Chữa viêm xoang mũi dị ứng hiệu quả thật bất ngờ. Tùy theo từng thể bệnh mà có phương cách điều trị thích hợp. Với các trường hợp nhẹ có thể dùng nước mật gừng, bột ké đầu ngựa, không nên ăn các loại quả mọng nước như lê, cà chua, nho, mận, táo …
Chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả theo Đông y
Tùy theo từng thể bệnh mà có phương cách điều trị thích hợp. Với các trường hợp nhẹ có thể dùng nước mật gừng, bột ké đầu ngựa, không nên ăn các loại quả mọng nước như lê, cà chua, nho, mận, táo …
Dị ứng là tình trạng của cơ thể phản ứng lại với một chất lạ nào đó từ bên ngoài xâm nhập vào. Chất lạ đó được gọi là tác nhân dị ứng hay dị ứng nguyên. Có rất nhiều dị ứng nguyên trong môi trường sống của chúng ta như: phấn hoa, bụi (nhất là bụi nhà có chứa lông thú, lông chim, các mảnh vụn li ti từ chiếu, gối, mền, thảm, nệm, hoặc cái loại côn trùng rất nhỏ), các chất hoá học có mặt trong không khí (khói xăng dầu, khói nhà máy, khói bình xịt…).
Ké đầu ngựa trị viêm mũi dị ứng hiệu quả. Ảnh: hongngoc
Các chất này không gây ra những triệu chứng rõ rệt nhất thời đối với người bình thường. Nhưng với những người mẫn cảm dị ứng, thì chúng tạo ra nhiều triệu chứng như chảy nước mũi trong, hắt hơi, tắc mũi, mũi đau rát, ngứa, nổi mề đay… Nếu tái đi tái lại nhiều lần sẽ tạo điều kiện cho một số bệnh nhiễm khuẩn phát sinh. Viêm mũi dị ứng chính là một phản ứng của cơ thể với dị ứng nguyên nói trên.
Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh thường có liên quan đến các yếu tố sau :
- Yếu tố di truyền : Thường do cả cha lẫn mẹ, nhưng người ta cho rằng người mẹ dễ truyền lại bệnh cho con nhiếu hơn.
- Yếu tố thực phẩm : Một số thực phẩm như sữa, trứng, tôm, cua, cá, thịt bò thịt gà, đậu phụng…cũng có thể gây dị ứng.
- Yếu tố thời tiết : Thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường, ẩm thấp, cũng có thể gây bệnh.
- Một số thay đổi về nội tiết, chuyển hóa, cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Người ta dễ nhầm lẫn viêm mũi dị ứng với cảm lạnh, cúm hay các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.
Bệnh cảm, cúm có thể hết trong một tuần, trong khi viêm mũi dị ứng lại kéo dài nhiều tuần, có khi hàng tháng, nếu người bệnh cứ tiếp tục tiếp xúc với các dị ứng nguyên. Việc chẩn đoán, điều trị và và phòng ngừa viêm mũi dị ứng là điều gây ra nhiều khó khăn cho các thầy thuốc, cả hiện đại lẫn cổ truyền.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu về dị ứng đã khuyến cáo rằng nếu các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên thường xảy ra lặp đi lặp lại (như cảm lạnh, đau họng, nhiễm trùng tai giữa, viêm xoang mũi v.v…) có thể là một dấu hiệu của bệnh dị ứng mà chưa được phát hiện. Và nếu trẻ nhỏ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hơn 6 lần mỗi năm, hoặc là trẻ em tuổi đi học và người lớn bị hơn 3 - 4 lần mỗi năm, cần được lượng giá về dị ứng. Điều quan trọng nhất là tìm cho được dị ứng nguyên. Nhiều người đã hết bệnh sau khi thay đổi môi trường sống.
Y học cổ truyền quan niệm rằng mũi là cửa ngõ của phổi, nếu chức năng của mũi bình thường, thì con người phân biệt được các mùi, thở hít được thông suốt. Khi phế khí hoặc nguyên khí của cơ thể bị suy yếu, hay khi phế bị các loại phong tà độc bên ngoài xâm phạm vào, thường phát sinh bệnh mũi.
Mũi là khiếu của phế, nên khi có các triệu chứng ở mũi tức là phế có bệnh, và có liên quan đến hai tạng tỳ và thận. Bởi phế khí đầy đủ là nhờ có tỳ khí phân bố, và thận lại là gốc của khí; cho nên khi tỳ khí và thận khí bị suy hư thì tân dịch cũng ngưng trệ khiến nước mũi chảy ra nhiều. Như vậy, khí của tạng phế, tỳ, thận bị suy hư, cũng là nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng.
Do đó, cách xử trí trong chữa trị viêm mũi dị ứng là vừa tăng cường chức năng hoạt động của các tạng tỳ, phế, thận (bổ tỳ, bổ phế, bổ thận, tập luyện khí công, dưỡng sinh, điều tiết việc ăn uống…), vừa tránh tiếp xúc với các loại phong tà độc. Hoặc dùng các loại thuốc có tác dụng bổ tỳ, phế, thận kết hợp tác dụng khu phong, tán hàn, giải độc. Tốt hơn hết là nên thường xuyên rèn luyện thể chất, nâng cao sức đề kháng để thích nghi được với các yếu tố gây bệnh.
Đông y còn phân biệt chứng hư hay chứng thực để điều trị. Chứng thực thường có hai thể phong hàn và phong nhiệt. Chứng hư thường do phế khí hư, tỳ khí hư hoặc thận dương hư.
Tùy theo từng thể bệnh mà có phương cách điều trị thích hợp
1. Thể phong hàn phạm phế
- Triệu chứng: Mũi ngứa, hắt hơi từng đợt, nước mũi chảy nhiều, trong, tăng lên khi bị cảm gió lạnh, nghẹt mũi, người ớn lạnh, sợ lạnh.
- Phép trị : Sơ phong, tán hàn, thông khiếu (bằng những loại thuốc có vị cay, tính ấm, nóng).
- Bài thuốc : Thương nhĩ tử (ké đầu ngựa ) 12g, quế chi 4-6g, bạch chỉ 8-10g, kinh giới 8-10g, bèo cái 10-12g (chỉ lấy lá, bỏ rễ), thông bạch (hành trắng ) 6-8g, gừng tươi 4-6g, mã đề 8-10g, đại táo 3 quả. Nấu với 600 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống ấm trước bữa ăn .
2. Thể phong nhiệt phạm phế
- Triệu chứng: Mũi ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi vàng nhẹ, nghẹt mũi, khứu giác bị giảm, gặp trời nóng thì chảy mũi liên tục kèm phát sốt, nhức đầu, ra mồ hôi.
- Phép trị : Tán phong thanh nhiệt, thông khiếu (bằng thuốc có vị cay, tính mát ).
- Bài thuốc : Kim ngân hoa 12-16g, ké đầu ngựa 12g, bồ công anh (hoặc sài đất) 12g, lá dâu tằm 8-10g, rau diếp cá 10-12g, cúc tần 8-10g, mã đề 8-10g, cam thảo nam 8-10g, bạc hà 6-8g, kinh giới 8-10g. Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống thuốc nguội.
3. Thể phế, tỳ khí hư
- Triệu chứng : Mũi ngứa, nhức, hắt hơi nhiều, nước mũi trong, chảy nhiều, khi gặp lạnh hoặc khi gặp dị ứng nguyên thì bệnh phát, tái phát liên tục kèm theo tình trạng thở ngắn hơi, khó thở, người mệt mỏi, không có sức.
- Phép trị : Ích phế cố biểu, bổ khí thông khiếu.
- Bài thuốc : Đẳng sâm 12g, rễ đinh lăng 12g, kinh giới 10-12g, bạch chỉ 8-10g, bạc hà 8-10g, mã đề 8-10g, ý dĩ (sao) 12g, đậu ván (sao) 12g, ké đầu ngựa 12g, ngũ vị tử 6g. Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Hoặc dùng bài thuốc sau : Đậu ván 12g, đinh lăng 12g, vỏ trái sầu riêng 10g, ké đầu ngựa 12g, kinh giới 8g, bèo cái 12g, kim ngân hoa 8g, lá lốt 8g, cam thảo nam 8g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Trường hợp cơ thể có tình trạng thận dương hư, thì có thể gia thêm một số vị thuốc có tác dụng bổ thận như: ba kích, quế chi, cốt toái bổ, thố ty tử (hạt tơ hồng ), trinh nữ tử (hạt mắc cở ), câu kỷ tử, …mỗi thứ 10-12g.
Một số vị thuốc Nam thường được dùng chữa viêm mũi dị ứng là bèo cái, còn gọi là bèo ván, bèo tai tượng, ké đầu ngựa, còn gọi là thương nhĩ tử, kim ngân hoa, kinh giới, lá lốt...
Khi bị viêm mũi dị ứng, nếu cơ thể còn có sức, không có tình trạng cơ thể suy yếu thì có thể dùng một trong các bài thuốc đơn giản:
- Bột ké đầu ngựa : Lấy quả ké đầu ngựa 500g, thu hái khi già nhưng chưa ngả màu vàng, phơi hoặc sấy thật khô, sao vàng cho xém các gai nhỏ rồi tán thành bộ mịn. Ngày uống 6 – 12g, chia làm 2 lần trước bữa ăn, uống với nước ấm (theo các tài liệu cổ thì uống ké đầu ngựa phải kiêng ăn thịt heo).
- Sirô bèo cái : Lấy khoảng 250g bèo cái tươi (thu hái tốt nhất vào mùa hạ), rửa thật sạch, bỏ rễ và lá vàng úa, giã nát vắt lấy nước, lọc qua gạc. Nước bèo cái pha với sirô để uống trong ngày.
Theo một công trình nghiên cứu về khả năng chống dị ứng của bèo cái của Trường Đại học Dược Hà Nội (Kỷ yếu công trình dược. NXB Y học 1978), dùng bèo cái tươi với liều 200g/ ngày trong 1 – 2 tháng không thấy có tác dụng phụ nào xảy ra. Cần phân biệt bèo cái với bèo tây (lục bình, bèo Nhật Bản).
- Nước mật gừng : Gừng tươi 30g, bèo cái tươi 100 – 120g, hai thứ rửa sạch, giã nát, hoà với nước lọc lấy 150 – 200ml nước cốt. Trộn đều với mật ong 20g, đun sôi. Chia làm 3 lần uống lúc đói, uống với nước ấm.
- Thực trị : Nên ăn yaourt, hành tây, các loại rau thơm gia vị (kinh giới, tía tô, bạc hà, húng quế, ngò gai, lá đinh lăng…), ngũ cốc còn lứt (chưa xát, chứa nhiều selenium) sẽ giúp ngăn ngừa dị ứng. Không nên ăn các loại quả mọng nước như lê, dưa leo, cà chua, nho, mận, táo … Không uống nước đá lạnh hoặc các thức uống ướp quá lạnh…
3 bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Căn bệnh này cực kỳ khó chịu và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Hễ gặp phải tác nhân gây dị ứng hoặc cứ đến thời tiết bất lợi là bệnh nhân lại lên cơn sụt sịt. Một số bài thuốc Đông y có thể làm giảm triệu chứng này.
Viêm mũi dị ứng do những nguyên nhân ngoại lai gây ra mà con đường xâm nhập chủ yếu là mũi. Có thể chia bệnh làm hai nhóm chính: theo mùa và quanh năm. Nhóm bệnh theo mùa thường xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa hè hàng năm; thời điểm mắc bệnh này gần như đã trở thành quy luật. Nhóm bệnh quanh năm thường xuất hiện do những dị nguyên mà bệnh nhân gặp phải gây ra như khói bụi...
Một số bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng đơn giản:
- Bệnh do phong hàn phạm phế (chảy nước mũi trong): Quế chi 6 g, cam thảo 4 g, gừng 4 g, tang bì 10 g, bạch chỉ 12 g, tế tân 6 g, phòng phong 12 g, kinh giới 10 g. Sắc uống.
- Bệnh do phong nhiệt phạm phế (nước mũi đục): Ngưu bàng tử, cúc hoa, tang diệp, cát căn mỗi thứ 12 g; bạc hà 6 g, thuyền toái 6 g, cam thảo 4 g. Sắc uống.
- Bệnh lâu ngày (phế khí hư): Hạnh nhân, rễ cây bách bộ, cát cánh, nhân sâm mỗi thứ 6 g; tang bì (vỏ rễ cây dâu), đẳng sâm, hoàng kỳ, hoài sơn, bạch truật mỗi thứ 12 g. Sắc uống.
NHỮNG BÀI THUỐC DÂN GIAN
Viêm xoang là một bệnh rất khó chịu, Nó gây ra những ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người mắc bệnh. Tham khảo được một bài thuốc đơn giản, mình post lên để các bạn nào mắc bệnh làm thử nhé:
Xông hoa cứt lợn chữa viêm xoang
Xin đóng góp 1 phương pháp mà bản thân tôi đã trải qua. Tôi bị xoang hơn 2 năm, thậm chí trời chỉ thay đổi thời tiết chút ít là tôi bị, mà bị là liền mấy ngày luôn rồi lại phải thuốc mới đỡ, nhưng kể cả đỡ xong mà thay đổi thời tiết là lại bị rất khó chịu. Tình cờ được một anh em cùng công ty bầy mẹo gia truyền bằng cách dùng cây hoa cứt lợn (cây hoa cứt lợn có hoa mầu trắng, tím) đun lên để xông (còn gọi là cây hoa ngũ sắc). Cây này giờ hơi khó kiếm ở thành phố nhưng ven ô thì đầy, nếu không thì ra mua ở chợ người ta cũng có bán.
1. Kiếm hoặc mua hoa cứt lợn (nhớ là cây tươi nhé) về rửa sạch để cả cây hoa lá đun chín lên, nếu cây dài quá thì gập đôi lại.
2. Chờ cây ngấm ra nước khoảng 5phút.
3. Cho ra 1 cái cốc to loại uống bia (loại to) cả nước cả cây, nếu cây dài quá có thể gập ép xuống.
4. Lấy cái tờ giấy sạch cuộn thành cái phễu, một đầu vừa cái lỗ cốc, một đầu vừa 2 cái lỗ mũi.
5. Chấp nhận nóng để hít lên (tất nhiên đừng để bỏng lỗ mũi) cứ như thế cho đến khi nguội không còn nóng nữa thì lại đổ vào nồi đun chín lần thứ 2 rồi làm lại như trên lần nữa rồi bỏ đi.
6. Cố gắng làm ngày 2 lần không thì một lần trong vòng 10 ngày liền không được nghỉ ngày nào, kể cả thấy dấu hiệu đỡ không bị xoang nữa. Nếu ngày làm 1 lần thì nên vào buổi tối (như tôi). Nếu bệnh lâu năm có thể làm khoảng 10 - 20 ngày.
Lưu ý các bạn nên làm vào thời điểm lạnh và bị xoang liên tục. Tôi mong các bạn thử 1 lần và nếu khỏi thì không cần câu cám ơn mà hãy nói cho những người khác nữa biết về bài thuốc này (vì tôi rất sợ suốt hơn 2 năm trước đó với bệnh xoang).
Sắc cây hoa 'cứt lợn' chữa viêm xoang
Tôi bị viêm xoang mãn tính, chữa trị với rất nhiều loại thuốc khác nhau nhưng không khỏi, cho tới khi có một người hàng xóm chỉ cho tôi cách chữa rất hiệu quả mà nay tôi đã khỏi được bệnh đó. Tôi không biết theo tên thuốc nam thì gọi là cây gì, nhưng người Thái Bình quê tôi vẫn gọi đó là cây hoa "Cứt Lợn". Cây này mọc rất nhiều ở mọi nơi, lá rất lắm lông và có hai loại. Một loại hoa tím và một loại hoa trắng. Hoa tím chữa bệnh viêm xoang rất hiệu quả, nếu không thì dùng loại hoa trắng cũng được, hiệu quả thì không bằng loại hoa tím được nhưng vẫn chữa khỏi được bệnh viêm xoang. Lấy cây hoa đó sao vàng rồi sắc nước uống. Nếu không thì phơi khô cũng được. Sắc lấy nước rồi uống thay nước mình uống hằng ngày thời gian càng lâu càng tốt. Nếu uống trong thời gian 5 tháng liên tục chắc chắn bệnh viêm xoang sẽ khỏi và loại nước đó ai uống cũng được. Nếu muốn nước đó ngon hơn thì cho thêm một ít cam thảo nam vào. Tôi mong các bạn mắc bệnh này chóng khỏi.
Chữa viêm xoang bằng nấm mèo và đường phèn
Nấm mèo: 5 cái
Đường phèn: 1 viên cỡ đầu ngón tay cái.
Cách làm: Nấm ngâm, cạo rửa sạch, cắt nhỏ, bỏ vào chén chưng cách thuỷ chung với đường phèn khoảng 15 phút. Nếu bạn không có thời gian có thể bỏ vào nồi cơm lúc sôi cũng được. Mỗi ngày ăn 1 chén như thế trong thời gian khoảng 30 ngày hoặc hơn tuỳ bệnh nặng nhẹ. Tuần đầu bệnh có vẻ nặng hơn (nhức đầu hơn), sau đó thì giảm hẳn và khỏi. Riêng cá nhân tôi, 4 năm sau mới tái lại và tôi tiếp tục làm như vậy 1 tuần là khỏi bệnh.
CÁCH CHỮA BỆNH VIÊM XOANG BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Lương y VÕ HÀ
Theo y học cổ truyền, viêm xoang mãn tính là một dạng hư hỏa. Do đó, điều trị viêm xoang không chỉ nhằm giải quyết việc viêm nhiễm tại chỗ mà chủ yếu là phải bổ âm để tàng dương.
TRIỆU CHỨNG
Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở một hoặc nhiều khoang rỗng nằm trong khối xương mặt có liên quan chặt chẽ đến hốc mũi. Về mặt bệnh học, người ta phân biệt các xoang làm hai nhóm. Nhóm xoang trước gồm xoang trán, xoang hàm và xoang sàng trước, có các lỗ thông đổ ra khe mũi giữa. Nhóm xoang sau gồm các xoang sàng sau và xoang bướm, có lỗ thông ra khe mũi trên. Mặt trước của xoang bướm còn có hai lỗ nhỏ thông xuống vòm họng.
Bình thường, những chất xuất tiết sinh lý hoặc bệnh lý trong xoang được tháo ra ngoài thông qua lỗ thông mũi xoang. Khi ta bị cảm cúm, các xoang trở nên viêm tắc, phù nề và ngăn trở khả năng thông tháo dịch nhầy ra mũi. Điều này dẫn đến sung huyết mạch máu xoang và nhiễm trùng xoang. Do đó cảm cúm hoặc viêm mũi dị ứng kéo dài nếu không được điều trị thích hợp sẽ dễ dẫn đến viêm xoang, nhất là những trường hợp mũi có cấu tạo bất thường.
Hai dấu hiệu chủ yếu của viêm xoang là đau nhức và tăng tiết dịch mũi. Nhức đầu, căng nặng đầu từng cơn hoặc thường xuyên xảy ra ở vùng xoang bị viêm. Dịch tiết chạy xuống họng hoặc ra mũi. Dịch mũi thường đặc, vàng hoặc xanh, đôi khi có cả máu, chứ không trong và loãng như dịch mũi ở chứng cảm cúm thông thường.
ĐIỀU TRỊ
Việc điều trị viêm xoang mãn tính phải nhằm vào hai yêu cầu: Bổ thận âm và Nạp khí về thận. Đối với những trường hợp viêm xoang cấp, hoặc khi có những triệu chứng sưng nhức khó chịu hay bội nhiễm do phong nhiệt cần giải tỏa gấp, có thể dùng thêm các biện pháp tiêu viêm, tiêu độc hoặc khu phong bài nùng. Tuy nhiên, những phương dược điều trị triệu chứng chỉ là phụ và tạm thời. Bệnh kéo dài chừng nào thì âm hư càng nặng, càng phải chú trọng đến gốc ở thận. Khi sự cân bằng âm dương đã được thiết lập, hỏa sẽ tự yên vị. Mặt khác khi chính khí đã vững, sức đề kháng vươn lên, tà khí sẽ tự lui.
CÁC BÀI THUỐC
Lục vị địa hoàng
Lục vị là một cổ phương căn bản và thông dụng trong y học cổ truyền để bổ Thận âm. Gọi là lục vị vì bài thuốc gồm sáu vị. Để nạp khí về thận, Hải Thượng Lãn Ông thường dùng thêm ba vị: Mạch môn, ngũ vị; Ngưu tất. Mạch môn làm mát phế vị; Ngũ vị liễm phế, cố thận; Ngưu tất giáng khí, dẫn thuốc về thận. Ngoài ra, vì là bệnh lâu ngày nên dùng thêm cao Ban long, là loài huyết nhục hữu tình để tăng hiệu quả. Cao Ban long là một vị thuốc bổ âm mạnh được chế từ sừng hươu nai. Như vậy, một bài thuốc lục vị gia giảm để trị viêm xoang có thể bao gồm:
Thục địa 16g
cao Ban long 8g
hoài sơn 8g
mạch môn 8g
sơn thù 8g
ngũ vị 6g
đơn bì 6g
ngưu tất 8g
trạch tả 4g
bạch phục linh 4g
Lần thứ nhất, đổ ba chén nước, sắc còn một chén. Lần thứ hai, đổ hai chén nước, sắc còn nửa chén. Hòa chung hai lần nước thuốc lại, chia uống hai hoặc ba lần trong ngày. Hâm nóng trước khi uống. Có thể dùng liên tục từ 10-15 thang.
Một số người không tiện 'sắc thuốc' thì có thể dùng lục vị hoàn mua sẵn ở thị trường Đông dược. Trường hợp này dùng thêm cao Ban long bằng cách cắt nhỏ nấu cháo hoặc hấp cơm để ăn.
Bổ âm tiếp dương
Ở những người lớn tuổi, viêm xoang thường phối hợp với nhiều chứng bệnh mãn tính khác khiến cơ thể suy nhược, ăn kém, thở yếu, hay mệt..., biểu hiện của cả khí huyết âm dương đều kém. Những trường hợp này nếu bổ khí không khéo có thể làm tăng khí nghịch, nếu bổ âm đơn thuần có thể làm ngưng trệ Tỳ Vị; Mà khi Tỳ Vị đã trệ thì thuốc gì cũng khó được chuyển hóa. Do đó cần sử dụng thêm các vị thuốc cam, ôn như nhân sâm, hoàng kỳ, bạch truật, can khương để tiếp dương xen kẽ với bổ âm. Với cách điều trị này, khi âm đã vượng lên một phần thì dương cũng tiến được nửa phần. Từng bước nâng lên mà vẫn bảo đảm không làm chênh lệch thái quá sự cân bằng giữa âm và dương. Bàn về cách tiếp dương trong bổ âm, Hải Thượng Lãn Ông đã ghi lại một phương thuốc rất có giá trị là 'Bổ âm tiếp phương dương'.
Thục địa 120g,
bố chính sâm 60g,
bạch truật 40g.
can khương 12g (sao đen tẩm đồng tiện),
bạch thược 20g (sao đen tẩm đồng tiện),
Đây là một thang đại dược, phân lượng lớn, sắc đặc chia làm nhiều lần uống trong ngày. Thục địa là vị chủ lực để bổ âm. Điểm đặc biệt của phương thang bổ âm này là gồm cả Sâm, Khương, Truật để bổ Tỳ Vị bằng cách sao đen và tẩm đồng tiện 2 vị can khương và bạch thược. Cách bào chế này vừa làm dịu sức nóng của can khương, vừa giáng hư hỏa và dẫn thuốc về thận nhằm tiếp dương khí cho Tỳ Vị đủ sức chuyển hóa thục địa, mà lại không kích động hư hỏa.
Với những đợt viêm mũi và viêm xoang cấp tính hoặc viêm mũi phát triển do phong nhiệt, có thể dùng những bài thuốc sau, thiên về khu phong tiêu độc:
Hoàng liên giải độc thang
Hoàng liên 12g, bạc hà 8g, hoàng cầm 12g, hoàng bá 12g, chi tử 4g. Đổ ba chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.
Ma hoàng thương nhĩ tử thang
Ma hoàng 12g,
tân di hoa 8g,
khương hoạt 12g,
thương nhĩ tử 12g,
kinh giới 6g,
phòng phong 12g,
cam thảo 4g.
Đổ ba chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.
Thanh không cao
Khương hoạt 12g,
xuyên khung 4g,
phòng phong 12g,
bạc hà 4g,
hoàng cầm 8g,
cam thảo 6g,
hoàng liên 4g.
Đổ 3 chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.
Điều trị không dùng thuốc
Có không ít trường hợp viêm xoang dai dẳng nhiều năm, tái đi tái lại sau nhiều lần điều trị khiến người bệnh nghĩ mình sẽ phải sống chung với bệnh suốt đời. Sau đó, vì những lý do khác nhau (chẳng hạn để điều trị một bệnh khác hoặc để tăng cường sức khỏe), người bệnh gia nhập một nhóm tập dưỡng sinh. Điều không ngờ là sau vài tháng, người bệnh chợt nhận ra những triệu chứng khó chịu của viêm xoang đã tự biến mất. Kết quả này không có gì lạ nếu ta hiểu rằng, tất cả những phương pháp dưỡng sinh, ngoài tác dụng nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng - thì hiệu ứng sớm nhất, trực tiếp nhất mà người tập đạt được là sự thư giãn, an tĩnh. Y học hiện đại cho rằng sự an tĩnh có thể điều hòa được thần kinh giao cảm, phục hồi tính tự điều chỉnh vốn có của hệ thần kinh trung ương, qua đó điều hòa nội tiết và cải thiện hoạt động của cơ quan. Điều hòa thần kinh giao cảm cũng có vai trò cân bằng hai yếu tố âm và dương trong cơ thể. Hơn nữa, theo quy luật 'Thần tĩnh tất âm sinh', sự thư giãn và nhập tĩnh có tác dụng sinh âm và bổ âm. Ngoài ra, hầu hết các bài tập dưỡng sinh từ tư thế, động tác đến ý thức như thượng hư hạ thực, hư kỳ tâm thực kỳ phúc… giúp cứng chắc phần hạ bộ, buông lỏng phần vai, mang trung tâm lực của cơ thể dồn xuống hạ tiêu đều nhằm làm cho khí trầm Đan điền, chính là yêu cầu dẫn hỏa quy nguyên hoặc nạp khí về Thận để trừ hư Hỏa trong việc điều trị viêm xoang. Do đó, việc kiên trì tập luyện đúng phương pháp các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, khí công, ngồi thiền… cũng là những cách điều trị hiệu quả đối với bệnh viêm xoang mãn tính.
CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM XOANG MŨI DỊ ỨNG
Chúng thường có các triệu trứng biểu hiện ra bên ngoài như :
1. Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm
a. Xoang hàm: nhức vùng má.
b. Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
c. Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
d. Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.
2. Chảy mũi:
a. Viêm dị ứng: chảy mũi trong rất nhiều.
b. Viêm do vi khuẩn: chảy mũi đục, có khi như mủ.
Viêm các xoang trước, chảy ra mũi trước.
Viêm các xoang sau, chảy vào họng.
3. Nghẹt mũi:
Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.
4. Ngứa mũi:
Dị ứng mũi xoang.
5. Điếc mũi:
Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi.
Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.
Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.
Vậy. Điều trị viêm xoang như thế nào ?
- Điều trị viêm xoang không khó khăn lắm, chỉ cần bệnh nhân tuân thủ đúng liều thuốc, thời gian điều trị và lời khuyên của bác sĩ. Nên khám bệnh ở các cơ sở chuyên khoa, nếu tự ý dùng thuốc có thể gây nhờn thuốc hoặc gặp các tác dụng ngoại ý của thuốc gây hại đến sức khỏe.
- Nếu sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đàm xuống họng...Bạn không muốn uống thuốc có thể sử dụng Thuốc xịt tai mũi họng Hadocort D 15ml (Thuốc có bán tại tất cả các hiệu thuốc trên toàn quốc).
Công dụng : Điều trị các bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, ngạt mũi, sổ mũi. Viêm họng cấp và mãn tính. Viêm tai giữa, tai trong. Chống viêm, giảm phù nề xung huyết trong các bệnh tai mũi họng. Êm dịu không kích ứng.
Liều dùng : Dùng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi, ngày xịt 3-4 lần, cách nhau 3-4 giờ.
Cách dùng : Làm sạch nơi định xịt thuốc. Mở nắp bảo vệ. Dùng tay ấn vào nắp bình, xịt thử vào không khí đến khi được sương mù đồng đều, sau đó mới xịt vào mũi họng đồng thời hít nhẹ để thuốc đi sâu vào trong khoang mũi họng hoặc hơi nghiêng tai để thuốc vào trong.
Một số điều cần lưu ý để phòng ngừa bệnh viêm xoang ?
- Đeo khẩu trang khi đi đường và đi làm công việc nhiều bụi bặm.
- Trước khi vào đợt viêm xoang, có thể ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không làm được, một số người đã ráy mũi, tuy đỡ khó chịu hơn nhưng dễ mang vi trùng vào và làm cho bệnh nặng thêm.
- Khám và điều trị sớm các biểu hiện ở mũi, họng... để tránh bị viêm xoang mãn tính.
- Không đi bơi khi đang đợt viêm mũi xoang.
- Không nên cố gắng hỷ mũi mạnh khi mũi không thông vì như vậy sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.
- Chỉ hỉ mũi ra, không hít ngược vào trong như trẻ nhỏ thường làm.
- Bệnh có thể lây lan vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.
- Để điều trị viêm xoang, ngoài việc dùng thuốc, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ có chỉ định xông mũi tại nhà. Bệnh nhân có thể mua dễ dàng dụng cụ xông mũi họng tại các nhà thuốc.
Bệnh xoang mũi và cách chữa trị
Bài thuốc dân gian chữa viêm xoang
Điều trị viêm xoang
Tìm hiểu về bệnh viêm xoang mũi
Tác dụng chữa bệnh của cây giao
Tác dụng chữa bệnh của cây mướp
Viêm xoang hàm mãn tính
Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng
(ST)