Cách chữa bệnh viêm xong mũi hiệu quả nhấtBệnh viêm đa xoang rất hiếm khi gây tử vong, nhưng nó lại khiến người bệnh lúc nào cũng trong tình trạng nhức đầu, ngạt mũi, khó thở, s. t sịt hơi thở ra mùi hôi...
CÁCH CHỮA BỆNH VIÊM XOANG MŨI HIỆU QUẢ
Bệnh viêm xoang là gì ? Viêm xoang là một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, do viêm các xoang cạnh mũi - đa số bởi nhiễm trùng. Viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa, còn mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa.
Viêm xoang cấp tính theo thứ tự thường gặp là:
1. viêm xoang hàm,
2. viêm xoang sàng,
3. viêm xoang trán,
4. viêm xoang bướm,
5. viêm nhiều xoang một lúc
Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang
- Phổ biến nhất là do viêm mũi, do cảm, cúm, đôi khi do viêm họng, do răng. Ngoài ra có thể do tắm (nhảy cầu, lặn) do chấn thương, do áp lực thay đổi đột ngột khi đi máy bay do dị vật ở mũi...do biến chứng gây viêm xoang của các bệnh cúm, sởi, ho gà, viêm phổi do phế cầu khuẩn.
- Vi sinh vật gây viêm xoang cũng là những vi sinh vật gây viêm nhiễm đường hô hấp trên
Triệu chứng bệnh
Có tất cả 4 triệu chứng chính:
Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:
- Xoang hàm: nhức vùng má.
- Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
- Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
- Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.
Chảy dịch: Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.
Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới bị hay bị lâu năm, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn.
Nghẹt mũi: Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.
Điếc mũi
- Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
- Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi. Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.
- Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.
Lưu ý: Cần phân biệt với các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào buổi sáng hoặc khoảng 10h tối, thường có chảy dịch mũi trong suốt, không màu và nghẹt mũi.
Cách Điều trị
- Giữ nhiệt độ trong nhà vừa phải, xông mũi bằng hơi nước nóng, uống nước nhiều để làm loãng các chất tiết. Nếu viêm xoang do vi trùng, bác sĩ có thể cho bạn uống một đợt kháng sinh từ 10 - 14 ngày. Thuốc chống sổ mũi có thể giúp mủ và chất nhầy thoát ra, nhưng cũng phải cẩn thận khi dùng vì có thể gây hại nhiều hơn lợi khi làm khô mũi quá mức và các chất không thoát ra ngoài được.
- Kèm theo điều trị bằng thuốc, có thể dùng thuốc xịt Hadocrt-D 15ml, làm sạch nơi xịt thuốc, mở nắp bảo vệ, Dùng tay ấn vào nắp bình, xịt thử vào không khí đến khi được sương mù đồng đều, sau đó mới xịt vào mũi họng đồng thời hít nhẹ để thuốc đi sâu vào trong khoang mũi họng hoặc hơi nghiêng tai để thuốc vào trong.
Nội khoa
- Có thể dùng lá cây cứt lợn giã lấy nước, nhỏ vào mũi.
- Hoặc dùng nước muối sinh lý ngâm ấm 30 độ C + vài lát tỏi. Sau đó dùng xilanh (bỏ mũi kim) bơm vào mũi.(tác dụng đặc biệt, rất dễ chịu)
Việc quan trọng vẫn là tránh viêm mũi. Chúng ta không nên ở những nơi không khí bị ô nhiễm (bụi, khói, thuốc lá...). Nếu cơ thể bị dị ứng với một chất hay thức ăn nào đó, chúng ta hãy tránh xa. Ăn uống đầy đủ để có sức đề kháng. Vệ sinh thân thể, năng rửa tay, rửa mặt, không tắm ở nơi nước bẩn là những biện pháp phòng ngừa có hiệu quả.
Trường hợp viêm xoang mãn tính:
- Nếu ở nhóm xoang trước hầu như không khó chịu gì, không nhức đầu không chảy mũi, đôi khi mệt mỏi: có thể có triệu chứng xa nơi bệnh như ở đường tiêu hóa, phế quản, thận, khớp.
- Nếu ở nhóm xoang sau: bệnh nhân không chảy mủ, đôi khi phải đằng hắng do có dịch cuống họng, nhức mắt, đau nhức vùng gáy một số trường hợp bị mờ mắt do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.
Điều trị
- Điều trị viêm xoang không khó khăn lắm, chỉ cần bệnh nhân tuân thủ đúng liều thuốc, thời gian điều trị và lời khuyên của bác sĩ. Nên khám bệnh ở các cơ sở chuyên khoa, nếu tự ý dùng thuốc có thể gây nhờn thuốc hoặc gặp các tác dụng ngoại ý của thuốc gây hại đến sức khỏe.
- Nếu sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đờm xuống họng... Có thể dùng thuốc kháng sinh, kháng Histamine, giảm đau giảm xung huyết (như đối với Decolgen, Actifed... người cao huyết áp phải thật cẩn thận khi dùng), có thể dùng thêm thuốc xịt mũi, xông mũi tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.
Cần lưu ý gì để phòng ngừa bệnh viêm xoang?
- Đeo khẩu trang khi đi đường và đi làm công việc nhiều bụi bặm.
- Trước khi vào đợt viêm xoang, có thể ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không làm được, một số người đã ráy mũi, tuy đỡ khó chịu hơn nhưng dễ mang vi trùng vào và làm cho bệnh nặng thêm.
- Khám và điều trị sớm các biểu hiện ở mũi, họng... để tránh bị viêm xoang mãn tính.
- Không đi bơi khi đang đợt viêm mũi xoang.
- Không nên cố gắng hỷ mũi mạnh khi mũi không thông vì như vậy sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.
- Chỉ hỉ mũi ra, không hít ngược vào trong như trẻ nhỏ thường làm.
- Bệnh có thể lây lan vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.
- Để điều trị viêm xoang, ngoài việc dùng thuốc, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ có chỉ định xông mũi tại nhà. Bệnh nhân có thể mua dễ dàng dụng cụ xông mũi họng tại các nhà thuốc.
Cách xông mũi
- Nhỏ mũi bằng Rhinex hoặc Nasoline 3 - 4 giọt mỗi bên. Lưu ý không dùng quá 3 đến 5 ngày vì dùng các thuốc này lâu ngày dễ gây tình trạng viêm mũi do thuốc.
- 15 phút sau hỉ mũi sạch.
- Cho 200ml nước nóng và 4-5 giọt Melyptol vào dụng cụ xông mũi họng, sau đó úp mũi và miệng vào hút thở đều trong 10-15 phút.
- Mỗi ngày chỉ nên xông mũi 1-2 lần.
Bệnh này có thể chữa khỏi nếu bạn kiên trì điều trị. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.
CÁC BÀI THUỐC NAM CHƯA VIÊM XOANG MŨI
Bệnh viêm đa xoang rất hiếm khi gây tử vong, nhưng nó lại khiến người bệnh lúc nào cũng trong tình trạng nhức đầu, ngạt mũi, khó thở, sụt sịt hơi thở ra mùi hôi...
Bệnh viêm đa xoang rất hiếm khi gây tử vong, nhưng nó lại khiến người bệnh lúc nào cũng trong tình trạng nhức đầu, ngạt mũi, khó thở, sụt sịt hơi thở ra mùi hôi...
Bệnh viêm đa xoang, một loại bệnh rất thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là ở phụ nữ. Sau một đợt cảm cúm, hắt hơi sổ mũi hoặc viêm nhiễm đường hô hấp trên, dị ứng phấn hoa, hít phải khói thuốc lá ở những nơi không khí ngột ngạt... có thể bị viêm xoang sàng, xoang trán, xoang hàm hoặc xoang bướm. Tất cả các xoang là những hốc rỗng nằm trong khối xương mặt. Có nhiều phương pháp điều trị, ở đây đề cập về bài thuốc nam, từ các loại cây cỏ quanh ta, rất dễ tìm.
Vị thuốc bạch chỉ
Bài thuốc
Với viêm xoang, theo phác đồ điều trị y học cổ truyền dân tộc, có những bài thuốc nam tác dụng rất hay, đem lại kết quả khác nhau. Tuy nhiên, bệnh này cũng hay tái phát - việc tái phát nhanh, chậm tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh. Trước đây, sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về thuốc nam, bác sĩ - đại tá Nguyễn Văn Bôn, Chủ nhiệm khoa Đông y (Bệnh viện Quân y 13, Quân khu 5, tỉnh Bình Định) đã có bài thuốc dùng đạt kết quả trên nhiều bệnh nhân viêm đa xoang, hoặc viêm một xoang.
Bài thuốc nam gồm có 17 vị sau đây: bồ công anh, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, hạ khổ thảo, thạch hộc, tân di, cát cánh, phòng phong, bạch cương tàm, tan bạch bì, đại táo, huyền sâm (mỗi thứ 12 gr), sinh địa 10 gr, kinh giới, bạch chỉ (mỗi thứ 8 gr), cam thảo 6 gr, huyền thoác 5 gr. Cách sắc (nấu) như sau: cho các vị thuốc vào nồi (hay ấm sắc thuốc) cùng một lít nước, nấu còn lại 200 ml, dùng hết trong ngày. Trong khi uống thuốc trên phải kiêng khem các thứ như: thịt gà, vịt, cá nục, cá ngừ, mắm tôm, các chất tanh, rượu, bia, thuốc lá.
hia sẻ với anh em một phương pháp chữa bệnh viêm xoang, viêm mũi rất hiệu quả.
Mình có người thân bị viêm xoang đã lâu, đi bệnh viện hoài không khỏi, lâu lâu tái phát rất khó chịu. Cách đây vài tháng, có người chỉ cho một phương pháp chữa tri, theo cách này, đến nay bệnh gần như khỏi hẳn.
Đó là phương pháp dùng cây xương cá để xông mũi. Cây này còn gọi là cây xương khô hay cây giao, thường trồng làm cảnh.
Người chỉ cho mình phương pháp này là cô Phúc, ở quận 6. Cô đã từng áp dụng phương pháp chữa bệnh cho hàng ngàn người, đến nay gần như tất cả đều đã khỏe hơn rất nhiều. Nói chính xác là cô không chữa bệnh, mà chỉ cách cho mình tự chữa lấy, và cô cung cấp thuốc miễn phí.
Với tấm lòng nhân ái, cô cùng chồng và các bạn của cô, thường xuyên đi tìm cây thuốc, cung cấp cho người bệnh hoàn toàn miễn phí, theo mình biết thì khoảng 10 năm nay rồi. Ai có bệnh thì cô sẵn sàng giúp, và cung cấp cây thuốc giống để tự trồng, tự chữa bệnh và nhân rộng cây thuốc này.
Từ bản chất của bệnh viêm xoang, chúng ta thấy để chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm xoang thì phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
+ Chuẩn đoán chính xác bệnh: Đây là yêu cầu hiển nhiên, nhưng thực tế không dễ, cần phải có nhiều kinh nghiệm, nhiều bệnh có biểu hiện rất giống với bệnh viêm xoang, bản thân bệnh viêm xoang cũng có biểu hiện rất đa dạng, phong phú ( cùng 1 triệu chứng nhưng có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, ví dụ như triệu chứng nghẹt mũi có thể do rất nhiều yếu tố – sẽ phân tích ở dưới).
+ Làm sạch các hốc xoang: Bất cứ một phương pháp điều trị viêm xoang nào muốn đạt được hiệu quả thì trước hết phải đảm bảo làm sạch hoàn toàn các hốc xoang, phải dẫn lưu triệt để các dịch nhầy, dịch mủ ra ngoài.
+ Phải khôi phục hoàn toàn hoạt động của niêm mạc xoang: Đây là một yêu cầu rất quan trọng, nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang cũng xuất phát từ vấn đề niêm mạc, muốn khỏi được hoàn toàn bệnh viêm xoang cũng nằm ở vấn đề này. Dù có lấy sạch dịch mủ, nhầy bẩn trong các hốc xoang, nhưng nếu không khôi phục được hoạt động của niêm mạc xoang thì một quá trình tích tụ các dịch nhầy bẩn mới lại diễn ra, bệnh viêm xoang lại tái phát.
+ Lưu thông được đường thở: Để bệnh viêm xoang không bị tái phát sau điều trị thì mũi xoang bắt buộc phải thông thoáng. Người bị bệnh viêm xoang thường bị tắc nghẹt mũi, khó thở, nguyên nhân gây tắc nghẹt thì có nhiều (ví dụ như: nghẹt mũi do niêm mạc bị viêm, phù nề xung huyết, do vẹo lệch vách ngăn, do phì đại cuốn mũi, do pôlip mũi…). Tắc nghẹt mũi do niêm mạc phù nề, xung huyết, do dịch nhầy chảy xuống ứ lại thì có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc, còn nếu do các nguyên nhân cứng (vẹo lệch vách ngăn quá mức, pôlip mũi quá to, cuốn mũi quá phát…) thì phải kết hợp với các biện pháp ngoại khoa. Nếu người bệnh bị dị ứng mũi xoang thì cần phải phòng ngừa tốt bằng cách kiểm soát các nguyên nhân, yếu tố gây dị ứng.
Với bài thuốc gia truyền của Bảo Phúc, bệnh nhân bị viêm xoang mãn tính hoàn toàn có thể yên tâm điều trị và khỏi hoàn toàn trong khoảng thời gian khoảng 30 ngày, tuỳ mức độ bệnh. Bài thuốc chữa bằng phương pháp xông dựa trên khói thuốc và hơi nóng, vì vậy người bệnh cần kiên trì và quyết tâm xông thuốc.
Nguyên tắc chữa Viêm xoang của bài thuốc:
Do các hốc xoang đều thông với mũi, vì vậy khi xông, khói thuốc và hơi nóng có thể đi sâu vào tất cả các hốc xoang, và có tác dụng:
Kích thích cơ thể tự đào thải toàn bộ các dịch mủ viêm nhiễm ra ngoài.
Khói thuốc có tác dụng diệt trùng cao, chống viêm nhiễm, làm lành niêm mạc xoang, khôi phục hoạt động của xoang.
Giúp lưu thông đường thở, dần dần đưa xoang về trạng thái bình thường và bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.
Quý vị có thể xông thuốc vào bất cứ thời gian nào rảnh rỗi trong ngày.
Liều lượng: Mỗi ngày dùng hết 1 que thuốc.
Lần xông: Có thể chia làm 2 lần mỗi lần nửa que hoặc xông 1 lần cả que.
Thời gian xông 1 que thuốc: Khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Cách thức dùng thuốc hết sức đơn giản, có thể phân thành các bước theo trình tự như sau:
Bước 1: Chuẩn bị một chiếc ống hình phiễu, có thể là bằng bìa, hoặc bằng lá chuối.
Bước 2: Đốt que thuốc cho nó cháy đều.
Bước 3: Đặt đầu phiễu vào sát lỗ mũi, sau đó đưa que thuốc đang cháy vào bên dưới phiễu để khói thuốc và hơi nóng có thể xông lên vào trong mũi, hít thở bình thường để khói thuốc có thể đi sâu vào trong các hốc xoang. Ta có thể tuỳ ý điều chỉnh lượng khói cũng như mức độ nóng bằng cách đưa mồi thuốc lên cao hoặc xuống thấp.
Bước 4: Khi nước mũi và các dịch nhầy trong xoang thải ra ngoài người bệnh lau sạch và tiếp tục.
Bước 5: Cứ xông như vậy hết mũi bên này lại chuyển sang mũi bên kia.
Lưu ý:
1. – Khi xông thuốc tư thế ngồi bình thường, hít thở đều, không nên cúi sâu, không nên hít mạnh, sẽ làm cho khói thuốc đi xuống họng gây khó chụi.
2. – Trong quá trình xông thuốc 2 – 3 ngày đầu chưa quen nên người bệnh cảm thấy hơi khó chụi, dịch nhầy thải ra nhiều có thể làm mũi nghẹt, nhưng sau 4 – 5 ngày người bệnh sẽ cảm thấy mũi bắt đầu thông thoáng khô hơn do dịch nhầy tiết ra it đi.
3. – Trong quá trình xông khi dịch nhầy ra nhiều làm tắc mũi, người bệnh nhớ xì và lau hết dịch nhầy để khói thuốc có thể xông vào các hốc xoang, tránh để tắc mũi khói thuốc không xông vào được sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.
4. – Người bệnh cần kiên trì xông thuốc theo hướng dẫn, liên tục tránh ngắt quãng để đạt hiệu quả cao, bệnh viêm xoang sẽ mau chóng được chữa khỏi.
Chống chỉ định:
Bài thuốc của gia đình tôi được bào chế hoàn toàn bằng các nguyên liệu quý lấy từ tự nhiên, không ảnh hưởng tới sức khoẻ người dùng. Tuy nhiên chúng tôi khuyên không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 3 tuổi.
Tôi đã tự chữa viêm xoang mãn tính như thế nào?
Suốt 3 năm trời tôi khổ sở với căn bệnh viêm xoang. Mủ xanh mủ vàng nhiều đến nỗi tôi phải uống kháng sinh liên tục, chọc hút thường xuyên, thậm chí còn đi mổ lệch vách ngăn. Người bạn là bác sĩ từng bảo "bệnh của cậu không khỏi được".
Trong hành trình chữa viêm xoang của mình, tôi biết rằng rất nhiều người khác cũng đang trong tình trạng tương tự, tốn kém tiền của, thời gian và công sức vô cùng, nhưng bệnh vẫn ngày một nặng hơn. Do vậy tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình để mong nhiều người tránh được nỗi khổ ải như thế.
5 năm trước tôi bị một đợt viêm xoang cấp, và được kê kháng sinh. Đợt đó tôi khỏi nhanh chóng. Vài tháng sau, tôi bị lại, và cũng được kê loại kháng sinh ấy, nhưng lần này thời gian điều trị dài gần gấp đôi bệnh mới dứt.
Khoảng nửa năm sau, tôi bị một đợt nặng hơn, với rất nhiều mủ xanh, mũi nghẹt thở, mủ chảy cả xuống họng kéo theo viêm họng. Lần này, sau gần 2 tuần hút mủ, dùng thuốc Tây, bệnh vẫn chưa dứt. Tôi được khuyên nên rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý để loại bỏ mủ. Quả thực, phương pháp ấy khá hiệu nghiệm. Bệnh đã giảm đi nhiều, nhưng vẫn không khỏi.
Kể từ đó, thi thoảng viêm xoang lại tái phát, đặc biệt là khi nhiễm lạnh (nằm điều hòa lạnh hoặc đi xe máy trời mùa đông). Về sau, bệnh dần nặng hơn, rất dễ bị mủ xanh kèm theo ngạt thở, hắt hơi. Một năm tôi uống cả chục đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm, tiêu đờm và thuốc chống dị ứng, cả thuốc tăng miễn dịch, có đợt phải thay đến loại kháng sinh thứ 3 mà bệnh vẫn không dứt hoàn toàn. Cứ được vài ngày mũi trong là mủ xanh lại xuất hiện, ngạt mũi trở lại.
Tôi đã phải mua máy khí dung về nhà dùng thường xuyên, thậm chí còn đi mổ vẹo vách ngăn (bác sĩ cho rằng đây là một nguyên nhân khiến dịch mũi ứ đọng, dễ nhiễm khuẩn), đến cả nhà riêng bác sĩ để hút, chữa cho triệt để. Nhưng lúc nào trong mũi cũng có mủ, dù ít dù nhiều.
Tôi cũng uống kết hợp nhiều loại thuốc đông y, thảo dược được bán trên thị trường, nhưng kết quả không thấy là bao.
Những ngày đó tôi mệt mỏi, lo lắng vô cùng. Tiền bạc mỗi đợt cũng mất cả triệu, mà bệnh càng có dấu hiệu dai dẳng, không dứt. Một người bạn bác sĩ từng tuyên bố tôi bị viêm đa xoang mãn tính, không thể chữa khỏi được nữa. Đã có lúc tôi tuyệt vọng, nghĩ mình bó tay.
Cách đây gần 1 năm, tôi bị tái phát một đợt cấp, lần này sau 2 đợt thuốc không thấy đỡ, bác sĩ quyết định cho tôi dùng 3 loại kháng sinh kết hợp, cùng với thuốc nâng cao thể lực và nhiều loại thuốc khác, tổng giá trị đơn lên đến hơn 2 triệu đồng.
Cầm tờ đơn ra hiệu thuốc mà tôi như người mộng du, lo sợ và hoảng hốt nghĩ về số tiền, về tương lai sức khỏe của mình. May mắn tôi đã gặp người bán thuốc tốt bụng. Sau khi xem đơn của tôi, cô ấy bảo "anh ơi, nếu đã dùng các thuốc kia rồi, thì 3 thuốc này cũng vô tác dụng thôi. Tốt nhất anh hãy dừng ngay thuốc Tây lại, tự mình tập thể dục xem sao, để cơ thể tự khỏi thôi". Cô ấy động viên tôi rất nhiều, và kể về nhiều trường hợp đã không thể khỏi khi dùng Tây y như vậy.
Lời nói cương quyết của cô bán thuốc làm tôi như bừng tỉnh. Tôi thấy mình đã uống bao nhiêu thuốc Tây vào người nhưng cái khỏi chỉ là tạm thời, còn thể trạng thì ngày càng yếu đi. Giờ nếu có dừng thuốc thì bệnh cũng chỉ đến thế mà thôi.
Thế là từ hôm đó, tôi quyết định làm "cách mạng" với căn bệnh của mình.
Do mắc bệnh lâu ngày, đọc nhiều bài viết về bệnh viêm xoang, nên tôi hiểu một phần lý do khiến bệnh dai dẳng là do lớp niêm mạc mũi phù nề, ứ dịch lâu ngày, gây ngạt, gây viêm nhiễm. Như thế, chỉ cần giữ cho mũi thông thoáng thì chắc chắn viêm nhiễm sẽ giảm, do không còn dịch ứ đọng.
Hiểu như thế nên bắt đầu từ đó buổi sáng, tôi dậy chạy bộ 10-15 phút ở công viên sau nhà, leo cầu thang 5 tầng và đi bộ bất cứ lúc nào có thể. Dần dần, cường độ chạy bộ, đi bộ được nâng lên. Buổi tối dù muộn, tôi cũng cố chạy nhẹ hoặc đi bộ 10 phút trước khi đi ngủ, để mũi thông thoáng.
Sau mỗi lần chạy bộ, mũi thông thoáng như vừa có ai gột rửa sạch, cảm giác rất dễ chịu, và nếu lúc nào ngạt trở lại, tôi lại đứng lên đi bộ hoặc chạy nhẹ, kết hợp xoa nóng cánh mũi đến khi mũi thông trở lại mới thôi. Chỉ sau vài ngày, tôi phát hiện ra chứng ngạt mũi kinh niên đã giảm đi lúc nào không biết.
Sau khoảng 2 tuần, bệnh xoang của tôi đã có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt, có hôm hầu như không còn mủ nữa. Nhưng dịch thì vẫn còn, chưa dứt hẳn. Tôi thử bỏ luôn không rửa mũi thường xuyên bằng nước muối nữa, vì nghĩ rằng khi các vết thương đã gần khỏi, thì rửa mũi liên tục sẽ làm cho nó loét lại, không có cơ hội tự lành.
Mỗi khi ngạt mũi, tôi dùng thêm tinh dầu để xông (loại có bạc hà, quế, hồi, đinh hương..., có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm tại chỗ). Cách xông này rất hiệu quả, vừa giảm ngạt, vừa sát trùng luôn cả đường mũi họng. Tôi cũng tăng cường ăn uống, đặc biệt là các loại quả giàu vitamin C, giữ cho tinh thần thoải mái.
Sau gần một tháng tự điều trị, "đợt xoang cấp" kéo dài cả năm của tôi đã hết lúc nào không rõ. Nhưng tôi vẫn duy trì đều đặn chế độ luyện tập ấy. Chừng một tháng sau, xoang tái phát trở lại, nhưng nhanh chóng khỏi sau 3 ngày nỗ lực của tôi. Khoảng 3 tháng sau nữa tôi cũng bị thêm một đợt khác, nhưng lần này nhẹ hơn nhiều, và chỉ sau 2 ngày đã hết sạch mủ.
Gần 8 tháng nay tôi không còn phải uống thuốc gì nữa. Mỗi khi hơi ngạt mũi là tôi chạy - đi bộ nhiều hơn, kết hợp xông tinh dầu và xoa mũi. Tôi cũng hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh trở lại như luôn giữ ấm cơ thể, giữ ấm chân, súc miệng nước muối ấm sáng và tối (nếu bệnh tái phát thì súc miệng nhiều hơn). Đi ngoài đường lúc nào tôi đeo khẩu trang, và về giặt, thay ngay. Tôi cũng tránh xa chỗ bụi bặm hết mức có thể, vì hiểu rằng chỉ cần một chút bụi bẩn cũng đủ kích thich gây viêm trở lại.
Sau gần 1 năm, giờ đây bệnh xoang đã không còn ám ảnh tôi nữa, và tôi cũng không còn sợ hãi nếu nó xuất hiện trở lại, bởi đã có cách trị của riêng mình. Điều mà tôi rút ra được sau hơn 3 năm đi chữa xoang khắp nơi là mình phải tự mình nâng cao đề kháng cho cơ thể, có như vậy tự khắc bệnh sẽ rút lui, còn nếu trông chờ vào thuốc thì sẽ chỉ tiền mất, tật thêm mang mà thôi.
Bệnh xoang mũi và cách chữa trị
Bài thuốc dân gian chữa viêm xoang
Điều trị viêm xoang
Tìm hiểu về bệnh viêm xoang mũi
Tác dụng chữa bệnh của cây giao
Tác dụng chữa bệnh của cây mướp
Viêm xoang hàm mãn tính
Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng
(ST)