Chữa đầy bụng như thế nào hiệu quả nhất?.Hầu hết những trường hợp bị sình hơi, đầy bụng đều tự chẩn đoán là mình bị hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc chứng co cứng ruột kết. Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiện tượng này và điều trị ra sao?
VÌ SAO CÓ HIỆN TƯỢNG ĐẦY BỤNG
Cơ chế sản xuất khí
Hệ thống tiêu hóa của con người luôn sẵn có khoảng 100-200ml khí, mà chủ yếu được sản xuất bởi các vi khuẩn làm nhiệm vụ phân hủy thức ăn tại ruột. Các thực phẩm giàu chất xơ có thể làm tăng sản xuất khí vì chất xơ hoạt động như một chất nền quan trong quá trình lên men vi sinh.
Các khí sản sinh trong hệ tiêu hóa chủ yếu là hydro, khí mê-tan và khí cacbonic, cộng với một lượng nhỏ của cái gọi là “khí nặng mùi” như sulfua hydro, amoniac và các axit béo dễ bay hơi.
Theo như những gì bạn mô tả trong thư thì rất có thể bạn đã mắc phải chứng đầy bụng khó tiêu. Triệu chứng chính của đầy bụng, khó tiêu là cảm thấy no hơi, nặng bụng, chướng bụng, có khi buồn nôn và nôn. Hiện tượng này thường xảy ra sau khi ăn.
Nguyên nhân đầy bụng, khó tiêu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới khó tiêu, đầy bụng. Và nhiều trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới chứng chướng bụng, đầy hơi có kể tới là:
Chướng bụng đầy hơi do ăn uống:
ăn nhiều tinh bột
lạm dụng chất béo
gia vị
ăn quá nhanh
nhai không kỹ
ăn xong lại đi nằm ngay…
Chướng bụng do lạm dụng các chất kích thích: rượu, cà phê, thuốc lá – các chất này làm tăng tiết acid dịch vị có thể gây thêm cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị
Chướng bụng do nuốt nhiều không khí: trong và giữa các bữa ăn
Do hệ tiêu hóa kém : như có người thiếu dịch men (còn gọi là enzym) tiêu hóa hoặc có sự giảm nhu động dạ dày đưa đến dạ dày đẩy thức ăn xuống ruột chậm gây nên tình trạng ứ trệ thức ăn ở dạ dày hoặc do thiếu mật giúp tiêu hóa chất béo…
Đầy hơi
Đầy hơi là “một triệu chứng quan trọng của hội chứng IBS” và xảy ra ở “30% người trưởng thành”. Thông thường bệnh nhân thức dậy với cái bụng căng mà dường như tiếp tục sưng phồng lên. Đó là lý do vì sao một số bệnh nhân thường kêu ca rằng mình trông như đang mang thai khi vừa ngủ dậy.
Ở phụ nữ, tình trạng đầy hơi có thể trở nên tồi tệ hơn trong thời gian kinh nguyệt. Các thử nghiệm đã chỉ ra rằng mặc dù cơ thể người bị đầy hơi không thực sự tạo ra khí nhiều hơn so với người bình thường nhưng kích thước bụng của họ vẫn có thể tăng thêm 3-4cm trong cả ngày.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các loại thuốc trị đầy bụng không có tác dụng.
Nếu như không dung nạp fructose trong trái cây, bạn đành phải hạn chế sở thích này thôi. (ảnh minh họa)
Chẩn đoán
Khi bị đầy hơi, đầy bụng thì việc đầu tiên là phải đi khám bác sĩ vì có thể là do một số bệnh sau gây ra:
- Không dung nạp Lactose: Lactose tìm thấy chủ yếu trong sữa. Nếu không dung nạp chất đường này, bạn sẽ trải qua các trận đầy hơi bất cứ khi nào bạn uống sữa hoặc sử dụng sản phẩm sữa và các sản phẩm có chứa sữa bò. Cách điều trị duy nhất là không ăn các loại thực phẩm có chứa sữa bò.
- Phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non: Nghiên cứu cho thấy vi khuẩn phát triển quá mức trong ruột non thường gặp ở những bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích. Với nguyên nhân này, bạn có thể dùng các loại men vi sinh để bình thường hóa các hệ thực vật đường ruột.
- Không dung nạp fructose: Fructose là một loại đường được tìm thấy trong trái cây, mật ong và một số thực phẩm. Có tới 30% bệnh nhân hội chứng IBS không dung nạp fructose.
Doanh số nước ép trái cây uống liền tăng rõ rệt trong những năm gần đây có thể phải chịu một phần trách nhiệm cho sự gia tăng số trường hợp bất dung nạp fructose ở người mắc hội chứng IBS.
Các loại thực phẩm nguy cơ
Một số thực phẩm có thể gây đầy hơi, chướng bụng do chứa hợp chất thúc đẩy sự hình thành khí trong ruột:
Đậu: Đỗ, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu nành và các sản phẩm đậu nành thường gây sinh khí và các thực phẩm chế biến sẵn có chứa protein thực vật. Nếu thấy sau khi ăn những thực phẩm này, bụng khó chịu thì cần phải đọc nhãn thực phẩm kỹ trước khi ăn.
Lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa là thủ phạm gây nên chứng đầy bụng cho những ai không dung nạp lactose (ảnh minh họa)
Sữa và các sản phẩm sữa: sữa, kem, pho mát, và các loại thực phẩm có chứa sữa hoặc pho mát có thể gây ra vấn đề, đặc biệt nếu bệnh nhân không dung nạp lactose.
Rau củ: rau họ cải (bắp cải, bông cải xanh, mầm, súp lơ), dưa chuột, hành tây và tỏi sống, măng tây, khoai tây và củ cải thường thúc đẩy sản xuất khí trong cơ thể. Tuy nhiên, việc nấu chín hành tây, tỏi thì có thể sẽ không bị triệu chứng này.
Hoa quả: Trái cây sấy khô thường giúp nhuận tràng nhưng có thể hơi “thô lỗ” với hệ thống tiêu hóa. Nếu không dung nạp fructose, bạn sẽ phải từ bỏ tất cả các loại hoa quả, nước trái cây và sản phẩm chế biến có chứa trái cây hay đường fructose.
Thực phẩm có lúa mỳ: Tất cả bánh mỳ, bánh quy giòn, bánh quy, ngũ cốc và bánh ngọt có chứa lúa mỳ có thể góp phần hình thành khí trong hệ tiêu hóa ở những người nhạy cảm với thực phẩm này.
Chất béo: Các loại thực phẩm chiên kỹ, thực phẩm béo ngậy có thể gây khó tiêu.
Nước giải khát: Các khí trong đồ uống có ga và một số loại rượu có thể tăng lượng khí và cũng cần phải tránh.
Cách đơn giản chữa đầy hơi, khó tiêu
CÁCH CHỮA ĐẦY BỤNG ĐƠN GIẢN BẰNG DÂN GIAN
Nếu bạn cảm thấy đầy hơi và khó tiêu sau khi ăn, có thể áp dụng những cách đơn giản sau mà không cần đến thuốc tiêu hóa.
1. Nước chanh và gừng
Những gì bạn cần là hai thìa nước cốt chanh và gừng, mật ong. Pha chúng trong một cốc nước ấm. Uống nó sau mỗi bữa ăn “quá đà” để hỗ trợ tiêu hóa.
2. Ăn cam
Ăn một quả cam là một cách đơn giản để giải quyết tình trạng khó tiêu sau bữa ăn. Các chuyên gia nói rằng, cam không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa mà con cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bạn. Hãy xem nó như một món ăn tráng miệng cần thiết và hữu ích.
3. Ăn nho
Ăn các quả nho ngon ngọt có thể loại bỏ chứng khó tiêu và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì thế, bạn có thể thay trái cây tráng miệng từ cam sang nho cũng sẽ cùng mang lại lợi ích mong muốn cho dạ dày.
4. Nước chanh nóng
Nếu bạn biết trước mình thường gặp triệu chứng khó tiêu, bạn có thể chuẩn bị đồ uống này trước khi ăn. Pha một muỗng nước cốt canh vào ly nước ấm và uống trước bữa ăn sẽ ngăn ngừa chứng đầy bụng vì chanh hỗ trợ thêm axit cho dạ dày. Ngoài ra, chanh còn giúp chống lại vi khuẩn trong thức ăn.
5. Dầu tỏi và dầu đậu nành
Bất cứ khi nào bạn đau bụng, trộn hỗn hợp dầu tỏi và dầu đậu nành để xoa lên bụng. Xoa kĩ để dầu hấp thụ qua da.
6. Nước đá
Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên chườm túi nước đá lên bụng ít nhất nửa giờ sau bữa ăn để giảm đau cho dạ dày. Bạn cũng có thể thư giãn bằng cách tắm lạnh hoặc đi vào phòng tắm nóng lạnh để cho dạ dày được thư giãn.
7. Uống sữa và trà
Uống sữa tách bơ sau mỗi bữa ăn là một cách hiệu quả để ngăn chặn vấn đề khó tiêu vì nó giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn nhanh. Trà bạc hà và trà mâm xôi cũng có thể giúp đỡ giải quyết vấn đề về bao tử.
LỜI KHUYÊN CHO NGƯỜI BỊ ĐẦY BỤNG
Một trong những cách hiệu quả nhất để bụng mềm và nhẹ nhõm là tránh các thực phẩm gây khó chịu trong khoảng 2 tuần để các vi khuẩn có lợi trong hệ ruột tự điều chỉnh, cân bằng lại.
Tức là không dùng chất cồn, không ăn đường, các loại bánh mỳ có men và thậm chí là cả hoa quả, các loại quả ngọt có hàm lượng đường fructose cao cũng nên tránh.
Các sản phẩm từ sữa cũng nên hạn chế. Các loại phô mai xanh và quá hạn nên tránh tuyệt đối vì chúng có rất nhiều nấm.
Tránh ăn bánh mỳ cho men và các thực phẩm cho thêm đường.
Ăn nhiều rau xanh, các loại protein dễ tiêu hóa như gà hay cá, các loại cacbon hydrate phức hợp như gạo. Các loại hạt không thêm muối.Một chế độ dinh dưỡng tốt cần được bổ sung thêm các vi sinh từ các gói men tiêu hóa chứa vi khuẩn lactobacillus và bifidobacterium, 2 loại vi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nên uống 1 gói vào bữa sáng và 1 gói vào bữa tối.
Ngoài ra, có thể ăn thêm vài nhánh tỏi, chất allicin trong tỏi có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và hạn chế sự sản sinh các men tiêu hóa..
Sau 2 tuần thực hiện chế độ ăn uống này, bạn nên ăn lại các thực phẩm từng gây đầy bụng trước đó. Nhớ là không ăn tất cả cùng 1 lúc.
Các thực phẩm nên tránh:
- Tất cả các thực phẩm ngọt, gồm cả các loại bánh.
- Men và bất cứ thứ gì chứa nó như: bánh mỳ, bia, rượu.
- Các sản phẩm chứa mạch nha, thường có trong ngũ cốc ăn sáng.
- Chất cồn, dấm, các loại dưa muối.
- Tất cả các loại hoa quả, trừ táo xanh (tối đa là 2 quả/ngày), các loại quả khô, nước quả.
- Các loại nấm và phô mai xanh.
NHỮNG THỰC PHẨM NÊN ĂN KHI BỊ ĐẦY BỤNG
- Tất cả các loại ngũ cốc, các loại hạt khô nhưng không thêm muối hay mật ong.
- Cá và thịt, bao gồm cả thịt hun khói nhưng không nên ăn xúc xích.
- Sữa chua lên men tự nhiên, phô mai mềm.
- Trứng
- Các loại rau xanh, khoai tây, khoai lang và cà chua.
Cải thìa chữa đầy bụng, khó tiêu
Cải thìa (cả cây), rửa sạch giã vắt lấy nước, hâm cho âm ấm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn…
Cải thìa còn có tên là cải trắng, cải ngọt, bạch giới, hồ giới… là loại cây thảo, lá ở gốc, lá to, màu xanh nhạt, gân giữa trắng, nạc; phiến hình bầu dục nhẵn, nguyên hay có răng không rõ, men theo cuống, tới gốc nhưng không tạo thành cánh. Hoa màu vàng tươi hợp thành chùm ở ngọn. Quả cải dài, có mỏ; hạt tròn, màu nâu tím.
Theo y học cổ truyền rau cải thìa vị cay, ấm; có tác dụng thông khí trừ đờm, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa…
Một số bài thuốc dân gian:
Chữa nhiệt miệng: Rễ cải thìa gọt bỏ vỏ già ở ngoài, thái lát, sao nhỏ lửa vàng cháy, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi ngày lấy bột thuốc bôi vào chỗ bị bệnh 2 – 3 lần. Dùng liền 3 – 5 ngày.
Chữa cảm mạo: Rễ cải thìa 50g rửa sạch, gọt bỏ vỏ ngoài, thái lát, đường đỏ 30g. Đổ 400ml nước sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống lúc còn nóng.
Chữa ho gà giai đoạn hồi phục: Rễ cải thìa 50g, đường phèn 30g. Đổ 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Chữa đầy bụng, khó tiêu: Cải thìa (cả cây), rửa sạch giã vắt lấy nước, hâm cho âm ấm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần 30ml. Dùng liền 3 -5 ngày.
Sau khi áp dụng các bài thuốc trên mà bệnh không thuyên giảm cần đến cơ sở y tế hoặc lương y có uy tín để được khám và tư vấn.
món ăn trị đau bụng mạn tính
Đau bụng mạn có nhiều nguyên nhân khác nhau như đau bụng do lạnh, đau bụng do lạnh hay nôn, chân tay phù, đau bụng do viêm dạ dày, đau bụng do tỳ vị hư hàn.
Đau bụng mạn có nhiều nguyên nhân khác nhau thể hiện bằng nhiều hình thái khác nhau như đau bụng do lạnh, đau bụng do lạnh hay nôn, chân tay phù, đau bụng do viêm dạ dày, đau bụng do tỳ vị hư hàn... Để có thể tham khảo, dưới đây xin giới thiệu một số món ăn cụ thể.
Trị đau bụng do lạnh: Dùng món "Cháo thịt chó, cháo đậu": thịt chó 250g, cháo đậu 20g, gạo lức 100g, muối vừa đủ. Thịt chó rửa sạch cắt nhỏ, gạo vo sạch, nấu cùng thịt chó. Khi cháo chín cho cháo đậu và muối, đun sôi một lúc là được. Ngày ăn 2 lần.
Quất hồng bì cho vị thuốc trần bì.
Trị đau bụng, tức ngực, miệng khát:
Dùng món "Cháo gạo nếp đậu xanh, lá sen": đậu xanh 50g, lá sen tươi 2 lá, đường trắng 150g, gạo nếp 100g. Đậu xanh đãi sạch, cho vào nồi, nước vừa đủ, đun sôi, trước khi nhừ đậu cho gạo nếp vo sạch vào nấu cháo loãng. Rửa sạch lá sen, chần qua nước sôi, bỏ 1 lá dưới đáy nồi, đổ cháo nếp đậu xanh lên trên, phía trên đậy 1 lá sen, đậy vung lại, 5 phút sau bỏ lá sen, cho đường vào là được. Ăn trong ngày.
Trị bụng đau do lạnh, hay nôn, chân tay phù: Dùng món "Cháo cá diếc, đậu đỏ": cá diếc 250g, đậu đỏ 50g, gạo lức 100g, gừng, hành, rượu, muối vừa đủ. Cá rửa sạch cắt miếng, cho vào nồi, cho nước và các gia vị, nấu nhừ lọc lấy nước, bỏ xương. Cho đậu đỏ (đã ngâm nước 4 tiếng đồng hồ) và gạo vào, nước vừa đủ, đun nhỏ lửa đến khi gạo nở cho bột ngọt vào là được. Ăn trong ngày.
Trị đau bụng, viêm dạ dày, nôn: Dùng món "Cháo nấm thịt bò": nấm 100g, thịt bò 100g, gạo lức 100g, hành băm 10g, gừng tươi băm nhỏ, muối, bột ngọt vừa đủ. Thịt bò nấu chín, thái mỏng, nấm rửa sạch. Thịt, gạo, nấm cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu cháo. Cháo chín cho gia vị vào một lúc là được. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát con.
Trị đau bụng do tỳ vị hư nhược, viêm ruột, dạ dày mạn tính:
Dùng "Cháo táo đỏ, gạo nếp": táo đỏ 15g, gạo nếp 60g. Táo ngâm 1 giờ, sau cho cùng gạo nếp nấu cháo. Ngày ăn 2 lần. Trị đau bụng do tỳ vị hư nhược, viêm ruột, dạ dày mạn tính.
Chữa tỳ vị hư hàn, bụng trướng mạn, đau: Dùng món "Canh gà nấu đảng sâm": gà trống 1 con, quế bì 5g, gừng khô 10g, đảng sâm 30g, thảo quả 8g, trần bì 5g, hạt tiêu 10 hạt, xì dầu, muối vừa đủ. Thịt gà bỏ ruột rửa sạch cho vào nồi cùng các gia vị, nước vừa đủ ninh kỹ thấy thịt chín thì lọc lấy nước. Ăn thịt, uống canh.
Trị tỳ vị hư hàn, bụng đau, lưng gối đau yếu, dương sự kém: Dùng món "Canh cật dê": cật dê 1 cái, mỡ dê 50g, nhục thung dung 12g, thảo quả 5g, bột mỳ 50g. Xì dầu, hành, muối vừa đủ. Bột mỳ gia công thành sợi dẹt. Cật dê rửa sạch bóc màng mỡ. Các món kia cho vào túi vải bỏ vào nồi, nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi hạ nhỏ lửa. Khi cật dê chín cho gia vị, sợi mì nấu chín là được. Ăn trong ngày.
Trị bụng đau ngâm ngẩm, nôn nước trong: Dùng món "Canh dạ dày lợn": dạ dày lợn 150g, gừng tươi 15g, nhục quế 3g, muối vừa đủ, hầm cách thuỷ. Ăn kèm trong bữa ăn, ngày ăn 2 lần.
Trị bụng lạnh đau, viêm loét dạ dày tá tràng, ăn uống kém:
Dùng món "Canh thịt bò nấu cao lương khương": thịt bò 200g, cao lương khương 10g, gừng khô 3g, muối vừa đủ. Thịt rửa sạch, lọc gân, dây chằng, thái nhỏ. Cao lương khương rửa sạch. Cho các thứ vào nồi đất, nước vừa đủ, đun sôi, rồi hạ nhỏ lửa sau 2 giờ thì cho gia vị là được. Ăn kèm trong bữa ăn.
Trị đau bụng, dạ dày do vị hàn, ăn uống kém, tiêu hoá không tốt: Dùng món canh này có công hiệu ôn trung hòa vị lý khí. Món "Canh cá diếc nấu gừng vỏ quýt": cá diếc 1 con 250g, gừng tươi 30g, vỏ quýt 10g, hạt tiêu, muối vừa đủ. Làm cá sạch, bỏ ruột.
Gừng vỏ quýt rửa sạch thái nhỏ, cho vào bụng cá. Nước vừa đủ, đun nhỏ lửa, ninh chín, cho gia vị là được. Ăn cá uống nước canh lúc bụng đang còn đói
Cách chữa khó tiêu tại nhà
Tác dụng chữa bệnh của tỏi.
Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày hiệu quả .
Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong
Bé bị đầy bụng
Viêm hang vị dạ dày triệu chứng và cách điều trị
Tác dụng chữa bệnh của quả cam
Các bệnh thường gặp ở chó và cách điều trị hiệu quả -
(ST)