Cách làm gỏi cá ngừ đại dương thơm ngon tuyệt vời. Cá Gỏi cá ngừ dùng chung với nước xốt tương, hương vị nhẹ nhàng, rất dễ ăn.
CÁCH LÀM GỎI CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG
Cá ngừ cuốn rau cải xanh
Nguyên liệu: (1 phần ăn)
- Cá ngừ tươi: 70g, mè: 1 muỗng cà phê, bún tươi: 30g, cải bẹ xanh: 2 lá, hành lá: 2 cọng, tía tô, cải mầm, húng cây: một ít.
- Chế biến & trình bày:
- Cá ngừ cắt thanh vuông 2x2cm, sau khi ướp mè và một chút muối tiêu, áp chảo cho chín vừa, để nguội.
- Trải lá cải bẹ xanh, cho rau lên, một lớp bún mỏng, rồi đặt thanh cá ngừ vào cuốn lại, dùng hành lá cột chặt ,cắt khúc vừa ăn. Gỏi cá ngừ dùng chung với nước xốt tương.
- Nước xốt tương:
- Tương đậu xay nhuyễn: 50 ml, thịt bằm: 30g, tỏi bằm: 5g, nước cốt dừa: 20ml, muối: 1/4 muỗng cà phê, đường: 1/2 muỗng cà phê, hành phi, ớt bằm: một ít.
Cách làm:
- Phi thơm tỏi, rồi cho thịt vào xào chín, để nguội.
- Nấu tương đậu với nước cốt dừa, nêm lại cho vừa ăn.
- Khi dùng múc ra chén, thêm thịt bằm và hành phi, ớt bằm vào.
CÁCH 2:
Cách đây 10 năm, nghề câu cá ngừ đại dương ở Việt Nam bắt đầu tại Tam Quan và bây giờ đã lan ra nhiều tỉnh.
Cá ngừ đại dương chế biến theo kiểu sashimi của Nhật thì ở Tam Quan rất nhiều. Cách chế biến món ăn này không khó. Mua cá về người nội trợ làm vệ sinh sạch sẽ, rồi cắt cá thành miếng 4x5x0,5 cm, sau đó xếp cá vào khay đem ướp lạnh ( để ngăn đông trong tủ lạnh trước khi ăn). Khi thấy miếng thịt cá ngừ đông cứng, có màu sắc từ đỏ tươi chuyển sang hồng hoặc trắng hồng thì ăn được.
Món này thường ăn kèm với các loại rau thơm như: cải xanh, ngò tàu, ngổ, é quế, é ta, húng dũi, húng đứng... Những người sành ăn thì ăn kèm với cải đắng và nhiều loại ra khác tùy quán, tùy khẩu vị của khách.
Cách ăn cá ngừ là chuyện không khó nhưng phải được hướng dẫn. Trước hết chuẩn bị chén nước chấm. Thường là dùng nước xì dầu trộn đều với một ít mù tạt (dân Tam Quan thường gọi là bồ tạt), sau đó gắp miếng cá ngừ sống đã ướp lạnh bày sẵn trên bàn cho vào chén nước chấm để thấm đều khoảng 30 giây hay một phút, rồi rắc mấy hột đậu phộng rang đã giã bể làm hai lên trên ăn cùng với các loại rau thơm, ớt, tỏi... Có người không ăn theo kiểu này, mà ăn theo cách: khi miếng cá ngừ đã thấm đều trong nước xì đầu có mù tạt, dùng lá cải cuộn tròn miếng cá ngừ để ăn cùng với rau thơm.
Dù ăn bằng cách nào, khi đã nhai miếng cá ngừ thì người ăn sẽ có cảm giác đầu óc của mình như thanh thản hẳn nhờ mùi thơm đặc trưng của các loại rau thơm và chất nồng cay của mù tạt cùng các loại gia vị xông lên mũi, chạy lên óc, đôi khi làm cho nước mắt nước mũi túa ra... hoành tráng! Thịt cá ngừ tuy dùng sống nhưng ăn theo kiểu này không còn mùi tanh, mà lại vừa dẻo, vừa giòn và có mùi thơm đặc trưng làm cho nhiều người vắng lâu ngày cảm thấy nhớ da diết. Món cá này khi ăn phải kèm theo ly rượu để hai chất nóng, lạnh trung hòa với nhau dễ tiêu hóa, kích thích ăn được nhiều. Ăn cá ngừ đại dương kiểu này, chúng tôi chưa hề thấy ai bị đau bụng...
BAO TỬ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG
Đây là món hiếm, ít được bày bán ở hàng quán, bởi ngư dân đánh bắt cá ngừ thường dùng món này trong lúc họ còn lênh đênh trên biển hoặc về "lưu hành nội bộ". Chỉ cần rửa sạch bao tử bằng nước muối rồi bỏ vào nước lã luộc chín, sau đó rửa lại nước lạnh cho giòn, xắt thành miếng vừa ăn ướp với xả, hành tây, tiêu, ớt, muối, đường, bột ngọt... trộn đều là có món gỏi bao tử cá ngừ. Món này mà nhắm với rượu Bàu Đá Tây Sơn thì đúng nghĩa của sự hòa quyện trong ẩm thực.
Nếu không dùng món gỏi trộn, thì có thể dùng nó để nướng. Với cách làm như trên thay vì trộn. Thì người ta đem cuốn lá chuối ( hoặc giấy bạc) để nướng, tạo ra một hương vị khác biệt. Không thể lộn vào đâu được, mùi thơm đặc trưng của cá tỏa nhẹ...
CÁCH CHẾ BIẾN BAO TỬ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG
MÓN GỎI TRỘN
- Rửa sạch bằng nước muối.
- Đem luộc với nhiệt độ sôi & lấy ra ngâm lại bằng nước lạnh ( hoặc để nguội) dùng dao bén
sắc miếng vừa ăn.
- Trộn với các loại rau ( rau quế, rau thơm, diếp cá, khế chua sắc miếng dài nhỏ, đậu phụng giả mịn và một ít loại bẻ đôi.)
- Gia vị : đường, muối, một ít bột nem, nước giấm hoặc chanh.
- Trộn đều, thử xem hợp khẩu vị từng người ăn.
MÓN NƯỚNG
- Các khâu sơ chế biến làm như trên.
- Trộn đều bao tử cá sau khi sắc nhỏ với hành tím + củ xả + tỏi ( đường + muối ...) để ướp.
- Sau khi ướp 10 phút đem cuốn vào là Chuối hoặc giấy bạc và nướng trên lửa than là tốt nhất.
- Khi thấy có mùi thơm thì cũng là lúc chuẩn bị cho ra dĩa ( khi ăn sẻ ăn kèm với rau thơm, rau diếp cá, rau tía tô).
NƯỚC CHẤM
Khi dùng món này thường người ta chấm với nước mắm gừng.
Hoặc chấm với nước chấm pha theo công thức sau : Nước tương + tương ớt + đậu phụng giả mịn (nhuyễn). Theo tỷ lệ cho hợp lý và khuấy đều. Thế là có chén nước chấm khác biệt.
Với giá phân phối tại Thành Phố HCM là 80.000 vnđ/cái.
Riêng phần Thịt Cá Ngừ Đại Dương với giá 150.000 vnđ/kg
( Giá trên có thể thay đổi vào từng thời điểm cụ thể khi quý khách đặt hàng)
CÁC MÓN NGON KHÁC TỪ CÁ NGỪ
Cá ngừ cuộn bánh ướt
Không theo một "style" hay một kiểu khuôn khổ nào, những món ăn này là sự pha trộn của nhiều dòng ẩm thực khác nhau, kể cả món mặn lẫn món ngọt để làm trọn vẹn hơn một bữa tiệc.
Nguyên liệu:
- 100g phi lê cá ngừ tươi
- 5 miếng bánh ướt
- 20g bột cá nhật
- Rau sống
- Dầu ăn.
Chế biến:
1. Làm xốt:
Phi thơm 1 thìa cà phê tỏi băm với 1 thìa cà phê gừng băm, cho vào 50g xốt hoisin cùng 50ml nước hầm gà, nấu đến khi sôi và hơi sền sệt, nêm 1 thìa cà phê muối tiêu.
2. Cá ngừ rửa sạch, thấm ráo, cắt dài bằng ngón tay, ướp 1 thìa cà phê muối tiêu, để thấm 10 phút, chiên sơ hai mặt, để nguội.
3. Bắc chảo lên bếp, cho vào ít dầu, cho cá vào chiên sơ hai mặt, để nguội. Rau sống nhặt, rửa sạch, xắt nhỏ.
4. Trải bánh ướt ra, cho cá ngừ, rau sống vào, cuộn thật chặt, sau đó lăn qua bột cá Nhật, cắt nhỏ thành từng đoạn nhỏ vừa ăn, chấm kèm với nước xốt làm sẵn.
theo Món ngon
Cá ngừ đút lò sốt rượu vang
Thưởng thức món ăn thanh ngọt từ rau củ, thơm lừng hương cá nướng bên ly cooktail nồng nàn luôn mang lại những cảm hứng tuyệt vời trong ẩm thực phương Tây.
1. Nguyên liệu
- 200g cá ngừ
- 30g bông cải xanh
- 50g ớt chuông (xanh, đỏ, vàng)
- 20g măng tây
- 30g rượu vang đỏ
- 10g cà chua bi
- Muối, tiêu, đường, dầu ô-liu
2. Cách làm
Bước 1
Cá ngừ rửa sạch, ướp muối tiêu, dầu ô-liu cho thấm.
Ớt chuông rửa sạch, lạng bỏ hạt, cắt hạt lựu. Cà chua bi rửa sạch, cắt hạt lựu.
Bông cải rửa sạch, tách nhỏ vừa ăn.
Măng tây rửa sạch, để ráo. Chần sơ bông cải và măng tây.
Bước 2
Cho bông cải, măng tây, cá ngừ đã ướp vào lò nướng chín.
Làm nóng dầu, cho ớt chuông và cà chua bi vào xào sơ, nêm muối tiêu vừa ăn.
Bước 3
Nấu sôi rượu đỏ với ít đường, nêm muối tiêu cho vừa ăn. Nấu đến khi rượu hơi khô đặc lại để làm nước sốt là được.
Cho cá, bông cải và măng tây ra đĩa, cho ớt và cà xào bên cạnh. Rưới nước sốt rượu vang lên trên, dùng nóng.
Mách nhỏ:
Khi nấu nước sốt rượu vang nên nấu lửa riu nhỏ, tránh để rượu sôi quá sẽ bị đắng, mất vị ngon tự nhiên của nước sốt.
Vào Phú Yên công tác, tôi được anh bạn đưa đi thăm cảng cá phường 6 thị xã Tuy Hòa. Chúng tôi đến đúng dịp các đoàn tàu, thuyền cập bến. Không khí bến cảng thật nhộn nhịp. Hải sản được đưa lên bờ gồm nhiều loại cá cùng tôm, mực...Nhưng có một loại cá ấn tượng nhất đối với tôi: mình tròn, da đen bóng, đó là cá ngừ đại dương, chiếm phần lớn hải sản đánh bắt được.
Tùy thời điểm, trọng lượng và chất lượng của cá mà giá mua cao hay thấp. Những năm qua cá ngừ đại dương là mặt hàng xuất khẩu có giá trị đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống của ngư dân cũng như những người làm dịch vụ mua bán, chế biến xuất khẩu nơi đây. Sau khi thăm cảng cá, anh bạn mời tôi vào một quán cạnh bờ biển thường thức món gỏi cá ngừ đại dương (còn gọi là bò gù).Đây là món ăn đặc sản của Tuy Hòa. Những chú cá ngừ đại dương đánh bắt được đem lột vỏ, thái mỏng từng miếng hình chữ nhật cở hai ngón tay được ướp với nước chanh nguyên chất cùng nước đá. Rau sống gồm lá cải tươi, rau thơm, ngò, mùi tàu, hành, khế, chuối chát, cà chua, dưa leo, rau diếp cá...Thật hấp dẫn khi nhìn những miếng cá mầu nâu tươi nổi bật trên đĩa sứ trắng, chung quanh là các loại rau màu xanh, gừng thái chỉ màu vàng, ớt quả và cà chua màu đỏ, tiêu hạt rang màu đen...tất cả tạo thành màu sắc hài hoà và quyến rũ. Thưởng thức gỏi cá bằng cách: chọn rau sống và gia vị mỗi thứ một ít kèm vài lát cá, cuộn tròn trong lá cải, chấm với xì dầu hoà tương ớt và mù tạt. Vị béo, ngọt, ngon của cá; vị hăng của rau, vị chát của chuối; vị cay của gừng, đặc biệt là vị nồng của mù tạt xộc lên mũi tạo thành cảm giác thật khó tả. Có thể dùng thêm bánh đa nướng, rượu hoặc bia để tăng hương vị cho món gỏi độc đáo này. Tôi như ngây ngất bởi màu sắc, mùi vị, âm thanh khi thưởng thức món gỏi cá ngừ đại dương vào buổi chiều bên bờ biển Phú Yên mát rượi, vừa ăn vừa ngắm nhìn trời, biển bao la với những tàu thuyền vào ra nhộn nhịp và cảnh đẹp như tranh vẽ.
