Chuối là một nguồn dinh dưỡng tốt và đặc biệt được các body builders ưa thích. Tuy nhiên, cũng có những nguy cơ nhất định kèm theo nếu bạn ăn nhiều chuối. Chúng ta cùng tìm hiểu tác hại của việc ăn nhiều chuối với cơ thể nhé!
TÁC DỤNG CỦA VIỆC ĂN QUÁ NHIỀU CHUỐI
Một quả chuối lớn (136g) có chứa khoảng 121 calo, 1.5g protein, 31g carb, 4g chất xơ. Mật độ năng lượng trong chuối là cao hơn hầu hết các loại hoa quả khác. Chuối chứa khoảng 75 phần trăm nước trong khi đó các loại hoa quả thường chứa trên 80% nước, dưa hấu khoảng 90%.
Protein trong chuối
Có một số tin đồn rằng ăn chuối rất tốt vì nó cung cấp nhiều protein cho bạn. Vậy sự thực là sao?
Chuối chỉ có chứa khoảng 1g protein. Các bodybuilders cần nạp khoảng 2.5-4.5 protein / kg trọng lượng cơ thể, tùy cá nhân. Bạn có thể tham khảo Calo, protein, carb, fat cần cho bodybuilders. Nói cách khác, nguồn protein từ chuối là không đáng kể. Bạn chủ yếu lấy protein từ các nguồn khác như thịt, cá, trứng, hạt, sản phẩm hỗ trợ v.v.
Kali trong chuối
Chuối là một nguồn thức ăn giàu chất kali (400-500 mg), vào khoảng 25% lượng khuyên dùng hàng ngày. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều chuối bạn có thể dẫn đến dư thừa kali. Dư thừa kali có thể dẫn tới buồn nôn, tiêu chảy, mất sức và nhịp đập tim bất bình thường. Nguy cơ về dư thừa kali tăng theo tuổi.
Carb và Fat
Nhiều carb: Chuối là một nguồn năng lượng tốt dồi dào carb. Chuối có thể tăng cảm giác sung sức. Tuy nhiên, đường trong chuối làm tăng nguy cơ sâu răng.
Thiếu fat: Chuối gần như không có chứa fat. Khi ăn quá nhiều chuối bạn sẽ không còn chỗ để nạp các nguồn năng lượng quan trọng khác. Fat cơ bản là tối cần thiết cho hoạt động chức năng cơ thể.
Bodybuilders và chuối
Vậy ăn bao nhiêu chuối là đủ?
Các bodybuilders dường như ăn quá nhiều chuối và coi chuối là không thể thiếu. Điều này liên quan chủ yếu tới vấn đề kinh phí và một phần là do ảnh hưởng của tin đồn thổi.
Chuối tương đối rẻ và cung cấp nhiều năng lượng. Nhưng ăn chuối không phải là bắt buộc. Thực chất thì các nguồn hoa quả đều có lợi ích riêng của nó và chẳng có gì ăn quá nhiều là tốt cả.
Nếu bạn có thể lấy đủ carb từ nguồn khác (kinh phí?) thì ăn 1 quả chuối 1 ngày cũng đã là nhiều; nhất là với người mới tập. Nếu bạn là bodybuilders chuyên nghiệp, hay cấp cao, bạn có thể ăn vài quả một ngày nếu muốn vì cường độ tập luyện của bạn là cao, và bạn đã biết cách điều chỉnh dinh dưỡng của mình.
Ưu tiên hàng đầu cho chế độ dinh dưỡng vẫn là protein và đủ các nguồn dưỡng chất, vitamin khác. Bạn có thể ăn thêm chuối để bổ sung, đặc biệt khi bạn bị giới hạn về vấn đề kinh phí, thời gian và không đủ calo cho tập luyện. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều chuối, vượt quá mức cơ thể bạn cần, chỉ khiến bạn tăng mỡ. Nó chẳng giúp ích gì cho quá trình tăng cơ của bạn. Kết quả sẽ là không những làm lãng phí tài nguyên vô ích, mà nó còn làm gia tăng thời gian bạn cần để siết cơ, giảm mỡ.
Nếu mục tiêu của bạn là tăng cân, bạn có thể ăn nhiều chuối hơn. Chuối cũng giúp giảm một số loại bệnh tật.
Tóm lại: Ảnh hưởng tiêu cực chính của ăn chuối quá nhiều là nó có thể khiến mất cân bằng dinh dưỡng và tăng mỡ. Một bữa ăn lành mạnh nên bao gồm đủ thành phần dinh dưỡng từ các nguồn thức ăn đa dạng. Cũng lưu ý thêm là thường xuyên ăn chuối trên 10 quả một ngày có thể dẫn tới quá nhiều chất khoáng, vitamin và có thể dẫn tới những nguy cơ nghiêm trọng.
BẬT MÍ NHỮNG TÁC HẠI TỪ TRÁI CÂY KHÁC
Không được ăn nhiều mận
Mận là loại có nhiều chất chua (axit) nó có khả năng phân giải Ca – P và chất protein trong cơ thể, nếu như các chất trên bị mất nhiều, có thể sinh bệnh.
Chất chua quá nhiều sẽ không có lợi cho tiêu hoá. Ngoài ra, chất chua còn làm thối rữa chân răng, đặc biệt răng tuổi nhi đồng, ăn mận nhiều dễ bị sâu răng.
Ăn nhiều quýt hại dạ dày
Căn cứ vào nghiên cứu của các chuyên gia, một ngày không nên ăn quá 3 quả quýt. Vì chỉ cần 3 quả quýt là đủ bổ sung nhu cầu vitamin C của mỗi người. Nếu ăn nhiều quýt sẽ có hại cho vòm miệng và răng.
Đặc biệt là không nên ăn quýt khi bụng đói vì chất toan của nước quýt sẽ kích thích rất mạnh với màng dạ dày, ảnh hưởng cho sự hấp thụ tiêu hoá bình thường của dạ dày.
Một ngày không nên ăn quá 3 quả quýt. (ảnh minh họa)
Dưa hấu gây lạnh
Dưa hấu có tác dụng để giải nhiệt. Trong ngày nóng bức ăn một ít dưa hấu thì tốt nhưng dưa hấu có tính hàn, nếu thường xuyên ăn thì không có lợi. Đặc biệt là những người tiêu hoá xấu, người hay đái đêm và có bệnh di tinh càng không nên ăn nhiều.
Hồng dễ gây tắc tiêu hóa
Hồng có nhiều vitamin và chất béo, khi những chất này gặp vị toan sẽ thành chất không tan, lắng đọng bằng các hạt nhỏ li ti dễ theo phân ra ngoài. Nếu ăn nhiều hồng sẽ tăng thành phần lắng dễ thành hạt to khó thoát ra ngoài có khả năng kết thành tảng to làm tắc nghẽn tiêu hoá.
Đặc biệt không nên ăn hồng lúc đói vì khi đó vị toan sẽ nhiều, càng dễ bị kết tảng. Nếu ăn sau bữa ăn, khi đó các vị toan đã bị thức ăn dùng hết, ít kết hợp với chất keo của hồng nên không bị kết tảng.
Chuối tiêu ức chế mạch máu
Trong chuối có nhiều hàm lượng Mg (Magiê), nếu ăn nhiều vào lúc đói hàm lượng Mg trong huyết tương sẽ tăng lên đột ngột làm mất cân đối giữa tỷ lệ Mg và Cancium, gây ra hiện tượng ức chế trong mạch máu sẽ không có lợi cho sức khoẻ. Vì vậy, khi đói bụng không nên ăn chuối tiêu.
Khi đói bụng không nên ăn chuối tiêu. (ảnh minh họa)
7 kiêng kỵ không được ăn táo tàu
Táo (táo tàu) có nhiều chất dinh dưỡng và còn là một loại dược liệu tốt dùng trong đông y nhưng nếu ăn nhiều hoặc sử dụng không đúng nó sẽ trở nên có hại.
Do đó, 7 trường hợp sau không nên ăn táo tàu: Bụng đầy no, bệnh cam của trẻ con, bệnh ngứa lở mụn nhọt, người đau răng, sâu răng, bệnh hoàng đản, bệnh táo bón.
Người bị bệnh động mạch vành không được ăn nhiều hoa quả
Như đã nói, ăn hoa quả với lượng vừa phải sẽ bồi bổ cho cơ thể như các loại axit hữu cơ, muối vô cơ, các loại sinh tố và chất xơ xenlulo… Nhưng ăn hoa quả nhiều đối với những người bệnh động mạch vành, cao huyết áp và những người bệnh tim mạch thì càng làm bệnh nặng hơn.
