vi trùng gây bệnh vốn được coi là kẻ thù vốn không đội trời chung của cơ thể chúng ta.
2. Giai đoạn 2
Giai đoạn phát triển mô hạt gốc bao gồm các tế bào sợi và mang mạch máu tân sinh để thành lập các mao mạch do sự di chuyển và tăng sinh các tế bào nội bì.
3. Giai đoạn 3:
Giai đoạn tái tạo biểu bì được xem như giai đoạn cuối cùng để vết thương lành hoàn toàn.
Tại sao vết thương chậm lành ?
Sự lành sẹo của một vết thương nhanh hay chậm, xấu hay đẹp là còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố mà ở đây có thể phân lọai như sau:
1. Bản chất của vết thương:
- Kích thước và độ sâu của vết thương: vết thương to hay nhỏ, nông hay sâu ? Vết thương nhỏ mà nông thì dễ lành hơn vết thương to mà sâu.
- Vết thương bị bầm dập nhiều hay ít ? Vết thương bị bầm dập nhiều sẽ lâu lành hơn.
- Vết thương sạch hay bẩn ? Vết thương sạch sẽ mau lành hơn.
2. Ngoài ra người ta còn nhận thấy có nhiều yếu tố bệnh lý có thể gây rối lọan phương thức lành sẹo như vừa kể trên. Các nguyên nhân rất nhiều có thể là do các bệnh tổng quát hoặc do các yếu tố tại chỗ gây nên.
Các yếu tố tổng quát gồm:
- Tuổi già
- Bị suy dinh dưỡng: thiếu chất đạm, vitamin và chất kẽm.
- Do bệnh nội tiết: bệnh tiểu đường, tăng năng vỏ thượng thận.
- Nguyên nhân nội khoa: như đang được điều trị bằng thuốc có chất corticoid, hoặc đang được hóa trị bệnh ung thư, đang điều trị bằng thuốc chống đông…
- Người bệnh mắc bệnh của mô liên kết.
- Bất thường ở hệ tim mạch hoặc bệnh hô hấp mãn tính làm giảm cung cấp oxy ở mô.
- Rối loạn đông máu: bệnh giảm tiểu cầu, thiếu yếu tố VIII.
Các yếu tố tại chỗ:
- Ở cẳng chân các vết thương chậm lành là do các mạch máu của chân bị hư họai.
- Nhiễm trùng vết thương.
- Do điều trị tại chỗ không đúng, dùng chất ăn da; viêm da tiếp xúc, họai tử.
Vì sao ta có sẹo lồi?
Khác với các lọai sẹo bình thường, có 2 lọai sẹo làm cho lớp da của ta của ta khi lành không lấy lại vẻ đẹp ban đầu, đó là sẹo phì đại và sẹo lồi.
Vậy sẹo phì đại là gì ? Sẹo phì đại khác với sẹo lồi là khi vết thương ở da ta khi lành sẹo sẽ phát triển bất thường làm cho vùng sẹo nhô cao nhưng sau đó sẽ tự ngưng phát triển và sau một thời gian khá dài có thể trở lại kích thước ban đầu, sẹo dần xẹp xuống và trở thành vết sẹo bình thường, còn sẹo lồi là những vết sẹo lồi lên khỏi mặt da, có màu sậm hoặc hơi tím, khi đụng phải có thể gây đau, có khi gây ngứa, tồn tại mãi với thời gian. Người ta nhận thấy sẹo lồi thường hay gặp nhất ở vùng trước xương ức mặt duỗi của tay chân, mặt… và cũng thường thấy ở chủng tộc da đen nhiều hơn, cho đến nay cơ chế sinh học của việc tạo sẹo lồi vẫn còn chưa rõ ràng.
Nguyên tắc điều trị một vết thương cho mau lành.
Để một vết thương mau lành, điều kiện tiên quyết là vết thương phải sạch, chúng ta nên rửa vết thương bằng nước muối pha loãng 9%o. Không nên dùng alcool để rửa vết thương, có thể dùng các chất tẩy rửa để tránh nhiễm trùng như Chlorhexidin pha loãng 5/10.000 hoặc dung dịch Povidone iode hay nước thuốc tím pha loãng 1/10.000.
