Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá rất đơn giản mà hiệu nghiệm.Từ lâu dân gian đã biết công dụng của rau diếp cá trong việ điều trị bệnh trĩ. Gần đây, Tây y còn phát hiện ra nhiều tác dụng quý của diếp cá như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư.
CÁCH CHỮA BÊNH TRĨ BẰNG RAU DIẾP CÁ
Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Rau diếp cá là một loại rau dùng để ăn sống rất phổ biến. Diếp cá ngoài công dụng làm đẹp da, nó còn có tác dụng chữa trị một số bệnh, đặc biệt là bệnh trĩ. Hàng ngày, bạn có thể ăn sống rau diếp cá thật nhiều. Sau khi rửa sạch, nên ngâm diếp cá vào nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó đưa ra rổ, vẩy khô nước và ăn. Có thể ăn rau diếp cá thay các loại rau khác. Ăn càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, bạn có thể uống sinh tố diếp cá, nhưng nếu ăn sẽ tốt hơn vì nó còn có các chất xơ.
Một số bài thuốc chữa trĩ, lòi dom từ rau diếp cá
Chữa lòi dom: Rau diếp cá tươi (50g), rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào dom sau khi đã rửa sạch bằng nước muối, băng lại. Ngày làm một lần.
Chữa trĩ sưng đau: Rau diếp cá (50g), nấu nước xông, đợi khi nước ấm, rửa sạch, rồi lấy bã đắp vào chỗ đau. Nếu trĩ ra máu, lấy rau diếp cá (2 phần) và bạch cập (1 phần) phơi khô, tán bột, rây mịn. Ngày uống 6 – 12g chia làm 2 – 3 lần.
Tuy nhiên việc chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá được coi là khá hiệu quả, tuy nhiên cần kiên trì vì hiệu quả không phải là tức thời. bạn không nên lạm dụng việc sử dụng rau diếp cá sống cho trẻ, chỉ sử dụng khi thấy thật cần tiết. và nên lưu ý ngâm rửa sạch với nước muối trước khi dùng tránh lây nhiễm các bệnh ký sinh trùng như giun sán…
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ rau diếp cá
Từ lâu rau diếp cá đã được y học cổ truyền dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa… Gần đây y học hiện đại cũng phát hiện ra nhiều tác dụng quý của loại rau - cây thuốc này như: kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng.
Rau diếp cá dân gian vẫn gọi với những tên gọi phổ biến như diếp cá, giấp cá hay ngư tinh thảo. Từ xa xưa diếp cá đã được sử dụng rộng rãi như một loại rau gia vị giúp kích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị món ăn, tạo cảm giác ngon miệng.
PGS. TS. Dương Trọng Hiếu, Phòng khám Đông Phương y quán, Hà Nội cho biết, theo Đông y diếp các có vị cay, tính hơi lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi tiểu, sát trùng. Chính vì vậy, trong các tài liệu y học cổ truyền cũng đã lưu lại nhiều tác dụng quý từ rau diếp cá.
Cây này đã được ghi trong các sách thuốc từ cách đây hàng nghìn năm. Với giá trị làm thuốc thanh nhiệt, giải độc do làm mát huyết trong cơ thể nên trong các trường hợp bị viêm nhiễm trong cơ thể như mụn nhọt, mẩn ngứa có thể dùng rau diếp cá làm mát máu. Hoặc khi bị bệnh đường ruột, bị tiêu chảy cũng có thể dùng diếp cá.
Cách điều trị bệnh trĩ
Trước tiên người bệnh nên đi khám bệnh nhằm loại trừ ung thư đại tràng hay ung thư trực tràng tiềm ẩn. Người bị bệnh trĩ nên có khẩu phần ăn nhiều chất xơ, trái cây và uống nhiều nước. Tránh rặn nhiều khi đi đại tiện, tránh khuân vác nặng.
Nên giữ vùng hậu môn sạch, rửa bằng nước, không dùng giấy lau khi đi đại tiện. Không nên rửa bằng xà phòng vì dể gây kích thích gây ngứa nhiều hơn.
Nên ngâm hậu môn với nước ấm ngày 4 lần , mỗi lần khoảng 10 phút. Nếu búi trĩ sa ra ngoài, người bệnh nên đẩy nhẹ nhàng búi trĩ vào hậu môn để tránh tình trạng thuyên tắc.
Xử trí tình trạng đau phù và viêm trong các cơn trĩ cấp bằng cách bôi thuốc mỡ hoăc thuốc đạn có hydrocortisone tại chỗ. Không nên tự dùng qua 2 tuần vì hydrocỏtosone có thể gây teo niêm mạc hậu môn mà cần dung thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trĩ có thể được điều trị bằng các phương pháp như nong hậu môn, thắt búi trĩ, chích xơ hoá búi trĩ hoặc đốt điện…, phẫu thuật cắt trĩ áp dụng đối với trĩ độ III và độ IV. Trường hợp trĩ ngoại thuyên tắc nên mổ ngay lấy cục máu đông, người bệnh sẽ hết đau rất nhanh và tránh được các biến chứng do thuyên tắc gây nên.
Người bị trĩ nên uống nhiều nước (8-10 ly mỗi ngày), nếu làm công việc phải ngồi lâu thì không được lót gối mềm dưới mông vì như vậy sẽ làm tăng hiện tượng chèn ép vào tĩnh mạch vùng hậu môn.
Diếp cá là loại rau - cây thuốc quý
Thạc sĩ, Dược sĩ Đoàn Xuân Đinh, Khoa Dược, viện Y học cổ truyền Quân đội cũng cho biết, mùi tanh tanh của rau diếp cá khi vò ra chính là tinh của nó. Tinh dầu này chính là công dụng quý của diếp cá. Lá và phần thân bò trên mặt đất của nó có những chất kết hợp cùng với tinh dầu mang tác dụng điều trị bệnh.
Với những gia đình ở xa các cơ sở y tế có có thể dùng diếp cá để điều trị ban đầu với một số chứng bệnh, hoặc kết hợp cách điều trị từ rau diếp cá với cách điều trị Tây y để có kết quả cao hơn.
Rau diếp cá có thể dùng để hạ sốt cho trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc Tây, hoặc phụ nữ có thai không dùng được Tân dược. Rau này còn có thể dùng để trị táo bón do đại tràng bị nhiệt, hay dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa.
Một số bài thuốc từ rau diếp cá:
-Trị sốt ở trẻ em: Diếp cá 30g, rửa sạch, giã nát đun sôi để nguội uống, bã đắp vào thái dương.
-Trị bệnh trĩ: Hàng ngày ăn rau diếp cá, dùng diếp cá nấu nước để xông, đắp tại chỗ.
-Trị táo bón: Sao khô 10g rau diếp cá, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống thay trà trong 10 ngày.
Triệu chứng và diễn biến bệnh trĩ
Triệu chứng thường thấy nhất là đại tiện ra máu, thường là màu đỏ tươi, xảy ra ngay sau khi đi đại tiện, hiếm khi trĩ gây xuất huyết ồ ạt nhưng lâu ngày có thể tạo ra thiếu máu mạn tính và nặng. Sau một thời gian thì trĩ lớn và sa, mới đầu hiện tượng sa chỉ nhiều nhất khi đi đại tiện nhưng về sau sẽ sa liên tục.
Người bị bệnh trĩ thường rất đau, nhất là khi ngồi hoặc là di chuyển rất khó khăn. Vùng hậu môn và quanh hậu môn bị sưng phù nhiều, tách rộng ra hai bên sẽ thấy niêm mạc trĩ nội thuyên tắc nằm ở giữa.
Tình trạng trĩ nội thuyên tắc có thể tự khỏi. Sau vài ngày bệnh nhân bớt đau, bớt sưng và trĩ trở vào trong hậu môn. Sau cơn thuyên tắc, trĩ có thể bị sơ hoá, nhỏ lại và bớt chảy máu. Một vài trường hợp bị lở loét bó trĩ hoặc hoại tử từng vùng. Có khi hoại tử tạo áp-xe vùng hậu môn và vùng chậ
Phòng ngừa bệnh trĩ
Người bị bệnh trĩ nên uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau cải vì chúng sẽ giúp làm mềm phân và dễ đi đại tiện. Cần tăng cường vận động để tránh tăng áp lực trong tĩnh mạch hậu môn nhất là sau khi ngồi hoặc đứng lâu.
Nên vận động để tránh táo bón và giảm trọng lượng đối với bệnh nhân béo phì. Tránh đứng hoặc ngồi lâu. Nên xoa bụng hàng ngày 1 đến 2 lần theo chiều kim đồng hồ để tránh táo bón.
Một số kinh nghiệm dân gian phòng chữa bệnh trĩ: Rau diếp cá (ngư tinh thảo) rửa sạch ăn sống ngày 20-30g. Thầu dầu tía 1 nắm hơ nóng đắp vào huyệt bách hội (huyệt bách hội: ở đỉnh đầu, chỗ lõm nơi gặp nhau của đường nối hai mỏm tai và đường bổ dọc đầu). Ngoài ra, có thể dùng lá vông hơ nóng phí dưới hậu môn
Những món ngon hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Món ăn và chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ
Người nóng trong
Bài 1 (cá lóc cuốn rau): Cá lóc 1 con 200g làm sạch hấp chín, rau dấp cá, rau diếp, húng quế mỗi vị 50g thêm gia vị bánh đa nem vừa đủ, bằng cách cuốn ăn.
Bài 2 (canh mướp hương): Mướp hương 100g, rau đay 100g, rau bát 50g, thịt cua đồng 50g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn tuần vài lần.
Bài 3 (đu đủ hầm): Đu đủ ương 150g, trực tràng heo 100g làm sạch cắt khúc, gia vị gừng hành vừa đủ hầm ăn.
Bài 4 (sinh tố trái cây): Đu đủ chín 50g, hồng xiêm chín 50g, dâu tây 50 xay sinh tố uống ngày 1 – 2 lần. Ngoài ra, tăng cường ăn các món khác chế biến chủ yếu có nhiều rau như dấp cá, rau diếp, rau đắng, giá đậu, mồng tơi, rau đay, rau lang, đậu bắp và trái cây tươi đều tốt.
Mắc trĩ mãn tính – Rối loạn tiêu hóa
Bài 1 (cháo bột mè): Mè đen sao vàng, tán nhỏ cho vào lọ mỗi lần dùng 20 – 30g pha đường uống thường xuyên.
Bài 2 (cháo lươn rau ngổ): Lươn 1 – 2 con 100g làm sạch, gạo ngon 100g, đậu xanh 100g, rau ngổ 30g, mùi tàu 50g, gia vị nấu cháo ăn.
Bài 3 (canh bông lý): Bông lý 150g, tôm sú lột vỏ 50g, đậu hũ 50g thêm hành gia vị vừa đủ nấu canh ăn.
Mắc trĩ sau sinh
Bài 1 (đu đủ hầm xương): Đu đủ ương 100g, tủy xương heo 100g gia vị vừa đủ hầm ăn.
Bài 2 (gà ác tiềm thuốc bắc): Thục địa, đương quy, xuyên khung, bạch thược, đảng sâm, bạch truật mỗi vị 12g, nhục quế 4g, đại táo 3 quả, gà ác 1 con làm sạch, gia vị gừng hành vừa đủ tiềm ăn. Ngoài ra, nên ăn các món chế biến chủ yếu như mè đen, đu đủ, hoa lý, rau đay, rau đắng, mè đen, đậu xanh, củ quả tươi.
