Cách điều trị bệnh trầm cảm nhanh khỏi bằng phương pháp đơn giản

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách điều trị bệnh trầm cảm nhanh khỏi bằng phương pháp đơn giản

19/04/2015 05:45 AM
53,373

Cách điều trị bệnh trầm cảm nhanh khỏi bằng phương pháp đơn giản.Trầm cảm có thể làm cho bạn cảm thấy bất lực, tuyệt vọng.  Những biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn giảm chi phí điều trị và học được cách kiểm soát triệu chứng này.

 

 

TÌM HIỂU VỀ BỆNH TRẦM CẢM

 

Trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ giới tính: nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn tùy vào nền văn hóa và dân tộc. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm trung bình 850 000 mạng người, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh. Nhưng chỉ khoảng 25 % trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 25% Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp

Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm khiến con người có thể thay đổi cách nhìn đối với thế giới bên ngoài và thấy mọi điều trở nên vô vọng. Trầm cảm không những làm cho công việc và cuộc sống hàng ngày trở nên khó khăn dường nhưkhông thể vượt qua mà còn khiến con người cảm thấy cô đơn, trơtrọi. Hiện có khoảng 19 triệu người Mỹ sống trong trạng thái trầm cảm. (Đặc biệt phụnữsau khi sanh dễmác bệnh trầm cảm) Dưới đây là một số chỉ dẫn giúp bạn nhận ra các dấu hiệu của bệnh trầm cảm để phòng ngừa.

\

 

 TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH NHÂN TRẦM CẢM:

Hình thức của một người có thể gợi ý về trường hợp trầm cảm: không chú ý đến diện mạo, áo quần lôi thôi, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc nóng nảy, giọng nói trầm buồn, đơn điệu

Âu lo thường xuyên cùng với sự sợ hãi lan rộng không rõ nguyên do.

Rối loạn chức năng sinh dục: giảm hoặc mất ham muốn tình dục ở cả hai phái, có thể yếu hoặc mất chức năng cương cứng ở nam giới, lãnh cảm ở phụ nữ.

Các biểu hiện có thể khác của bệnh trầm cảm là cảm giác do dự, không chắc chắn, tiêu chuẩn và đòi hỏi cao, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, dễ bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rủ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì. Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai.

Ngoài ra còn có các biểu hiện thân thể khác đi kèm như kém ăn, mất cảm giác ngon miệng, mất ngủ, tăng hay giảm cân nặng bất thường, thường có cảm giác đau nhức nhiều vùng ở cơ thể, điển hình là cảm giác tức ngực điều này khiến bệnh nhân thường tìm đến các bác sĩ đa khoa.

Đối với những người bệnh nặng hơn còn gặp khó khăn hay không thể thực hiện những việc bình thường như đi ra ngoài, đi chợ hay đi học, gặp gỡ bạn bè, thăm người thân, tiếp xúc với người khác, đặt biệt là với người khác giới.

Các biểu hiện này có thể gặp ở người khỏe mạnh, bình thường khi gặp chuyện sốc hay buồn bực, vì vậy rất khó có thể phân biệt được đâu là tâm trạng nhất thời và khi nào thì đã mắc phải bệnh.

Để chẩn đoán trầm cảm, người ta thường dựa vào bảng tiêu chuẩn DSM IV hay chuẩn ICD-10 phần F32 của WHO.

Tiêu chuẩn DSM IV dùng chẩn đoán trầm cảm

Trong vòng hai tuần, hầu nhưmỗi ngày

Tính khí sầu muộn và/hoặc từ chối những nguồn vui vốn có cộng với ít nhất 4 trong số các triệu chứng sau:


Các biểu hiện của bệnh trầm cảm là cảm giác do dự, không chắc chắn, tiêu chuẩn và đòi hỏi cao, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, dễ bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rủ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì. Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai.

Ngoài ra còn có các biểu hiện thân thể khác đi kèm như kém ăn, mất cảm giác ngon miệng, mất ngủ, tăng hay giảm kí bất thường, thường có cảm giác đau nhức nhiều vùng ở cơ thể, điển hình là cảm giác tức ngực.