Vì trong hoa quả ngoài các chất dinh dưỡng còn có các loại đường: đường quả, đường glucosa, đường mía… Nếu ăn nhiều, các chất đó tăng lên sẽ gây nhiều mỡ trong máu và béo, không có lợi cho người bệnh.
TUY NHIÊN ĂN CHUỐI CŨNG CÓ RẤT NHIỀU TÁC DỤNG KỲ DIỆU VỚI CƠ THỂ
Quả chuối chín không chỉ dùng để ăn mà còn nhiều tác dụng khác, trong đó có 15 tác dụng bất ngờ dưới đây vừa được phát hiện và công bố trên Tạp chí Giải pháp khỏe đẹp (NSL) của Mỹ số ra đầu tháng 2/2013.
Dùng chuối chữa bệnh hư tóc
Lấy 2 hoặc 3 quả chuối chín, đánh nhuyễn trong máy xay sinh tố hay thủ công, bổ sung thêm vài thìa nước, tinh dầu thơm sau đó đổ ra ly hay bát. Dùng tay xoa kết dịch chuối vào mái tóc cho đến khi tóc kết dính bột chuối đều. Chờ 15 phút, gội sạch. Thường xuyên tắm tóc bằng dịch lỏng kiểu này sẽ giúp tóc khỏe, mượt mà và xuôn thẳng.
Làm trắng răng
Dùng vỏ chuối chà vào hàm răng, cả bên trong lẫn ngoài thời gian 2 phút sẽ có tác dụng tiệt trùng và làm trắng răng.
Ngăn ngừa nếp nhăn
Để ngừa nếp nhăn da, người ta có thể dùng mặt nạ chuối, tần suất 3 lần/tuần. Thành phần gồm 1 quả chuối chín, 2 muỗng canh kem tươi, 1 muỗng mật ong hữu cơ, 1 muỗng bột yến mạch và thêm một chút hydrosols (nước hoa chiết xuất tinh dầu). Trộn đều tạo ra dạng dịch lỏng giống như sữa chua. Khi sử dụng, dùng bông mềm tạo mặt nạ sau đó chờ 30 phút cho khô tự nhiên rồi rửa sạch. Mỗi loạt kem tự chế này có hạn sử dụng 6 giờ.
Điều trị các vết côn trùng cắn
Chà vỏ chuối trên vết cắn để giảm bớt ngứa.
Xử lý mụn cóc
Chuối rất giàu kali nên có tác dụng tốt trong việc điều trị mụn cóc.
Điều trị các vết bầm tím, vết cắt, vết trầy
Kali có trong chuối có tác dụng chữa các vết cắt, vết xước hay vết bầm tím.
Chữa nứt da
Dùng vỏ chuối chín chà lên vùng da bị nứt nẻ, enzym tự nhiên của vỏ chuối sẽ giúp giảm đau và hạn chế các vết nứt nẻ, nhất là trong mùa đông hanh khô.
Tẩy tế bào chết trên da
Bằng loại kem tự chế từ chuối chín, vừa tẩy được tế bào da già cỗi lại có tác dụng làm ẩm da, giúp da đẹp, sáng láng. Thành phần: 1 quả chuối chín, 3 muỗng đường kính dạng hạt, ¼ muỗng cà phê vani tinh khiết hoặc tinh dầu ưa thích để tạo mùi thơm. Cho vào máy xay sinh tố hoặc dụng cụ tương tự, đánh nhuyễn nhưng không có quá nhiều nước. Trước khi tắm, sử dụng kem massage nhẹ lên da, chờ một lúc rồi tắm sạch. Thực hành thường xuyên sẽ có một làn da mới, mịn màng và hấp dẫn.
Tạo vẻ đẹp cho vườn
Trồng chuối tạo ra cảnh quan xinh đẹp, hấp dẫn, riêng các loại chuối cảnh có thể để chín cây, cuốn hút động vật, chim muông và tạo mùi thơm quyến rũ.
Làm phân bón
Tất cả những sản phẩm phụ của cây chuối như vỏ, thân, lá chuối... đều hữu ích cho con người như làm thức ăn chăn nuôi hay làm phân bón.
Dùng đánh bóng đồ vật
Không cần phải đầu tư đắt tiền, và gây độc hại người ta có thể dùng vỏ chuối để đánh bóng đồ vật, da thuộc hay đánh bóng rỉ cho các loại đồ dùng kim loại, nhất là bạc, đồng.
Chống rệp
Nếu trong nhà có rệp chỉ cần cắt vỏ chuối thành những miếng nhỏ và đặt ở những vùng có rệp là loài côn trùng này tự biến mất.
Làm thức ăn cho động vật cảnh
Nhất là cho chó ăn, vừa an toàn lại có lợi cho sức khỏe của loài động vật này.
Làm sạch nước
Vỏ chuối thực sự có tác dụng tốt trong việc hấp thụ các chất độc trong nước. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy sử dụng vỏ chuối ngâm trong ao hồ bị nhiễm độc sẽ có tác dụng làm cho nguồn nước ở những nơi này giảm độc hại, trong lành trở lại.
Dùng chế biến món kem
Những ai có sở thích ăn kem nhưng không có nhiều thời gian có thể dùng chuối chín để tạo kem. Đơn giản, chỉ cần cho chuối chín vào ngăn đá, sau đó đưa vào máy xay sinh tố sẽ có món kem tuyệt hảo, mùi thơm tự nhiên hấp dẫn, và có tác dụng chữa bệnh rất tốt vì quả chuối có chứa nhiều dưỡng chất hữu ích.
CHUỐI TRÁI CÂY GÂY NO ÍT CHẤT BÉO
Thành phần nổi bật của chuối
Ít chất béo, nhiệt lượng thấp: do chuối ngọt nhiều, vì vậy sẽ làm cho người ta cho rằng chuối sản nhiệt rất cao, thật ra không hẳn như vậy. Mỗi 100g chuối sản nhiệt chỉ tương đương một nửa của 100g cơm. Ngoài ra, hàm lượng chất béo của chuối rất thấp.
Chứa nhiều kali: chuối là thức ăn giàu kali, nguyên tố kali không những rất tốt cho chức năng cơ bắp và tim mạch, đảm bảo nhịp tim và huyết áp bình thường, dự phòng tăng huyết áp và co thắt cơ bắp, mà còn giúp đưa phần muối bài tiết ra ngoài cơ thể, làm cho lượng muối trong cơ thể đảm bảo nồng độ nhất định, theo đó cải thiện chứng trạng của phù thũng. Vùng đùi của bạn gái là những phần dễ gây béo phì, nếu hấp thu muối quá nhiều, ta sẽ uống nhiều nước, dẫn đến giữ nước trong cơ thể. Hơn nữa sẽ dẫn đến suy chức năng thận, làm cho thân dưới bị phù, hình thành béo phì thể phù.
|
Serotonin: về mặt y học, serotonin là thành phần cần thiết của thuốc điều trị chứng trầm cảm, tác dụng của nó làm cho tâm tình thư thái, tiêu tan cảm xúc âu lo; nếu áp dụng trong việc làm ốm, lại có tác dụng ức chế thèm ăn và khống chế hấp thu glucid. Hàm lượng của serotonin trong vỏ chuối nhiều nhất.
Chuối có những giá trị để làm ốm?
Chuối có rất nhiều thành phần làm ốm hiệu quả, là một loại trái cây gây no và dự phòng gây béo phì. Thường xuyên ăn chuối, đồng nghĩa với việc bạn đang chêm thêm những “viên gạch” cho “công trình làm đẹp” thân thể của bạn.
Gây no làm ốm: chuối tạo cảm giác no, chỉ cần ăn 1 quả chuối có thể gây no, hơn nữa nhiệt lượng thấp. Với bạn gái thường táo bón, làn da khô ráp, đấy là một loại trái cây vừa làm đẹp vừa làm ốm. Chuối tuy có chứa đường, nhưng sau khi ăn được tiêu hóa ngay, không những không chuyển thành chất béo gây “phiền não”, mà còn bổ sung thể lực nhanh chóng, có ích cho sức khỏe.
Bài độc làm ốm: khi ta xuất hiện táo bón, thường được kiến nghị ăn nhiều chuối, bởi vì chuối chứa nhiều chất xơ, vitamin A, kali… cho nên có công năng điều chỉnh đường ruột, lợi tiểu, làm mềm phân và mạnh bắp cơ rất tốt. Xét về mặt dinh dưỡng, chuối là thức ăn giàu tinh bột, nhưng phân tích theo Đông y, chuối vị ngọt tính hàn, thanh nhiệt nhuận trường, thúc đẩy nhu động đường ruột, bài tiết độc tố và chất bã dư thừa trong cơ thể.
Khứu giác làm ốm: hiện nay, tại nước ngoài đang thịnh hành một “phương pháp làm ốm bằng ngửi mùi” Có chuyên gia cho rằng, khứu giác của con người có liên hệ trực tiếp với trung tâm gây no của đại não. Không dùng thức ăn, chỉ “hít” vào mùi thơm của thức ăn thì có thể làm cho ta có cảm giác “ăn no”, có ích cho ta trong việc khống chế ăn uống. Do khứu giác của giới nữ nhạy cảm hơn nam giới, vì thế phương pháp giảm béo bằng ngửi mùi thơm đối với nữ giới càng hiệu quả hơn nam giới. Về mùi thơm, với mùi hương của chuối là loại trái cây có hiệu quả nhất.
Giải uất làm ốm: béo phì liên quan mật thiết với trầm cảm. Mặt khác, theo mức độ béo phì gia tăng, người béo phì thường có nhận thức bi quan về sự béo mập của mình, dẫn đến những tâm trạng xấu như: âu lo, trầm cảm… Chuối có chứa một chất giúp đại não sản sinh ra 5-HTP, chất này không những làm cho ta tâm tình trở nên vui tươi và yên tâm, thậm chí giúp giảm nhẹ cơn đau, mà còn làm cho những kích tố gây cảm xúc xấu giảm đi rất nhiều. Với người béo phì ăn nhiều chuối, vừa giúp giảm cân vừa điều tiết cảm xúc, tránh được âu lo.
Giảm huyết áp: chuối cung cấp cho cơ thể những ion kali làm giảm huyết áp, bên cạnh hàm lượng ion natri trong chuối rất thấp. Do vậy, nữ giới béo phì nên ăn nhiều chuối, không chỉ giảm béo phì, mà còn giảm huyết áp, dự phòng phát sinh những bệnh tương ứng.
Những lưu ý khi dùng chuối
Chọn chuối có chất lượng: một số người khi mua chuối thường thích chọn quả màu vàng sáng, vỏ ngoài không đốm. Thật ra loại chuối này bên trong chưa chín và mất chất hoàn toàn. Nên chọn chuối có vỏ vàng đen ửng đỏ, hơi có đốm đen, tốt nhất vỏ ngoài mang đốm mè đen. Chuối có vỏ nếp nhăn thì phong vị tốt nhất. Khi dùng hai ngón tay nặn chuối cảm giác chín mềm thì vị tất sẽ ngọt, thịt quả vàng lợt, ít xơ, khi ăn nhỏ nhuyễn, mang một mùi thơm đặc trưng. Chuối sau khi mua về, tốt nhất dùng dây xâu vào treo trên cao, chuối có đốm đen hơi chín mềm ăn trước, càng chín càng ngọt, càng mềm ăn càng ngon.
Không ăn chuối lúc bụng đói: trong chuối chứa nhiều Mg, ăn nhiều lúc bụng đói sẽ làm cho hàm lượng Mg trong máu tăng cao, tạo ra mất cân bằng giữa Mg và Ca trong máu, dẫn đến phát sinh tác dụng ức chế đối với chức năng bình thường của tim mạch, tổn hại sức khỏe. Ở một số nước, nhiều người thích ăn sáng với chuối, nhưng họ đồng thời uống nhiều sữa bò giàu Ca để có sự cân bằng thì mới không gây ra sự mất cân bằng giữa Mg và Ca.
Bảo quản chuối đúng cách: nếu bạn mua phải chuối còn xanh, thịt quả còn hơi cứng, có thể đặt để chung với táo tây, không lâu sau đó, chuối sẽ chuyển sang màu vàng và chín dần, vị ngon. Nếu bạn mua chuối đã chín, không thể ăn hết ngay, chuối thừa rất dễ chuyển đen biến chất, nên lột bỏ vỏ chuối, sau đó dùng giấy kiếng bảo quản bọc lại để đông lạnh. Khi ăn, dùng ăn trực tiếp mà không rã đông, ăn tương tự như kem chuối. Chuối tuy tốt, hàng ngày chỉ ăn 2 quả, ăn nhiều sẽ không hấp thu. Chuối không thích hợp để trong tủ lạnh, cũng không thích hợp ăn chung với khoai môn.
(ST)