CÁC BÀI THUÔC NAM CHỮA BÊNH TRĨ HIỆU QUẢ
Dân gian có câu thập nhân cửu trĩ cho thấy mức độ phổ biến của căn bệnh này. Dưới đây là một số cách chữa
Bài thuốc 1
Lấy 120g vỏ cây hồng, phơi khô sấy chín, giã nhỏ, uống với nước cơm, mỗi ngày uống 1 lần, uống liền trong 2 tuần sẽ chữa được trĩ chảy máu.
Bài thuốc 2
Khi đi tiểu tiện thấy máu tươi chảy ra như cắt tiết gà, nếu không chữa gấp vừa mất máu, mất sức, bệnh càng nặng thêm. Cần lấy ngay rau diếp cá tươi ăn sống hàng ngày, đồng thời rửa sạch diếp cá tươi, giã nát đắp vào chỗ trĩ.
Bài thuốc 3
Khi bị trĩ thấy đau nhức hãy dùng rau diếp cá nấu nước, lúc nước sôi già thì đổ ra chậu để xông, khi nước còn ấm, ngâm và rửa kỹ hậu môn. Lại giã diếp cá tươi đắp vào chỗ đau.
Bài thuốc 4
Hương nhu 500g nấu sôi, xông, ngâm và rửa kỹ thường xuyên.
Ngư tinh thảo (rau diếp cá, rau dấp cá) có thành phần chính là Quercetin, một flavonoid có tác dụng bảo vệ thành mạch rất mạnh. Tinh dầu Diếp cá có chứa decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng sinh mạnh, tiêu diệt cả trực khuẩn mủ xanh, do đó chống viêm nhiễm rất hiệu quả. Cao diếp cá có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón rất tốt.
Đương quy là một vị thuốc quý, có tác dụng bổ máu, điều kinh, chống thiếu máu, suy nhược cơ thể. Đương quy có tác dụng hoạt huyết giảm đau, giúp chữa viêm loét, mụn nhọt. Ngoài ra, Đương quy còn có tác dụng nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.
Rutin là một flavonoid aglycon có nhiều trong hoa Hòe. Rutin có hoạt tính vitamin P, có tác dụng làm bền thành mạch, làm giảm tính “dòn” và tính thấm của mao mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt. Ngoài ra, rutin còn có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột và do vậy giúp nhuận tràng. Rutin được dùng để phòng ngừa những biến chứng của bệnh xơ vữa động mạch, điều trị suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch, trĩ, các trường hợp xuất huyết như chảy máu cam, ho ra máu, tử cung xuất huyết, phân có máu….
Curcumin là một hoạt chất chính của củ nghệ (Curcuma domestica), có hoạt tính chống viêm do khả năng quét những gốc oxy có liên quan đến quá trình viêm. Curcumin còn có tác dụng ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa. Bổ sung Curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ.
CHỮA BÊNH TRĨ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÂY Y
Trĩ không khó chữa, nhưng rất nhiều người chữa không khỏi, do điều trị không dứt điểm hoặc phương pháp điều trị chưa hợp lý.
Bệnh trĩ có thể chữa bằng cả phương pháp Tây y và Đông y. Dưới đây là phương pháp chữa trĩ bằng Tây y qua trao đổi với PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm - Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam.
Xin PGS cho biết những phương pháp chữa trĩ theo Tây y?
- Tây y có 3 kiểu chữa trĩ: Điều trị nội khoa, điều trị bằng thủ thuật và điều trị bằng phẫu thuật. Điều trị nội khoa, có thể sử dụng thuốc uống, thuốc bôi, xông, ngâm, hoặc đặt thuốc hậu môn. Điều trị theo phương pháp này cần có chế độ ăn uống phù hợp: Ăn nhiều rau, củ, quả, ăn ít đường, ít mặn, tránh những chất kích thích như cà phê, chè, thuốc lá, ớt, hạt tiêu.
Ăn nhiều rau xanh để chống táo bón
Đặc biệt, phải chú ý tập thể dục để làm săn chắc cơ bụng, cơ hậu môn. Phương pháp này áp dụng trong điều trị tất cả các loại trĩ, có hiệu quả cao để ổn định bệnh hoặc tránh tái phát trĩ. Tuy nhiên, nếu bị trĩ độ nhẹ có thể chỉ cần điều trị nội khoa là khỏi, nhưng nếu trĩ nặng thì phải kết hợp cùng với một phương pháp khác nữa.
Điều trị bằng thủ thuật, được sử dụng đối với trĩ nội độ 1 và 2; trĩ nội độ 3 nhưng xuất hiện thành búi trĩ và không to. Điều trị bằng thủ thuật không có hiệu quả đối với trĩ ngoại, trĩ độ 4, độ 3 to thành vòng và trĩ hỗn hợp. Có nhiều thủ thuật được sử dụng trong điều trị như tiêm xơ, thắt vòng cao su, sử dụng tia laze, tia hồng ngoại, điện cao tần, điện trực tiếp (WD2 Ultroid).
Bản chất trĩ là đám rối mạch máu, máu tới đó không tuần hoàn ngược về tim được, thành những cục u, thành phần thừa ở hậu môn. Thủ thuật tiêm xơ là làm mất búi trĩ bằng cách tiêm chất hóa học vào búi trĩ, tạo xơ ở đó, máu không đến được để nuôi búi trĩ, búi trĩ sẽ tự teo đi. Thắt vòng cao su là sử dụng vòng cao su, lồng vào cổ búi trĩ, thắt nghẹt lại để máu không tới nuôi búi trĩ, búi trĩ sẽ tự teo và rụng.
Ngoài ra, thủ thuật có thể sử dụng tia laze, tia hồng ngoại, điện cao tần. Sử dụng thủ thuật để cắt trĩ có lợi là làm không đau, bệnh nhân có thể về nhà trong thời gian ngắn, nhưng có điểm yếu là rất dễ tái phát.
Điều trị bằng phẫu thuật là phương pháp triệt để nhất. Có thể cắt bỏ trĩ hoàn toàn, hiệu quả cao và ít tái phát. Phẫu thuật chữa được mọi loại trĩ, nhưng nhược điểm là bệnh nhân sau mổ sẽ bị đau khá lâu, do hậu môn tập trung nhiều dây thần kinh, nên phẫu thuật trĩ là một trong những phẫu thuật đau nhất.
Bên cạnh đó, vết thương lâu liền, do vị trí vết thương ở hậu môn, tiếp xúc với phân, dễ bị nhiễm trùng. Mỗi khi đi đại tiện, hậu môn lại phải căng ra, vì thế vết thương phải 2- 3 tháng mới thực sự liền hẳn.
Ngoài ra, đó là một ca mổ nên bệnh nhân phải chấp nhận những biến chứng của một ca mổ thông thường. Phẫu thuật theo phương pháp cổ điển có phương pháp mổ Milligan Morgan, Whitehead. Gần đây, có phương pháp mổ Longgo nội soi, khâu và cắt bằng máy, vừa nhanh liền, vết thương ở bên trong ống hậu môn nên giảm nguy cơ nhiễm trùng, ít đau và hồi phục nhanh. Phương pháp Longgo hiện đang phổ biến vì có nhiều ưu điểm.
PGS suy nghĩ gì khi một số người vẫn thường mua vài ống thuốc Tây, trong đó có một số thuốc độc, trộn lẫn với nhau, tự bôi vào chỗ trĩ để trĩ co lên?
- Sử dụng thuốc độc sẽ gây hoại tử nhưng hoại tử cả các vùng xung quanh, không kiểm soát được. Hơn nữa, do tự bôi, tự chữa nên vấn đề vệ sinh không đảm bảo, dễ dẫn đến những rủi ro, biến chứng do nhiễm trùng.
So với Tây y, chữa bằng Đông y có ưu, nhược điểm gì, thưa PGS?
- Về cơ bản thì Tây y và Đông y không có gì khác nhau, đều có 3 cách chữa. Nếu bệnh nhân bị nặng, bác sĩ y học cổ truyền vẫn quyết định mổ, trong khi đó, phẫu thuật không phải là chuyên ngành chuyên sâu của y học cổ truyền. Nhiều cơ sở y học cổ truyền kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị trĩ, họ cử bác sĩ đi học ngoại khoa hoặc phối hợp với bác sĩ ngoại khoa.
Y học cổ truyền hiện có nhiều công trình đáng quý, nghiên cứu hoặc nghiên cứu lại một số bài thuốc cổ phương, áp dụng chữa trĩ. Đông y có điểm lợi là sử dụng cây cỏ, dễ kiếm, giá thành rẻ.
Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại luôn đem lại hiệu quả. Ví dụ bác sĩ ngoại khoa mổ trĩ xong, dùng thuốc Đông y để bôi vào vết thương. Bệnh nhân mổ trĩ xong, cần tránh táo bón, nên nếu sau mổ sử dụng thuốc Đông y chống táo bón thì rất tốt.
CÁCH CHỮA BỆNH TRĨ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỘI THẦU DẦU
Chữa bệnh trĩ bằng cách đắp lá lên đỉnh đầu
Bệnh nhân nào đến nhờ cụ chữa, cụ chỉ cần ra vườn hái vài chiếc lá và dặn về đắp lên đỉnh đầu. Cách chữa này tưởng chừng phi lý, nhưng đã chữa khỏi cho nhiều người dân trong vùng.
Hơn 60 năm qua cụ Nguyễn Khắc Hân 81 tuổi (thôn Lê Lợi, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) chữa bệnh trĩ bằng bài thuốc gia truyền. Cách chữa của cụ vừa đơn giản, vừa hiệu quả. Bệnh nhân nào đến nhờ cụ chữa, cụ chỉ cần ra vườn hái vài chiếc lá và dặn về đắp lên đỉnh đầu. Cách chữa này tưởng chừng phi lý, nhưng đã chữa khỏi cho nhiều người dân trong vùng.
Bài thuốc được truyền qua 5 thế hệ
Chúng tôi tìm về thôn Lê Lợi, hỏi thăm đường vào nhà cụ Hân ai cũng biết, bởi tiếng tăm chữa bệnh của cụ không chỉ trong thôn trong xã mà nhiều nơi trong vùng biết đến. Cụ Hân khoác chiếc áo bông, rít điếu thuốc lào chuẩn bị dắt bò ra đồng chăn. Nhưng biết chúng tôi là phóng viên, muốn tìm hiểu bài thuốc chữa bệnh trĩ, cụ Hân đon đả mời khách vào nhà uống nước.
Nhâm nhi chén trà nóng trên tay, cụ Hân kể: "Bài thuốc chữa bệnh trĩ của gia đình tôi có từ lâu đời, tính đến đời cháu tôi cũng là đời thứ 5 làm nghề. Tôi được bố tôi kể lại rằng, thời Pháp thuộc nhiều nơi trong vùng bị thực dân Pháp chiếm đóng. Bọn chúng thường xuyên vào dân làng cướp lương thực, bắt thanh niên đi lính. Ngày đó ông nội tôi bị bắt đi lính, làm tay sai cho bọn chúng. Vốn là người khéo tay, có tài về đồ họa, quân Pháp bắt ông nội tôi phải đi theo vẽ bản đồ".
Một lần ông nội cụ Hân đến một vùng đất người dân tộc, họ sống gần núi đá. Một người dân bị tai nạn đã được ông nội của cụ Hân băng bó, cứu giúp và đưa trở về bản làng. Cảm kích trước tấm lòng người đã ra tay cứu mình, người đàn ông đó đã đem bài thuốc chữa bệnh trĩ của gia đình truyền lại cho ông nội cụ Hân và dặn rằng: "Tôi truyền lại bài thuốc này để chú cứu nhân độ thế".Thuốc chủ yếu là thảo dược
Người dân nơi đây thán phục cách chữa bệnh trĩ của cụ Hân, vì người bệnh chỉ miêu tả bệnh của mình, biểu hiện như thế nào, cụ lại ra vườn hái vài lá cây, cộng với thuốc có sẵn trong nhà. Cứ thế bệnh nhân mang thuốc về đắp lên đầu là khỏi.
Chúng tôi muốn "mục sở thị" những vị thuốc cụ dùng chữa bệnh trĩ, nhưng cụ lắc đầu bảo, đó là bí quyết gia truyền của gia đình, không thể nói ra ngoài. Chỉ khi có bệnh nhân đến chữa cụ mới lấy thuốc đưa cho họ về đắp. Khi đắp thuốc lên đầu người bệnh cũng do người nhà làm. Người bệnh không được xem các loại thuốc đó. Nếu mở ra xem thuốc sẽ không hiệu nghiệm.
Cụ Hân cho biết, bài thuốc chữa bệnh trĩ của gia đình có tới 5 - 7 vị thuốc. Chủ yếu là những cây thảo dược có sẵn trong thiên nhiên. Năm nay 81 tuổi, nhưng hằng tuần cụ vẫn lên núi lấy củi về nấu, lấy thảo dược làm thuốc chữa bệnh. "Trước đây trên núi Tam Đảo nhiều cây thuốc quý, tôi chỉ đi lấy khoảng nửa buổi là có đủ các vị thuốc. Nhưng hiện nay rừng thuốc Nam đã cạn kiệt. Vì thế, có hôm đi cả ngày lấy không nổi thang thuốc", cụ Hân cho hay.
Anh Nguyễn Khắc Hoan diễn tả cách đắp thuốc của cụ Nguyễn Khắc Hân.
"Tiền tỷ tôi cũng không truyền ra ngoài"
Hiện nay, cụ Hân đã truyền bài thuốc chữa bệnh trĩ cho con cháu của mình. Cụ chỉ truyền cho con trai, không tiết lộ cho con gái. Cụ truyền bí quyết nghề cho hai người con, nhưng chỉ một người học được. Cụ Hân bảo, học nghề không khó, nhưng chữa khỏi bệnh hay không mới là quan trọng. Có người học xong rồi bỏ nghề, vì chữa bệnh không hiệu nghiệm. Người nào phải có cơ duyên, có tâm của thầy thuốc mới chữa được bệnh.
Hơn 60 năm qua cụ Hân chữa bệnh một cách thầm lặng, ai có bệnh đến nhờ cụ chữa. Thuốc của cụ vừa rẻ, cách chữa đơn giản nên nhiều người tìm đến nhờ cụ chữa. Cụ Hân bảo, thuốc của cụ đã sang tận Singapore chữa bệnh trĩ cho một người đàn ông người gốc Phú Thọ. Anh ta bị bệnh trĩ chữa nhiều nơi không khỏi, nhờ người họ hàng từng được cụ Hân chữa cho địa chỉ, anh ta đã gọi điện nhờ cụ gửi thuốc. Thời gian sau anh ta gọi điện về vui mừng thông báo với cụ đã khỏi bệnh.
Anh Nguyễn Khắc Hoan, người con trai duy nhất của cụ Hân học được nghề cho hay: "Trước đây gia đình tôi bán 10.000đ một miếng thuốc, giờ là 100.000đ. Thấy thuốc rẻ mà hiệu nghiệm có người đàn ông trên Lập Thạch, Vĩnh Phúc thường xuyên đến lấy, mỗi lần 5-7 miếng thuốc. Khi hỏi anh ta bảo là lấy về chữa cho người thân. Số lượng thuốc anh lấy dần nhiều hơn. Sau này tôi biết anh ta đến lấy thuốc của gia đình về bán lại với giá gấp đôi, gấp ba cho bệnh nhân. Từ đó gia đình tôi không bao giờ bán cho anh ta nữa".
"Cách đây mấy năm, có một người đàn ông đến lấy thuốc, họ bảo cần số lượng thuốc lớn. Tôi lấy bao nhiêu tiền thì họ trả. Nhưng khi tôi hỏi lấy thuốc làm gì thì anh ta không nói. Rồi anh ta lấy trong túi một tệp tiền mệnh giá cao. Anh ta đặt vấn đề, nếu tôi dạy cho anh ta bài thuốc chữa bệnh trĩ thì toàn bộ số tiền này sẽ biếu tôi để dưỡng già. Tôi bất ngờ trước lời đề nghị có vẻ phóng khoáng của người đàn ông lạ. Nhưng suy nghĩ một hồi, nhớ lại lời cha đã truyền nghề và lương tâm của một người cả đời gắn bó với nghề tôi gạt phăng ý định của anh ta và nói: Tôi già rồi, không cần đến tiền, có tiền tỷ tôi cũng không truyền bài thuốc cho anh", cụ Hân kể.
Bệnh dưới hậu môn, đắp trên đỉnh đầu
Bà Phùng Thị Điền người cùng thôn với cụ Hân trước đây có con trai từng bị bệnh trĩ cho biết: "Tôi sinh được 7 người con, đến lần thứ 8 mới được cậu con trai là Phùng Khắc Dũng. Nhưng khi lên 6 tuổi cu cậu bị bệnh trĩ, hậu môn chảy máu và bị biến dạng. Đi khám bác sĩ bảo phẫu thuật, vợ chồng tôi sợ quá nghĩ thầm sau bao nhiêu cố gắng giờ mới được mụn con trai. Giờ phẫu thuật không may bị tai biến, cháu có mệnh hệ gì thì sống sao nổi. Tôi gào khóc ở viện và quyết định đưa cháu về nhà nhờ cụ Hân chữa. Cụ đưa cho tôi một một miếng thuốc, bên trong có các loại cây cỏ thảo dược. Dặn về rót nửa chén rượu hòa vào thuốc trước khi ngủ thì đắp lên giữa đỉnh đầu cậu bé".
Lúc đầu bà Điền cũng không tin cách chữa này, vì bệnh trĩ phát ở hậu môn nhưng cụ bắt đắp ở giữa đỉnh đầu. Nhưng nhìn thấy con mình đau khóc, không ăn uống gì được, bà cũng thử nghe theo lời dặn của cụ Hân. Lạ kỳ thay, qua một đêm, sáng hôm sau bà Điền kiểm tra hậu môn của con mình không còn ra máu nữa. Trưa hôm đó, cậu bé đi vệ sinh một cách bình thường. Bà Điền vui mừng làm thịt cả con lợn, lấy phần thủ lợn sang cảm ơn cụ Hân.
Anh Trần Văn Kính, người cùng thôn cụ Hân kể: "Mấy năm trước tôi không đau bụng gì, ăn uống bình thường, nhưng khi đi vệ sinh thì máu ra cùng với phân như gà cắt tiết. Hoảng sợ quá tôi đi khám thì bệnh viện chẩn đoán bị bệnh trĩ. Tôi đi lấy thuốc Nam nhiều nơi, ai mách thầy nào tôi đi thầy đó. Uống thuốc đến phình cả bụng mà bệnh vẫn không khỏi. Về sau tôi nhờ cụ Hân chữa. Cụ lấy cho tôi miếng thuốc và dặn một miếng thuốc có thể đắp được 3 tối. Qua một đêm đắp thuốc, sáng hôm sau khi đi vệ sinh vẫn còn ra máu, nhưng máu không đỏ nữa mà đã có màu thâm. Đến tối thứ ba thì đi vệ sinh bình thường, không còn ra máu nữa.
St.