Cách chữa mất ngủ kéo dài bằng thiên nhiên hiệu quả

seminoon seminoon @seminoon

Cách chữa mất ngủ kéo dài bằng thiên nhiên hiệu quả

19/04/2015 05:46 AM
3,633
Cách chữa mất ngủ kéo dài bằng thiên nhiên hiệu quả. Mất ngủ kéo dài khiến  cơ thể mệt mỏi tinh thần suy sụp. Hãy lấy lại giấc ngủ ngon của bạn bằng những phương pháp sau nhé!





CÁCH CHỮA MẤT NGỦ KÉO DÀI NGỦ NGON TRỞ LẠI

Nhịp sống căng thẳng có thể khiến chúng ta ngủ không ngon giấc. Làm việc trong thời gian quá dài, hay vui chơi quá mệt mỏi đều ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ. Có một số bệnh và nguyên nhân tinh thần cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, phải chú trọng giấc ngủ, bằng không chúng ta phải trả một giá đắt cho sức khỏe.

Đối với những người bị mất ngủ. Sự lựa chọn sáng suốt nhất là nên ăn những thức ăn giàu Vitamin B, Magie, Vitamin D, Tryptophan sẽ giúp cho giấc ngủ trọn vẹn và không phải thức giấc giữa đêm. Nhưng tốt nhất là dùng những thức ăn kết hợp được cả 4 chất trên sẽ giúp bạn trị mất ngủ.

Bệnh mất ngủ

Chúng ta ngủ khoảng 1/3 cuộc đời. Giấc ngủ chiếm nhiều thời giờ nhất của cuộc sống, nhiều hơn tất cả mọi hoạt động khác của cuộc sống và là một bí mật vô cùng tận về con người.

Những liên hệ mật thiết của giấc ngủ với mọi bệnh tật chứng tỏ tầm quan trọng của giấc ngủ, trong việc điều hòa quí báu giúp cho sức khỏe tổng quát và sinh hoạt hàng ngày.

Mất ngủ là điều than phiền nhiều nhất khi nói về giấc ngủ. Ngủ ngon là điều quí nhất trong tứ khoái của con người.

Mất ngủ thường do sự khó đi vào giấc ngủ, bắt đầu thiếp ngủ, khó giữ được giấc ngủ dài lâu, liên tục. Do vậy, không giúp cho thân thể được nghỉ ngơi, gây ra mệt mỏi, bất lợi cho thể xác và tinh thần.

Tiếc thay, bệnh mất ngủ không được nhận diện, chẩn đoán xác thực để tránh nguy hại và được giúp đỡ đúng mức, có lợi cho thể xác và tinh thần.


-75% các bệnh nhân mất ngủ (từ những trung tâm chữa bệnh mất ngủ và từ các phòng mạch y khoa) có thể là do bất ổn về tinh thần.

-60% - 90% những người ngủ khó có thể là do bệnh buồn nản (depression). -50% số người khó ngủ có thể bị bệnh dễ sợ hãi hoặc lo lắng (anxiety).

- Chứng mất ngủ còn là một triệu chứng để định bệnh buồn nản.

- Chứng mất ngủ ở người lớn tuổi, nếu kéo dài quá một năm sẽ có 40% nguy cơ gây ra bệnh buồn nản.

- Chứng mất ngủ dễ xảy ra cho phụ nữ, có lẽ ở phụ nữ bệnh chán nản và bệnh lo sợ thường dễ xảy ra. Vào tuổi mất kinh, phụ nữ bị bệnh mất ngủ tăng gấp 5 lần (triệu chứng là nóng nhiệt, khó chịu và khi ngủ thở khó khăn).

- Bệnh mất ngủ dễ xảy ra cho những người lạm dụng quá độ về rượu, thuốc lá, thuốc phiện, cần sa…

- Ở người già, sự trùng hợp của chứng mất ngủ và bệnh buồn chán xảy ra thường hơn.

- Chứng mất ngủ và bệnh khủng hoảng tâm thần (Post traumatic stress disorder) thường gây ra những cơn ác mộng, xảy ra rất thường xuyên (như mơ thấy bị trói, bị xử bắn, tỉnh dậy không ngủ lại được).

Những loại thuốc chữa bệnh cũng có thể ảnh hưởng giấc ngủ. (Bài viết không đề cập đến thuốc, vì đó là phạm vi chuyên môn của mỗi y sĩ, quí vị tham khảo với các y sĩ về thuốc).

- Một số thuốc gây ra mất ngủ (Thí dụ: một loại thuốc có thể làm cho người bệnh bị khó thở vào ban đêm nên bị mất ngủ, thức giấc.)

- Sinh hoạt thường ngày không chừng mực, làm nhiều việc, không hoạt động thể dục, có thể làm chứng bệnh mất ngủ nặng hơn.

- Thường với người bị bệnh mất ngủ kinh niên, nguyên do chính là do yếu tố tâm lý (lo sợ, ghen tuông…)

- Bệnh mất ngủ thường gặp ở người bị bệnh thân thể như bị stroke, bệnh tim, bệnh hô hấp, bệnh tiểu đường, cao huyết áp… Cộng thêm bệnh tinh thần như lo lắng, sợ chết, lo con còn nhỏ… dẫn đến mất ngủ.

- Ðể định bệnh mất ngủ, các y sĩ cần được người bệnh nói về giấc ngủ, nói về các bệnh đang được chữa trị, các thuốc đang sử dụng, những thói quen liên quan đến giấc ngủ, cách sinh sống, nghề nghiệp, phương cách giải trí (thuốc lá, cà phê, cần sa, nhảy đầm, rượu…)

- Nếu người bệnh viết lại về giấc ngủ, đó là một tài liệu rất tốt cho y sĩ. Thường khi gặp y sĩ, bệnh nhân không nhớ để nói lại mạch lạc, tỉ mỉ về chứng mất ngủ.

Ðể có giấc ngủ tốt

- Tránh uống cà phê ít nhất 8 tiếng trước khi đi ngủ.

- Tránh uống rượu với mục đích giúp ngủ (tuy rượu là thuốc mê nhưng rượu thường làm thức giấc vào nửa sau của giấc ngủ).

- Uống nước nhiều quá vào xế chiều có thể làm thức giấc vì nhu cầu cần đi tiểu.

- Ăn nhiều hoặc để bụng đói đều làm khó ngủ.

- Không nên hút thuốc lá. Nicotine ở thuốc lá là thuốc kích thích làm khó ngủ.

- Thể dục, vận động làm cho dễ ngủ, nhất là thể dục vào xế chiều.

- Làm nóng thân thể (ngâm sauna, bồn nước) vào lúc xế chiều giúp ngủ say.

- Phòng ngủ mát mẻ giúp ngủ ngon vì nhiệt độ cơ thể giảm xuống vào ban đêm, phòng nóng nức sẽ làm thức giấc.

- Ánh sáng giảm giấc ngủ. Tránh quá sáng vào lúc xế chiều. Khi tỉnh giấc đừng bật đèn quá sáng lúc ban đêm. Nên dùng màn cửa và mặt nạ che mắt.

- Giường ngủ cần thoải mái, kích thước lớn đủ.

- Qui định một thời gian cố định để thức giấc và đừng nên thay đổi.

- Giữ thời gian đi ngủ một cách cố định, tuy nhiên chỉ đi ngủ khi mệt nhọc.

- Ðừng xem đồng hồ vào ban đêm.

- Ðừng đánh giặc với giấc ngủ.

- Khi bị khó ngủ thường xuyên, không nên ngủ ngày.

- Trước khi đi ngủ, nên tạo một khoảng thời gian thanh thản.

Tất cả các y sĩ đều muốn chữa bệnh từ nguồn gốc chính gây ra mất ngủ. Thuốc ngủ chỉ chữa được phần ngọn, nhất thời, để giúp cho lúc ban đầu. Các y sĩ không muốn dùng thuốc lâu, thuốc ngủ chỉ được dùng khi cần thiết, và chỉ dùng trong thời gian ngắn.

CÁCH CHỮA TRỊ

Một số bài thuốc chữa Bệnh mất ngủ gốc thảo dược :

1: Dân gian thường dùng: 

- Lá vông nấu canh

- Tâm sen 8g

Cách dùng: đun uống

2:

- Phục thần 8g

- Táo nhân xao 12g

- Đan sâm 12g

- Đương qui 12g

Cách dùng: sắc uống.

3:

- Liên tâm 8g

- Sinh thảo quyết minh 20g

- Hoè hoa 12g

Cách dùng: sắc uống.

4: Táo chua

- Dùng 50g hạt táo chua, giã nhỏ. Đun sôi kỹ với 300ml nước trong 15 phút. Dùng nước này uống hàng ngày trước khi đi ngủ giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.

-Tinh dầu có trong hạt táo có tác dụng dưỡng não, an thần.

5: Quả nhãn

- Lấy 100g cùi nhãn tươi với 200ml nước, nấu thành canh, để nguội. Dùng hàng ngày, trước khi đi ngủ 30phút.

- Canh từ cùi nhãn tươi giúp cho việc lưu thông máu lên não trở nên dễ dàng, tránh suy nhược thần kinh, giúp giảm căng thẳng và đau đầu.

6: Hoa bách hợp (hoa loa kèn)

- Hấp chín 200gram hoa bách hợp. Cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà và 50 gram đường phèn rồi trộn đều.Sau đó tiếp tục hấp cách thuỷ trong vòng 10 phút. Nên dùng nóng trước khi đi ngủ 1 tiếng.

- Hoa bách hợp có tính hàn, giúp ngủ ngon và điều hoà hoạt động của hệ thần kinh. Dùng thường xuyên có thể tránh được các bệnh như: đau đầu, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ…

7: Táo đỏ

- Dùng 200 gram táo đỏ tươi và 500ml nước, sắc lấy nước. có thể dùng nước này thay nước uống hàng, giúp bổ thận, mát gan, tinh thần thoải mái.

8: Quế

- Lấy 10gram quế khô trộn với 100 gram hạt sen tươi và 300ml nước. Nấu kĩ thành canh. Có thể cho thêm một chút đường phèn.

Quế và hạt sen có tác dụng an thần, ngủ ngon, dưỡng sắc. Người già, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh nên thường xuyên dùng loại canh này.

9: Đậu xanh

- Dùng 50gram đậu xanh và 10 gram đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Dùng khi còn nóng. Khi dùng có thể cho thêm chút sữa.

Món canh này thích hợp với mọi người, nhất là những người mất ngủ lâu ngày, hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng.

10: Mắc cỡ (trinh nữ)

- Tên khoa học là Mimosa pudica, họ Mimosaceae, mọc hoang khắp nơi. Theo tài liệu cổ, mắc cỡ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, ít độc, tác dụng an thần, làm dịu thần kinh, giảm đau, long đàm, chống ho, hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Toàn cây chứa ancaloit là mimosin và crocetin, flavonosit. Trong lá và rễ đều có selen nên chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Dân gian thường dùng nước sắc của mắc cỡ hoặc phối hợp với một số vị khác chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ. Mỗi ngày dùng 20 gam sắc lấy khoảng 100ml uống mỗi tối trước khi đi ngủ.

11: Lạc tiên

- Còn được gọi là dây nhãn lồng, chùm bao, tên khoa học là Passiflora foetida. Dân gian tin rằng dùng đọt lá luộc chín làm rau trị mất ngủ rất hiệu quả. Trong lạc tiên có chứa cyanohydrin glycoside, sulphate ester, tetraphylline A, B, deidaclin, volkenin, passiflorin. Nhiều nước châu Âu đã ly trích chất passiflorin từ lạc tiên để bào chế thành một loại thuốc an thần nhẹ, giúp những người lớn tuổi dễ ngủ.

12: Hoa nhài

- Là cây thân gỗ, thường mọc thành bụi, lá bóng cả hai mặt, phiến lá hình bầu dục hơi trái xoan, mọc đối. Hoa trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây.

- Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài, hãy lấy rễ hoa nhài 100-200 g, ngâm trong 1 lít rượu trắng 35-40 độ. Mỗi ngày uống 10-20 ml trước khi đi ngủ. Nếu không uống được rượu, có thể dùng rễ nhài hãm uống thay trà.

HOẶC:

- Hoa nhài 10 g, tâm sen 10 g, hạt muồng (quyết minh tử) 12 g (sao đen). Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống 3-5 ngày liên tục.

Những loại thức ăn tự nhiên giúp bạn trị mất ngủ


- Vitamin nhóm B: Loại thức ăn chứa nhiều Vitamin nhóm B sẽ giúp hệ thần kinh hoạt động tốt cơ thể sẽ thoải mái và giấc ngủ sẽ sâu hơn. Ở những người mất ngủ, nồng độ vitamin B1 trong máu thường rất thấp. Do đó, nên ăn những thức ăn giàu loại sinh tố này như gạo lức, thịt lợn tươi, cá tươi, gà, sữa đậu nành, măng tây.


- Vitamin D  tham ra vào quá trình tổng hợp canxi cùng với Magie. Vitamin D cũng là một yếu tố quan trọng đối với giấc ngủ. Vitamin D cung cấp vào cơ thể bằng cách tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm.


- Magie: Nhiều nghiên cứu cho thấy, mất ngủ là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng thiếu magiê vì chất này có chức năng làm thư giãn cơ bắp tự nhiên... Những thức ăn giàu magiê là: rau mồng tơi, rau bina (spinach), rau muống, rau dền, trái bơ, hạnh nhân, hạt bí, chocolate, lúa mạch.


- Tryptophan: Có nhiều trong thịt gà, lạc... Chất này có thể gây buồn ngủ do làm tăng nồng độ serotonin trong não. Nếu thấy đói bụng trước khi ngủ, hãy uống một ly sữa ấm với chút mật ong, kèm vài hạt hạnh nhân, một miếng gà tây ăn với bánh mì, nui hay cơm. Điều này sẽ giúp cho tryptophan mau được hấp thu vào máu.



CÁCH CHỮA BỆNH MẤT NGỦ BẰNG TÂM SEN


Tâm sen điều trị mất ngủ hiệu quả




Đây không phải là công dụng duy nhất của loại trà này. Theo Y thư cổ, trà Tâm sen có công dụng thanh tâm (giải nhiệt trong tạng tâm), giáng áp (hạ huyết áp), sáp tinh (giữ cho tinh khí được bền chặt) và chỉ huyết (cầm máu). Nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầu choáng mắt hoa, hay hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, mất ngủ.

Cách dùng cụ thể: Tâm sen 3g rửa sạch, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, Tâm sen có tác dụng hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giãn cơ trơn thành mạch máu và giảm trợ lực huyết quản, phòng chống rối loạn nhịp tim, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, chống oxy hoá, cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim nhờ khả năng làm giãn thành mạch máu, giảm lượng tiêu thụ oxy của cơ tim và cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành.

Ngoài cách dùng Tâm sen dưới dạng trà dược, sách Trung dược dưỡng sinh còn giới thiệu cách chế thành cháo Liên tử tâm với công thức sau:

Liên tử tâm 5g, gạo tẻ 100g, hai thứ đem ninh nhừ thành cháo, chế thêm một chút đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày. Món ăn này có công dụng thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng tâm, an thần, được dùng chữa các chứng bệnh suy nhược cơ thể ở người già, hoa mắt chóng mặt, đau mắt đỏ, cao huyết áp, nôn hoặc ho ra máu, đại tiện ra máu, táo bón kéo dài…

Lưu ý: Tâm sen tính lạnh nên những người tỳ vị hư yếu, hay rối loạn tiêu hoá và đi lỏng mạn tính không được dùng.

Ngoài giá trị dinh dưỡng, hạt sen còn là một vị thuốc quý với tên "liên tử" được Ðông y dùng chủ yếu làm thuốc bồi dưỡng cơ thể và chữa các bệnh mất ngủ, thần kinh suy nhược. Liều dùng mỗi ngày 20 - 30g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Hạt sen là thức ăn ngon và giàu chất dinh dưỡng. Từ hạt sen nhân dân ta chế biến nhiều món ăn ngon có giá trị bồi dưỡng cao như: chè sen, mứt sen, chè hạt sen long nhãn, chè hạt sen đậu xanh, thịt gà hầm hạt sen, móng giò hầm hạt sen... được mọi người ưa chuộng.

Do có tác dụng an thần nên hạt sen được dùng để chữa các bệnh đau đầu mất ngủ có kết quả tốt. Ngoài ra, hạt sen còn được dùng chữa các chứng tiêu chảy phân sống, thiếu máu, đái dầm, hoạt tinh.

Dưới đây là một số bài thuốc đơn giản thường dùng:

Chữa đau đầu: Hạt sen 20g, đậu đen 40g (sao chín), lá dâu non 20g, vỏ núc nác (sao rượu) 12g, lá vông non 40g, thục địa 40g. Cách làm: Đem các vị sao chín, đồ lên rồi giã nhuyễn, cho ít đường vào, luyện thành viên bằng hạt ngô, sấy khô bỏ vào lọ dùng dần.

Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 20g. Chữa mất ngủ: Hạt sen 40g, táo nhân 40g (sao đen), thảo quyết minh 40g. Cách làm: Đem tất cả các vị tán nhỏ, luyện với hồ viên bằng hạt ngô, sấy khô. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 20g.

Chữa tiêu chảy phân sống: Hạt sen 100g, củ mài 50g, quả hồng xiêm non 15g, đường phèn 20g. Cách làm: Giã nhỏ hồng xiêm cho vào nồi, thêm 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Hạt sen, củ mài đều sấy khô, tán thành bột, cho vào nước hồng xiêm quấy đều, đun nhỏ lửa thành cháo. Khi cháo chín cho thêm đường phèn, chia làm 3 lần ăn lúc đói trong 3 ngày liền.

Chữa đái dầm: Hạt sen 20g, gạo (nửa nếp nửa tẻ) 50g , thịt dê 10g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Đem hạt sen và gạo xay nhỏ, cho 250ml nước, đun nhỏ lửa, quấy đều. Thịt dê thái nhỏ ướp gia vị, xào tái. Khi cháo chín cho thịt dê vào, thêm gia vị vừa đủ, ăn một lần vào lúc đói. Ăn 7 ngày liền.

Chữa thiếu máu: Hạt sen 50g, cá quả 300g, gạo nếp 50g, gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá quả hấp, gỡ lấy thịt ướp gia vị. Hạt sen, gạo nếp, gạo tẻ đều xay nhỏ. Xương cá giã lọc lấy nước ngọt, cho thêm 300ml nước vào nấu với bột gạo, để nhỏ lửa, quấy đều. Khi cháo chín cho thịt cá vào, đảo đều, thêm gia vị múc ra ăn; mỗi ngày ăn một lần vào lúc đói trong 10 ngày.

Chữa hoạt tinh: Hạt sen 30g (sao vàng), mẫu lệ 30g, củ mài 40g (sao vàng), phụ tử chế 8g, hạt tơ hồng 30g (sao vàng), kim anh tử 40g, lộc giác sương 8g (sao vàng), khiếm thực (sao) 10g.

Cách làm: Các vị trên đều được sao tán nhỏ rồi luyện với mật làm thành viên to bằng hạt ngô, sấy khô, ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần 30 viên.

Trong 100g hạt sen tươi có 57,9g nước, 9,5g protit, 30g gluxit, 0,8g xenluloza, cung cấp được 162kcal. Ngoài ra, trong hạt sen còn có nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể như caroten, vitamin B1 (0,17mg%), vitamin B2 (0,09mg%), vitamin PP (1,7mg%), vitamin C (17mg%)... Trong 100g hạt sen khô có 14g nước, 20g protit, 2,4g lipit, 58g gluxit, 17,5g xenluloza, cung cấp được 342kcal và nhiều muối khoáng quan trọng (canxi 89mg%, photpho 285mg%, sắt 6,4mg%...).

Bệnh mất ngủ và cách chữa hiệu quả 1


Làm sao để kết hợp được cả 4 chất trên trong loại thực phẩm? Băn khoăn đó được giải quyết rất đơn giản với một loại “Super Green Food - Siêu thực phẩm xanh” của tự nhiên. Đó là Tảo Mặt trời Spirulina với thành phần đầy đủ 4 chất kể trên với hàm lượng lớn tồn tại trong cùng một loại vi tảo mặt trời. Hơn thế nữa, theo các nghiên cứu khoa học của Mỹ, Nhật tập hợp vitamin nhóm B và hai axit amin không thể thay thế trong tảo là tryptophan và phenylalanine cùng với omega 6 (GLA), giúp cho hệ thần kinh hoạt động tốt, giảm lo lắng căng thẳng cho tế bào não, tạo nên giấc ngủ tự nhiên (khác với thuốc ngủ) đồng thời tăng cường trí nhớ và hoạt động trí óc.

Chữa mất ngủ đơn giản mà hiệu quả


.

Bệnh mất ngủ và cách chữa hiệu quả - 1

Đối với những người bị mất ngủ. Sự lựa chọn sáng suốt nhất là những thức ăn giàu Vitamin B, Magie, Vitamin D, Tryptophan sẽ giúp cho giấc ngủ trọn vẹn và không phải thức giấc giữa đêm. Nhưng tốt nhất là dùng những thức ăn kết hợp được cả 4 chất trên sẽ giúp bạn trị mất ngủ.

Những loại thức ăn tự nhiên giúp bạn trị mất ngủ:

- Vitamin nhóm B: Loại thức ăn chứa nhiều Vitamin nhóm B sẽ giúp hệ thần kinh hoạt động tốt cơ thể sẽ thoải mái và giấc ngủ sẽ sâu hơn. Ở những người mất ngủ, nồng độ vitamin B1 trong máu thường rất thấp. Do đó, nên ăn những thức ăn giàu loại sinh tố này như gạo lức, thịt lợn tươi, cá tươi, gà, sữa đậu nành, măng tây.

- Vitamin D tham ra vào quá trình tổng hợp canxi cùng với Magie. Vitamin D cũng là một yếu tố quan trọng đối với giấc ngủ. Vitamin D cung cấp vào cơ thể bằng cách tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm.

- Magie: Nhiều nghiên cứu cho thấy, mất ngủ là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng thiếu magiê vì chất này có chức năng làm thư giãn cơ bắp tự nhiên... Những thức ăn giàu magiê là: rau mồng tơi, rau bina (spinach), rau muống, rau dền, trái bơ, hạnh nhân, hạt bí, chocolate, lúa mạch.

- Tryptophan :Có nhiều trong thịt gà, lạc... Chất này có thể gây buồn ngủ do làm tăng nồng độ serotonin trong não. Nếu hơi đói bụng vào lúc sắp đi ngủ, hãy uống một ly sữa ấm với chút mật ong, kèm vài hạt hạnh nhân, một miếng gà tây ăn với bánh mì, nui hay cơm. Điều này sẽ giúp cho tryptophan mau được hấp thu vào máu.

Nguyên nhân mất ngủ rất đa dạng: lo âu về gia đình, công việc, ưu tư dài ngày, phối hợp với rối loạn thần kinh chức năng, suy nhược thần kinh, bệnh tưởng, làm việc quá sức, lao tâm, lao lực, uống nhiều cà phê, nước chè đặc vào buổi tối hoặc lạm dụng thuốc ngủ, thuốc an thần...

Giấc ngủ là liều thuốc tiên giúp phục hồi sức khoẻ, quan trọng không kém gì ăn uống. Giấc ngủ quý giá như vậy, nên bạn phải bảo vệ và phải học cách ngủ tốt, ngủ sâu.

Nếu bạn có thói quen làm việc quá khuya thì phải từ bỏ thói quen đó, và hãy bắt đầu giấc ngủ trước 10 giờ đêm.

Nếu vẫn phải làm việc vào ban đêm, bạn hãy chỉ nên làm các việc nhẹ, không phải suy nghĩ nhiều.

Nếu vì nguyên nhân khác, bạn hãy tìm và khắc phục nó. Ví như bạn mất ngủ vì phải đi tiểu nhiều lần thì cần phải đi khám (nếu là nam giới có thể do phì đại tiền liệt tuyến).

Để ngủ cho tốt, cho sâu, bạn cũng nên thực hiện nhiều biện pháp, trong đó món ăn bài thuốc có tác dụng phòng và chữa chứng mất ngủ có hiệu quả. Dưới đây là những món ăn bài thuốc phòng, trị chứng mất ngủ.

Bài 1:

Tiểu mạch 45g, đỗ đen 30g, dạ hợp 30g

Sắc với 200ml nước, uống nước và ăn đỗ đen, ăn tiểu mạch

Bài 2:

Quả dâu chín 75g, đường phèn 25g. Nấu nước u���ng.

Bài 3:

Tiểu mạch 60g (bỏ vỏ), đại táo 15 quả, cam thảo 30g.

Cho vào 4 bát nước, sắc còn 1 bát, uống vào lúc sáng và tối.

Bài 4:

Gạo 100g, nhân táo chua 30g.

Trước tiên cho vào sắc nhân táo chua, bỏ bã đi, lấy nước nấu với gạo thành cháo, ăn vào lúc đói bụng. Bài thuốc này chữa mất ngủ do lao tâm, suy nghĩ.

Bài 5:

Táo đỏ 30g, 5 củ hành.

Rửa sạch cho nước vào sắc, buổi tối trước khi đi ngủ ăn cả cái và nước chữa giấc ngủ không sâu.

Bài 6:

Rau cần 100g, mật ong 30ml.

Rau cần rửa sạch thái đoạn. Cho rau vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, cho mật ong vào khuấy đều. Rau cần có tác dụng trấn tĩnh thần kinh rất tốt, người hay mất ngủ uống nước rau cần hâm nóng sẽ giúp cải thiện giấc ngủ.

Bài 7:

Hành củ 120g.

Hành củ rửa sạch thái nhỏ cho vào cốc đổ nước sôi hãm nước như pha trà uống.

Bài 8:

Hành tây 2 củ, rượu nho 400ml.

Hành tây rửa sạch, bỏ vỏ, thái lát, cho hành vào bình, đổ rượu nho vào, bịt kín miệng bình, ngâm trong 7 ngày, để nơi tối mát. Sau 7 ngày cho hành tây ra để riêng, bảo quản rượu nho và hành tây trong tủ lạnh.

Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1/4cốc, vừa uống vừa ăn hành tây.

Những vị thuốc đơn giản giúp ngủ ngon:

Lá vông (vông nem): Chọn lấy lá  vông bánh tẻ, tước bỏ cuống và gân lá, rửa sạch sắc uống, ngày 2-4 g, trị các chứng khó ngủ, mất ngủ. Thận trọng với trường hợp dạ dày bị loét.

Ngải tượng (củ cây bình vôi): Ngải tượng có tác dụng an thần, gây ngủ, hạ huyết áp, hạ nhiệt khi sốt… Tác dụng này  là do  thành phần  ancaloid: L-Tetrahydropalmatin  đưa lại, được dùng trong các trường hợp mất ngủ thường xuyên, ho hen, sốt, lỵ, đau bụng, có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, hay bột, với liều 6 – 10g/ngày.

 http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2013/36ad21e69b-1-lactieninjpg-060942.jpeg

Cây lạc tiên là vị thuốc chữa bệnh mất ngủ rất hiệu quả (ảnh internet).

Lạc tiên: Dùng bộ phận trên mặt đất,  cắt thành từng đoạn 5 – 7cm, rửa sạch, phơi khô. Sao vàng, sắc uống, ngày 8 – 12g để  trị các trường hợp mất ngủ, hoặc tim hồi hộp, tâm phiền muộn, người bứt dứt, khó chịu.

Liên tâm (tâm hạt sen): Ngày dùng 4-8g, tâm sen sao vàng sắc nước uống, hãm như trà, chữa bệnh mất ngủ, những người hư nhiệt, huyết áp thấp không nên dung kéo dài.

Các vị thuốc trên có thể dùng độc vị hay kết hợp với các vị thuốc khác thành bài để có hiệu quả cao hơn.

Xoa
Ngưòi bị bệnh mất ngủ có thể tự bấm huyệt điều trị bệnh...

Ngoài ra chúng ta có thể xoa bóp day bấm các huyệt sau ngày một đến hai lần phòng trị mất ngủ. Cách này hiệu quả cao mà không gây hại:

Huyệt nội quan: Ở chính giữa lằn chỉ cổ tay phía trong đo lên hai thốn; có tác dụng định tâm thần. Chữa mất ngủ, tim hồi hộp, đau nhói vùng tim, hạ huyết áp, nấc đau dạ dày, nôn mửa.

Huyệt thần môn: Ở chỗ lõm sát xương đậu trên nếp gấp cổ tay phía sau gan ngón tay út gần động mạch trụ. Chữa mất ngủ, hay quên, hoảng sợ, suy nhược thần kinh, đau nhói vùng tim.

Huyệt tam âm giao: Ở lồi cao mắt cá trong đo lên 3 thốn (hoặc khép 4 ngón tay lại), sau bờ xương chày 2 phân. Chữa đau đầu ,mất ngủ, suy nhược thần kinh, đau bụng.

Huyệt bách hội: Ở đỉnh đầu, chỗ lõm nơi gặp nhau của đường nối hai mỏm tai và đường bổ dọc đầu. Chữa đau đầu , mất ngủ, suy nhược thần kinh,.

Ấn đường: Điểm giữa khoảng hai đầu lông mày, thẳng sống mũi lên, có tác dụng định thần trí, thanh nhiệt, an thần, chữa mất ngủ.

Với những cách điều trị đơn giản này, các bạn có thể tự điều trị tại nhà đơn giản nhưng rất hiệu quả. Kiên trì điều trị giúp các bạn có được những giấc ngủ ngon.

Bài 1: Bài thuốc trị mất ngủ: Cam thảo, Trần bì, Thanh bì, Hương phụ, Đào nhân, Xích thược, Vỏ trắng cây Dâu: mỗi vị 15 g; Sài hồ, Mộc thông, Bán hạ, Đại phục bì, Tô tử: mỗi vị 10 g. Sắc 15 phút. Chắt lấy nước. Còn bã, đổ thêm nước sắc tiếp 20 phút. Lọc, bỏ bã. Trộn lẫn 2 nước thuốc, chia đều uống. Ngày 1 thang.

chua-mat-ngu



Bài 2: Bài thuốc trị mất ngủ: Hạt sen: 20 hạt, Long nhãn: 15 g. Sắc kỹ, ăn, uống tất trước khi ngủ.

Bài 3: Bài thuốc trị mất ngủ: Phục thần, Đại táo, Hồ đào nhân, Trúc diệp, Đăng tâm: mỗi vị 10g; Cam thảo: 3g.

Cách sắc, uống như bài 1. Ngày 1 thang.

Bài 4: Bài thuốc trị mất ngủ:Hạt sen, Bách hợp, Toan tóa nhân: mỗi vị 20 g

Cách sắc uống như bài 1.  Ngày 1 thang.

Bài 5: Bài thuốc trị mất ngủ :Toan táo nhân, Phục linh, Tri mẫu, mỗi vị 10g; Xuyên khung, Cam thảo: mỗi vị 5g.

Cách sắc uống như bài 1.

Bài 6: Bài thuốc trị mất ngủ mãn tính:Trân châu mẫu, Dạ giao đằng: mỗi vị 30g; Bạch truật, Bạch thược, Toan táo nhân,Đang quy, Đan sâm, Phục linh: mỗi vị 20g; Tam lăng, Nga truật, Sài hồ, Cam thảo: mỗi vị 10g.

Cách sắc uống như bài 1.

Nếu người uể oải, lưỡi đỏ, tưa lưỡi vàng thì thêm Chi tử, Mẫu đơn bì: mỗi vị 10g. Nếu miệng khô, nóng cổ thì thêm Sa sâm, Mạch môn đông: mỗi vị 10g. Nếu khí huyết ở tim không đủ thì thêm Hoàng kỳ, Long nhãn mỗi vị 10g.

Bài 7:

Mẫu lệ: 30g; Thục linh, Câu kỷ tử, Toan tóa nhân, Sơn dược: mỗi vị 15g; Sơn thù du, Phụ tử, Phục linh, Tri mẫu: mỗi vị 9g; Trạch tả: 6g; Mẫu đơn bì, Nhục quế: mỗi vị 3g.

Bài 8: Bài thuốc trị mất ngủ mãn tính: Toan tóa nhân (sao); Từ thạch, Long cốt, Mẫu lệ; mỗi vị 30g; Bách hợp: 20g; Hợp hoan bì, Dạ giao đằng, Câu kỷ tử: mỗi vị 15g; Thạch hộc, Bá tử nhân, Dâm dương hoắc: mỗi vị 12g, Đậu cổ, Chi tử, Viễn trí, Trần bì, Bạch truật: mỗi vị 10g; Thiên trúc hoàng, Tri mẫu, Hổ phách (nghiền, ngâm): mỗi vị 6g; Chu sa (nghiền, ngâm): 1.5g. Cách sắc, uống như bài 1

Bài 10: Bài thuốc chữa mất ngủ, buồn phiền, hay quên, tức ngực.

Dạ giao đằng,  Mạch nha: mỗi vị 50g; Bách hợp: 40g; Bạch thược, Tâm sen, Sinh địa: mỗi vị 20g: Uất kim, Hương phụ, Liên kiều, Cam thảo mỗi vị 15g, Táo đỏ 8 quả.



hững nguyên nhân gây mất ngủ

Mất ngủ do sinh hoạt:

- Những lo âu, căng thẳng trong cuộc sống, công việc hàng ngày không được giải tỏa kịp thời sẽ gây cảm giác khó chịu, ức chế cho não bộ, lâu dần dẫn đến khó ngủ và mất ngủ.


- Thói quen hút thuốc lá, uống nhiều cà phê, ăn quá no vào ban đêm gây cảm giác đầy bụng, khó chịu khi ngủ.


- Công việc ca kíp, thường xuyên thức đêm cũng là thói quen không tốt cho một giấc ngủ ổn định và sâu giấc.


- Do phân bổ giờ giấc ngủ không hợp lý, ngủ quá nhiều vào ban ngày, ngủ ít vào đêm.

Mất ngủ do bệnh lý:

- Một số bệnh như viêm xoang, viêm loét dạ dày, đại tràng, zona thần kinh, xương khớp... gây cảm giác đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu, làm người bệnh không ngủ được.

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc trị bệnh cũng gây ra chứng mất ngủ.

- Ảnh hưởng của các bệnh về hệ thần kinh như trầm cảm, đau đầu kinh niên...


Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta, bất kể vì nguyên nhân gì, nếu thường xuyên thiếu ngủ đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, công tác và an toàn.

Nhịp sống căng thẳng có thể khiến chúng ta ngủ không ngon giấc. Làm việc trong thời gian quá dài, hay vui chơi quá mệt mỏi đều ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ. Có một số bệnh và nguyên nhân tinh thần cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, phải chú trọng giấc ngủ, bằng không chúng ta phải trả một giá đắt cho sức khỏe.

Đối với những người bị mất ngủ. Sự lựa chọn sáng suốt nhất là nên ăn những thức ăn giàu Vitamin B, Magie, Vitamin D, Tryptophan sẽ giúp cho giấc ngủ trọn vẹn và không phải thức giấc giữa đêm. Nhưng tốt nhất là dùng những thức ăn kết hợp được cả 4 chất trên sẽ giúp bạn trị mất ngủ.

NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT NGỦ


1.Stress

Bệnh mất ngủ vừa là triệu chứng, vừa là nguyên nhân gây trầm cảm và lo lắng. Bởi vì não bộ sử dụng cùng chất dẫn truyền thần kinh cho giấc ngủ và trí óc nên thường rất khó để biết được cái nào sẽ bắt đầu đầu tiên. Các vấn đề khiến bạn khó chịu nhưng về tiền nong, tâm lý vợ chồng không tốt sẽ khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng lâu dài.

Để hạn chế stress bạn nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe, uống nhiều nước, học cách hít thở sâu, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý...

Hãy học cách hạn chế stress nếu bạn không muốn làm "đôi bạn thân" với chứng bệnh mất ngủ - Ảnh minh họa

2.Ngáy

Trong rất nhiều trường hợp, ngáy là một triệu chứng của chứng ngừng thở khi ngủ, một dạng rối loạn liên quan đến bệnh tim, huyết áp cao và đột quỵ.

Bạn nên giảm ăn chất béo, giảm cân để bớt mỡ đọng ở cổ; khi ngủ nên thay đổi tư thế nằm ngủ: Nằm nghiêng, tránh nằm ngửa; uống thuốc an thần trước khi đi ngủ.

3.Các cơn đau

Đau lưng, đau đầu, đau các khớp là những “thủ phạm” hay gây mất ngủ nhất. Cần có những biện pháp hữu hiệu nhất như xoa bóp toàn thân hay mát xa cơ thể trước khi đi ngủ để tránh các cơn đau này.

4.Làm việc theo ca

Nhiều người có lịch làm việc không phù hợp với nhịp sinh học bình thường của cơ thể sẽ khiến lượng hoóc-môn serotonin và chất dẫn truyền thần kinh trong hệ thần kinh trung giảm. Do vậy, họ sẽ không được điều hòa giấc ngủ một cách tốt nhất cho cơ thể.

5.Thay đổi hoóc-môn

Thời kỳ mãn kinh, thời kỳ kinh nguyệt hay mang bầu đều là những nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ của phụ nữ. Do vậy, trong thời gian này nên có chế độ ăn và luyện tập thích hợp để giấc ngủ được trọn vẹn.

6.Ốm đau, bệnh tật

Thường thì những vấn đề về giấc ngủ thường bị ảnh hưởng bởi các bệnh tật khác. Ví dụ như bệnh phổi hay hen suyễn, việc thở khò khè hay thở dốc có thể làm giấc ngủ bị gián đoạn, đặc biệt vào sáng sớm.

Đặc biệt đối bệnh nhân Parkinson hay thần kinh khác thì họ không xa lạ với chứng bệnh mất ngủ.

Ốm đau là một trong số những nguyên nhân gây ra chứng bệnh mất ngủ - Ảnh minh họa

7.Thuốc men

Thuốc uống cả theo đơn hay không đều làm gián đoạn giấc ngủ, đặc biệt nếu uống vào thời điểm trước giờ đi ngủ hoặc tăng liều. Bạn nên hỏi bác sỹ về những tác dụng phụ của thuốc đặc biệt đối với giấc ngủ trước khi dùng thuốc để có thời gian biểu cho giấc ngủ phù hợp.

Những lưu ý khi mắc chứng bệnh mất ngủ

Bạn nằm trên giường, đồng hồ chỉ 2 giờ khuya, và bạn đang hoàn toàn tỉnh táo. Đáng lẽ bạn đã ngủ rồi... từ mấy tiếng đồng hồ trước, lúc cơn buồn ngủ kéo đến làm bạn cảm thấy mí mắt nặng trĩu. Nhưng không hiểu sao khi đặt lưng xuống giường thì cơn buồn ngủ đại hoàn toàn tan biến. Đầu óc bạn bắt đầu suy nghĩ. Bạn suy nghĩ nhiều việc, từ việc nọ sang việc kia... càng lúc bạn càng thấy tỉnh táo hơn! Nhiều lần bạn đã cố nhắm nghiền mắt, cố xua đuổi những tư tưởng ra khỏi đầu và muốn rơi thật nhanh vào giấc ngủ... Nhưng cuối cùng những nghĩ ngợi quay cuồng đó đã trở lại, bạn không tài nào dỗ mình vào giấc ngủ được...




Cách chữa bệnh mất ngủ đơn giản hiệu quả
Món ăn chữa chứng mất ngủ cực tốt
Ăn gì chữa bệnh mất ngủ lâu ngày
Chữa bệnh mất ngủ khi mang thai
Mẹo vặt chữa bệnh mất ngủ
Mất ngủ ở người cao tuổi và cách khắc phục
Cách ngồi thiền chữa bệnh







(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý