CÁCH CHỮA HO BẰNG TỎI VÀ MẬT ONG
Thời tiết chuyển mùa lạnh dễ làm phát sinh nhiều chứng ho. Sử dụng phương pháp dân gian để chữa ho là cách mà nhiều người lựa chọn vì tính hiệu quả và an toàn, nhất là với các chứng ho dễ tái phát, ho dai dẳng lâu ngày…
Mật ong thường được sử dụng để chữa ho trong dân gian. Sau đây là một số bài thuốc được làm từ mật ong, kết hợp thêm một số loại cây hoa, củ, quả có sẵn tại nhà.
Mật ong hấp quất còn nguyên vỏ xanh:
Quất (3 – 4 quả), rửa sạch vỏ, để ráo nước, bổ đôi quả, bỏ hạt, thái lát mỏng, cho vào bát tô. Đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều cho quất thấm đều mật ong. Sau đó đem hấp hoặc cho vào nồi đun cách thủy 10 – 15 phút, tới khi quất nhuyễn, quyện đều với mật ong thành một thứ dịch sánh như siro.
Để nguội, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê. Khi uống, có thể thêm một vài hạt muối. Không nuốt ngay, ngậm 5 giây trong miệng, để trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng…
Mật ong hấp lá hẹ:
Lấy 3 – 5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, cho vào bát. Đổ mật ong ngập lá, trộn đều, đem hấp hoặc đun cách thủy cho tới nhuyễn. Cách sử dụng tương tự mật ong hấp quất.
Mật ong hấp tỏi:
Đập dập từ 4 – 5 nhánh tỏi, trộn đều mật ong, đem hấp cách thủy, tới khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được (không cần để tỏi quá nhừ). Để nguội, uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê. Mật ong khi hấp cùng với tỏi làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng.
Có thể làm tương tự cách trên với các nguyên liệu khác như: Cánh hoa hồng, rễ chanh, lá húng chanh, quả phật thủ, hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô, hành hoa… Tùy theo những nguyên liệu có sẵn trong mỗi gia đình mà sử dụng để chế biến.
Trường hợp, không có các nguyên liệu phối hợp, có thể dùng mật ong nguyên chất. Khi dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, nên hấp mật ong trước khi dùng. Để không mất thời gian chế biến, có thể sử dụng một số thuốc ho đông dược có thành phần mật ong, kết hợp với một số thảo dược, được bán sẵn tại các hiệu thuốc.
LÀM GÌ KHI BỊ HO - VIÊM HỌNG
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc, viêm họng hoàn toàn có thể được chữa khỏi bằng tỏi nguyên chất - loại vật liệu tự nhiên mà bạn hoàn toàn có thể chế biến tại nhà. Bạn có thể ăn tỏi nhiều lần trong ngày, bao gồm ăn tỏi sống, ép lấy nước pha vào nước uống, cho vào nước chấm…
Trong tỏi có chứa allicin - một chất có khả năng tiêu diệt virus và vi khuẩn trong cơ thể. Đây là một chất vô cùng có lợi cho sức khỏe, nó khiến cho tỏi được coi là một loại kháng sinh tự nhiên, giúp cơ thể kháng khuẩn, bớt ho, long đờm, dễ thở và khắc phục tình trạng nghẹt mũi và trị viêm họng.
Ngoài tra, nếu bạn bị viêm họng nhưng không thích hương vị của tỏi thì bạn có thể áp dụng các biện pháp trị viêm họng khác như sau:
- Súc miệng nước muối 3- 4 lần/ ngày.
- Súc miệng bằng dấm táo: Trong dấm táo có chứa axit acetic, axit malic, nồng độ enzyme cao nên giúp cơ thể bài trừ các vi khuẩn. Hơn nữa, trong dấm táo có chứa nhiều muối khoáng giúp khử độc tố trong cơ thể nên có thể trị bệnh viêm họng nhanh chóng.
- Dầu đinh hương cũng là một phương thuốc hữu dụng để chữa ho khan và viêm họng. Ngoài ra, dầu đinh hương còn được dùng để giảm đau, và có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể.
- Ngậm hỗn hợp quất, mật ong: Nếu có các triệu trứng như đau họng, sổ mũi, cảm cúm, bạn hãy trộn hỗn hợp quất, mật ong rồi hấp vào nồi cơm nóng 15 phút. Lấy hỗn hợp ngậm 3-4 lần/ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả giảm đau họng rõ rệt.
- Uống trà gừng: Gừng có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, long đờm, giảm ho, hạn chế chất nhờn gây tắc mũi.
- Ngoài ra bạn có thể sử dụng súp gà để thay thế cho tỏi. Trước tiên hãy ninh nhừ gà để lấy nước cốt gà, giữ lại cả phần da gà và thêm tỏi nguyên chất vào nước cốt. Công thức này tuy đơn giản nhưng là một bài thuốc chữa viêm họng rất hiệu quả.
- Luôn nhớ uống thật nhiều nước mỗi ngày.
CÁCH CHỮA HO BẰNG CÁC THỰC PHẨM KHÁC
Ho là hoạt động của cơ chế phòng bệnh trong cơ thể có mục đích làm sạch, tống đẩy chất nhầy, vật lạ, các chất gây kích thích, chất gây tắc nghẽn ở đường thở ra bên ngoài. Vậy làm thế nào để chữa ho từ thực phẩm?
Phân loại bệnh ho
Căn bệnh này thường phân thành hai dạng:
- Ho khan (hay còn gọi là ho không có chất thải): chỉ tình trạng ho không kèm theo chất lỏng hay đờm.
- Ho có đờm: cơn ho xuất hiện nhằm tống đẩy nước nhầy và vi khuẩn hoặc chất gây kích thích ra ngoài.
Ngoài ra, bệnh ho còn được phân loại thành ho cấp tính (thường kéo dài không quá 2 đến 3 tuần) và ho mãn tính (hơn 4 tuần).
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh:
- Viêm xoang cấp tính.
- Chứng ho lâu ngày (hay còn gọi là ho gà).
- Hen suyễn.
- Thay đổi thời tiết.
- Viêm thanh quản (hay viêm họng).
- Hút thuốc lá.
- Một số nguyên nhân gây dị ứng như bụi, khói, hạt phấn hoa và mùi hương hóa học…
Một số biện pháp chữa ho bằng thực phẩm
Ho không phải là một căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không điều trị, người bệnh sẽ cảm thấy rất khó chịu. Một khi cường độ ho tăng lên, chúng sẽ gây ra nhiều khó khăn và rắc rối cho sinh hoạt thường ngày.
Bạn có thể tham khảo và thử áp dụng một số biện pháp chữa ho đơn giản từ những loại thảo dược trong tự nhiên dưới đây:
- Nước ép từ củ hành có công dụng giảm cơn ho và làm thông thoáng đường thở ở ngực.
- Đun sôi một ít hạt cỏ càri với nước trong khoảng nửa giờ và dùng nước này súc miệng thường xuyên để sát khuẩn cổ họng.
- Hòa một thìa canh mật ong vào một ly nước ép nho, uống loại nước này 3 đến 4 lần mỗi ngày sẽ giúp làm nhẹ bớt những cơn ho khan. Cho mật ong vào nước ấm, trà hay nước chanh nóng cũng đều có tác dụng trị bệnh. Tuy nhiên, lưu ý không được cho trẻ em dưới 1 tuổi uống mật ong vì chúng có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt.
- Ép một ít nước từ rau bina (cải bó xôi), hâm nóng và súc miệng cũng là cách để chữa chứng ho khan.
- Soup gà nấu với tỏi và hành không chỉ là một món ăn bổ dưỡng, thơm ngon mà còn được xem là biện pháp trị ho tại nhà khá hiệu quả.
- Vắt một quả chanh tươi lấy nước, hòa thêm một ít bột tiêu đen và muối để uống. Dung dịch này có thể hạn chế các cơn ho liên tiếp và dai dẳng, kéo dài.
- Uống nhiều nước nhằm làm loãng dịch nước nhầy và làm dịu cổ họng.
Biện pháp khác: Súc miệng bằng nước muối ấm từ 2 đến 3 lần mỗi ngày cũng giúp ích cho việc chữa trị các cơn ho vì muối có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.
- Nếu chỉ vừa mới chớm bệnh, bạn có thể uống một tách cafe đen nóng, không sữa.
- Kê cao đầu sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong lúc ngủ và tránh bị kho khan.
Phòng ngừa bệnh ho
Một số mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh ho:
- Tránh những thức ăn lạnh, nguội vì chúng sẽ kích thích cổ họng, dễ làm bạn ho nhiều hơn.
- Không ăn những đồ chứa nhiều đường, chocolate, thịt và thức ăn chiên xào nhằm hạn chế việc tiết dịch nước nhầy.
- Tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc lá hoặc môi trường không khí bị ô nhiễm (như nhiều khói bụi hoặc những chất ô nhiễm khác).
- Đi dạo mỗi ngày khoảng 20 phút để hít thở không khí trong lành. Điều này giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nhờ đó rút ngắn thời gian mắc bệnh.
Nhìn chung, ho là bệnh dễ chữa trị. Phần lớn các trường hợp đều sẽ hết bệnh trong vòng 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài hơn 2 tuần hoặc bạn ho ra máu thì cần phải đi khám ngay để kiểm tra và phát hiện được chính xác nguyên nhân gây bệnh.
(ST)