Trong những nguyên nhân làm chậm lành vết thương vừa kể trên ngòai những yếu tố bệnh lý còn có nguyên nhân suy dinh dưỡng như thiếu đạm, vitamin và chất kẽm chứng tỏ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mau lành của vết thương cho nên chúng ta cũng nên quan tâm đến chế độ ăn uống như sau:
- Chúng ta nên ăn đủ chất đạm là chất có ở thịt, cá, trứng, các lọai đậu vì đây là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới cũng như các thành phần có liên quan đến quá trình lành vết thương. Do đó nếu chế độ ăn quá nghèo đạm hoặc ở người bị suy dinh dưỡng, người có bệnh lý làm giảm Protein trong cơ thể hoặc bị các bệnh làm rốI lọan chuyển hóa protein thường vết thương lành sẹo chậm hơn, hoặc có khi không lành được do thiếu protein quá nặng ví như chúng ta xây nhà mà thiếu gạch cát vậy.
- Ngoài ra máu là phương tiện mang các nguyên liệu cần thiết như protein, oxygen đến mô, đồng thời mang các chất thải bỏ ra khỏi vết thương, mang các tế bào bạch cầu, đại thực bào đến dọn dẹp các chất thải như xác vi trùng chết, xác các tế bào đã chết. Cho nên chúng ta cần chú ý ăn các loại thực phẩm có liên quan đến việc tạo máu như sắt, acid folic, vitamin B12 v.v… Các chất này có trong các loại thịt, gan, trứng, sữa cũng như các loại rau xanh v.v…
- Hơn nữa các vitamin nhất là các vitamin tan trong nước như vitamin B, C có vai trò quan trọng trong việc tạo tế bào mới và làm vết thương mau lành. Vitamin có ảnh hưởng đáng kể đến việc lành vết thương là vitamin C, vitamin C giúp gia tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng ở vết thương và làm gia tăng sự hấp thu chuyển hóa chất sắt trong cơ thể. Các lọai rau quả tươi như cam, bưởi …
- Chất kẽm cũng đóng vai trò làm mau lành vết thương. Chất này có trong trứng, các thức ăn có nguồn gốc từ biển như nghêu, sò, ốc…
CÁCH 2:
Không cần đến các loại kem liền sẹo hoặc điều trị laser cho các vết sẹo do tai nạn hay đơn giản là mụn. Bạn vẫn có cách đơn giản để loại bỏ chúng và làm quá trình chữa lành vết thương nhanh hơn.
. Kết thân với thực phẩm ít chất béo
Các teen có biết không, việc tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm giàu chất béo như khoai tây chiên, bánh ngọt, gà rán, khoai tây chiên và bánh mì kẹp thịt thực sự có thể làm vết thương trở nên đau đớn và trầm trọng hơn, các vết sẹo cũng cần một thời gian dài mới tự lành lặn.
Kết luận này đã được các nhà nghiên cứu Anh khẳng định rùi đấy. Theo đó, chế độ ăn giàu chất béo hàng ngày của chúng mình quá nhiều sẽ khiến tỉ lệ vết thương bị viêm cao hơn. Từ đó khiến các tế bào da hư hại cần được sửa chữa chậm hơn, việc sản xuất giảm và tổng hợp collagen trên da cũng sẽ chậm và dẫn đến chậm liền sẹo.
Vì thế, nếu đang bị những vết thương hoặc muốn vết sẹo mau lành rùi biến mất, bạn nên giảm tiêu thụ nhiều chất béo hàng ngày nhé. Ngoài ra, bạn có thể chữa lành vết thương bằng cách cắt giảm tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo chỉ bằng một nửa so với khi chưa bị thương và có sẹo thui cũng khá ổn.
Chẳng hạn, bạn có thể thay thế:
- Thịt gà rán ---> Thịt gà luộc
- Hamburgers ----> Bánh mì chay, bánh mì kẹp thịt, bánh mì kẹp đậu nướng
- Khoai tây chiên ---> Khoai tây nướng, khoai tây luộc, cà rốt, cần tây...
- Bánh ngọt, bánh rán, món tráng miệng giàu chất béo ---> Hoa quả tươi như táo, cam, nho và kết hợp với sữa chua ít chất béo.
2. Măm nhiều thực phẩm chữa lành vết thương
Nếu muốn vết thương mau lành và vết sẹo nhanh chóng được làm mờ, bạn nên chú ý kết thân thật nhiều với các thực phẩm có chứa nhiều vitamin thuộc các nhóm sau nhé. Những nhóm thực phẩm này sẽ giúp tái tạo làn da, tăng cường tổng hợp collagen và giúp cải thiện vết thương, vết sẹo của bạn trong thời gian ngắn nhất.
- Những thực phẩm chứa vitamin A: Có nhiều trong cà rốt, cà chua, khoai lang, mơ, rau bina
- Những thực phẩm chứa vitamin E: Dầu hướng dương, hạt hướng dương, quả óc chó, tôm.
- Những thực phẩm chứa carotenes: Có nhiều trong ớt đỏ và các loại rau quả màu vàng, mù tạt xanh, rau cải, cải xoăn, bắp cải, xoài, cam, hành tây, cà rốt, quả mơ.
- Những thực phẩm chứa kẽm: Bạn có thể tìm chúng trong sữa chua, đậu xanh, thịt bò, sò, đậu đen, thịt cua…
Một số quan niệm dân gian cho rằng trong thời gian vết thương đang lành sẹo không nên ăn tôm cua cá biển, thịt bò vì sợ bị sẹo lồi. Thực ra cho đến nay cơ chế sinh học tạo nên sẹo lồi cũng chưa được rõ ràng nhưng nhận xét thấy ở chủng tộc da đen người bị sẹo lồi là thường gặp nhất, cũng như vị trí của vết thương cũng có vai trò quan trọng: các vết thương ở vùng trước xương ức (giữa ngực) dễ bị lồI nhất. Như vậy việc tạo sẹo lồi một phần có mang tính cơ địa của từng người chứ không phải là tất cả, cho nên chúng ta chỉ cần tránh những thức ăn mà trước khi bị vết thương chúng ta cũng không ăn được vì gây ra dị ứng. Còn những thức ăn người khác bị dị ứng mà mình không bị thì vẫn ăn được. Ngoài ra ở nam giới nên tránh hút thuốc lá vì đây là nguyên nhân quan trọng trong việc làm co các mạch máu ở ngọai vi, làm giảm sự tưới máu đến vết thương đồng thời làm giảm sự cung cấp oxy đến mô.
Đặc biệt ở người cao tuổi do khả năng tiêu hóa hấp thu thức ăn giảm và khả năng tái tạo tế bào cũng giảm theo nên vết thương bao giờ cũng chậm lành hơn ở người trẻ cho nên ở người lớn tuổi nên sử dụng thêm một số loại thực phẩm giàu năng lượng để bồi bổ thêm cho vết thương được mau lành hơn.
Tóm lại, để có một vết thương màu lành như ý muốn chúng ta nên quan tâm chăm sóc vết thương, giữ sạch không để bị nhiễm trùng, ẩm ướt cũng không tự ý dùng các thuốc không đúng chỉ định; đồng thời quan tâm đến chế độ ăn giàu đạm, vitamin và chất khoáng; không hút thuốc lá và cũng không nên ăn kiêng thái quá nếu xét thấy không cần thiết..
Làn da bảo vệ bên ngoài cơ thể con người có thể bị tổn thương do bất kỳ nguyên nhân nào: do té ngã, do chơi thể thao, do tai nạn nghề nghiệp…hoặc thậm chí do những hoạt động tưởng chừng như rất nhẹ nhàng như nấu ăn, khâu vá, đan nát....
Những tổn thương này gây ra những vết thương lớn, nhỏ khác nhau. Với những vết thương hở thì quá trình tái tạo lại mất nhiều thời gian hơn. Bởi chúng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công.
Nếu không biết cách chữa trị, những vết thương dù nhỏ này sẽ gây ra rất nhiều những phiền toái.
Thời gian lành vết thương căn cứ vào khá nhiều yếu tố: bị vết thương do nguyên nhân gì, tai nạn giao thông hay tai nạn lao động...và vết thương ấy lớn hay nhỏ, ở vị trí nào...
CÁCH 3:
Khi một tổ chức bị tổn thương, cơ thể ngay lập tức có những hoạt động để làm lành vết thương đó: các tế bào chết bị loại trừ, tế bào mới sinh ra, tái lập sự toàn vẹn của cơ thể. Mọi can thiệp bên ngoài đều ảnh hưởng tới quá trình liền sẹo này.
Các loại tổn thương:
- Vết thương phẫu thuật: Đây là loại tổn thương được chuẩn bị, xảy ra trong môi trường y tế đặc biệt, vết thương được làm sạch, cầm máu tốt, bờ đều đặn. Nếu không có những yếu tố khác tham gia, loại vết thương này thường chóng lành và không cần can thiệp.
- Vết thương do chấn thương: Có nhiều mức độ, từ các vết rách da, xây xát, vết bỏng nhỏ đến bỏng nặng toàn thân, mảng rách da lớn sau tai nạn... Loại này thường có nguy cơ nhiễm trùng cao. Những tổn thương nhỏ có thể tự lành sau 2-3 ngày. Vết thương lớn cần được chăm sóc thật tốt, nếu không sẽ dẫn tới hoại tử, lâu lành.
- Vết thương mạch máu: Thường có nguyên nhân bệnh lý nhất định, ví dụ như khối u chèn ép, viêm tắc mạch khiến tổ chức không được tưới máu nuôi dưỡng, dẫn đến hoại tử khô hoặc loét tại chỗ. Các bệnh lý da biểu hiện dưới nhiều dạng như ban ngoài da, sẩn ngứa, bọng nước.
Quá trình lành sẹo diễn ra qua nhiều giai đoạn. Đầu tiên là viêm, do cơ thể phản ứng lại sang chấn bằng cách đưa các tế bào tới để ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân lạ, bao vây những tế bào chết. Lúc này, vết thương có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau rõ rệt. Tiếp đến, các tế bào đặc biệt được đưa tới vùng viêm để phân hủy các yếu tố lạ như vi khuẩn hay chất bã. Sau đó, cơ thể sản sinh những tế bào khác để bù đắp tổn thương. Các tế bào mới được phân chia rất nhanh chóng, các sợi collagen tổng hợp liên tục. Cuối cùng, lớp tế bào biểu bì sẽ được phủ lấp bên ngoài tổn thương.
Một số vết thương chậm lành, nguyên nhân có thể là:
- Không được làm sạch đúng cách: Khi vết thương bị vấy bẩn quá nhiều, hoặc vết thương ngoằn nghèo, sâu, cơ thể không thể tự làm sạch, lúc đó vết thương không mọc được các mô hạt thay thế và không sẹo hóa được.
- Nhiễm trùng: Khi vết thương bị nhiễm trùng, cơ thể không làm sạch ngay được vết thương bởi hoạt động của các vi khuẩn. Vi khuẩn có thể từ bên ngoài đưa vào, hoặc do băng bó không đảm bảo vô trùng, hoặc từ các vùng khác lan đến.
- Vết thương không được tưới máu đầy đủ: Do thiếu số lượng tế bào, thiếu dinh dưỡng, oxy.
Để sẹo liền nhanh, vết thương phải được đánh giá và xử trí đúng. Đầu tiên, phải đảm bảo vệ sinh thật tốt, rửa vết thương bằng thuốc sát trùng; nếu không có thì dùng nước sạch rửa vết thương, có thể dùng nước đun sôi để nguội hay nước máy vô khuẩn. Nên dùng các loại thuốc sát trùng thông thường hoặc xà phòng nhẹ rửa nhiều lần cho đến khi vết thương được làm sạch hoàn toàn. Không nên vì sợ đau hay vội vã mà bỏ qua giai đoạn này, bởi nó sẽ quyết định quá trình lành sẹo.
Sau khi làm sạch, có thể băng vết thương bằng gạc mỏng, sạch, không nên băng kín vì có thể làm nhiễm trùng nặng lên. Đối với các vết thương to, vấy bẩn nhiều hay vết bỏng nặng, phải đến cơ sở y tế để kiểm tra và xử trí đầy đủ. Khi nhiễm trùng, việc sử dụng thuốc tại chỗ hay toàn thân phải do thầy thuốc quyết định. Tuyệt đối không được tự ý bôi đắp hay uống thuốc vì có thể dẫn tới những biến chứng như dị ứng, hoại tử vết thương, bội nhiễm, nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, việc dùng thuốc không đúng cách sẽ để lại sẹo xấu.
Mẹo vặt:
Muốn vết thương không để lại sẹo, hãy uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một viên sinh tố E loại 400 IU. Khi vết thương bắt đầu liền da, dùng kim chích một viên sinh tố E ra, lấy dầu bôi lên vết thương mỗi ngày 2 lần. Tiếp tục cho đến khi lành hẳn.
(ST)