Nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng, thường gặp là thiếu vệ sinh răng miệng, hoặc do dùng thức ăn “nặng mùi” như hành sống, tỏi sống...
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH HÔI MIỆNG Ở TRẺ NHỎ
Hiện tượng hôi miệng của trẻ có thể do một trong những nguyên nhân sau đây:
1. Dị vật mũi: Trong khi chơi, các bé thường nhét vào mũi các vật khác nhau như: tiền su, cúc áo, hạt cây, thức ăn...hiện tượng này làm tổn thương niêm mạc mũi và gây bội nhiễm khiến cho khi ngửi ở mồm hoặc mũi trẻ có mùi rất hôi.
2. Trẻ viêm lợi hoặc viêm quanh răng, răng sâu gây viêm tuỷ răng: lợi của bé thường sưng tấy đỏ, có thể chảy mủ hoặc có lỗ rò ở vị trí chân răng, có sốt, miệng của bé cũng rất hôi.
3. Các bệnh viêm nhiễm cấp và mãn tính vùng tai mũi họng như: Viêm họng, viêm amidan, viêm VA, viêm xoang....Trẻ thường có biểu hiện nhiễm trùng như sốt, ngạt mũi, chảy mũi, ho...
4. Trẻ em từ khoảng 2 tuổi trở đi thì số răng đã mọc đủ , nước bọt đã nhiều, trẻ đã tập ăn cơm, cá thịt hay những thứ rau mềm. Sau khi trẻ ăn, nếu không làm vệ sinh răng miệng thì những thức ăn này sẽ còn giắt lại ở răng của trẻ cũng có thể gây mùi hôi.
Để tìm nguyên nhân và có thể điều trị chứng hôi miệng của bé, chị nên đưa con đi khám chuyên khoa tai mũi họng và răng hàm mặt Nhi.
Nếu sau khi khám loại bỏ 3 nguyên nhân đầu thì lúc này là lúc nên tập cho cháu thói quen đánh răng vào buổi sáng khi thức dậy và tối trước khi ngủ. Bạn có thể dạy bé đánh răng bằng cách dùng một bài hát ngắn vui nào đó để khuyến khích bé làm tốt vệ sinh cá nhân. Thí dụ như bạn có thể bài một bài hát vui mà bé thích, ví dụ như con mèo rửa mặt… Bạn có thể vừa hát vừa làm những động tác dạy cho bé rửa mặt hay đánh răng thì bé sẽ rất vui và vô cùng hứng thú với công việc này.
Bé có thể bắt đầu làm quen với việc đánh răng lúc 2 tuổi nhưng chỉ nên cho nhúng bàn chải vào nước muối loãng để tập dần, chưa vội dùng kem đánh răng và xúc miệng nước lã vì trẻ dễ nuốt các thứ này.
Khi bé 3 tuổi, có thể cho bé dùng kem đánh răng trẻ em với lượng nhỏ bằng hạt đỗ và nên chải răng giúp bé.
Trẻ sau 6 tuổi có thể đánh răng một mình nhưng vẫn cần bố mẹ kiểm tra. Từ 12 tuổi trở đi, khi răng vĩnh viễn đã mọc đủ, các bậc phụ huynh nên hướng dẫn con dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
CÁCH CHỮA HÔI MIỆNG Ở TRẺ NHỎ
Chẳng hiểu sao dù đã vệ sinh răng miệng kỹ càng ngày 2 lần rồi mà miệng con thở ra hôi quá. |
Thế mà khi con 5 tuổi học lớp mẫu giáo lớn. Chẳng hiểu sao dù đã vệ sinh răng miệng kỹ càng ngày 2 lần rồi mà miệng con thở ra hôi quá. Đặc biệt là những lúc con mới ngủ dậy. Em cứ thắc mắc hoài không biết con bị sao mà hơi thở lại trở nên thế.
Em cũng đã rất chịu khó lên các website nghe ngóng và tìm hiểu thông tin. Nhưng với nguyên nhân nào về hôi miệng em cũng loại trừ vì em biết Cún nhà em không bị vấn đề gì cả. Cả nhà em ai cũng sốt ruột. Thậm chí bà ngoại cháu còn tự bốc thuốc Bắc cho cháu uống mà hơi thở của con vẫn không cải thiện. Sáng sớm thức dậy, miệng của con lúc nào cũng vẫn bị hôi hôi.
Nhiều lần, em cũng đã ra hiệu thuốc mua thuốc cho con súc miệng hàng ngày. Thuốc cũng khá thơm và con cũng rất chăm chỉ súc miệng mà chẳng thấy hiệu quả gì. Mỗi lúc con đánh răng và súc miệng xong, em còn cẩn thận dùng nước muối sinh lý để lau răng cho con thật sạch sẽ. Mất công là vậy mà con cũng chỉ đỡ hôi miệng lên chút ít.
|
Cho đến khi có một mẹ cùng lớp mách rằng để trị hôi miệng cho con không cần phải sử dụng thuốc thang gì cả. Chỉ cần buổi sáng ra hãy cho con súc miệng với hỗn hợp 1 thìa cà phê mật ong và bột quế là đủ. |
Cho đến khi có một mẹ cùng lớp mách rằng để trị hôi miệng cho con không cần phải sử dụng thuốc thang gì cả. Chỉ cần buổi sáng ra hãy cho con súc miệng với hỗn hợp 1 thìa cà phê mật ong và bột quế là đủ.
Nghe theo lời mách nước của phụ huynh trên, em cũng về thử áp dụng cho con. Bước đầu em ra chợ mua một chút bột quế và lấy mật ong của nhà. Sáng và tối nào trước khi đi ngủ, em cũng lấy một cốc nước ấm và hòa 1 thìa mật ong và bột quế lại với nhau. Sau đó, em dùng thứ nước thơm ngon này để cho con súc miệng. Em cũng lấy một chút mật ong cho lên bàn chải đánh răng và bắt con đánh răng.
Khi áp dụng biện pháp này, khỏi phải nói Cún nhà em thích thú thế nào. Vì nước súc miệng này rất thơm và quyến rũ. Lại thêm kem đánh răng bằng mật ong ngòn ngọt và thơm nữa. Chỉ sau 4-5 ngày áp dụng biện pháp trị hôi miệng đơn giản này cho con, em ngửi miệng Cún đã thấy đỡ hôi hẳn. Cứ thế, em tích cực áp dụng biện pháp này hàng ngày trong khoảng gần 1 tháng, Cún giờ đã khỏi hẳn hôi miệng ấy. Miệng của con giờ rất thơm tho, chẳng khác gì khi con còn bé.
Vì nước súc miệng này có mùi vị đặc biệt và thơm, vậy là cả nhà em cũng rất thích được dùng ké. Sáng nào thức dậy, việc đầu tiên của em là pha một cốc nước mật ong + bột quế to uỵch để em và ông xã và bà ngoại súc miệng. Ai cũng tấm tắc khen.
|
Cho con súc miệng bằng nước quế + mật ong, em thấy biện pháp này giúp kháng khuẩn cao, cho hơi thở thơm tho suốt cả ngày. |
Chưa kể, đánh răng và súc miệng bằng biện pháp tự nhiên này còn như một liều thuốc tự nhiên giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng cho Cún và cả nhà nữa. Biện pháp này giúp kháng khuẩn cao, cho hơi thở thơm tho suốt cả ngày.
Em xin chia sẻ với các mẹ kinh nghiệm trị hôi miệng rất đơn giản cho con. Nếu mẹ nào đang ở trong hoàn cảnh này, thử một lần áp dụng cho con xem sao nhé!
Trẻ bị hôi miệng là hội chứng khá phổ biếng ở trẻ.
Nguyên nhân: là do chất nhầy tiết ra đọng lại trên lưỡi khi phân hủy gây ra mùi khó chịu. Trẻ không tự ý thức được nên người lớn phải giúp đỡ trẻ khắc phục vấn đề này:
- Vệ sinh răng miệng kém: Những vi khuẩn bình thường sống trong miệng và sẽ tương tác với thức ăn thừa mắc lại ở giữa các kẽ răng, ở lợi, trên lưỡi hay bề mặt amiđan ở dưới họng. Đây là những nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi, đặc biệt nếu thực phẩm ở trong miệng một thời gian dài.
Các lỗ sâu, cao răng hình thành hoặc áp xe răng đều có thể gây cho trẻ ở mọi lứa tuổi bị sâu răng. (các bệnh ở lợi hoặc viêm nướu răng, sâu răng ở người trưởng thành lại gần như không gặp ở trẻ em).
- Khô miệng: Nếu bé thở đường miệng bởi vì đang bị ngạt mũi thì vi khuẩn trong miệng càng có cơ hội tăng trưởng.
- Dị vật: hột đậu, đỗ hay một dị vật nào đó mà trẻ nhét vào mũi có thể khiến hơi thở bị hôi. Đây là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ.
- Bệnh hay dị ứng: Các bệnh như viêm xoang, viêm amiđan hoặc dị ứng theo mùa có thể gây hôi miệng. Và một số trẻ có thể bị trào ngược dạ dày hoặc nôn trớ. Nếu nôn trớ là thủ phạm thì thường trẻ sẽ cảm thấy không thoải mái sau ăn.
- Ăn những thực phẩm nặng mùi: Nếu bé thích các món ăn có nhiều tỏi, hành thì chúng có thể là thủ phạm gây ra hơi thở hôi.
Cách chữa:
- Cho trẻ đánh răng đúng cách, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, cạo sạch bẩn ở lưỡi, có thể dùng thêm dung dịch sát trùng miệng. Trẻ nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ và sau khi ăn. Nên đánh ít nhất 2 phút mỗi lần.
- Giảm bớt các gia vị như tỏi, hành, cari,… trong chế biến các món ăn cho trẻ.
- Cho trẻ uống đủ nước, nhất là khi đi ngủ để làm giảm mùi khi thức dậy.
- Cho trẻ đi kiểm tra răng định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời điều trị.
- Bạn có thể cho trẻ thử loại kem đánh răng không có fluor hoặc có thể dùng một chút baking soda. Hãy chuẩn bị sẵn sàng nước trong trường hợp bé chưa quen.
Tags: Bé bị hôi miệng,be bi hoi mieng,cách chữa hôi miệng ở trẻ,cach chua hoi mieng o tre, kem đánh răng cho trẻ, kem đanh rang cho tre,vệ sinh răng miệng tốt cho bé,ve sinh rang mieng tot cho be.
Rau quả chữa hôi miệng
Rau xà lách: rửa sạch, ngâm trong nước muối nhạt giây lát, nhai ăn sống. Ngày vài lần. Giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ hôi.
Vải vài quả: lột vỏ, ngậm trong miệng. Ngày vài lần. Giúp phương hương hóa trọc, sinh tân giải khát.
Lá măng 15g: sau khi sắc, bỏ bã lấy nước, dùng súc miệng. Ngày 3 – 4 lần. Trừ hôi miệng.
Đu đủ 30g, hoắc hương 6g: cho vào nồi, đổ nước vừa đủ. Đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh tiếp giây lát, bỏ bã lấy nước, dùng súc miệng. Ngày 3 lần. Giúp thơm miệng trừ hôi.
Quả mận 30g, bối lan 10g, lá tỳ bà 10g: cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh tiếp giây lát. Ngày 1 thang, sắc 2 lần, hòa lại. Giúp trừ hôi tẩy bẩn.
Quất bì 30g: rửa sạch, thái sợi, sắc nước, dùng thuốc thay trà. Ngày 1 thang, chia dùng vài lần. Kiện tỳ, trừ hôi.
Hạt dưa lưới 20g: nướng khô, tán nhuyễn, dùng một ít ngậm trong miệng. Ngày 2 - 3 lần. Giúp sinh tân trừ hôi.
Hôi miệng do vị nhiệt
Chanh tươi: 1 kg, mật ong vừa đủ: chanh rửa sạch, bổ làm đôi, vắt nước cốt, pha với mật ong trộn đều. Mỗi lần 1 - 2 muỗng canh. Ngày 2 lần. Thanh nhiệt, sinh tân, trừ hôi.
Chanh tươi trị hôi miệng do vị nhiệt. (ảnh minh họa)
Dưa leo (dưa chuột) tươi vừa đủ: rửa sạch, gọt vỏ, lấy vỏ sắc nước, dùng uốngthay trà. Ngày 3 lần. Thanh nhiệt lợi thấp, trừ hôi giải khát.
Dưa hấu 1 quả: rửa sạch, bổ làm đôi, móc ra ruột, vắt nước cốt, dung làm thức uống. Ngày 1 liều, chia 3 – 5 lần. Thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ hôi.
Hạt dưa hấu vừa đủ: rửa sạch, rang thơm, dùng ăn vặt. Giáng hỏa trừ hôi. Hạt dưa lưới khô vừa đủ, mật ong vừa đủ: hạt dưa lưới bỏ vỏ, sấy khô, tán nhuyễn, pha mật ong trộn đều, ngậm trong miệng sau bữa ăn hoặc bôi trên răng. Thanh nhiệt trừ hôi, sinh tân giải khát.
Lô căn tươi 100g, đường phèn 30g: lô căn rửa sạch, thái đoạn ngắn, cho vào chén, thêm đường phèn và một ít nước, tiềm cách thủy, bỏ bã lấy nước, dùng uống thay trà. Ngày vài lần. Giảm vị nhiệt, trừ hôi miệng.
Hôi miệng do thực tích
Sơn tra (táo mèo): Sơn tra 30g, kê nội kim 30g: sơntra (bỏ hột), kê nội kim nướng khô, tất cả cùng tán bột. Mỗi lần dung 3 - 5g, ngày 2 - 3 lần. Trợ tiêu hóa, trừ hôi miệng.
Ô mai trắng: hái quả chưa chín, sau khi ngâm nước muối, sấy khô, dùng ngậm trong miệng sau bữa ăn. Thơm miệng trừ hôi, sinh tân tiêu thực.
Ô mai vừa đủ: ngậm trong miệng. Trợ tiêu hóa, sinh tân trừ hôi.
Rau quả làm thơm miệng
Lê tươi 2 quả: rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hột, thái lát mỏng, dùng nước đun để nguội ngâm nửa ngày, dùng uống thay trà.
Lê tươi làm thơm miệng.
Cà chua 15g, lá bạc hà 9g, mật ong vừa đủ: cà chua và lá bạc hà xay nhuyễn, nêm vào mật ong, dùng làm thức uống. Phương hương hóa trọc.
Hạt bí đao 100g, đại táo 100g, nhục quế 50g, vỏ tùng 100g, mật ong 1 lít: đại táo xay nhuyễn, hạt bí đao, vỏ tùng cùng sấy khô, tán ịn, trộn với đại táo, thêm mật ong chế thành dạng viên, lớn cỡ hạt nhãn. Mỗi sáng và chiều dùng 2 viên. Làm thơm thân thể, da niêm sáng mịn.
Lá đậu xanh 15g, hoắc hương 10g: lá đậu xanh cùng hoắc hương sắc nước, bỏ bã lấy nước, dùng súc miệng. Ngày 3 lần. Thanh nhiệt, thơm miệng, trừ hôi.
Rau quả trừ hôi rượu
Trà một ít: trà cho vào miệng ngậm nhai, sau 3 - 5 phút nhả sạch. Ngày 2 - 3 lần. Sinh tân trừ hôi rượu.
Bưởi 1 quả: bưởi gọt vỏ, tách múi, ăn cơm bưởi. Giải độc rượu, trừ hôi rượu
Rau mùi tàu có khá nhiều công dụng như giảm đau, chữa hôi miệng, trị cảm cúm…
Rau mùi tàu, còn có tên gọi là rau ngò gai, cây mọc hoang, phổ biến ở nơi ẩm vùng đồi núi và cũng được trồng nhiều làm rau gia vị. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 – 50 cm.
Lá mọc sát đất thành hình hoa thị ở gốc, có phiến mỏng, thuôn, hình mũi mác, thon hẹp lại ở gốc, mép có răng cưa, hơi có gai. Lá ở thân càng lên càng ngắn, nhỏ dần, có nhiều răng cưa và gai sắc hơn. Hoa màu trắng lục, mọc thành tán. Quả hình cầu, hơi dẹp, có vẩy. Toàn cây có tinh dầu, nên có mùi thơm. Rau mùi tàu cho nhiều protid, glucid, cellulose, calcium, phosphor , sắt, vitamin B1 và vitamin C.
Để làm thuốc dùng toàn cây rau mùi (tươi hay phơi khô), thu hái quanh năm. Theo Y học cổ truyền rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.
Những bài thuốc thường dùng:
Bài 1: Chữa hôi miệng: Lấy 1 nắm rau mùi tàu, rửa sạch, sắc đặc, cho thêm vài hạt muối, khuấy tan, dùng để ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày. Sau khoảng 5-6 ngày, miệng sẽ bớt mùi hôi.
Bài 2: Chữa đầy hơi, không tiêu do ăn nhiều đạm: Rau mùi 50g, thái dài khoảng 3 – 4cm; gừng tươi 1 lát đập dập. Tất cả rửa sạch sắc với 400ml nước, đến khi còn 200ml chia làm 2 lần, uống nóng, mỗi lần dùng cách nhau 3 tiếng. Dùng liền 3 ngày.
Chị em có thể dùng lá mùi tàu chữa cho trẻ nhỏ nhà mình khỏi đái dầm
Bài 3: Chữa cảm cúm: Rau mùi 40g, gừng tươi 10g, ngải cứu và cúc tần mỗi thứ 20g. Rửa sạch, thái nhỏ, gừng đập dập. Tất cả cho vào nồi sắc với 400ml nước, đến khi còn 100ml thì đổ ra, uống nóng, mỗi ngày 2 lần. Sau khi uống, nằm trong chăn ấm để cho ra mồ hôi, rồi lau khô người sẽ thấy dễ chịu hơn.
Bài 4: Chữa cảm mạo: Mùi tàu khô 10g , cam thảo đất 6g. Rửa sạch đổ vào nồi với 300ml nước, đun sôi trong khoảng 15 phút, rồi chia làm 3 lần, uống trong ngày.
Bài 5: Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ: Lấy mùi tàu, rau ngổ, cỏ mần trầu, mỗi thứ 20g, cùng với 10g cỏ sữa lá nhỏ, thái nhỏ, phơi khô. Cho tất cả vào nồi đổ 500ml nước sắc còn 150ml, uống sau bữa ăn tối. Dùng khoảng 5-10 ngày. Có thể nhắc lại liệu trình mới.
Những bài thuốc trên đã được kiểm chứng trong điều trị, xong do cơ địa của mỗi người khác nhau, đặc biệt đối với trường hợp mắc các bệnh mạn tính sẽ không đáp ứng trong điều trị. Do vậy cần đến cơ sở y tế để được bắt mạch kê đơn.
Hôi miệng và cách chữa trị
Cách chữa hôi miệng hiệu quả bạn nên biết
Bí quyết chữa hôi miệng đơn giản
Hôi miệng nặng -
Mẹo chữa hôi miệng an toàn mà hiệu quả
Hôi miệng khi mang thai
Hôi miệng vì sao?
Làm sao để hết hôi miệng
(ST)