Chữa bệnh trĩ bằng hạt gấc, loại thuốc dễ tìm mà hiệu quả. Ngoài tác dụng chữa bênh trĩ ra còn các chứng mụn nhọt, chai chân, tụ máu do ngã... đều có thể cải thiện nếu dùng hạt gấc
.
Hạt gấc trông bề ngoài gần giống con ba ba nên Đông y gọi vị thuốc từ hạt gấc là mộc miết tử (con ba ba gỗ). Theo tài liệu cổ, hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi có độc, đi vào hai kinh can và đại tràng. Màng đỏ ngoài hạt gấc chín chứa vitamin A, quan trọng trong việc phòng các bệnh khô mắt, quáng gà, loét giác mạc, cận thị, trẻ em chậm lớn, ung thư gan nguyên phát. Ngoài ra, màng ngoài hạt gấc còn chứa protein, lipit, gluxit, xơ…
|
Trị chứng sốt rét: Hạt gấc, vảy con tê tê lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột mịn. Mỗi lần dùng 2 gr hòa với rượu đun ấm, uống lúc bụng đói.
Trị mụn nhọt, ghẻ lở: Dùng hạt gấc giã nát với một ít rượu 30 - 40 độ, đắp lên vùng tổn thương sẽ mau lành.
Trị chứng trĩ: Lấy hạt gấc giã nát thêm một ít giấm thanh, gói thuốc vào vải sạch, đắp vào hậu môn để qua đêm. Mỗi đêm đắp thuốc một lần.
Trị chứng tụ máu trong trường hợp ngã, bị thương: Dùng hạt gấc đốt vỏ cháy thành than, nhưng nhân hạt chỉ vàng không cháy. Giã nát, cứ khoảng 20 - 40 hạt cho 400 - 500 ml rượu vào ngâm dùng dần. Rượu ngâm hạt gấc bôi vào chỗ tụ máu rất tốt.
Trị chai chân: Khi bị dị vật găm vào chân gây sừng hóa tế bào biểu bì của gan bàn chân thì lấy nhân hạt gấc (giữ cả màng hạt) giã nát cho thêm một ít rượu trắng 35 - 40 độ. Bọc thuốc trong túi nylon. Dán kín miệng túi. Khoét một lỗ nhỏ bằng chỗ chai chân, áp thuốc vào đó. Cứ hai ngày thay thuốc một lần. Làm liên tục khoảng 5 - 7 ngày thì chỗ chai chân sẽ tự rụng ra.
Nhân hạt gấc 40 g giã nát, trộn với một ít dấm thanh rồi bọc vào vải, đắp búi trĩ.
Thuốc xông, rửa tại chỗ
Theo kinh nghiệm dân gian dùng một trong những phương sau:
Nhân hạt gấc (mộc miết tử) 40g, giã nát trộn với một ít giấm thanh rồi bọc vào vải đắp vào nơi búi trĩ.
