Thuốc điều trị bệnh phụ khoa hiệu quả cho chị em phụ nữ

seminoon seminoon @seminoon

Thuốc điều trị bệnh phụ khoa hiệu quả cho chị em phụ nữ

19/04/2015 05:45 AM
337

Thuốc điều trị bệnh phụ khoa hiệu quả cho chị em phụ nữ.Bệnh phụ khoa bao giờ cũng là một vấn đề sức khỏe  mà mọi phụ nữ trưởng thành  luôn quan tâm lo lắng. Ngày nay việc kết hợp  thuốc uống trong một ngày trị nhiều nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp đơn giản vấn đề điều trị hơn.








THUÔC ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỤ KHOA BẰNG THẢO DƯỢC


Dùng giấm táo, sữa chua hay dầu cây trà là những biện pháp vừa tiết kiệm lại vừa hiệu quả trong việc loại bỏ nhiễm khuẩn âm đạo.

Viêm âm đạo hay nhiễm trùng nấm men "vùng kín" là hiện tượng rất dễ gặp ở chị em. Trong trường hợp này, hầu hết chị em lựa chọn dùng kháng sinh để điều trị. Mặc dù biện pháp dùng kháng sinh khá hiệu quả để điều trị viêm nhiễm "vùng kín" nhưng đôi khi chị em cũng phải đối mặt với các tác dụng phụ như: rối loạn dạ dày, giảm sức đề kháng tổng thể... Thậm chí có nhiều chị em đã từng dùng nhiều kháng sinh trước đó dẫn tới hiện tượng thuốc không có tác dụng khi sử dụng về sau này.

Để giải tỏa nỗi lo lắng này, 3 biện pháp trị viêm nhiễm và nấm âm đạo vừa tiết kiệm vừa hiệu quả như dưới đây sẽ là sự lựa chọn thích hợp cho chị em.

1. Sữa chua

Sữa chua được coi là một biện pháp điều trị nhiễm khuẩn âm đạo có thể thực hiện tại nhà, vừa hiệu quả lại ít tốn kém. Trong sữa chua có probiotic được chứng


minh có các loại vi khuẩn giống như vi khuẩn có lợi trú ngụ trong âm đạo.

Do đó, dù bạn ăn hay bôi sữa chua vào "vùng kín" thì cũng là cách làm tăng các vi khuẩn có lợi trong âm đạo, chống lại những vi khuẩn "xấu". Nếu bạn không thích hoặc không ăn được sữa chua thì có thể thay thế bằng viên nang có chứa probiotic để đạt được hiệu quả tương tự. Khi dùng viên nang, nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.

2. Giấm táo và sữa chua

Một trong các biện pháp khắc phục nhiễm khuẩn âm đạo tiết kiệm nhất là dùng giấm táo. Giấm táo có tính axit nhẹ, đặc biệt có tác dụng cân bằng nồng độ pH trong âm đạo. Chỉ cần bằng cách đơn giản là đổ 2-3 thìa giấm táo vào nước tắm, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy không còn khó chịu do các triệu chứng viêm nhiễm gây ra.

Nhưng để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo, tốt nhất bạn nên dùng thêm sữa chua sau khi tắm bằng giấm táo. Bạn có thể lấy 1 miếng tampon, ngâm trong sữa chua và sau đó chèn nó bên trong âm đạo trong một vài phút, sau đó bỏ ra. Các vi khuẩn tốt (lactobacilli) trong sữa chua sẽ loại bỏ các mầm bệnh gây viêm nhiễm trong âm đạo.

3. Dầu cây trà

Dầu cây trà cũng là một tác nhân có tác động mạnh mẽ trong việc chống lại nhiễm khuẩn âm đạo. Một lưu ý khi dùng dầu cây trà là không xát trực tiếp vào "vùng kín" mà nên nhỏ vài giọt vào nước để tắm hoặc vệ sinh. Dầu cây trà có thể giết chết các vi khuẩn có hại, nhưng nếu bôi trực tiếp có thể gây hại nhiều hơn. Pha với nước để vệ sinh liên tục trong 7 ngày thì hiện tượng nhiễm khuẩn sẽ giảm đi đáng kể.

CÁCH CHỮA BỆNH PHỤ KHOA


Sạch sẽ và tinh khiết

Nấm - Chỉ là chuyện nhỏ? - 1

Không mặc đồ lót quá chật hoặc đồ lót có chất liệu từ sợi tổng hợp, nên mặc quần lót bằng cotton. Giữ khô ráo vùng kín sau khi tắm và trước khi mặc đồ. Sau mỗi lần đi vệ sinh, dùng giấy vệ sinh mềm lau theo hướng từ trước ra sau hậu môn. Không nên rửa bộ phận sinh dục nhiều lần trong ngày, đặc biệt không được thụt rửa bên trong, không dùng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ dưới dạng xịt phun, không dùng các sản phẩm có chất khử mùi khi vệ sinh.

Khi bị nấm phải đi khám phụ khoa. Không tự ý dùng thuốc, dùng theo đơn của người khác, dùng không theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trong quá trình điều trị, hạn chế quan hệ tình dục. Nếu có quan hệ phải dùng bao cao su để giúp giảm nhanh viêm nhiễm âm đạo. Một ngày 2 lần rửa bên ngoài vùng kín bằng dung dịch bicarbonat natri một gói pha với một lít nước sạch.
  

Có thể sản xuất ra lượng ozone với nồng lên đến 99%, làm cân bằng và ổn định nồng độ khí trong cơ thể, trong quá trình điều trị không gây ô nhiễm quá hai lần, không có bất cứ tác dụng phụ nào đối với bệnh nhân, tránh được tác dụng phụ của thuốc điều trị.

Trên cơ sở của lượng tử thăng bằng, còn lựa chọn một loại thuốc trung y- Prescription ion atomization và bộ rửa, có hiệu quả cao ở những vùng bị bệnh, thúc đầy sự tuần hoàn của máu ở âm đạo và các bộ phạn khác, cải thiện việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, như vậy chúng ta sẽ đạt được mục đích của việc chữa trị nấm âm đạo, làm cho viêm nấm âm đạo không dễ dàng tái phát.   

Em bị nấm coi như mãn tính, cứ khoảng 2 tháng lại bị 1 đợt..cứ đặt thuốc uống thuốc mãi vẫn cứ tái diễn. Nhưng giờ đỡ nhiều rồi, em chỉ cho các mẹ vài kinh nghiệm thực tế, mẹ nào bị nấm như em thử xem có hết không nhé. Em thì thấy hiệu nghiệm lắm.
- Vệ sinh hàng ngày : tự pha nước tinh khiết (hoặc nước đun sôi để nguội) 1 chai nước suối pha với 1 goí natri bicarbonate rửa ngày 2 lần khi đi tắm và sau khi đi tiêu. Còn những lần khác thì rửa nước thường lau khô bằng giấy pulpy.
- Mặc : Thường xuyên mặc váy, hạn chế mặc quần, quần lót mỏng loại lưới. Hàng ngày thay 2 cái quần lót, giặt xong phơi nắng. Nếu ở nhà thì mặc váy dài, nêú không đang nguyệt san thì không mặc quần lót luôn.
- Uống toỉ : cứ sáng dậy bóc 1 củ toỉ có tép nhỏ, xong cho mấy tép đó vào miệng uống với nước như uống thuốc, (uống như thế cho không bị hôi miệng, chứ nhai toỉ thì muì kinh lắm em không chịu được), đặc biệt là mấy ngày sau khi có kinh (thường hay bị nấm) thì uống nhiều hơn 1 chút. Cái vụ uống toỉ này hay lắm các mẹ ạ, có khi em bắt đầu thấy ra khí hư màu hơi đục như nước vo gạo là em phải uống toỉ ngay, uống chừng 2 hôm liên tục là khí hư lại trong lại ngay.
- Bớt ăn đường : em chúa hảo ngọt, nhưng nghe noí vụ nấm này ăn ngọt nó bị nhiều lắm, nên em bớt nhiều.

Em có chỉ lại cho em chồng cũng bị, thử cũng hết đấy.

Viêm âm đạo là bệnh khá phổ biến và rất hay gặp đối với phụ nữ, nhất là những chị em đã có quan hệ tình dục. Bệnh có thể tiến triển theo nhiều cấp độ khác nhau từ nhẹ đến nặng và có nhiều biểu hiện ra bên ngoài như: ngứa, rát, nóng ở vùng kín, vùng kín có mùi khó ngửi, dịch âm đạo tiết ra nhiều với màu sắc khác thường (vàng, xanh, lẫn mủ…), đau bụng…

 NHỮNG ĐIỀU CHỊ EM CẦN BIẾT VỀ BỆNH PHỤ KHOA

 

Hơn 90% phụ nữ thường mắc phải các bệnh phụ khoa nhưng chỉ có khoảng 10% trong số đó tìm hiểu cách điều trị.

Dưới đây là một số bệnh phụ khoa rất phổ biến với những triệu chứng đơn giản, dường như mỗi cơ thể sẽ gặp ít nhất 1 lần nhưng nếu không biết điều trị tận gốc thì bệnh sẽ dễ dàng tái phát và gây ra biến chứng nguy hiểm đối với sức khoẻ sinh sản, trong trường hợp xấu nhất có thể gây vô sinh.


Huyết trắng bệnh lý


Huyết trắng bệnh lý xuất hiện có thể do vệ sinh không sạch sẽ dẫn đến viêm nhiễm đường sinh dục, sự xâm nhập và phát triển của vi nấm Candida albicans, trùng roi Trichomonas vaginalis vào tử cung hoặc âm đạo phụ nữ, rối loạn nội tiết… Huyết trắng bệnh lý có màu vàng sậm, xanh, trắng đục… đóng thành váng, có mùi hôi hoặc tanh, kèm theo những triệu chứng như ngứa, nóng rát âm đạo, âm hộ, tiểu gắt, giao hợp đau…

Những điều phụ nữ cần biết về các bệnh phụ khoa, sức khỏe sinh sản 1

Huyết trắng bệnh lý – Nguy cơ gây vô sinh


Các triệu chứng của huyết trắng bệnh lý gây ra cho chị em cảm giác khó chịu, đánh mất sự tự tin trong cuộc sống và sinh hoạt vợ chồng hàng ngày. Tuy bệnh không khó chữa trị hay gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng thực tế nếu để tình trạng bệnh kéo dài, lây lan tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh, ung thư cổ tử cung, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Đối với phụ nữ mang thai do thay đổi nội tiết tố, giảm sức đề kháng, thân nhiệt tăng nên dễ bị nhiễm nấm gây ra bệnh huyết trắng. Nếu chữa khỏi, bệnh lý không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu huyết trắng do nấm để kéo dài, không điều trị sẽ làm viêm nhiễm, thủng màng ối non và rỉ màng ối dẫn đến sinh non.

Rối loạn kinh nguyệt

Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt thường gặp như: chu kỳ kinh nguyệt không đều, lượng kinh nguyệt ra quá nhiều (bình thường không quá 100 ml/ngày) hoặc quá ít (máu kinh ra từng giọt), rong kinh (thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày), thiểu kinh (thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày), màu sắc kinh nguyệt không bình thường…

Những điều phụ nữ cần biết về các bệnh phụ khoa, sức khỏe sinh sản 2

Kinh nguyệt không đều – Dấu hiệu khó thụ thai


Rối loạn kinh nguyệt là một trong những vấn đề mà hầu hết các chị em đều lo lắng, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe. Không phải do hành kinh không đều dẫn đến việc không có thai, mà là do một hoặc một số bệnh trong cơ thể khiến cho kinh nguyệt không đều và không thể thụ thai được hay nói cách khác là hành kinh không đều là dấu hiệu không thụ thai được. Trên thực tế lâm sàng là sau khi điều trị cho kinh nguyệt trở lại bình thường, một số chị em lại có thể thụ thai.


Đau bụng kinh


Nguyên nhân gây đau bụng kinh là do niêm mạc tử cung tiết ra nhiều prostaglandin trong ngày hành kinh, đặc biệt là trong 48 giờ đầu (trường hợp này gọi là thống kinh nguyên phát); do thiếu vi chất hoặc do các bệnh lý khác (gọi là thống kinh thứ phát).

Những điều phụ nữ cần biết về các bệnh phụ khoa, sức khỏe sinh sản 3

Đau bụng kinh – Dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm


Ở tuổi dậy thì, đau bụng kinh xảy ra vì nguyên nhân nguyên phát do lượng hormone tiết ra tăng khiến tử cung tăng co bóp, không phát hiện tổn thương ở tử cung. Đau bụng kinh thứ phát thường xảy ra ở những người nhiều năm hành kinh không đau nhưng nay mới đau, nguyên nhân có thể là do chít lỗ tử cung, u xơ ở eo tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm dính nội mạc… Và những nguyên nhân này nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến vô sinh.


Đau bụng kinh không nguy hiểm nhưng nó khiến các chị em thấy đau đớn, mệt mỏi, lo lắng, thậm chí nhiều người phải nghỉ học, nghỉ việc vì đau dữ dội. Nếu không được điều trị kịp thời, những cơn đau kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, suy giảm sức khỏe. Đau bụng kinh còn có thể là dấu hiệu báo trước của một số bệnh lý phụ khoa như bệnh lạc nội mạc tử cung, làm tắc ống dẫn trứng hoặc các bệnh lý phụ khoa khác nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiên trọng, đặc biệt là khả năng sinh sản.


Trong trường hợp bệnh nhẹ, chị em có thể tự chẩn đoán và tự khỏi dù chỉ bằng cách vệ sinh bằng nước sạch. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nặng, chị em cần đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp, tránh để bệnh nặng thêm có thể gây ra những biến chứng xấu như ung thư cổ tử cung, vô sinh…
Vệ sinh “vùng kín” bằng nước lá trầu không phải đúng cách mới hiệu quả. Ảnh minh họa

Còn như trường hợp của bạn, bạn dùng nước lá trầu không để rửa vùng kín cũng là một cách trị bệnh. Nhưng cách chữa trị này chỉ phù hợp áp dụng nếu bệnh ở thể nhẹ mà thôi. Ngoài lá trầu không, người ta còn dùng lá trà xanh để vệ sinh và cũng có tác dụng tương tự.

Tuy nhiên, chỉ nên dùng lá trầu không và lá trà xanh để rửa bên ngoài vùng kín chứ nếu chị em ngâm “vùng kín” trong các loại nước pha với lá này thì sẽ không hiệu quả, thậm chí còn rước vi khuẩn vào người. Tình trạng bệnh của bạn nặng thêm có thể một phần là do bạn đã dùng nước lá trầu không để ngâm vùng kín chứ không phải chỉ rửa bên ngoài.

Trầu không là một loại thân leo, có chứa nhiều đường và tinh dầu. Loại lá này có hoạt tính ức chế các chủng vi khuẩn, nấm… nên nó có thể có tác dụng trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào vùng kín phụ nữ.

Nếu muốn vệ sinh bằng loại nước này, chị em có thể đun lá với nước nóng, sau đó để nguội và rửa. Lưu ý, chỉ nên rửa bên ngoài, tránh thụt rửa vào bên trong hoặc ngồi ngâm trong nước đó quá lâu, vì sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn di chuyển ngược vào trong âm đạo, gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản.

Hơn nữa, chị em cần lưu ý, khi mua lá trầu không hay lá trà xanh ở chợ thì trước khi đun lên để dùng phải rửa thật sạch vì các loại lá này rất dễ bị phun thuốc trừ sâu, lượng thuốc nếu chưa bay đi hết mà ngấm vào người thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

Mong là những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rằng đừng nên quá lạm dụng lá trầu không để vệ sinh. Giờ đây, bệnh của bạn đã khá nặng, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.

Lưu ý khi dùng thuốc trị nhiễm nấm âm đạo


Nhiễm nấm âm đạo được coi là bệnh phụ khoa thông thường nhưng không có nghĩa là có thể điều trị dễ dàng, nhiều trường hợp dễ tái diễn phức tạp đòi hỏi thầy thuốc cần có sự hiểu biết để có thể sử dụng thuốc một cách tinh tế, thích hợp cho từng nguyên nhân cũng như tư vấn để giúp bệnh nhân biết cách phòng ngừa.

Bệnh viêm âm hộ - âm đạo do nấm được phân loại như sau:

Loại không phức tạp, không thường xuyên xảy ra và loại từ nhẹ đến trung bình, có thể do nấm Candida albicans và ở những phụ nữ không có tổn thương về chức năng miễn dịch.


Loại phức tạp, dễ tái diễn hoặc nặng hoặc không do nấm Albicans hoặc ở phụ nữ có chức năng miễn dịch bị tổn thương.   
 
Điều trị các thể viêm âm hộ - âm đạo do nấm:

Viêm âm hộ - âm đạo tái diễn:

Khi có từ 4 đợt viêm trong 1 năm.

Liệu pháp tại chỗ trong 7 - 10 ngày (clotrimazole hay miconazole) hoặc  fluconazole uống, gồm 3 liều, mỗi liều cách nhau 3 ngày (ngày 1, 4 và 7). Liều duy trì: fluconazole mỗi tuần, trong 6 tháng.

Viên nang boric acid: Có thể dùng để điều trị viêm âm đạo do nấm tái diễn và khó chữa. Viên nang đặt âm đạo hàng ngày cho đến khi nuôi cấy vi khuẩn cho kết quả âm tính (10 - 14 ngày). Không dùng cho trẻ em. Với nhiễm nấm âm đạo tái diễn, lúc đầu điều trị duy trì bằng thuốc đặt tại chỗ cách nhật, sau đó giảm liều, mỗi tuần chỉ 2 lần.

 Có nhiều loại thuốc đặt âm đạo khác nhau, cần sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.

Viêm âm hộ - âm đạo nặng:

Liệu pháp tại chỗ trong 7 - 14 ngày với nhóm thuốc có azole: butoconazole, clotrimazole, miconazole hay terconazole hoặc fluconazole uống, sau 72 giờ uống thêm 1 liều nữa. Cũng có thể dùng thêm mỡ nystatin hay mỡ steroid liều thấp.

Viêm âm hộ - âm đạo không do nấm Albican:

Liệu pháp không có fluconazole trong 7 - 14 ngày. Dùng viên nang chứa boric acid đặt âm đạo, 2 lần mỗi ngày trong 14 ngày.



Viêm âm hộ - âm đạo ở bệnh nhân có hệ miễn dịch kém:

Liệu pháp tại chỗ 7 - 14 ngày.

Viêm âm hộ - âm đạo ở phụ nữ có thai:

Thuốc đặt tại chỗ 7 ngày. Chống chỉ định dùng fluconazole.

Ticonazole thuốc kháng nấm phổ rộng. Thuốc mỡ 6,5%, đưa vào âm đạo 1 lần. Không dùng cho trẻ em.

Ngoài ra, hỗ trợ điều trị bằng:

Chế độ ăn: Bổ sung acidophillus (một loại men có trong sữa chua) có thể giúp phòng ngừa viêm âm đạo, nhất là khi bệnh nhân dùng kháng sinh.

Lối sống: Kiêng quan hệ tình dục và không thụt rửa âm đạo cho đến khi có chẩn đoán rõ ràng. Quan hệ tình dục có bảo vệ (dùng bao cao su) cho đến khi khỏi hẳn.


 -Gần 90% phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục - Đó là con số mà Trung tâm Giải phẫu tế bào học - Bệnh viện Bạch Mai đưa ra sau khi khám trên 70.000 bà mẹ ở hơn 300 cộng đồng dân cư sinh sống tại ba miền đất nước. Điều đáng nói là nhóm phụ nữ có thu nhập cao, có kiến thức như giáo viên, nữ cán bộ công chức, tỷ lệ viêm nhiễm là 70%.


Viêm nhiễm phụ khoa đôi khi chỉ có những triệu chứng rất “nhẹ nhàng” như ra khí hư trong suốt kỳ kinh, hơi ngứa rát khi đi tiểu tiện…, nhưng nếu không để ý và chữa trị, sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm mãn tính,  và để lại những hậu quả đáng lo ngại cho sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. 


Các tác nhân gây bệnh như nấm Candida, kí sinh trùng roi (Trichononas), vi khuẩn… xâm nhập gây viêm âm hộ, âm đạo. Khi viêm âm đạo lây lan đến lớp tế bào tuyến trong cổ tử cung, sẽ gây viêm tử cung và vòi trứng. Nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm vùng chậu và tắc vòi trứng gây vô sinh. 

Điều đáng nói là, viêm nhiễm phụ khoa là bệnh rất dễ tái nhiễm hoặc tái phát. (Ước tính viêm âm đạo có thể tái phát đến 4 lần trong 1 năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe sinh sản của người phụ nữ). Dùng các thuốc bôi, đặt âm đạo, thuốc kháng sinh có thể điều trị được những đợt cấp tính. Nhưng về lâu dài, khó lòng tránh được bệnh hay tái phát.


Viêm nhiễm phụ khoa, căn bệnh làm khổ 70-80% phụ nữ ở cả mọi lứa tuổi. Với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tỷ lệ bị viêm nhiễm phụ khoa là rất cao. Đa số các tác nhân gây bệnh phụ khoa như nấm Candida, trùng roi Trichomonas, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, lậu cầu khuẩn… đều lây truyền qua đường tình dục. Vệ sinh cá nhân không đúng cách cũng là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phụ khoa: không vệ sinh thường xuyên gây nhiễm bẩn, hoặc “quá sạch” như sử dụng các loại xà bông làm tiêu diệt hệ vi khuẩn có ích và mất đi độ acid tự nhiên của âm đạo, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn có hại phát triển. Các thủ thuật phụ khoa không an toàn (dụng cụ đặt tránh thai, nạo hút thai…) cũng dễ làm tổn thương, gây viêm nhiễm phụ khoa. Mất cân bằng nội tiết do stress, căng thẳng, thay đổi môi trường đột ngột… đều là những nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa.


Với phụ nữ ở tuổi mãn kinh, do sự sụt giảm hoạt động nội tiết estrogen của buồng trứng, môi trường âm đạo trở nên khô và trung tính, thiếu đi các chất dịch và axit lactic diệt khuẩn, vi khuẩn, nấm và tạp trùng dễ dàng tấn công âm hộ, âm đạo gây viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm mạn tính lâu ngày sẽ dẫn đến ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng. 


Không chỉ các chị em ở tuổi trưởng thành mới bị viêm nhiễm phụ khoa, mà căn bệnh này còn xuất hiện không ít ở các bé gái chưa đến tuổi dậy thì. Nguyên nhân là do cơ quan sinh dục nữ của bé gái chưa phát triển hoàn thiện, hoạt động nội tiết của buồng trứng chưa nhiều, bé gái chưa có những “hàng rào sinh lý” để ngăn chặn các tác nhân xâm nhập từ môi trường: chưa có lông mu, hai môi lớn, môi nhỏ chưa phát triển, màng trinh và biểu mô âm đạo mỏng, trực tràng lại gần âm đạo nên phân dễ gây nhiễm khuẩn âm đạo, bên cạnh đó, môi trường âm đạo trung tính (chưa có axit lactic để ức chế sự phát triển của vi khuẩn). Tất cả những nguyên nhân trên kết hợp với vệ sinh kém sẽ làm cho bé gái bị viêm âm hộ, âm đạo. Tâm lý ít quan tâm và do ngại ngùng vấn đề tế nhị, các bé có thể không được chữa trị kịp thời, để lại những di chứng nặng nề khi đến tuổi trưởng thành.


Triệu trứng của viêm nhiễm phụ kho


Bộ phận sinh dục nữ có thể mắc rất nhiều bệnh, kể cả những bệnh hiểm nghèo cũng chiếm tỷ lệ cao. Riêng bộ phận âm hộ, âm đạo, tử cung cũng có thể bị nhiễm bệnh như viêm do tiếp xúc, nấm, trùng roi (trichomonas vaginalis), chlamydia, virut, lichen, do dùng thuốc tránh thai, lây qua đường tình dục, ung thư, do tạp khuẩn... Viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung thường đi kèm với nhau, hãn hữu viêm riêng đơn thuần.

Trong các trường hợp bệnh phụ khoa thì có tới 1/3 trường hợp nhiễm nấm âm đạo candida hoặc trichomonas và có tới 50% trường hợp viêm do tạp khuẩn, chủ yếu là vi khuẩn yếm khí gardnerellavaginalis.

Bệnh do nấm

Triệu chứng chính là ngứa và khí hư như phomat bám vào thành âm đạo, có thể thấy bỏng và rát. Dễ dàng xác định khi soi có kali hydroxyd thấy nhiều sợi nấm. Cũng có nhiều trường hợp có triệu chứng nhưng khi soi và nuôi cấy lại dương tính. Có trường hợp như nghi ngờ do nấm candida glabrata và thể bào tử cần nhuộm gram, trường hợp này phải điều trị khá lâu dài.

Hiện nay có nhiều thuốc trị nấm âm đạo: với nhiều dạng thuốc như kem, viên đặt, viên uống, thuốc mỡ, thuốc đạn.

Thuốc còn có nhiều dạng phối hợp với các corticoid như dexamethason hoặc với kháng sinh như metronidazol, chloramphenicol, neomycin... để tăng cường hiệu lực.

Thuốc có chống chỉ định trong trường hợp quá mẫn, mang thai, một số thuốc có chống chỉ định với người suy thận, gan, nuôi con bú (tùy thuộc vào thuốc dùng tại chỗ hay đường toàn thân).

Tác dụng phụ: có thể thấy, nếu dùng tại chỗ như ban đỏ, ngứa, cảm giác rát bỏng, kim chích. Với thuốc uống có thể gây đau đầu, phản ứng thuốc, nhiễm độc đường tiêu hóa.

Bệnh do trichomonas vaginalis

Bệnh nhân ngứa dữ dội và đau, đái khó, đái nhiều lần, thường đi kèm với viêm bàng quang. âm đạo tấy đỏ, cổ tử cung nổi đốm đỏ như dâu tây, khí hư loãng màu xanh vàng (hoặc màu khác), có bọt. Khí hư ra nhiều làm ẩm ướt, mùi hôi.

Chẩn đoán xác định, lấy khí hư phết lên lam kính, soi tươi có nước muối sinh lý sẽ thấy trichomonas di động. Việc nuôi cấy có độ nhạy và đặc hiệu nhưng kỹ thuật này không thực tế.
Thuốc điều trị là những thuốc dẫn xuất imidazol.

Chống chỉ định: Uống rượu, vì gây hiệu ứng antabuse (rượu tạo nên một tỷ lệ bất thường antaldehyd tích lũy ở mô (ức chế enzym), tăng vận mạch, giãn mạch nặng, nhịp tim nhanh, buồn nôn, nôn, phát ban da, gây hạ huyết áp, có thể trụy tim mạch và tử vong) hoặc gây rối loạn tâm thần và cơn hoang tưởng cấp (với disulfiram), quá mẫn với thuốc.

Thuốc có thể gây buồn nôn, nôn, chán ăn, tiêu chảy. Thay đổi vị giác (mùi kim loại). Cơn đỏ bừng mặt, nhức đầu, chóng mặt. Có thể gây nặng thêm bệnh thần kinh trung ương và ngoại biên nghiêm trọng. Dùng liều cao kéo dài có thể giảm bạch cầu. Nước tiểu nhuộm màu đỏ.

Điều cần lưu ý là phải điều trị cho cả hai hoặc là chồng (hoặc bạn tình) để tránh tái phát. Với người mang thai, chỉ được sử dụng từ quý 2 của thời kỳ thai nghén với bệnh nhân nặng. Việc đặt thuốc âm đạo ở thời kỳ này chỉ có tác dụng trên triệu chứng chứ không triệt để.

- Không nên dùng cho người nuôi con bú.

- Nếu thấy mất điều hòa, rối loạn tâm thần thì ngừng thuốc.

- Trong tất cả các trường hợp điều trị phụ khoa đều phải kiêng giao hợp cho đến khi khỏi hoàn toàn.

Bệnh do tạp khuẩn

Có tới 50% trường hợp viêm do tạp khuẩn yếm khí được gọi là gardnerella vaginalis. Chúng ít gây triệu chứng ở âm hộ, âm đạo, ít ngứa, không đau nhưng khí hư nhiều làm ẩm ướt âm hộ. Vì không có triệu chứng cấp nên quen với hiện tượng khí hư nhiều. Khí hư không có mùi, nhưng nếu nhỏ kalihydroxyd thì bốc mùi tanh giống như mùi cá ươn.

Có nhiều thuốc để điều trị tạp khuẩn như metronidazol, clindamycin uống và đặt hoặc bôi.

Thuốc có thể gây nhức đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác, mất ngủ, co giật, ban đỏ, ngứa, cảm quang. Thuốc gây cốt hóa sụn sớm vì vậy không dùng cho trẻ dưới 17 tuổi. Thuốc có thể gây đau gân cơ, có trường hợp đứt gân gót (achille) nhưng hiếm.

Lưu ý rằng với người mang thai, nếu viêm âm đạo do tạp khuẩn cần điều trị vì có thể vỡ ối non hoặc viêm nội mạc tử cung sau đẻ. Có thể dùng kem clindamycin bôi hoặc uống tùy chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.

Trên đây là ở bệnh thường gặp viêm âm hộ, âm đạo, tử cung nhưng cũng có thể mắc nhiều bệnh khác đồng hành gây nên viêm dai dẳng, tái phát làm nản lòng cả thầy thuốc và người bệnh. Trong trường hợp này phải xem lại bệnh sử, tuân thủ đúng phác đồ điều trị và chế độ ăn uống, quần áo mặc (không nên mặc bó, chật), sinh hoạt tình dục, kiểm soát mức đường dùng hằng ngày nếu tiểu đường...

Phải làm lại các xét nghiệm cơ bản, nuôi cấy chất nhầy, dịch tìm vi khuẩn, nấm và nếu cần phải sinh thiết dựa vào kháng sinh đồ để dùng đúng thuốc, nếu cần kể cả việc tăng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.

Nếu xét nghiệm đều âm tính nên nghĩ đến sự thay đổi pH của âm đạo như viêm âm đạo do trên tế bào thường lại là môi trường acid, càng xấu hơn nếu thụt rửa dung dịch acid khác hoặc xà phòng có pH acid, điều trị bằng thụt rửa âm đạo bằng dung dịch natri bicarbonat 1-1,5%, 3 lần/tuần sẽ cải thiện triệu chứng rõ rệt.

Nước ta là nước khí hậu nhiệt đới, ẩm độ cao, môi trường chưa sạch, đặc biệt là môi trường lao động của nhiều chị em phải ngâm mình dưới nước (nông nghiệp, ngư nghiệp), vệ sinh... Vì vậy, cần được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, tránh để bệnh chuyển thành mạn tính, đặc biệt là biến chứng tới các nơi khác của bộ phận sinh dục.






Chè xanh chữa bệnh phụ khoa
Bài thuốc dân gian chữa viêm phụ khoa
Điều trị nấm âm đạo bằng thuốc Đông Y
Thuốc điều trị viêm ngứa âm đạo
Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng thuốc nam
Triệu chứng khi viêm nhiễm phụ khoa
Điều trị viêm âm đạo bằng thuốc nam
Phương pháp điều trị ngứa âm đạo -







(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý