Thuốc chữa đầy bụng đi ngoài chuẩn nhất. Hãy áp dụng những bài thuốc dân gian sau để chữa bệnh đầy bụng an toàn nhanh khỏi nhé!
THUỐC CHỮA ĐẦY BỤNG ĐI NGOÀI
NGUYÊN NHÂN BIỂU HIÊN BỆNH
Ăn uống quá nhiều, ăn nhiều chất béo, chất đạm, đường, bột nhưng lại ăn ít rau quả tươi, ăn uống không đúng bữa, ăn thức ăn dự trữ lâu ngày, uống nhiều bia rượu, cà phê, chè đặc, hút thuốc... thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng, khó chịu, rối loạn tiêu hóa.
Về khía cạnh y học cổ truyền, rối loạn tiêu hóa có những biểu hiện đa dạng dưới đây:
Do tích thực: có biểu hiện như ợ nặng, không muốn ăn, dưới ngực tức khó chịu, hoặc đầy bụng khó tiêu. Với trường hợp này phải làm tiêu tích trệ (làm tiêu hết các thức ăn tích đọng trong dạ dày). Có thể dùng sa nhân 12g, củ gấu (giã dập sao vàng) 16g, vỏ quýt sao thơm 12g, chỉ xác 10g. Cho các vị trên vào 300 ml nước, nấu còn lại 150 ml nước để uống. Người lớn uống 2 - 3 lần trong ngày. Trẻ em chia uống 4 - 6 lần trong ngày.
Do đờm ngưng đọng: có biểu hiện như ở phía dưới ngực tức ách khó chịu, đờm nhiều, ngứa cổ họng, ho nhiều. Trong trường hợp này phải tiêu đờm, giáng nghịch (làm tiêu tán đờm và không cho khí nghịch lên). Có thể dùng trần bì (vỏ quýt) sao thơm 16g, bán hạ (tẩm nước ngừng) 12g, gừng sống 10g, cho tất cả vào 300 ml nước, nấu kỹ còn 100 ml nước thuốc. Người lớn chia uống 2 lần trong ngày, trẻ em chia uống 4 lần trong ngày.
Do thương thực, nôn mửa: biểu hiện nôn ra mùi chua, khẳm, ợ hăng, ợ chua, miệng hôi, đau bụng, chán ăn. Trong trường hợp này phải tiêu đạo, hòa trung (tiêu hóa thức ăn điều hòa tỳ vị). Có thể dùng hoắc hương 12g, vỏ quýt sao thơm 10g, củ sả 8g, vỏ rụt 12g, gừng tươi 12g, hạt củ cải 12g, sa nhân 6g. Cho tất cả vào 400 ml nước, nấu kỹ còn 200 ml nước thuốc. Người lớn chia uống 2 lần trong ngày, trẻ em chia uống 4 lần trong ngày.
Bán hạ và Hoắc hương -
Đau bụng do ăn đồ ăn sống, lạnh, ôi thiu: biểu hiện bụng đau dữ dội, gặp lạnh thì đau thêm, chườm nóng thì đỡ đau, miệng không khát, nước tiểu trong, phân sệt (hoặc loãng). Trong trường hợp này cần ôn ấm tỳ vị, tán hàn. Có thể dùng giềng sao khô 16g, củ gấu sao vàng 10g, sa nhân 6g, củ sả 8g, vỏ quýt sao vàng 18g. Cho tất cả vào 300 ml nước, nấu kỹ còn 100 ml nước thuốc. Người lớn chia uống 2 lần trong ngày, trẻ em 4 lần trong ngày.
Đau bụng tiêu chảy do hàn thấp: biểu hiện đau bụng lâm râm, đi tiêu nhiều lần (mỗi ngày 5 lần trở lên), phân loãng có nhiều nước, mùi phân chua hoặc khẳm, người mệt mỏi, không muốn ăn. Trong trường hợp này phải tán hàn trừ thấp. Có thể dùng giềng sao khô 20g, búp ổi sao khô 16g, củ gấu sao vàng 20g, củ sả sao vàng 12g, gừng tươi 8g. Tất cả cho vào 400 ml nấu kỹ, chắt lấy 200 ml nước thuốc, người lớn chia uống 2 lần trong ngày, trẻ em chia 4 lần trong ngày.
Hoắc loạn do hàn thấp: biểu hiện nôn mửa, đồng thời đi ngoài dữ dội, bụng đau quặn rất khó chịu, kèm theo mót rặn, mồ hôi toát ra chân tay lạnh, sau đi ngoài toàn nước đục, mùi không hôi lắm, người mệt mỏi. Trong trường hợp này cần phải tán hàn, trừ thấp ôn trung (ấm tỳ vị), giải trừ trọc uế. Có thể dùng hoắc hương 30g, hậu phác 20g, trần bì (vỏ quýt sao vàng) 20g, vỏ rụt (nam mộc hương) 30g, gừng tươi 10g. Cho tất cả vào 400 ml, nấu kỹ lấy 200 ml nước thuốc. Người lớn chia 2 lần trong ngày, trẻ em chia uống 4 lần trong ngày.
NHỮNG LOẠI DƯỢC LIỆU QUÝ CHỮA BỆNH ĐẦY BỤNG
Hiện tượng ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài phân lỏng trên 2 lần/ngày hoặc táo bón, đau bụng âm ỉ, đau từng cơn… là những biểu hiện cơ bản của rối loạn tiêu hóa. Trong tự nhiên có rất nhiều dược liệu cổ truyền có công dụng tốt cho những người mắc chứng bệnh này.
Dưới đây xin giới thiệu 9 dược liệu tiêu biểu mà người bệnh cần biết.
Bạch Truật
Y học cổ truyền sử dụng phần thân rễ (tức phần củ) của Bạch Truật làm một vị thuốc để cầm đi ngoài, bổ máu, tăng cường chức năng giải độc, chống viêm loét các cơ quan đường tiêu hóa. Đặc biệt, Bạch Truật vừa giúp ngăn ngừa tiêu chảy vừa có công dụng giảm táo bón nên phù hợp cho những bệnh nhân đi ngoài không ổn định.
Theo cuốn “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam”, vị này có tác dụng kháng viêm chống loét, đồng thời làm giảm rõ rệt lượng dịch vị tiết ra và không làm giảm độ acid tự do của dịch vị nên có công năng rất tốt trong việc điều hòa hệ tiêu hóa.
Mộc Hương bắc
Đây là một dược liệu có nguồn gốc từ Ấn độ, được sử dụng cách đây hàng nghìn năm để trị bệnh đầy chướng bụng, ăn khó tiêu, ỉa chảy. Mộc hương bắc là vị thuốc số 1 của phần khí Tam tiêu. Khí và vị của nó thuần dương, cho nên trừ được tà, giảm đau. Vì tiêu chảy và thức ăn không tiêu là bệnh của tỳ, tỳ thổ thích ôn táo mà gặp được Mộc hương thì hiệu nghiệm ngay.
Hoàng Liên
Trong thân rễ của cây Hoàng Liên có berberin, coptisin, palmatin là những kháng sinh đường ruột có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng và kiện vị giúp tiêu hoá tốt thức ăn. Chỉ có Hoàng Liên mọc hoang ở độ cao 1300-1400m ở Quản Bạ tỉnh Hà Giang và trên 1.500m ở Sapa tỉnh Lào Cai mới có hàm lượng hoạt chất cao và tác dụng trị bệnh tốt.
Hoài sơn
Hoài sơn là rễ của cây củ mài. Củ mài không đơn giản chỉ là món ăn dân dã quen thuộc với đồng bào miền núi, còn là vị thuốc quý của y học dân gian được sử dụng rất lâu đời được dùng để trị chứng tỳ hư, chán ăn, tiêu hóa kém, đi tiêu lỏng lâu ngày
Bạch Linh
Bạch Linh là loại nấm ký sinh trên rễ cây thông, được coi là phần tinh túy nhất của cây thông trên mặt đất, có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn. Y học Trung Hoa thường dùng Bạch Linh để tăng cường miễn dịch, làm thuốc bổ chữa suy nhược, chóng mặt, l��i tiểu, bụng đầy chướng, tiêu chảy, tỳ hư.
Trần Bì
Người xưa nói: “Nam bất thiểu Trần Bì, nữ bất ly Hương Phụ”. Có lẽ do phái nam thường uống rượu, thích ăn những món chiên xào, nhiều chất béo bổ… mà theo Đông y, những chất béo, rượu cay nóng… sẽ làm cho tỳ vị bị tổn thương, không vận hóa được thức ăn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu Trần Bì có tác dụng kích thích nhẹ đối với đường tiêu hóa, giúp cho ruột bài khí tích trệ ra ngoài dễ dàng, tăng tiết dịch vị, có lợi cho tiêu hóa, có tác dụng làm giãn cơ trơn của dạ dày và ruột.
Nhục Đậu Khấu và Đẳng Sâm
Với những người mắc chứng rối loạn tiêu hóa, Đẳng Sâm có tác dụng làm ấm và bồi bổ Tỳ Vị làm cơ quan tiêu hóa khỏe hơn. Nhục Đậu Khấu làm se ruột và cầm đi ngoài, chữa chứng tỳ thận dương hư gây tiêu chảy sáng sớm hằng ngày. Vì vậy, hai vị này phối hợp với nhau để trị bệnh tiêu chảy mạn tính rất hiệu quả.
Sa Nhân
CÁCH CHỮA ĐAU BỤNG ĐI NGOÀI BẰNG LÁ VỐI
Vối là loài cây quen thuộc với mọi nhà. Nhưng không phải ai cũng biết được những tác dụng diệu kỳ của lá vối trong việc chữa bệnh đau bụng đi ngoài. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về công dụng chữa bệnh không ngờ từ cây, lá và nụ vối qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu về cây vối
Đã từ rất lâu, nhân dân ta đã biết dùng nụ vối và lá vối để làm nguyên liệu nấu nước uống ngon miệng và lại rẻ. Nước sắc nụ vối hoặc lá vối có vị thơm dễ chịu, lại có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng và chống đầy bụng.
Vối là loại cây sống lâu năm, dùng để lấy lá và nụ làm nguyên liệu nấu nước. Trong thiên nhiên, vói chia đc chia làm 2 loại chính là vối nếp và vối tẻ. Vối nếp là loại có lá nhỏ hơn bàn tay, màu vàng xanh còn loại lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm gọi là vối tẻ. Hoa thành chùm tới hàng trăm nụ đan cài vào nhau và nở vào xuân, quả vối chín có màu đỏ thẫm giống quả bồ quân, ăn hơi chát và vị hơi đắng.
Đông y đã chỉ ra rằng: nụ vối có vị đắng, tính hàn. Có tác dụng thanh nhiệt, tán độc, tiêu thực, hóa trệ (trừ tích trệ). Dùng chữa ngoại cảm phát sốt, sợ rét, đau đầu và ăn uống không tiêu. Chất đắng có trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hoá; mặt khác chất tanin lại bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú tại ống tiêu hoá. Ngoài ra còn dùng chữa mụn nhọt lở loét ngoài da. Hàng ngày có thể dùng 6-12g nụ vối khô, nấu hoặc hãm nước uống thay trà, để tăng cường chức năng tiêu hóa, dự phòng các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp và tiêu hóa.
Các kết quả nghiên cứu mới đây về vối cho thấy trong lá và nụ vối chứa tanin, khoáng chất và vitamin… khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu.
Theo Đông y lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hoá tốt. Kinh nghiệm dân gian cho biết lá vối tươi có công hiệu trị bệnh cao hơn hẳn lá vối đã ủ. Do vậy lá vối nấu nước uống có khả năng trợ giúp chữa trị các bệnh chứng hoặc các tổn thương như bỏng, viêm gan, vàng da, viêm da lở ngứa. Đông y còn dùng vỏ cây vối làm thuốc gọi là hậu phác; được sử dụng để trị đau bụng, đầy trướng ăn không tiêu, nôn mửa…
Song nước vối còn là loại có công hiệu giải khát trong những ngày hè nóng nực, làm mát và lợi tiểu nên còn có công năng đào thải các độc chất trong cơ thể qua đường niệu. Các nghiên cứu còn cho thấy nếu chỉ uống nước lọc hoặc nước trắng thì sau 30 – 40 phút là cơ thể đào thải hết; nhưng nếu uống nước lá vối hoặc nụ vối thì cũng trong thời gian ấy cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ được đào thải từ từ sau đó.
2. Trị bệnh với lá vối
Ngoài tác dụng trong việc chữa trị bệnh đau bụng, đi ngoài thì lá vối còn có nhiều những tác dụng với những bệnh khác như:
Chữa lở ngứa, chốc đầu : Lấy lá vối lượng vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở.
Giúp giảm mỡ máu : Nụ vối 15 – 20g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hay nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm.
Hỗ trợ trị tiểu đường : Nụ vối 15 – 20g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày hay hãm uống thay trà. Cần uống thường xuyên.
Theo kinh nghiệm của dân gian, lá vối tươi có kết quả trị bệnh cao hơn so với lá đã ủ. Ngoài ra, có thể dùng lá vối để chữa những bệnh hoặc tổn thương sau:
Chữa bỏng : Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.
Viêm gan, vàng da : Dùng rễ 200g mỗi ngày, nấu sắc uống.
Viêm da lở ngứa : Sắc lá vối lấy nước đặc để bôi.
Lá, vỏ cây, nụ và rễ vối đều có thể dùng chữa bệnh. Nước lá và nụ vối có hoạt chất ức chế sự phát triển của một số vi trùng Gram âm và Gram dương. Hoạt chất này dễ tan trong nước nên chỉ cần pha nước sôi là được.
Lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Mỗi khi ăn một bữa có nhiều thịt, mỡ, người ta thường nấu một nồi nước vối thật đặc để uống cả ngày. Chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột.
3. Trị đau bụng đi ngoài bằng lá vối
Để chữa trị bệnh đau bụng đi ngoài thì lá vối được xem là lựa chọn số một nếu bạn không muốn dùng tới các loại thuốc tây y khác. Các cách sử dụng lá vối để trị bệnh, bạn có thể tham khảo những cách sau đây:
Trị đau bụng đi ngoài : Lá vối 3 cái, vỏ ổi rộp 8g, núm quả chuối tiêu 10g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.
Chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ và thường xuyên đi phân sống : Khoảng 200g lá vối tươi, xé nhỏ, chế vào 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.
Chữa đầy bụng, không tiêu : Vỏ thân cây vối 6 – 12g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày. Hoặc nụ vối 10 – 15g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.
Tức là không dùng chất cồn, không ăn đường, các loại bánh mỳ có men và thậm chí là cả hoa quả, các loại quả ngọt có hàm lượng đường fructose cao cũng nên tránh.
Các sản phẩm từ sữa cũng nên hạn chế. Các loại phô mai xanh và quá hạn nên tránh tuyệt đối vì chúng có rất nhiều nấm.
Tránh ăn bánh mỳ cho men và các thực phẩm cho thêm đường.
Ăn nhiều rau xanh, các loại protein dễ tiêu hóa như gà hay cá, các loại cacbon hydrate phức hợp như gạo. Các loại hạt không thêm muối.Một chế độ dinh dưỡng tốt cần được bổ sung thêm các vi sinh từ các gói men tiêu hóa chứa vi khuẩn lactobacillus và bifidobacterium, 2 loại vi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nên uống 1 gói vào bữa sáng và 1 gói vào bữa tối.
Ngoài ra, có thể ăn thêm vài nhánh tỏi, chất allicin trong tỏi có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và hạn chế sự sản sinh các men tiêu hóa..
Sau 2 tuần thực hiện chế độ ăn uống này, bạn nên ăn lại các thực phẩm từng gây đầy bụng trước đó. Nhớ là không ăn tất cả cùng 1 lúc.
NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM NÊN TRÁNH KHI BỊ ĐẦY BỤNG ĐI NGOÀI
- Tất cả các thực phẩm ngọt, gồm cả các loại bánh.
- Men và bất cứ thứ gì chứa nó như: bánh mỳ, bia, rượu.
- Các sản phẩm chứa mạch nha, thường có trong ngũ cốc ăn sáng.
- Chất cồn, dấm, các loại dưa muối.
- Tất cả các loại hoa quả, trừ táo xanh (tối đa là 2 quả/ngày), các loại quả khô, nước quả.
- Các loại nấm và phô mai xanh.
Những thực phẩm nên ăn:
- Tất cả các loại ngũ cốc, các loại hạt khô nhưng không thêm muối hay mật ong.
- Cá và thịt, bao gồm cả thịt hun khói nhưng không nên ăn xúc xích.
- Sữa chua lên men tự nhiên, phô mai mềm.
- Trứng
- Các loại rau xanh, khoai tây, khoai lang và cà chua.
CÁCH PHÒNG CHỐNG ĐẦY HƠI KHÓ TIÊU
Bệnh thường khởi phát ở tuổi thiếu niên và thanh niên. Hiện chưa có thuốc điều trị bệnh này và cách duy nhất để “hạn chế” là thay đổi lối sống.
Làm thế nào để biết mình bị IBS
Viện NICE vương quốc Anh (National Institute for Clinical Excellence) cho biết: bất kỳ ai có biểu hiện nào trong số các triệu chứng dưới đây trong thời gian ít nhất 6 tháng thì được cho là mắc chứng IBS:
- Đau bụng và không thấy thoải mái
- Đầy bụng
- Thay đổi thói quen đường ruột
Đau bụng là triệu chứng chính của IBS, thường là đau ở vùng dưới rốn nhưng thỉnh thoảng nó có thể đau ở bất kỳ vị trí nào ở vùng bụng. Nó có thể là tình trạng đầy hơi hay hoạt động của ruột mạnh hơn hay thường xuyên hơn so với bình thường.
Đầy hơi thường trở nên tồi tệ hơn sau bữa ăn và vào buổi tối. Nó có thể là kết quả của tình trạng táo bón hay thừa khí trong bụng. Bạn cũng có thể gặp phải tình trạng luân phiên khi đau bụng đi ngoài lúc táo bón. Bạn có thể cần vào nhà vệ sinh thường xuyên trong khi ăn hay ngay sau đó.
Các triệu chứng ít phổ biến hơn là buồn nôn, ợ nóng, ợ chua và giảm cảm giác thèm ăn, cảm giác no rất nhanh khi ăn, đau lưng, đau khớp và thở gấp.
Nếu đã từng có bất kỳ biểu hiện nào trong các triệu chứng trên, hãy lưu ý là chúng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh khác như bệnh đường ruột, loét ruột kết và ung thư ruột. Vì thế nhất thiết bạn phải đi khám chuyên khoa để có kết quả chính xác nhất.
Ăn để giảm hội chứng ruột kích thích
Khoảng 65% có phản ứng tốt khi thay đổi chế độ ăn là kết quả khảo sát của khoa Tiêu hóa, bệnh viện Addenbrooke (Cambridge, Anh) với hơn 500 bệnh nhân bị hội chứng IBS. Vì thế, hơn một nửa trường hợp mắc IBS là có thể ngăn ngừa bằng cách thay đổi thói quen ăn uống:
- Ăn nhiều bữa giúp hệ tiêu hóa hoạt động đều đặn.
- Ăn ít một và ăn thường xuyên. Ăn quá nhiều trong 1 lần có thể gây đầy bụng và tiêu chảy.
- Ăn chậm. Nuốt thức ăn quá nhanh có thể khiến bạn nuốt cả không khí và kết quả là gây sình bụng.
- Nhai thực phẩm kỹ để các enzyme trong nước bọt ngấm và thực phẩm, hỗ trợ đường ruột tiêu hóa 1 phần thức ăn.
- Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước trắng. Uống nước kết hợp chất xơ sẽ giúp chống táo bón cũng như làm giảm tiêu chảy.
- “Bỏ qua” các thực phẩm béo ngậy. Một chế độ ăn cân bằng cần tập trung vào các thực phẩm có ít chất béo no, đường, các gia vị. Các thực phẩm béo ngậy có thể kích thích IBS tái phát vì chất béo sẽ kích thích gan tiết mật để “tiêu hóa” chúng. Mật có chứa axit và có thể gây kích thích vùng ruột nhạy cảm.
Những thực phẩm có thể gây ra hội chứng IBS gồm các món rán, các thực phẩm sữa nguyên kem, các loại thịt mỡ và sô-cô-la.
Các loại thảo dược hữu ích
Bạc hà: Tạp chí Y học Anh năm 2008 đã công bố bản báo cáo cho thấy gần 50% bệnh nhân IBS có thể giảm triệu chứng khi uống dầu bạc bà. Bạn có thể uống trà bạc hà, nước cốt bạc hà hay các thực phẩm có chứa bạc hà.
Can-xi: Một số bệnh nhân có thể uống bổ sung can-xi để chữa tiêu chảy. Các nhà khoa học giải thích rằng can-xi sẽ làm chậm hoạt động của nhu động ruột.
Nghệ: Các nghiên cứu cho thấy nghệ có thể giúp giảm các vấn đề tiêu hóa nhờ các chất kháng viêm và khả năng làm giảm hoạt động của nhu động ruột. Khuyến nghị liều 500mg nghệ ở dạng đặc chế mỗi ngày cho đến khi triệu chứng được cải thiện.
Cách chữa khó tiêu tại nhà
Tác dụng chữa bệnh của tỏi.
Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày hiệu quả .
Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong
Bé bị đầy bụng
Viêm hang vị dạ dày triệu chứng và cách điều trị
Tác dụng chữa bệnh của quả cam
Các bệnh thường gặp ở chó và cách điều trị hiệu quả -
(ST)