|
Hạt gấc. |
Tác dụng chữa bệnh của gấc
Dầu gấc rất hữu ích đối với những trường hợp thiếu vitamin A như trẻ con chậm lớn hay mắc bệnh khô mắt, quáng gà, người kém ăn, mệt mỏi. Nó cũng được bôi vào vết thương, vết bỏng để giúp nhanh lên da non. |
Bộ phận dùng làm thuốc của gấc: Hạt gấc đã bóc bỏ áo hạt, phơi hay sấy khô; dầu gấc được ép từ màng hạt đã phơi hoặc sấy khô; rễ thu hái vào mùa đông rửa sạch và phơi khô. Dầu gấc dùng kèm với một số vị thuốc kháng khuẩn đặc hiệu sẽ chữa được bệnh trứng cá có nhân. Dầu gấc có tác dụng nhuận tràng, thích hợp cho người táo bón. Người lớn mỗi ngày dùng 10-20 giọt, chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn chính. Trẻ em 5-10 giọt mỗi ngày. Các bài thuốc: - Gốc dây gấc, đơn gối hạc, mộc thông, tỳ giải mỗi vị 15 g, sắc uống hoặc ngâm rượu xoa bóp cũng chữa phong thấp, sưng chân. - Nhân hạt gấc mài với nước, bôi chữa mụn nhọt, ghẻ lở: - Nhân hạt gấc giã với một ít rượu 30-40 độ, đắp chữa vú sưng đau. - Hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm, gói bằng vải, đắp chữa trĩ, lòi dom, để suốt đêm. - Hạt gấc và vảy tê tê hai vị bằng nhau, sấy khô tán bột, mỗi lần dùng 2 g hòa với rượu ấm uống lúc đói để chữa sốt rét có báng Hạt gấc làm thuốc |
Hoa hòe. |
Bài 3: sinh địa 12g, bạch thược 12g, trắc bá diệp 12g, hắc chi ma 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, hòe hoa 8g, đào nhân 8g, chỉ xác 9g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 4: Nếu thiên về huyết nhiệt phải lương huyết, chỉ huyết, tán ứ và lý khí. Dùng khổ sâm 10g, hòe hoa 10g, tiểu kế 10g, sa nhân 10g, ô tặc cốt 10g, cam thảo 10g, địa du 10g, bồ công anh 20g, bạch đậu khấu 10g, bối mẫu 10g, lá sen 10g, tam thất bột 3g. Sắc uống ngày một thang.
Trường hợp trĩ ngoại bị viêm nhiễm do thấp nhiệt, hậu môn sưng đỏ, đau, táo bón, nước tiểu đỏ, phải thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, giảm đau.
Bài 1: Hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, sinh địa 16g, đào nhân 8g, đương quy 8g, đại hoàng 8g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Hòe hoa 12g, trắc bá diệp 12g, địa du 12g, chi tử sao đen 12g, kinh giới sao đen 16g, kim ngân hoa 16g, chỉ xác 8g, xích thược 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.
Trường hợp người lớn tuổi, trĩ ra máu lâu ngày gây thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng, mỏng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, thuộc thể khí huyết lưỡng hư, phải bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết.
Bài thuốc “Bổ trung ích khí": nhân sâm 12g, đương quy 10g, bạch truật 12g, cam thảo 10g, hoàng kỳ 24g, trần bì 12g, sài hồ 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày một thang.
Lá thiên lý non hoặc vừa 100 g rửa sạch, giã nhỏ, trộn với 10 g muối, cho vò 300 ml nước cất, lọc qua vải gạc rồi tẩm bông băng vào vết trĩ đã được rửa sạch bằng thuốc tím. Ngày làm 1-2 lần, trong vài ba ngày.
Xà sàng tử 40 g, cam thảo 40 g, tán thành bột, trộn đều, ngày uống 9 g, chia làm 3 lần. Đồng thời nấu nước xà sàng tử xông và rửa.
Hòe hoa 20 g, kinh giới 40 g, chỉ xác 20 g, ngải cứu 40 g, phèn chua 12 g. Cho vào nồi, dùng lá chuối bọc kín, đem đun sôi độ 10 phút, chọc một lỗ thủng xông trực tiếp vào chỗ trĩ. Khi nguội, dùng nước đó ngâm rửa, ngày hai lần.
Phòng và chữa bệnh trĩ bằng thảo dược quý
Từ nghìn đời nay, Đông y đã có nhiều phương pháp giúp điều trị trĩ và táo bón hiệu quả như dùng rau diếp cá, đương quy, nghệ...
Các nhà khoa học ở Viện nghiên Cứu thực Phẩm chức năng Việt Nam đã nghiên cứu về các thảo dược hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ:
Rau diếp cá: còn có tên gọi là giấp cá, cây lá giấp cá hoặc ngư tinh thảo, tên khoa học là Houttuynia cordata Thumb, mọc chủ yếu tại các nước châu Á, từ Ấn Độ đến Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… Ở nước ta, diếp cá mọc hoang khắp nơi, thường ở các vùng đất ẩm, được trồng làm rau ăn hoặc dùng làm thuốc.
Trong y học dân gian, diếp cá được dùng chữa các chứng bệnh như: táo bón, trĩ (6-10 gram sắc uống hàng ngày), sởi, mày đay (giã nát vắt nước cho uống, tiểu buốt), tiểu dắt (dùng rau diếp cá, rau má tươi rửa sạch, vò với nước sôi để nguội, gạn nước uống)...
Còn theo Tây y, diếp cá giúp lợi tiểu do tác dụng của chất Quercitrin, làm chắc thành mao mạch, chữa bệnh trĩ do tác dụng của chất Dioxy-flavonon. Ngoài ra, nó còn có tác dụng lọc máu, giải độc, giải nhiệt, kháng viêm, tăng sức miễn dịch của cơ thể.
Đương quy: là một vị thuốc quý, có tác dụng bổ máu, điều kinh, chống thiếu máu, suy nhược cơ thể. Đương quy có tác dụng hoạt huyết giảm đau, giúp chữa viêm loét, mụn nhọt. Ngoài ra, nó còn có tác dụng nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.
Rutin là một flavonoid aglycon có nhiều trong hoa hòe. Rutin có hoạt tính vitamin P, có tác dụng làm bền thành mạch, làm giảm tính “dòn” và tính thấm của mao mạch, tăng sự bền vững của hồng cầu, giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt. Ngoài ra, nó còn có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột và do vậy giúp nhuận tràng. Rutin được dùng để phòng ngừa những biến chứng của bệnh xơ vữa động mạch, điều trị suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch, trĩ, các trường hợp xuất huyết như chảy máu cam, ho ra máu, tử cung xuất huyết, phân có máu….
Curcumin: là một hoạt chất chính của củ nghệ (curcuma domestica), có hoạt tính chống viêm do khả năng quét những gốc oxy có liên quan đến quá trình viêm. Nó còn có tác dụng ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa. Bổ sung Curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ.
Magiê: có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón vốn là căn nguyên gây bệnh trĩ. Ngoài ra, magiê còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể.
NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH TRĨ
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ
Người bị bệnh trĩ, khi đại tiện, lúc đầu, máu chảy rất kín đáo nhưng về sau, mỗi khi đi cầu, bệnh nhân phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia.
Trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng, với tỷ lệ bệnh nhân chiếm khoảng 20-45% dân số (chủ yếu là nam giới). Nếu không biết phòng ngừa, chữa trị sớm và đúng cách, "bệnh khó nói" này có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Bệnh nhân mắc trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm do tâm lý e ngại: vì bệnh ở vùng kín đáo nên người bệnh thường ngại nhất là phụ nữ; tâm lý chủ quan: ban đầu, bệnh thường có những biểu hiện không thường xuyên như dính ít máu tươi ở giấy vệ sinh, đau rát ngứa sau khi đi cầu, đại tiện khó. Các hiện tượng này thường thoảng qua và ít gây khó chịu nên rất hay bị phớt lờ.
Bệnh trĩ khi đã nặng khiến chất lượng cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng. Nhiều người âm thầm chịu đựng. Nhưng khi đến bệnh viện, tổn thương thường quá lớn nên các phương pháp điều trị nhỏ ít xâm lấn không còn tác dụng mà phải áp dụng những phương pháp điều trị lớn, xâm lấn nhiều hơn và dĩ nhiên sẽ đau.
Một số nguyên nhân gây bệnh trĩ như: tư thế làm việc đứng quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), bệnh có tính chất gia đình, có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt.
Trĩ là một bệnh mạn tính thường gặp. Bệnh do các tĩnh mạch trực tràng, hậu môn bị sa giãn và sung huyết tạo thành búi hoặc nhiều búi trĩ.
Tùy theo vị trí tĩnh mạch trực tràng và hậu môn mà phân ra trĩ nội hay trĩ ngoại. Tùy theo thể bệnh và mức độ bệnh tật mà có phương pháp điều trị thích hợp kể cả việc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ.
Trĩ nội ở thời kỳ đầu, búi trĩ chưa lòi ra bên ngoài. Còn trĩ ngoại, búi trĩ thường lòi ra và không tự co về vị trí cũ, gây đau, chảy máu và dễ gây viêm nhiễm. Người bị bệnh trĩ thường có cảm giác bứt rứt khó chịu, trường hợp nặng, mắc bệnh lâu ngày, người mệt mỏi, sức khỏe giảm sút.
Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh theo Đông y là do tạng phế và đại trường thông nhau mà hậu môn thuộc về đại trường, tạng phế mạnh thì khí đầy đủ, nếu hư yếu thì hàn khí không thu liễm lại được làm cho trực tràng lòi ra, đại trường nóng cũng có thể thoát ra.
Một nguyên nhân nữa là do ăn uống không điều độ, dùng rượu quá mức, ăn nhiều chất béo, ngồi lâu, ít vận động làm cho thấp tụ lại, mót đại tiện mà không đi ngay, hoặc táo bón, rặn nhiều, dương minh phủ không điều hòa, quan lạc bị bế tắc, phong nhiệt không lưu thông mà gây nên bệnh.
Biểu hiện của bệnh trĩ:
- Chảy máu: Lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ, bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào. Về sau, mỗi khi đi cầu, bạn phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xổm, máu lại chảy. Thậm chí, máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng gây đi cầu ra máu cục.
- Sa trĩ: Đây cũng là triệu chứng thường gặp. Tùy theo mức độ trĩ sa, mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu trĩ sa đô 1, 2 thì không gây phiền hà nhiều. Nếu trĩ sa độ 3, người bệnh rất khó chịu khi đi cầu, đi đứng nhiều, làm việc nặng. Nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên khó chịu.
- Các triệu chứng khác: búi trĩ có thể không đau nhưng cộm, vướng. Búi trĩ đau khi khi: tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẽ hậu môn. Bệnh nhân có cổ áp xe đi kèm, nằm ngay dưới lớp niệm mạc hay trong hố ngồi - trực tràng… gây đau. Người bệnh có chảy dịch nhầy ở hậu môn và thường kèm theo sa trĩ nặng, có khi là triệu chứng của bệnh lý khác như viêm trực tràng, u trực tràng… Ngoài ra, bạn cũng có thể bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy.
Ngoài ra, những người có nguy cơ cao (thường xuyên tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh) phải chú ý đến các triệu chứng mới xuất hiện của bệnh để có biện pháp phòng và điều trị kịp thời. Bệnh trĩ càng nặng, thời gian điều trị lâu, càng có nhiều biến chứng, phương pháp điều trị phức tạp và dễ tái phát.
Để tránh mắc chứng bệnh “khó nói” này, bạn nên uống một ly nước vào buổi sáng, tập thói quen hàng ngày đều đặn đi đại tiện vào một giờ nhất định, tập thể dục vừa phải, đầy đủ, thư giãn cơ bụng (yoga) hoặc tập cho cơ bụng mạnh hơn: tập thể dục bụng cho thon người, đi bộ, bơi lội. Về dinh dương, nên ăn đủ chất xơ như trái cây, rau củ, uống nhiều nước; giảm dùng đồ cay nóng như rượu bia, cà phê, các thức ăn gây táo bón.
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản hiệu quả
Bệnh trĩ khi mang thai
Bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ hiệu quả
bài thuốc chữa bênh trĩ hiệu quả nhất vô cùng dơn
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh bướu cổ
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh bạch biến
Bệnh Pakinson và cách chữa trị
Bệnh ghẻ ngứa và cách điều trị
(ST)