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm :

+ Trầm cảm nội sinh (còn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân) : Có nhiều giả thuyết cho là do di truyền, miễn dịch, môi trường sống và yếu tố xã hội... nhưng chưa có giả thuyết nào có tính thuyết phục.

+ Trầm cảm do stress : Chẳng hạn như khi mất việc làm, những mâu thuẫn trong cơ quan hoặc gia đình, con cái hư hỏng, thất bại trong hôn nhân, thất bại trong công việc, bị sụp đổ lòng tin hoặc có người thân chết đột ngột...

+ Trầm cảm do các bệnh thực tổn : sau chấn thương sọ não, sau tai biến mạch máu não hoặc xơ vữa động mạch não, các bệnh nan y như ung thư, lao, phong...

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm:

1 - Mất ngủ : khó vào giấc ngủ, hay thức giấc giữa đêm không ngủ được nữa, hoặc thức dậy từ 2 - 3 giờ sáng kèm theo bồn chồn khó chịu (có khi ngủ nhiều quá mức).

2 - Chán ăn : ăn ít, ăn không ngon, không thích ăn, sợ ăn (có khi ăn nhiều quá mức), không ăn, sút cân.

3 - Ngại giao tiếp với người khác, trở nên ít nói bất thường, lười vận động.

4 - Cảm thấy bốn chồn lo âu, đứng ngồi không yên, đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau ngực, táo bón, sợ lạnh.

5 - Cảm thấy mệt mỏi, suy nghĩ chậm chạp, buồn rầu, mất hứng thú làm việc, mất hứng thú giải trí hàng ngày (thể thao, xem tivi, sách báo, phim...). Cảm thấy xung quanh buồn rầu ảm đạm, thời gian kéo dài lê thê.

6 - Bi quan lo lắng về tương lai cho bản thân và gia đình, sợ điều xấu xảy ra cho bản thân và gia đình.

7 - Nghĩ rằng mình không xứng đáng với bản thân và xung quanh. Cho rằng mình phạm nhiều khuyết điểm, tội lỗi, không muốn tiếp xúc với ai.

8 - Nghĩ rằng mình không xứng đáng được ăn, không xứng đáng được sống, cho rằng mình là gánh nặng cho mọi người.

9 - Có ý nghĩ chết chóc, muốn tự sát bằng thuốc ngủ, treo cổ, nhảy lầu, đâm vào xe... hay đã có lần tự sát.

10 - Giảm khả năng tập trung, do dự và giảm hay rất thèm muốn quan hệ tình dục.
 


CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM


Để trị được bệnh trầm cảm, bạn cần thực hiện những việc sau :

- Bạn tránh cảm giác chán đời, bạn nên cố gắng đừng để cho mình quá rảnh rỗi; nên tạo cơ hội cho mình bận rộn bằng việc gia chánh, thêm việc ở cơ quan hoặc học thêm… Cũng rất nên đi chơi, giải trí với loại hình nghề thuật mà mình không chán. Đừng bỏ qua cơ hội, và hơn hết là nên cố gắng thu xếp tham gia những hoạt động tập thể ở cơ quan để tiếp xúc với đồng nghiệp, tạo niềm vui mới… Trong sinh hoạt cộng đồng, bạn sẽ thấy mình có ích cho người khác, được người khác quý mến.

1, Bạn hãy lấy một tờ giấy trắng, kẻ một đường dọc chia đôi. Bên trái hãy viết tất cả những gì bạn lo lắng thành từng mục một. Bên phải là những nguyên nhân gây ra cảm giác đó. Chẳng hạn ngủ trằn trọc. Nguyên nhân: Tôi vẫn nghĩ đến việc...Hãy nêu luận điểm chứng cớ cho thấy tại sao như vậy là không đúng và hãy viết chúng ra.

2, Để thay đổi những việc ưu tiên làm, hãy nghĩ ra mục tiêu mới, lý thú, nhưng có thể thực hiện được. Chẳng hạn ngày nghỉ đi thăm bạn gái ở thành phố khác hay mua một bộ quần áo thể thao. Hãy mô tả cụ thể từng bước thực hiện một.

3, Trầm cảm lúc đổi mùa, chính là thời điểm bạn cần bắt đầu mọi việc từ đầu. Hãy thay đổi trình tự công việc : bắt đầu đến bể bơi, bổ sung thêm khoản đi bộ vào buổi tối bất chấp mưa hay nắng...

4, Mỗi ngày hãy tạo cho bản thân và người nhà một niềm vui nho nhỏ: mua vé đi xem phim, tặng một cuốn sách mới, làm đầu mới, món ăn mới...

5, Ngày nghỉ hãy ngủ thêm một chút, tắm bằng nước lá thơm, đi làm đầu...

6, Hãy thay đổi một điều gì đó trong căn hộ : kê lại đồ gỗ thay rèm cửa, thay thảm, đặt lại chậu hoa cảnh...

7, Từ tối hôm trước hãy chuẩn bị kế hoạch chi tiết cho ngày hôm sau, cố gắng để có những khoảng thời gian rỗi.

8, Hãy mời bạn thân đi tiệm cà phê hay về nhà, hãy tâm sự hết những nỗi niềm của mình, thậm chí hãy cùng khóc cho đến khi bật cười.

9, Hãy nhớ rằng có khi bạn uống một số loại thuốc cũng gây ra tâm trạng vui buồn thất thường, ví dụ như thuốc ngừa thai. Có thể nên thay thế bằng loại thuốc khác. Nếu những biện pháp đó không có tác dụng thì hãy đến gặp bác sỹ liệu pháp tâm lý.

10, Về dinh dưỡng vào lúc giao mùa, hãy bổ sung vitamin tránh chế độ ăn nghèo calo, đồ béo, đồ ngọt, không uống chè và cà phê đặc...

Trường hợp của bạn, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ xem đau đầu do nguyên nhân gì và bạn thực hiện cách làm việc và nghỉ ngơi hợp lý nhé.

Yaourt giúp giảm chứng trầm cảm
 

 

THỰC PHẨM TỐT CHO NGƯỜI BỊ TRẦM CẢM

 

Sữa chua giúp trị chứng trầm cảm

Các giáo sư Đại học Nam Bohemia (Cộng hòa Séc) đã tìm hiểu về mối liên quan giữa tiêu thụ yaourt hàng ngày với việc cải thiện tình trạng stress. Hai mươi sinh viên có sức khỏe tốt đã tham gia chương trình thí nghiệm ăn khoảng 250ml sữa chua mỗi ngày trong vòng 6 tuần. Các xét nghiệm máu được thực hiện trước và sau suốt thời gian này để làm so sánh với mẫu máu của nhóm thứ hai gồm 20 sinh viên khác không ăn yaourt

Trong cùng điều kiện thí nghiệm tạo áp lực stress, thì nhóm sinh viên thứ hai có sự sụt giảm về số lượng trung bình của các tế bào lympho vốn là những tế bào chuyên biệt của hệ miễn dịch. Sự suy giảm tế bào lympho này được cho là hậu quả từ sự chịu đựng căng thẳng dẫn đến suy yếu hệ thống miễn dịch. Còn nhóm những sinh viên ăn yaourt thường xuyên, số lượng bạch cầu tăng lên rõ rệt. Bạch cầu giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu, giúp cơ thể khỏe mạnh và đem lại sự sảng khoái cho con người.

Một nghiên cứu khác cũng được các nhà khoa học Viện Khoa học Mỹ thực hiện thí nghiệm xem xét các tác động của vi khuẩn Lactobacillus rhamnosus vốn có nhiều trong yaourt lên chuột. Những con chuột này được áp dụng một chế độ ăn đặc biệt có cung cấp vi khuẩn Lactobacillus rhamnosus trong vòng 28 ngày. Sau đó nhóm nghiên cứu nhận thấy não bộ những con chuột có sự tiến triển nhất định. Mức độ căng thẳng thần kinh của chúng thấp liên quan đến sự điều tiết hormone Cortiscosterone giúp giảm lo lắng và trầm cảm.

Để đi đến kết luận sữa chua có thể điều trị chứng trầm cảm ở con người hay không, các nhà khoa học phải tiếp tục thực nghiệm trên người và các thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên nghiên cứu cũng đã chỉ ra những bằng chứng mới về mối liên hệ giữa hệ thực vật đường ruột và chức năng của hệ thống thần kinh trung ương, nhất là trên các chất dẫn truyền thần kinh. Do vậy các nhà nghiên cứu cho rằng việc bổ sung những vi khuẩn probiotic cần thiết sẽ cải thiện tâm trạng lo âu cũng như giảm hội chứng kích thích đường ruột.

Còn các nhà nghiên cứu Đại học McMaster (Canada) và Cork (Ireland) đã thực hiện một loạt kiểm tra hành vi trên nhiều con chuột, đo độ hormone Corticosteron, nghiên cứu vai trò của các dây thần kinh phế vị , kiểm tra mô não của những con chuột bằng cách sử dụng phương pháp hóa học để phát hiện mức độ hoạt động đặc biệt của GABA (một loại amino acid đảm bảo duy trì sự hoạt động bình thường của não bộ nhất là hệ thống neuron thần kinh).

Từ đó các nhà khoa học đưa ra kết luận những con chuột theo chế độ dinh dưỡng có vi khuẩn Lactobacillus rhamnosus sẽ "cư xử" bớt căng thẳng hơn những con khác không được bổ sung vi chất này. Ngoài ra mức độ do căng thẳng gây ra bởi lượng Corticosterone thấp hơn đáng kể. Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của vi khuẩn trong đường ruột và sự kết hợp giữa các vi khuẩn lợi khuẩn với não, xem đây như một phương pháp điều trị bổ sung cho những căng thẳng liên quan đến các rối loạn như lo âu và trầm cảm.

 

Những lưu ý khác: 


- Giữ cho tâm trạng vui vẻ: 

Các nhà khoa học cũng tập trung nghiên cứu những chế độ ăn uống phù hợp chống lại stress. Giảm căng thẳng có thể giúp kiểm soát được trọng lượng cơ thể. Nhiều người thừa cân hoặc béo phì không biết những thực phẩm họ dùng hàng ngày cũng là một phần nguyên nhân gây stress. Căng thẳng kéo dài có thể gây ra các vấn đề đối với sức khỏe như bệnh tim, cao huyết áp, loét dạ dày hen suyễn, tăng cân (có thể dẫn đến thừa cân hoặc béo phì)… Do đó để cơ thể khỏe mạnh thoải mái, có thể cân nhắc những thực phẩm sau đây:

Tâm trạng vui vẻ, tích cực có thể làm giảm căng thẳng. Để cải thiện tâm trạng, chống stress có thể ăn sữa chua, hạnh nhân, quả hồ trăn, đu đủ, cá hồi, sò điệp, con trai, tôm và các loại hạt. Vitamin B sẽ làm tăng sản xuất serotonin trong não, giúp con người thư giãn. Axit folic (còn gọi là folate) sẽ giúp cải thiện tâm trạng. Các loại hạt sẽ cung cấp cho vitamin B6, còn cá và sữa chua cho vitamin B12.

- Tăng cường hệ thống miễn dịch:

Một khả năng miễn dịch bị suy yếu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh và gián tiếp nâng cao mức độ căng thẳng. Để cải thiện hệ thống miễn dịch và chống stress có thể ăn việt quất, bông cải xanh, ớt xanh, trái Kiwi, dâu, cà chua, yaourt. Các loại trái cây này có thể bổ sung vitamin C rất tốt cho sức khỏe.