Gỏi cá ngừ đại dương, món ăn lạ và hấp dẫn, chỉ một lần thưởng thức nhưng thật khó quên.
CÁCH LÀM CÁC MÓN GỎI CÁ CỰC NGON
Gỏi cá trích Phú Quốc
|
Đặt chân đến đảo Phú Quốc (Kiên Giang), du khách sẽ bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của những bờ biển, dòng suối, rừng nguyên sinh... Thêm nữa là hương vị các món ăn đặc sản, khiến vừa dời chân ta đã mong trở lại, đó là món gỏi cá trích đặc biệt của người miền biển. Sau những chuyến ra khơi đánh bắt hải sản trở về, người dân xứ đảo thường chọn 1 trong 5 loại: cá nhồng, cá bớp, cá đục, cá nù, cá trích để chế biến thành món gỏi, góp phần cho bữa ăn gia đình thêm phong phú. Dần dà, khẩu vị hầu hết người ăn đã "tuyển chọn" gỏi cá trích là món ăn ngon nhất. Cách ăn món này thật đơn giản nhưng khâu chuẩn bị lại rất công phu: làm cá, nạo dừa, hái rau, rang đậu... và ít nhiều cũng cần có "bí quyết"! Anh Trịnh Công Phát, chủ Khu du lịch Vườn Táo, Phú Quốc đã tiết lộ bí quyết của món ăn khoái khẩu này. Chọn cá trích tươi, vảy còn bóng trắng đem cắt bỏ đầu, mổ bụng thật sạch rồi lóc bỏ xương sống, lấy hai mảnh phi-lê toàn thịt đỏ. Trong lúc chuẩn bị gia vị, cho thịt cá vào đá cây ướp lạnh. Nước sốt chua có thể làm bằng giấm hoặc chanh, nhưng để hương vị đậm đà nên sử dụng giấm được nuôi bằng trái ổi chín vốn có rất nhiều ở Phú Quốc, nêm tí muối, tí đường. Nước chấm làm bằng nước mắm biển ngon, nguyên chất, thêm đường, bột ngọt, ớt, khi ăn cho thêm đậu phộng rang giã nhuyễn. Thông thường nước chấm được làm ăn liền, song một số người lại có "bí quyết" cho nước chấm lên men để mùi vị thêm phần hấp dẫn. Trước khi dọn gỏi cá lên mâm, đem bánh tráng bột gạo nhúng vào nước cốt dừa. Nước cốt dừa hơi loãng chứ không đậm đặc. Tỉ mỉ, khéo léo nhúng một mặt bánh rồi xếp đôi lại (mặt khô nằm bên trong) nhẹ nhàng đặt lên đĩa theo thứ tự để khi ăn dễ dàng lấy từng cái một mà không bị dính. Chuẩn bị xong đâu đấy, sắp cá vào đĩa, phủ lớp mỏng rau răm, củ hành tím, ớt sừng xắt nhỏ. Rưới nước sốt thật đều lên thịt cá. Gắp từng miếng cá đặt vào bánh tráng, cho miếng dừa nạo, rau sống vào rồi cuốn lại, chấm vào nước chấm. Đặc biệt, ăn gỏi cá trích phải đủ rau rừng và rau trồng. Rau rừng 8 món: đọt bứa, bằng lăng, kim cang, soi nhái, trâm sắn, trâm kiềng kiềng, trâm dòi, trâm ba vỏ. Rau trồng gồm: xà lách, húng cay, rau thơm, dấp cá. Từ từ đưa vào miệng cuốn gỏi cá để cảm nhận thịt cá mềm giòn, ngòn ngọt, chua chua; vị beo béo của dừa, đậu phộng hòa với rau răm, hành tím nồng cay và vị chan chát của rau rừng. Chính vị chát rau rừng giúp ngừa chứng đau bụng với những ai không quen ăn gỏi có nước cốt dừa, đậu phộng. |
Gỏi cá mai Ninh Thuận
|
Theo nhiều người sành ẩm thực thì nói đặc sản biển Ninh Thuận phải nhắc tới gỏi cá mai, một loại cá nhỏ trông hơi giống cá cơm, thịt trong veo và không có máu nên không tanh. Có hai loại gỏi cá mai: gỏi khô và gỏi ướt. Gỏi khô thì người ta vắt chanh lên để làm cá chín, trộn với rau thơm xắt nhỏ, đậu phụng rang và xúc bánh tráng nướng. Gỏi ướt thì dầm cá trong một loại nước chấm đặc biệt làm bằng đậu phụng và mè xay, xong cuốn bánh tráng cùng với các loại rau thơm. Thịt cá mai ngọt, dai và dòn chứ không bở hoặc mềm như những loại cá thông thường khác, đã làm nên hương vị của món hải sản này. Ngoài ra, Ninh Thuận có đủ chủng loại hải sản như cá, mực, cua, ghe, nghêu, sò, ốc, rất ngon vì rất tươi. Lẩu cá mú là một món được thực khách ưa thích. Mực một nắng rất ngọt và thơm, khô hơn nên dai hơn mực một nắng của Phan Thiết. |
.
Gỏi cá nhệch Hải Phòng ăn một lần nhớ mãi. Ảnh: Long Chef.com.
Gỏi cá nhệch ở Tràng Cát (Hải Phòng) dân dã mà tuyệt hảo
Đây là nhận xét không hề mang tính chủ quan mà được giới sành ăn và những đầu bếp danh tiếng khẳng định. Cá nhệch ở khu vực nước lợ Tràng Cát nổi tiếng vừa to, vừa chắc thịt ngọt làm gỏi thì chỉ có là… miễn chê.
Có hai loại nhệch được bán tại Hải Phòng, đó là nhệch thịt và nhệch xương, con nhệch thịt người nhẵn tròn như lươn. Trong đó, loài nhệch xương lại có khoảng xương sống chạy dọc sống lưng, nhệch này ngon nhất chỉ có xáo chuối đậu, chứ làm gỏi, chỉ có nhệch thịt, con có màu vàng óng.
Theo tư vấn từ trang web mang tên chuyên gia ẩm thực nổi tiếng Việt Nam Long Cheh, nguyên liệu để làm gỏi nhệch không cầu kỳ, toàn đồ “cây nhà, lá vườn” dễ kiếm, nhưng phải nhiều. Tính sơ sơ, làm ra món gỏi nhệch, ít nhất phải có 15 loại gia vị và rau gia vị khác nhau, nhưng nhiều nhất là giềng và bỗng rượu. Giềng để trộn nhệch còn bỗng rượu để làm nước chấm và nếu muốn ngon nữa, cần thêm chút bánh đa nem để cuốn.
Gỏi nhệch là món ăn dân tốc đúng nghĩa. Nó phải được làm và ăn theo kiểu dân dã, gỏi nhệch phải còn nguyên chất nhệch, cách thái, trộn gia vị cũng phải tuân thủ theo từng bước, loại gia vị nào cho trước, loại gia vị nào cho sau thì mới dậy mùi, chứ cứ cho bừa vào trộn đều, vị thơm ngon của món ăn tuyệt hảo này sẽ biến mất, nhiều khi còn có mùi tanh, không thể ăn nổi.
Bát dấm bỗng chấm nấu cũng là kỳ công, vì hương liệu dành cho nó cũng phải đầy đủ: chua, cay, mặn, ngọt. Bát dấm bỗng đưa ra phải thơm hương của men rượu, nhấm thấy vị ngọt ngào, cay tê tê ở đầu lưỡi, còn vị chua thì tự thân bát bỗng đã có.
Ăn gỏi nhệch, lá mơ, sắn thuyền, lá bứa, đinh lăng cần phải có đủ, cộng thêm chút rau gia vị như: mùi ta, các loại húng, khế chua, chuối xanh… Những loại rau gia vị này cho vào miếng bánh đa nem, cuộn thêm với 1 gắp gỏi nhệch trộn giềng và gia vị, cuốn lại cho chặt rồi chấm vào bát bỗng, có lẽ hiếm món gỏi nào sánh được.
Gỏi cá mè (Bắc Giang)
Cá mè vẫn mang tiếng là loài rất tanh thế nhưng khi nó được nhiều làng quê miền Bắc như Bắc Giang, Thái Nguyên... chọn làm món gỏi truyền thống thì không thể chê vào đâu được.
|
Gỏi cá mè Bắc Giang cầu kỳ. Ảnh: Báo . |
Tuy nhiên, để gạt bỏ ấn tượng về sự tanh của loài cá này, người ta phải tập trung vào việc chế biến hết sức công phu. Bí quyết để giữ cho cá tươi lâu khi lên bờ là người dân các vùng này bóc ngay mang cá khi đưa cá lên khỏi mặt ao để máu cá chảy ra, xoa đều toàn thân con cá để cá tươi hơn. Cá được chọn làm gỏi có cân nặng vừa phải chừng 1-2 kg để thịt ngọt và chắc.
Sauk hi làm sạch cá, người ta dùng dao sắc lọc lấy hai bên thăn cá. Tiếp đó, dùng giấy thấm thật khô, thái vát cho to bản. Dùng 3-4 củ gừng già giã nhỏ cho vào một cái tô to cùng với thịt cá mè, cho thêm một ly rượu trắng 45-50 độ và ít tiêu vào trộn đều, đậy nắp lại khoảng chừng 30-40 phút.
Vớt thịt cá đã được ướp ra một cái rổ cho ráo nước, thấy những lát cá ngã sang màu trắng pha lẫn với những tia màu hồng nhạt, các mép thịt cá quăn lên như vừa được nhúng vào nước sôi là món gỏi đã "chín". Cá đã được làm chín bằng gừng rượu, vớt ra để ráo nước, mặt miếng cá đã se se thì ướp thính, xếp cẩn thận các miếng cá thính ra đĩa lau thật khô.
Nước chấm gỏi được làm từ thịt con cá chép đực nặng khoảng 0,5 kg, cắt khúc, ướp riềng, nghệ, cà chua và bột ngọt, tiêu, hành, đun nhỏ lửa. Khi cá chín vớt ra vứt bỏ hết xương, đánh tơi toàn bộ thịt cá rồi nghiền nhỏ ra lọc qua chiếc rổ thưa, sau đó đổ vào xong đun lại cho sôi, nhắc xuống cho thêm lạc rang (đậu phộng) giã nhỏ trộn thành một thứ nước sền sệt màu vàng tươi có mùi thơm béo ngậy.
Ăn gỏi cá mè không thể thiếu các loại rau thơm làm gia vị như: lá đinh lăng, lá sung, lá cây mưng (cây lộc vừng), lá diếp cá, lá ngò tàu, lá ổi, lá mơ… Có nơi còn thêm vài quả sung ăn cùng.
đặc sản gỏi cá ngon nhất trong ẩm thực Việt
Gỏi cá Nhệch khi nhìn thì sợ nhưng khi ăn lại tuyệt ngon, gỏi cá mai nhìn trong suốt mà thèm, gỏi cá nhái nghe là lạ từ tên gọi...
Nội dung chi tiết
1
Gỏi cá Nhệch – Ninh Bình
Huyện Kim Sơn (Ninh Bình) có món đặc sản là gỏi cá nhệch. Tuy một số nơi trong tỉnh cũng mở quán giới thiệu món ăn này nhưng gỏi cá nhệch ở Kim Sơn được coi là ngon nhất. Gỏi cá nhệch ăn rất ngon, thơm và bùi, có mùi vị rất đặc trưng, ăn một lần là nhớ mãi.
Nhệch không phải cá, không phải rắn cũng chẳng phải lươn. Nó có mình dài, bụng trắng và sống được cả ở trong môi trường nước mặn lẫn nước ngọt.
Thịt cá Nhệch tươi được cắt thành lát có màu hồng giống màu thịt cá quả (cá chuối) đem trộn với thính cho thơm thịt. Thính được làm bằng gạo nếp rang, giã nhỏ mới có mùi thơm và bùi. Lấy da cá rán giòn để cuộn với gỏi. Xương cá giã nhuyễn để nấu dấm (có người gọi là nấu chẻo). Món dấm được pha chế với gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu và sả băm nhỏ.
Khâu pha chế nước chấm cũng quan trọng. Nước chấm gỏi được làm từ nước mắm, gừng tươi, tỏi, ớt, mỳ chính, hạt tiêu. Có người chấm gỏi với mắm tôm cũng rất dậy mùi. Gỏi được ăn kèm với bánh đa vừng, cùng các loại lá như dấp cá, mùi tàu, sung, đinh lăng, mơ lông... Khi ăn, mỗi người tùy theo khẩu vị để cuốn gỏi.
Cá trích có rất nhiều ở vùng biển Phú Quốc và ngư dân có thể khai thác quanh năm. Vì thế, việc lựa chọn những con cá mới đánh bắt được còn tươi để làm gỏi là không mấy khó khăn.
Cá trích từ biển mang về được cạo sạch vảy rồi rửa thật sạch, sau đó thái mỏng ra từng miếng một. Kế đến vắt lấy nước cốt chanh, ớt thái mỏng thành sợi, củ hành tây thái nhỏ rồi trộn đều lên cá trích đã thái sẵn.
Bánh tráng, rau sống, dừa khô là những thứ không thể thiếu trong món ăn dân dã này. Rau thì luôn có trong các cánh rừng nguyên sinh của đảo, dừa thì được cư dân trồng rất nhiều, còn bánh tráng thì phải là bánh tráng do chính người dân Phú Quốc tự làm lấy vì bánh tráng ở đây có hương vị riêng biệt so với những nơi khác, vừa dày vừa dẻo lại vừa to. Do vậy, khi cuốn với gỏi cá trích, bánh tráng không bị bể và ăn rất ngon miệng. Đây cũng là nét đặc trưng của nghề làm bánh tráng ở Phú Quốc.
Nước chấm gỏi cá trích cũng rất đặc biệt, nó được làm từ ớt, tỏi và đậu phộng rang. Tất cả những thứ này được đâm nhuyễn rồi trộn lại với nhau , pha thêm nước mắm chính hiệu Phú Quốc sẽ tạo ra một hương vị vừa cay nồng, thơm lừng và khó quên khi chấm với gỏi cá trích.
Nét đặc biệt của cư dân Phú Quốc là khi ăn gỏi cá trích phải uống chút rượu sim, bởi cá trích có rất nhiều đạm và còn tươi sống, khi ăn gỏi cá dùng chút ít chất men để tốt cho tiêu hóa, đồng thời tạo nên sự hưng phấn, êm ấm bên gia đình sau những ngày ra khơi. Quây quần bên mâm bàn còn là dịp để cho các ngư dân hàn huyên tâm sự, trao đổi kinh nghiệm với nhau về việc đánh bắt hải sản và bàn tính chuyện ra khơi sắp tới.
Gỏi cá Mai – Ninh Thuận
Gỏi cá mai.
Theo nhiều người sành ẩm thực thì nói đặc sản biển Ninh Thuận phải nhắc tới gỏi cá mai, một loại cá nhỏ trông hơi giống cá cơm, thịt trong veo và không có máu nên không tanh. Có hai loại gỏi cá mai: gỏi khô và gỏi ướt.
Cá Mai khi mua về còn tươi đánh vẩy, cắt bỏ đầu đuôi và phần bụng lườn, rút xương sống xong làm tái qua giấm và vắt thật ráo. Người thích ăn béo thì thêm vào ít thịt ba rọi xắt nhỏ nữa là đã có một dĩa gỏi cá như ý.
Một thứ “phụ gia” quan trọng của món gỏi cá Mai là nước chấm. Ninh Thuận lại là xứ nước mắm nên nước chấm dùng trong gỏi cá mai càng cầu kỳ và kỹ thuật. Tỏi, ớt, me chín bỏ hột đâm nhuyễn với đường. Đậu phộng rang vàng giã thành bột mịn, thêm vài trái chuối sứ chín mùi, tất cả hoà với nước mắm nguyên chất thành một thứ nước chấm sền sệt ngọt ngọt, chua chua, thơm tho, mặn mà và đậm đà hương vị biển.
Gỏi cá mai ăn cùng các loại rau sống: xà lách, húng lủi, dấp cá, ngổ, ngò gai kèm với chuối chát, khế, dưa leo xắt mỏng. Khi ăn dùng bánh tráng mỏng gói ghém cá, rau gọn gàng vào thành cuốn, chấm nước chấm mà thưởng thức vị ngọt của cá tươi, vị béo của đậu phộng, vị đậm đà của nước chấm cùng vị tươi của các loại rau xanh
Gỏi cá nhái – Phú Yên
Gỏi cá nhái, đặc sản Phú Yên ít người biết đến, nhưng những ai đã từng có dịp thưởng thức đều thích thú khó quên.
Cá nhái có nhiều ở vùng biển Phú Yên, có đặc điểm riêng với thân hình tròn to, dài như con chình biển, da trơn màu nâu đen, thịt trắng chắc, xương có màu xanh. Thịt cá nhái được xem là món đặc sản bởi nó thơm ngon, ít.
Thường một con cá nhái độ từ 1 – 2kg sẽ chế biến được cho 3 – 5 người ăn. Sau khi chọn cá đem về, phải giữ cá luôn luôn trong độ lạnh bằng cách ngâm đá lạnh. Con cá được cắt bỏ phần đầu và lòng rồi lọc bỏ da, xương, chọn phần thịt, thái nhỏ từng miếng vuông mỏng, ngâm vào trong nước muối có đá lạnh ướp. Sau khi thái xong cá, xả và vắt khô nước muối, ngâm với cá với nước chanh độ 15 phút, đợi thịt cá chuyển sang màu trắng hẳn rồi dùng tay vắt thật khô, bỏ vào tủ lạnh.
Gỏi cá nhái ăn kèm các loại rau thơm như tía tô, húng, ngò gai, ngò thơm và nhất định phải có đậu phụng rang, hành tây xắt nhỏ, xoài băm, khế, bánh tráng nướng cùng một chén mắm nhỉ, ớt tỏi chanh đường…
Gỏi cá nhái có nhiều cách ăn. Hoặc trộn chung cả phần thịt cá đã ướp với các loại gia vị rau hành đậu phụng vào một cái dĩa lớn rồi khi ăn gắp ra từng dĩa nhỏ ăn dần; hoặc cứ để riêng phần cá một bên, phần rau một bên, khi ăn có thể gắp mỗi thứ từng ít bỏ vào chén kèm với tí chanh, ít bánh tráng nướng bóp nhỏ, chan tí nước mắm với rau thơm, kèm trái ớt hiểm rồi ăn một cách ngon lành. Ngon nhất là ăn món này với lai rai tí rượu ngon.
5
Gỏi cá Mè – Bắc Giang
"Gỏi" cá mè - đè cá chép.
Cá mè quả là tanh thật, ấy vậy mà cá mè lại là loài cá được chọn để làm món gỏi ở rất nhiều làng quê miền bắc như Bắc Giang, Thái Nguyên... Chọn cá để làm gỏi, thường chọn con nặng chừng 4-5 kg. Không chọn con to quá mà nhỏ quá thì thịt cá sẽ nhão, không chắc.Món gỏi cá mè chỉ dùng hai bên thăn cá. Hai thăn cá được nạng mỏng theo chiều vát cho to bản. Dùng 3-4 củ gừng già giã nhỏ cho vào một cái tô to cùng với thịt cá mè, cho thêm một ly rượu trắng 45-50 độ và ít tiêu vào trộn đều, đậy nắp lại khoảng chừng 30-40 phút. Cá đã được làm chín bằng gừng rượu, vớt ra để ráo nước, mặt miếng cá đã se se thì ướp thính, xếp cẩn thận các miếng cá thính ra đĩa đã lau thật khô.
Món gỏi cá Mè có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào món nước chấm. Nước chấm gỏi được làm từ thịt con cá chép đực nặng khoảng 0,5 kg, cắt khúc, ướp riềng, nghệ, cà chua và bột ngọt, tiêu, hành, đun nhỏ lửa. Khi cá chín vớt ra vứt bỏ hết xương, đánh tơi toàn bộ thịt cá rồi nghiền nhỏ ra lọc qua chiếc rổ thưa, sau đó đổ vào xong đun lại cho sôi, nhắc xuống cho thêm lạc rang (đậu phộng) giã nhỏ trộn thành một thứ nước sền sệt màu vàng tươi có mùi thơm béo ngậy.
Ăn gỏi cá mè không thể thiếu các loại rau thơm làm gia vị như: lá đinh lăng, lá sung, lá cây mưng (cây lộc vừng), lá diếp cá, lá ngò tàu, lá ổi, lá mơ… Có nơi còn thêm vài quả sung ăn cùng.
Khi ăn, dùng bánh đa nem xếp lên các loại rau thơm tùy thích, gắp cá đặt lên rau thơm cuốn lại, chấm nước chấm và thưởng thức. Miếng gỏi trộn lẫn với rau thơm, gia vị, quyện với nước chấm bùi béo ngậy. Nhai chầm chậm thịt gỏi ngấm vào chân răng ngọt dần, ngọt dần, nhấm thêm chút rượu đế tạo nên vị bùi, cay, nồng, béo ngậy cho món gỏi cá.
Cá hồi và trứng cá
Nguyên liệu:
- 400g cá hồi
- 1 nhúm hẹ
- 1 củ hành khô
- 1 thìa to dầu oliu
- muối, tiêu
- tương ớt
- trứng cá hồi
Cách làm:
- Cá hồi thái hạt lựu, hẹ thái nhỏ, hành thái nhỏ, trộn với dầu oliu, nêm muối tiêu, tương ớt và để ở chỗ lạnh.
- Dùng khuôn để tạo hình gỏi cá, trang trí bằng thì là. Nếu không có hẹ, thì là cũng có thể dùng để thay thế hẹ hoàn toàn.
Cá hồi trộn mù tạt
Nguyên liệu:
- 500g cá hồi
- 1 thìa con dầu oliu
- 2 thìa to mù tạt Pháp (Dijon)
- muối, tiêu
- 1 củ hành khô
- thì là
- trứng gà luộc chín
- lát bánh mì đen
Cách làm:
- Cá hồi thái hạt lựu, trộn với dầu ăn, mù tạt, nêm muối tiêu và để lạnh nửa tiếng.
- Hành thái nhỏ, thì là thái nhỏ rồi trộn vào cá.
- Dùng khuôn cắt lát bánh mì rồi bày cá lên trên và trang trí bằng một miếng bơ cùng trứng gà luộc
Nguyên liệu
200g phi- lê cá hồi
1 củ hành tây
1 quả cà chua
Hành lá
Thì là
1 quả chanh
Rau mầm
Tiêu, muối hạt to
Thực hiện:
Cá hồi thái miếng vuông khoảng 1cm
Hành tây, cà chua bỏ ruột thái hay lựu. Chanh vắt lấy khaongr 3 thìa súp nước cốt.
Cho cá hồi, cà chua, hành tây, hành lá thái khúc, thì là thái nhỏ, tiêu muối vào thố, trộn đều tay. Bạn vừa trộn vừa bóp nhẹ đến khi hỗn hợp thấm muối
Thưởng thức: Cho món ăn vào vào ly, ném nhẹ tay, sau đó cho ra đĩa, trang trí với rau mầm, hành lá tước sợi và lát chanh thái mỏng.
Bí quyết: Cho đá bên dưới đĩa để giữ lạnh. Món ăn dùng lạnh sẽ ngon miệng hơn.
Cá hồi chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Có lẽ quan trọng nhất là axit omega 3 cung cấp cho cơ thể giúp da mịn màng và tốt cho tim mạch. Vì thế lần sau khi nhâm nhi lát cá hồi phi lê, hãy nghĩ về nó như món ăn bổ dưỡng nhất cho bạn.
Dưới đây là một vài cách chế biến những món ngon từ cá hồi:
Gỏi cá hồi sốt chanh dây
Nguyên liệu: 1 phần ăn
- Cá hồi phi lê: 100g
- Tôm sú: 100g
- Bơ: ½ trái
- Dưa leo: ½ trái
- Chanh dây: 1 trái
- Muối: ½ muỗng cà phê
- Đường: 1 muỗng cà phê
- Tiêu: ½ muỗng cà phê
- Vang trắng: 2 muỗng xúp
- Húng quế: một ít
Chế biến
- Tôm sú luộc với vang trắng, lột vỏ. Cá hồi cắt hạt lựu nêm một chút muối tiêu. Bơ cắt hạt lựu. Dưa leo bỏ hạt cắt sợi. Dùng khuôn tròn định hình một lớp dưa leo dưới cùng, tiếp tục xếp lớp tôm luộc, trên lớp tôm là lớp bơ cắt hạt lựu và trên cùng là lớp cá hồi.
- Xốt chanh dây: lấy phần ruột chanh dây trộn với muối, đường, tiêu và vang trắng. Nêm lại cho vừa ăn. Khi ăn rưói xốt chanh dây lên gỏi
Mẹo bếp:
- Tôm luộc bằng vang trắng giúp tôm khử mùi tanh và thơm hơn. Xốt chanh dây có vang trắng kèm theo sẽ làm dậy mùi chanh dây, khi trộn với cá hồi cũng có công dụng khử mùi tanh của cá lẫn tôm.
Cá hồi nướng cam
Nguyên liệu:
- 2 khúc cá hồi tươi
- 1 trái cam vừa
- 1 muỗng canh nước tương Nhật
- ¼ muỗng café bột nêm
- Tiêu xay
- 1 muỗng canh dầu ăn.
Chế biến:
- Cá rửa sạch thấm qua giấy cho ráo nước.
- Cam cắt đôi vắt lấy nước.
- Ướp cá với nước cam, bột nêm, tiêu cho thấm khoảng 15 đến 30 phút.
- Bắc chảo chống dính lên bếp, lửa vừa cho thêm dầu vào. Tiếp theo cho cá vào, trở cá cho vàng đều. Cho tiếp nước ướp cá vào chảo cho thấm qua cá.
- Cho cá ra dĩa, trình bày theo ý thích ăn kèm với cơm trắng, hoặc bánh mì…
Mách nhỏ:
- Cá rất mau chín nên chỉ cần áp chảo khoàng 1 phút cho một bên. Cá vừa chín tới sẽ ngon hơn chín quá.
- Cam vắt cẩn thận kẻo đắng, tốt nhất dùng cam vàng và nếm thử nếu chua thì cho thêm chút đường vào.
- Các bạn có thể cho vào lò nướng nhiệt độ khoảng 160 đến 180 độ chừng 3 phút.
Cá hồi áp chảo sốt rượu vang trắng
Nguyên liệu:
- 500g cá hồi, 600 ml rượu vang trắng, 150 ml kem tươi, 4-5 củ khoai tây, 200 ml sữa tươi.
- Gia vị: muối, tiêu, bơ, dầu ô liu, bột cá, hành và ngò tây, 2 muỗng nước chanh tươi.
Cách làm:
- Cá hồi rửa sạch, cắt từng khúc vuông, dày, sau đó thấm khô nước, nêm chút muối và tiêu. Bắc chảo lên bếp, để lửa to, cho các khúc cá vào áp chảo với dầu ô liu và bơ.
- Làm nước sốt: Cho rượu trắng vào nồi nhỏ đun sôi, lần lượt cho bột cá, hành, rau thơm và nước chanh, kem tươi vào. Để lửa liu riu đến khi nào hỗn hợp sánh lại.
- Cách làm khoai tây: Rửa sạch khoai tây, luộc cho đến khi chín bở. Bóc vỏ, cho khoai vào một cái bát to nghiền kỹ. Bơ và sữa cho vào cái chảo đun nóng, đổ khoai đã nghiền vào, trộn đều. Muối và hạt tiêu nêm vừa ăn.
- Bày cá và khoai tây ra đĩa, dùng nóng.
Cá hồi chiên giòn xốt cay
Nguyên liệu:
- 200g phi lê cá hồi
- 100g bột mỳ
- ½ thìa cà phê tiêu
- 1 thìa cà phê hạt nêm
- Xốt cay: trộn dều 1 thìa súp hành xào, 1 thìa súp tương cà chua, 1 thìa súp tương ớt, 1 thà súp nước tương, 1 thìa súp ớt sừng cắt lát.
Cách làm:
- Phi lê cá hồi lạng rửa sạch (để lại da), để ráo, ướp với tiêu, hạt nêm
- Bột mỳ hòa với ít nước cho hơi sệt
- Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, nhúng cá vào bột mỳ rồi thả vào chảo dầu nóng chiên giòn, vớt ra để ráo.
- Cho cá hồi chiên giòn ra đĩa, khi dùng tưới xốt cay lên trên.
Mách nhỏ:
Cá hồi chiên xong dùng ngay thì sẽ giòn ngon hơn. Món này ăn kèm với dưa leo non dấm dấm hoặc đồ chua khác rất hợp.
Cá hồi viên rán
Nguyên liệu:
- 500 gr cá hồi, hấp chín và gỡ thành từng miếng nhỏ
- ½ chén hành tây, thái nhỏ
- ¼ quả ớt chuông đỏ, thái nhỏ
- 2 thìa rau mùi, thái nhỏ
- 2 thìa mù tạc
- 1 quả trứng
- 1 chén vụn bánh mỳ hoặc bột cà mỳ (1 nửa để trộn chung với cá còn 1 nửa để bao bên ngoài)
- Sốt mayonnaise
- Muối, tiêu
- Dầu ăn
Cách làm:
- Thái nhỏ hành tây và ớt chuông.
- Đặt chảo lên bếp, đun nóng 1 thìa dầu ăn rồi cho hành và ớt vào xào qua đến khi hơi mềm thì tắt bếp, cho hành và ớt xào ra bát cho nguội bớt.
- Lấy một cái âu to, cho thịt cá hồi đã gỡ nhỏ, hành tây và ớt vừa xào, rau mùi thái nhỏ, một chút mù tạc, đập 1 quả trứng và cho ½ chén bột cà mỳ vào rồi trộn đều.
- Trứng và bột cà mỳ sẽ là chất kết dính, nếu bạn muốn miếng cá rán dẻo hơn nữa thì có thể cho thêm chút bột mỳ.
- Nặn thành các viên thịt bằng nhau, tròn và dẹt.
- Tiếp đến cho từng miếng cá vào ½ chén bột cà mỳ còn lại, lăn đều 2 mặt để bột bám quanh miếng thịt cá.
- Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, chú ý không để dầu nóng quá, cá rất dễ cháy ở bên ngoài.
- Cho những miếng cá đã tẩm bột vào chảo rán. Rán nhỏ lửa đến khi cá chín vàng 2 mặt.
- Nếu bạn có lò nướng thì bật lò trước lên nhiệt độ 200 độ C và chỉ cần rán qua cá trong khoảng 2 phút rồi cho cá vào lò nướng thêm trong 7 phút nữa. Nướng xong cá sẽ có màu nâu vàng đẹp mắt và không bị béo.
- Cá chín cho ra đĩa, chấm với sốt mayonnaise và chanh.
Cá hồi sốt cà chua, lá húng
Nguyên liệu:
- 180 gr cá hồi filê
- Dầu ăn
- Muối tiêu
- 1/3 hộp cà chua quả
- ¼ củ hành tây băm nhỏ
- 1 thìa dầu ô liu
- 20 gr hạt lạc tây
- Hành hoa hoặc hẹ thái nhỏ
- 100 gr xà lách các loại
Cách làm:
- Tẩm ướp cá hồi bằng tiêu muối và dầu ăn.
- Cho dầu ô liu vào chảo, cho hành vào đảo thơm, xong cho cà chua vào, quấy đều, đun khoảng 10 phút, đem xay nhỏ, xong nêm gia vị.
- Chia cá hồi thành 4 phần, đặt vào trong giấy bạc, dội phần sốt cà chua vào, bọc kín và nướng trong lò ở nhiệt độ 1800 độ C trong khoảng 15 phút.
- Trước khi ăn mở giấy bạc ra, xong rắc hạt lạc tây và lá hẹ lên trên, phục vụ kèm xa lát xanh.
Cách làm xà lách cá hồi hun khói
Nguyên liệu:
- 4 miếng cá hồi hun khói,
- 1 trái dưa leo xắt ra từng khoanh tròn, vừa, đừng mỏng quá sẻ mất giòn,
- 5 củ khoai tây luộc chín, xắt khoang tròn ,
- 1 hủ câpes ( Lọai bạch hoa thái)hơi chua nếu không có thì thế chanh vào ,
- 2 trứng gà luộc chín cắt ra làm tư, tiêu, muối, dấm đỏ, dầu, 1 chút lá thì là, 1 trái chanh
Cách làm:
- Cá Hồi xắt lát ra hơi to bảng.
- Dưa leo, Khoai tây, trộn chung vào , trộn 1 muỗng cafe hột Câpes ( Bạch hoa Thái ) để vào dĩa , trải lác cá hồi hun khói trên mặt, để trứng gà chung quanh dĩa cho đẹp
- Lá thì là xắt nhỏ rải lên mặt.
- Chanh xắt ra từng khoanh hơi dầy, để chung quanh dĩa để vắt vào cá hồi
-Làm sốt dầu giấm
+ Tiêu, muối xem vừa ăn, để 1 phần giấm, thì là ba phần dầu.
+ Đánh cho tan muối, tiêu
+ Khi ăn, để dầu giấm vào
Cá hồi xông khói hạt kép
Nguyên liệu:
- 100g cá hồi xông khói,
- 3 đọt măng tây,
- 1 cây xà lách rong biển,
- 3 quả ô-liu đen không hạt,
- 1 quả chanh,
- 30g hạt kép.
Làm xốt: 1 thìa súp xốt mayonnaise + 2 thìa súp tương cà, đánh thật đều tay.
Cách làm:
- Cá hồi xông khói chia khoảng 5 lát.
- Măng tây tước xơ, lột bỏ vỏ, hấp chín. Xà lách rửa sạch, để ráo nước.
- Trải miếng cá hồi ra, cho xà lách và măng tây lên, cuộn tròn lại. Tiếp tục cuốn như vậy với những đọt măng còn lại.
- Xếp xà lách và cuộn cá hồi ra đĩa, trang trí bằng chanh xắt lát. Dùng kèm với quả ô-liu và hạt kép, chấm xốt đã pha.
Súp bí đỏ cá hồi
Nguyên liệu:
- 1 tách nước cốt gà,
- 1 trái bí đỏ nhỏ,
- 300g cá hồi,
- 2 muỗng bơ đã làm mềm,
- Tiêu, gừng, muối, đường, hành tây.
Cách làm:
- Cắt trái bí làm đôi, cho vào lò nướng đến khi bí chín mềm. Lấy muỗng xúc bí ra cho vào máy xay sinh tố hoặc máy xay thịt xay sơ một lần cho nhuyễn, để ra tô. Trong trường hợp không có lò nướng, có thể xắt bí đỏ ra thành từng miếng nhỏ, luộc chín, sau đó cho vào máy xay sinh tố, nhưng bí sẽ không ngọt và bùi bằng nướng.
- Cho hành tây vào xào với bơ đến khi hành chín thì đổ nước cốt gà vào trộn đều.
- Cá hồi hấp chín. Lưu ý: nên hấp cách thủy để giữ lại được chất dinh dưỡng cũng như mùi vị của cá, sau đó xé cá ra thành từng miếng nhỏ, tơi.
- Trộn hỗn hợp nước cốt gà và cá hồi, cho vào máy xay nhuyễn.
- Bắc nồi lên bếp, cho tất cả trộn chung vào nấu đến khi sôi, nêm nếm vừa ăn. Nhấc xuống, dùng nóng.
Lẩu đầu cá hồi
Nguyên liệu:
- 500gr đầu cá hồi.
- 500g xương ống.
- 200gr măng chua.
- Tỏi, ớt sừng, me vắt, ngò gai, rau om.
- Gia vị: muối, hạt nêm, đường, nước mắm, dầu ăn
Cách làm:
- Xương ống rửa sạch, nấu xương với 1,2 lít nước để làm nước dùng.
- Đầu cá hồi xát muối, rửa sạch, chặt làm đôi.
- Măng chua vắt ráo. Cà chua xắt múi cam. Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn. Rau om, ngò gai xắt nhuyễn. Ớt sừng xắt khoanh mỏng.
- Đun sôi nước dùng, cho me vào dầm (bỏ hột). Nêm nước mắm, hạt nêm, đường. Nước sôi lại, thả đầu cá, măng chua, cà chua vào nấu chín.
- Bắc chảo phi thơm tỏi băm, bỏ vào nồi lẩu.
- Cho rau om và ớt vào.
Làm món lẩu cá trắm hấp dẫn
Chế biến món ăn từ cá trắm đen
Cách làm món cá hấp bia
Cách làm gỏi sứa tươi
Cách nướng cá tầm thơm phưng phức
Cách làm chả cá -
(ST)