Đầy hơi, trướng bụng là các triệu chứng thuộc về đường tiêu hóa, tuy không gây nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh.
Vì sao đầy hơi, trướng bụng?
Có nhiều nguyên nhân gây đầy hơi, trướng bụng:
Do ăn nhiều chất tinh bột mà cơ thể không đủ hệ thống men để chuyển hóa hết. Ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội vàng (khi uống nước dễ nuốt cả hơi vào dạ dày); ăn nhiều chất béo, gia vị, chất kích thích (rượu, bia, cà phê, thuốc lá). Có một số thức ăn hay gia vị khi ăn vào dạ dày tạo nên một phản xạ gây co thắt lỗ thực quản dưới dễ gây nên ợ hơi (hành, tỏi...) hoặc ăn xong đã vội vàng đi nằm nghỉ ngay.
- Do rối loạn vận động nhu động ống tiêu hóa (dạ dày, ruột) làm cho dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn và thức ăn xuống ruột chậm gây cho việc tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn hoặc do rối loạn bài tiết dịch mật (viêm, tắc đường dẫn mật...). Bệnh trào ngược thực quản ngoài đầy hơi, trướng bụng còn gây nóng rát phía sau xương ức, ợ nóng, ợ hơi, ợ ra cả nước trong.
- Do rối loạn hệ thống vi khuẩn chí trong đường tiêu hóa (loạn khuẩn) làm cho thức ăn không đủ men để chuyển hóa thức ăn gây ứ đọng, lên men và sinh hơi.
- Do bệnh thuộc đường tiêu hóa như bệnh về dạ dày (viêm, loét dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày...); bệnh viêm đại tràng co thắt (hội chứng viêm đại tràng kích thích); bệnh giảm nhu động ruột do gây đầy hơi, trướng bụng bởi vi khuẩn lên men tinh bột tồn tại lâu ngày trong lòng đại tràng; do ứ phân lâu ngày như trong bệnh táo bón hoặc sau một số phẫu thuật về đường tiêu hóa như phẫu thuật dạ dày, đại tràng...
- Do rối loạn hấp thu: ở trẻ em những trường hợp đau bụng không tìm thấy nguyên nhân khác thì có tới 40% là do rối loạn hấp thu sữa.
- Do bệnh thuộc về hệ thống tâm thần - thần kinh: những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng, gặp nhiều stress cũng có thể gây đầy hơi, trướng bụng.
Ngoài ra chứng đầy hơi, trướng bụng còn có thể do người bệnh dùng một số thuốc làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của hệ tiêu hóa (dạ dày, ruột), ví dụ như dùng thuốc trong bệnh suy tuyến giáp trạng, trong bệnh tăng huyết áp hoặc thuốc dùng chữa bệnh trầm cảm...
- Do ăn nhiều chất tinh bột mà cơ thể không đủ hệ thống men để chuyển hóa hết. Ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội vàng (khi uống nước dễ nuốt cả hơi vào dạ dày); ăn nhiều chất béo, gia vị, chất kích thích (rượu, bia, cà phê, thuốc lá). Có một số thức ăn hay gia vị khi ăn vào dạ dày tạo nên một phản xạ gây co thắt cơ thắt thực quản dưới dễ gây nên ợ hơi (hành, tỏi...) hoặc ăn xong đã vội vàng đi nằm nghỉ ngay.
- Do rối loạn vận động nhu động ống tiêu hóa (dạ dày, ruột) làm cho dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn và thức ăn xuống ruột chậm gây cho việc tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn hoặc do rối loạn bài tiết dịch mật (viêm, tắc đường dẫn mật...). Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ngoài đầy hơi, trướng bụng còn gây nóng rát phía sau xương ức, ợ nóng, ợ hơi, ợ ra cả nước trong.
- Do rối loạn hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hóa (loạn khuẩn) làm cho thức ăn không đủ men để chuyển hóa thức ăn gây ứ đọng, lên men và sinh hơi.
- Do bệnh thuộc đường tiêu hóa như bệnh về dạ dày (viêm, loét dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày...), bệnh viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích), bệnh giảm nhu động ruột do gây đầy hơi, trướng bụng cũng do vi khuẩn lên men tinh bột tồn tại lâu ngày trong lòng đại tràng. Do ứ phân lâu ngày như trong bệnh táo bón hoặc sau một số phẫu thuật về đường tiêu hóa như phẫu thuật dạ dày, đại tràng...
- Do rối loạn hấp thu: ở trẻ em những trường hợp đau bụng không tìm thấy nguyên nhân khác thì có tới 40% là do rối loạn hấp thu sữa.
- Do bệnh thuộc về hệ thống tâm thần - thần kinh: những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng, gặp nhiều stress cũng có thể gây đầy hơi, trướng bụng.
Ngoài ra chứng đầy hơi, trướng bụng còn có thể do người bệnh dùng một số thuốc làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của hệ tiêu hóa (dạ dày, ruột), ví dụ như dùng thuốc trong bệnh suy tuyến giáp trạng, trong bệnh tăng huyết áp hoặc thuốc dùng chữa bệnh trầm cảm...
Nên ăn những thức ăn dễ tiêu, hạn chế ăn thức ăn chua, cay, các chất kích thích(ảnh minh họa)
Đầy hơi, trướng bụng có biểu hiện chính như thế nào?
Những người bị bệnh đầy hơi, trướng bụng thì hơi được sinh ra trong quá trình chuyển hóa thức ăn không ra ngoài theo đường hậu môn (trung tiện) mà lại đi ngược lên thực quản do cơ thắt thực quản bị giãn ra và được đưa ra ngoài bằng đường miệng bởi triệu chứng ợ.
Những người có hội chứng dạ dày thì ngoài đầy hơi, trướng bụng còn có ợ hơi, ợ chua, đau bụng âm ỉ, có lúc buồn nôn hoặc nôn (do viêm chít hẹp môn vị gây ứ đọng), phân lúc lỏng, lúc đặc hoặc có khi táo bón. Bụng trướng, gõ rất trong và trung tiện nhiều lần (ở người bình thường hơi chứa trong ruột có khoảng 200ml khí và được đưa ra ngoài bình quân khoảng từ 14 - 25 lần trong một ngày đêm theo đường hậu môn do trung tiện).
Nên làm gì khi bị bệnh đầy hơi, trướng bụng?
Khi bị đầy hơi, trướng bụng cần thiết phải đi khám bệnh để xác định nguyên nhân. Ăn uống đóng vai trò khá quan trọng. Cần ăn chậm, nhai kỹ, không nuốt vội vàng, không ăn no quá. Một số loại thức ăn có khả năng gây đầy hơi thì nên tránh không ăn (những thức ăn này cũng có sự khác nhau ở cơ địa từng người
Nên ăn những thức ăn dễ tiêu, hạn chế ăn thức ăn chua, cay, các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá. Nên hạn chế ăn kẹo, bánh ngọt.
Nên ăn nhiều rau xanh như rau khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, rau muống. Vệ sinh răng miệng hàng ngày tránh để bám các chất cặn bã ở chân răng, trong khoang miệng.
Ăn xong chưa vội đi nằm ngay hoặc ngồi lâu mà nên đi lại nhẹ nhàng.
Ngoài bữa ăn có thể dùng tay xoa bóp bụng (mát xa) để làm tăng nhu động của dạ dày, ruột giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh ứ đọng thức ăn lâu ngày.
Cần có chế độ tập thể dục nhẹ nhàng để làm tăng nhu động ruột một cách phù hợp sinh lý bình thường như đi bộ, chơi cầu lông, tập hít thở để cơ hoành vận động làm tăng nhu động của dạ dày và ruột. Đi bộ cũng là một hình thức thư giãn loại bỏ stress.
Những người nhiều kinh nghiệm với chuyện đầy bụng và một số biểu hiện khác đi kèm quả quyết rằng nguyên nhân là do cơ thể không dung nạp một số loại thực phẩm nào đó nên đã gây phản ứng như vậy. Và họ đã đúng.
Đây là một dạng thức khác của bệnh dị ứng thực phẩm, một chứng bệnh mà cứ 100 người trưởng thành có 3 người mắc. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch phản ứng dữ dội và tức thì với vật thể lạ như các loại hạt họ lạc hay động vật nhuyễn thể, phản ứng này của cơ thể có thể dẫn tới hiện tượng sốc phản vệ.
Cách duy nhất để trị chứng đầy bụng là làm rõ “thủ phạm” qua các xét nghiệm và theo dõi chế độ dinh dưỡng, thường đó là các sản phẩm từ sữa, men bia và bột mỳ.
Vậy đầy bụng xuất hiện như thế nào?
Vô số các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vi khuẩn có lợi và men tiêu hóa sống trong ruột cùng với hoạt động của hệ tiêu hóa đã gây ra hiện tượng trướng bụng, đầy hơi. Hơn 90% trường hợp chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống chút ít là ổn.
Những vi khuẩn có lợi sống trong ruột bao gồm rất nhiều loại và các loại men tiêu hóa cũng rất lành tính khi số lượng ở mức vừa phải. Nhưng do một yếu tố nào đó, chúng sinh trưởng và tăng tiết nhiều sẽ lại gây tác dụng ngược, khó tiêu hóa và gây trướng bụng.
Nếu các vi khuẩn có lợi này ở mức quá thấp, thực phẩm được đưa vào không thể chuyển hóa sẽ gây sình bụng do khí sinh ra từ các thực phẩm không tiêu hóa được, gây cảm giấc đầy hơi.
Các loại men tiêu hóa sống trong ruột cũng sẽ tăng lượng nhanh chóng nếu có sự hiện diện của đường tinh luyện, các thực phẩm dùng đến men như chất cồn, đặc biệt là bánh mỳ. Các loại men tiêu hóa này cũng sẽ sản sinh chất khí, gây ra tình trạng trướng bụng.
Điều này có thể giải thích là tại sao, khi nào tránh ăn bột mỳ thì một số người sẽ cảm thấy khá hơn. Điều này lại dẫn tới sự lầm tưởng rằng bột mỳ là thủ phạm gây đầy bụng trong khi men tiêu hóa mới là nguyên nhân.
“Xì hơi” cho bụng đầy
Một trong những cách hiệu quả nhất để bụng mềm và nhẹ nhõm là tránh các thực phẩm gây khó chịu trong khoảng 2 tuần để các vi khuẩn có lợi trong hệ ruột tự điều chỉnh, cân bằng lại.
Tức là không dùng chất cồn, không ăn đường, các loại bánh mỳ có men và thậm chí là cả hoa quả, các loại quả ngọt có hàm lượng đường fructose cao cũng nên tránh.
Các sản phẩm từ sữa cũng nên hạn chế. Các loại phô mai xanh và quá hạn nên tránh tuyệt đối vì chúng có rất nhiều nấm.
Những thực phâm nên ăn để chữa đầy bụng xì hơi
1. Nước chanh và gừng
Những gì bạn cần là hai thìa nước cốt chanh và gừng, mật ong. Pha chúng trong một cốc nước ấm. Uống nó sau mỗi bữa ăn “quá đà” để hỗ trợ tiêu hóa.
2. Ăn cam
Ăn một quả cam là một cách đơn giản để giải quyết tình trạng khó tiêu sau bữa ăn. Các chuyên gia nói rằng, cam không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa mà con cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bạn. Hãy xem nó như một món ăn tráng miệng cần thiết và hữu ích.
3. Ăn nho
Ăn các quả nho ngon ngọt có thể loại bỏ chứng khó tiêu và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì thế, bạn có thể thay trái cây tráng miệng từ cam sang nho cũng sẽ cùng mang lại lợi ích mong muốn cho dạ dày.
4. Nước chanh nóng
Nếu bạn biết trước mình thường gặp triệu chứng khó tiêu, bạn có thể chuẩn bị đồ uống này trước khi ăn. Pha một muỗng nước cốt canh vào ly nước ấm và uống trước bữa ăn sẽ ngăn ngừa chứng đầy bụng vì chanh hỗ trợ thêm axit cho dạ dày. Ngoài ra, chanh còn giúp chống lại vi khuẩn trong thức ăn.
5. Dầu tỏi và dầu đậu nành
Bất cứ khi nào bạn đau bụng, trộn hỗn hợp dầu tỏi và dầu đậu nành để xoa lên bụng. Xoa kĩ để dầu hấp thụ qua da.
6. Nước đá
Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên chườm túi nước đá lên bụng ít nhất nửa giờ sau bữa ăn để giảm đau cho dạ dày. Bạn cũng có thể thư giãn bằng cách tắm lạnh hoặc đi vào phòng tắm nóng lạnh để cho dạ dày được thư giãn.
7. Uống sữa và trà
Uống sữa tách bơ sau mỗi bữa ăn là một cách hiệu quả để ngăn chặn vấn đề khó tiêu vì nó giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn nhanh. Trà bạc hà và trà mâm xôi cũng có thể giúp đỡ giải quyết vấn đề về bao tử.
Tránh ăn bánh mỳ cho men và các thực phẩm cho thêm đường.
Ăn nhiều rau xanh, các loại protein dễ tiêu hóa như gà hay cá, các loại cacbon hydrate phức hợp như gạo. Các loại hạt không thêm muối.Một chế độ dinh dưỡng tốt cần được bổ sung thêm các vi sinh từ các gói men tiêu hóa chứa vi khuẩn lactobacillus và bifidobacterium, 2 loại vi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nên uống 1 gói vào bữa sáng và 1 gói vào bữa tối.
Ngoài ra, có thể ăn thêm vài nhánh tỏi, chất allicin trong tỏi có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và hạn chế sự sản sinh các men tiêu hóa..
Sau 2 tuần thực hiện chế độ ăn uống này, bạn nên ăn lại các thực phẩm từng gây đầy bụng trước đó. Nhớ là không ăn tất cả cùng 1 lúc.
iệc đầu tiên nên làm là kiểm tra xem các thức ông đang ăn uống hàng ngày, có thức nào là thủ phạm hay không. Ông cần một "nhật ký ăn uống" để làm điều này có hiệu quả (phải ghi xuống một cuốn sổ). Đầu tiên ông nên hạn chế các thức ăn uống hàng ngày, để dễ kiểm soát xem thức ăn nào hay tạo ra hơi trong ruột của mình nhiều. Mỗi ngày, ông viết vào sổ tay xem hôm đó mình ăn những gì, và mức độ đầy hơi tăng hay giảm như thế nào.
Các thức hay tạo ra hơi nhiều, đầu tiên là sữa và các chất có sữa. Nếu đây là thủ phạm, ông nên tạm ngưng dùng chúng một thời gian, sau đó dùng lại ít ít, rồi tăng lên từ từ, đến mức nào mà bắt đầu thấy bắt đầu "dư hơi" thì ngừng lại ở mức đó.
Nhai kẹo cao su, hút thuốc (nuốt hơi), và một số loại thức ăn khác cũng có thể tạo ra nhiều hơi. Các thức ăn này gồm: giá (Brussels sprouts), các thức ăn có chất cám (bran), các loại đậu (beans), bắp cải (cabbage), các loại đường nhân tạo (artificial sweeteners), các loại nước nước có ga (carbonated beverages) và rượu (alcohol). Mức độ tạo ra hơi của mỗi loại thức ăn ở mỗi người khác nhau. Khi biết được nguyên nhân, ta có thể bớt loại đó lại tới mức không còn nhiều hơi quá. Không nên bỏ hẳn nếu đó là các loại thức ăn tốt như sữa, đậu, rau.
Một số phương pháp khác tuy đơn giản nhưng cũng quan trọng trong việc giúp làm bớt đầy hơi:
- Ăn chậm, nhai kỹ. Vì đầy hơi là dấu hiệu của thức ăn không tiêu hoá tốt. Nhai để nghiền nát thức ăn và giúp cho các loại men trong nước bọt góp phần tối đa vào việc tiêu hoá thức ăn.
- Ăn uống một cách thoải mái. Thoải mái, tránh căng thẳng là một cách tránh đầy hơi.
- Đi bộ, vận động nhẹ nhàng sau khi ăn, và thể dục thường xuyên, giúp đẩy hơi xuống phần dưới của ruột
- Một thể dục đơn giản có thể giúp giảm đầy hơi là nằm ngửa, co đầu gối phải lên ngực, ép xuống, giữ khoảng mười giây, rồi sau đó qua đầu gối bên kia, lập lại nhiều lần.
Nếu các biện pháp trên chưa đủ hiệu quả, một số thuốc bán không cần toa bác sĩ có thể giúp trong một số trường hợp. Một trong số các thuốc này là các thuốc có chứa chất simethicone, có thể giúp làm vở các bóng hơi trong phần trên của hệ thống tiêu hoá. Chất này có trong các thuốc như Di-Gel, Mylanta Gas, Maalox, Thuốc chỉ có hiệu quả trong một số trường hợp.
Một số chất khác có thể mua không cần toa bác sĩ, cũng có thể làm giảm đầy hơi là:
- Lactase: làm giảm đầy hơi do các thức ăn có chất sữa, lactase có trong các sản phẩm như LactAid, Lactrase, and Dairy Ease
- Alpha galactosidase: là một loại men, giúp tiêu hoá một số chất bột đường phức tạp (complex carbohydrates). Chất men này giúp tiêu hoá chất đường có trong các loại đậu và một số rau trái. Alpha galactosidase có trong sản phẩm có tên là Beano.
- Bismuth: là một chất làm giảm viêm bao tử và ruột, và đôi khi có thể làm giảm đầy hơi. Nó cũng có thể làm giảm bớt mùi hôi khi ợ hơi. Chất này có trong Pepto Bismo. Và thuốc này làm cho phân có màu đen.
· Than hoạt tích (activated charcoal), đôi khi cũng có thể làm giảm hơi trong phần dưới ruột già. Chất này có thể làm bón và cũng làm cho phân có màu đen.
Đôi khi, uống nước ấm hoặc nước trà với vài giọt tinh dầu bạc hà, quế, hay gừng sau khi ăn, cũng có thể giúp cho một số bệnh nhân.
Một số thuốc khác cũng có thể làm giảm đầy hơi. Tuy nhiên, các thuốc này cần phải được bác sĩ (thăm khám trước khi) kê toa.
Nói tóm lại, để giảm chứng đầy hơi, và "xì hơi", ta cần chú ý đến chế độ ăn của mình, vận động thể lực đúng mức. Một số thuốc mua không cần toa bác sĩ có thể giúp ích. Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả như ý, bác sĩ có thể kê toa một số thuốc có thể có hiệu quả hơn.
Nếu bên cạnh việc đầy hơi, ta còn có các triệu chứng khác như sụt cân, rối loạn về tiêu hoá, đau bụng, ta cần phải đến bác sĩ càng sớm càng tốt, vì đó có thể là triệu chứng của một bệnh nguy hiểm.
Các thực phẩm nên tránh khi bị xì hơi chướng bụng
- Tất cả các thực phẩm ngọt, gồm cả các loại bánh.
- Men và bất cứ thứ gì chứa nó như: bánh mỳ, bia, rượu.
- Các sản phẩm chứa mạch nha, thường có trong ngũ cốc ăn sáng.
- Chất cồn, dấm, các loại dưa muối.
- Tất cả các loại hoa quả, trừ táo xanh (tối đa là 2 quả/ngày), các loại quả khô, nước quả.
- Các loại nấm và phô mai xanh.
Những thực phẩm nên ăn:
- Tất cả các loại ngũ cốc, các loại hạt khô nhưng không thêm muối hay mật ong.
- Cá và thịt, bao gồm cả thịt hun khói nhưng không nên ăn xúc xích.
- Sữa chua lên men tự nhiên, phô mai mềm.
- Trứng
- Các loại rau xanh, khoai tây, khoai lang và cà chua.
(ST)