- Kiểm soát sự nóng giận:

Cảm giác tức giận sẽ càng làm stress tăng cao. Do vậy để kiểm soát sự tức giận và chống stress nên ăn lê, chuối, chuối, đậu đen, ngô, gà tây, khoai tây, đậu. Khi tức giận cần bổ sung kali, một chất điện phân giúp làm giảm huyết áp. Trường hợp này nên chọn các loại thực phẩm có rất nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C và E và khoáng chất. Chất chống oxy hóa giúp "sửa chữa" những thiệt hại của tế bào bị gây ra bởi sự căng thẳng.

- Để ngủ ngon:

Giấc ngủ sâu và đầy đủ giúp chống lại stress. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, chiến đấu chống lại căng thẳng cần ăn đậu Hà Lan, đậu lăng, bột yến mạch, hạt bí ngô, rau bina, rau cải. Các loại này cung cấp magiê hoạt động như liều thuốc an thần tự nhiên để thư giãn các cơ bắp , mạch máu và hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra, magiê đóng một vai trò trong sự kích thích của serotonin (một hormone điều tiết yên tĩnh).

- Thực phẩm cần tránh để chống căng thẳng:

Cố gắng sử dụng càng ít càng tốt trong các loại thực phẩm sau đây nếu thường xuyên bị căng thẳng. Đồ uống có chứa cafein như cà phê, trà, nước ngọt, sô cô la có thể gây ra sự lo lắng và làm tăng mức độ hormone căng thẳng. Chất béo trong bánh ngọt, bánh nướng, bánh quy… vì nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Đọc nhãn thực phẩm để tránh các loại thực phẩm có chứa dầu thực vật hydro hóa.

Ngoài ra dùng quá nhiều đường khiến lượng đường trong máu tăng lên và sản xuất insulin. Quá trình này làm cho tuyến thượng thận (hai tuyến nằm phía trên thận, chịu trách nhiệm quản lý các tình huống căng thẳng) ít có khả năng để điều chỉnh kích thích tố căng thẳng, bảo vệ cơ thể chống lại stress và giúp tuyến giáp để điều chỉnh cân nặng. Hay uống rượu quá mức cũng gây bất lợi cho tuyến thượng thận.


NHỮNG LƯU Ý TRONG ĐIIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM
 

* Bền bỉ khi điều trị

Khi mắc bệnh trầm cảm, bạn sẽ không thể điều trị khỏi ngay được. Bởi các loại thuốc chống trầm cảm có thể không có hiệu lực trong vòng 4-6 tuần đầu sau khi sử dụng. Thậm chí, trong một số trường hợp, một số loại thuốc có thể không có tác dụng và bạn cần phải thử thay thế bằng một loại thuốc khác. Tuy nhiên, bạn đừng tuyệt vọng nhé.

Thông thường một người bị trầm cảm khi điều trị thuốc đúng, đúng liều phải trải qua một thời gian khá lâu (khoảng 70% thời gian điều trị). Điều quan trọng là bạn và bác sĩ trị liệu cần phải thử một vài phương pháp trị liệu trước khi áp dụng một phương pháp điều trị phù hợp cho bạn.

* Dùng thuốc theo chỉ dẫn

Bạn nên có thói quen uống thuốc tại cùng một thời điểm trong ngày. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy dễ nhớ hơn việc uống thuốc không có giờ giấc hoặc cùng với các hoạt động khác như đánh răng, ăn sáng…

Hãy chắc chắn, bạn không bao giờ bỏ lỡ một liều thuốc nào và sử dụng theo đúng liều lượng mà bác sỹ đã chỉ dẫn.

* Không ngừng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sỹ

Nếu bạn cần ngừng uống một loại thuốc điều trị trầm cảm nào đó vì bất cứ lý do nào hãy thông báo với bác sỹ để họ có thể giảm dần liều lượng cho bạn. Nếu bạn dừng thuốc đột ngột, bạn có thể gặp tác dụng phụ của thuốc ghé thăm. Ngoài ra, ngừng thuốc đột ngột cũng có thể khiến bạn bị trầm cảm trở lại.

Đừng cho rằng bạn có thể ngừng dùng thuốc khi cảm thấy tình trạng bệnh tốt hơn. Thực tế, nhiều người vẫn cần phải điều trị liên tục ngay cả khi tình trạng bệnh của họ đã được cải thiện. Điều này có thể giúp ngăn ngừa bị trầm cảm ghé thăm lại. Do đó, nếu hiện tại bạn cảm thấy tốt hơn thì có thể là do thuốc điều trị đang làm việc, do vậy bạn nên tiếp tục uống.

* Thay đổi lối sống

Để điều trị thành công, bạn cần phải thay đổi lối sống của mình bằng việc ăn nhiều những thực phẩm lành mạnh, ăn nhiều trái cây và rau quả - những thực phẩm ít đường và ít chất béo. Ngoài ra, bạn nên chú ý để có được một giấc ngủ ngon ban đêm.

Một số nghiên cứu còn cho thấy, hoạt động thể chất có thể giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm. Hãy thử đi bộ quanh khu phố với người bạn một tuần 1,2 buổi và sau đó tăng số buổi đi bộ lên hầu hết các ngày trong tuần.

* Giảm căng thẳng trong công việc

Nếu như những công việc ở nhà hay ở cơ quan đang quá tải với bạn, đừng ngần ngại yêu cầu sự chia sẻ, trợ giúp từ người thân, đồng nghiệp. Đừng để áp lực công việc lại biến nguy cơ trầm cảm của bạn trầm trọng thêm.

* Hãy trung thực khi điều trị bệnh

Để nhận biết và đến bác sỹ điều trị bệnh trầm cảm không phải là 1 điều dễ dàng đối với những người bị trầm cảm. Nhưng nếu bạn không trung thực thì quá trình trị liệu sẽ dài và không thành công.

Nếu bạn nghi ngờ về quá trình trị liệu hoặc phương pháp trị liệu của bạn, đừng giấu bác sỹ. Bác sỹ sẽ cùng với bạn tạo ra một phương pháp điều trị mới để việc điều trị đúng hướng.

Bên cạnh đó, nếu trong quá trình trị liệu, bạn có những ý tưởng mới, hãy cởi mở nói cho bác sỹ biết và cho bạn thử tiếp cận phương pháp này. Bạn có thể tìm thấy sự hữu ích hơn bạn mong đợi đấy.

* Không bao giờ tuyệt vọng

Có thể bạn cảm thấy tuyệt vọng ngay trong quá trình điều trị vì cảm thấy dường như không bao giờ bệnh có thể tốt hơn được. Tuy nhiên, cảm giác đó sẽ khiến cho triệu chứng tình trạng bệnh hiện nay của bạn tồi tệ. Hãy tự cho mình thêm thời gian và chăm chỉ điều trị, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.
 

 

Phong thủy giúp hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm
 

trầm cảm cũng được gọi là bệnh cảm cúm tâm hồn, có tác hại rất lớn đến tinh thần và sức khỏe con người. Trên phương diện phong thủy, chỉ cần chú ý sắp xếp lại không gian nhà ở sẽ mang lại hiệu quả nhất định trong việc điều trị chứng bệnh này.

Ánh sáng tươi mới, sáng sủa

Phong thuy giup ho tro dieu tri benh tram cam

Nếu ánh sáng trong phòng quá tối sẽ làm con người thiếu sức sống, trở nên trầm cảm, tâm trạng nặng nề, thiếu sức sống, dễ sinh ra ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và tư duy.

Không khí lưu thông

Phong thuy giup ho tro dieu tri benh tram cam

Nên giữ cho không khí trong phòng được lưu thông, thường xuyên mở cửa sổ để không khí tươi mới tràn ngập vào trong phòng. Ánh sáng tốt, không khí trong lành, tươi mới thì tâm trạng con người đương nhiên sẽ tốt. Nếu trong phòng không có cửa sổ hoặc không tiện mở cửa sổ, có thể sử dụng máy thông khí để mang lại hiệu quả tương tự.

Màu sắc tường hòa nhã, nhẹ nhàng

Phong thuy giup ho tro dieu tri benh tram cam

Cách phối màu sắc trong nhà ở, đặc biệt là trong phòng ngủ, chăn ga gối đệm đều nên lấy gam màu nhẹ nhàng, ấm nóng làm màu chủ đạo như màu trắng sữa hay gam màu vàng. Nếu nghiêng về các gam màu lạnh sẽ khiến con người rơi vào tâm trạng trầm uất, nặng nề.




(ST)
 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Thua BAC Si. Kinh Men. Con toi. 30 Tuoi. Noi. Nhieu. Ve dem. ma noi ve KHOA KHU. Rat. So. Chet Khong Giao. TIEP. Voi moi. Nguoi. NHUNG. Noi. Het. HOI roi. Ngu. Ca ngay. Toi. Rat. Biet on. Xin. BAC si tu van. Cho. Toi.
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
vo toi di kham bac si chan doan benh tram cam nhung truoc thoi gian di kham vo toi da co ban trai xin hoi neu tram cam vi gia dinh trong truong hop co ban trai nhu vay gia dinh toi co the song chung duoc nua hay khong
benh tram cam co sinh con duoc koduoc ko
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Đùa thôi. Câu hỏi của bạn liên quan quá :v
canh dieu tri benh tram am
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Em hiện đang là học sinh, em đang gặp một vấn đề. Trong các mối quan hệ với bạn ban5 bè trong lop71 và em bị tress rất nhiều do bị các bạn bè xung auanh nói xấu.. em không biết phải làm sao em nghĩ mình đang bị mac681c bệnh trầm cảm và em muốn biet làm thế nào để chũa trị?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Cháu là nử năm nay 20 tuổi bị mất ngũ thời gian dài trí nhớ suy giãm nhìu lúc không thể kỉêm soát đựơc hành động và lơì nói cũa mình,lun suy ngĩ lung tung mặc dù không mún nhửng lúc như vậy cơn đau đầu lại xuất hỉện,nhìu khi ngồi khóc mà không bít nguyên nhân.như vậy cháu có bị bệnh trầm cãm không vậy ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
cháu cũng bị giống bạn này.cháu còn bị mất tự tin vào bản thân.mong bác sĩ giúp đỡ
Benh tram cam dieu tri khoang bao lau vay bac si.di kham bac si benkhoa than kinh dc k za hay bac sitam ly za
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Xin hoi bác si
Beh tram cam dieu tri khoang bao lau za bac si
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
benh tram cam dieu tri khoang bao lau
Bac si oi chau ten nam 18 tuoi nhung chau da doan duoc mh bi tram cam rat nang co the noi chau ko muon sog nua thua bac si hay cho chau mot loi khuyen duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
E bị hôi miệg và có cảm giác như cơ thể cũg bị hôi lên ngại giao tiệp với người thân và bạn bè . Xin bs hãy cho e lời khuyên ạ. E xin cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Toi co em bi benh nay thi toi phai lam sao😞
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Em tro nen it noi.. Ngai tiep xuc.. DE cau gat va suy nghj tieu cuc.. Co pai e dag bj tram cam k
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
ở đâu có thể khám và chữa bệnh trầm cảm tốt nhất. nó thuôc khoa nào
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Phòng khám Tâm Gia An 122 TRần Đình Xu Quận 1 đó Anh
Tôi muốn khám và tư vấn điều trị bệnh trầm cảm thì đế nđịa chỉ nào? ở Hà Nội. Chổ anh chị có tư vấn và điều trị ddowcj không?
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Chào bác sĩ ,em bị đau đầu thường xuyên ,mất ngủ ,luôn có cảm giác chán nản mệt mỏi ,không muốn gặp gỡ tiếp xúc với người lạ đặc biệt là nám giới ,bác có thể hướng dẫn em làm sao điều trị được không ạ.Em cám ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
e co mot nguoi bn co ay noi co ay bi benh tram cam can phai phau thuat v co dug k bsi?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý