Sâu răng là một căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi,nhất là ở trẻ em nếu bạn không biết cách điều trị triệt để thì bệnh hay tái đi tái lại nhiều lần. Hãy tham khảo những cách sau nhé!
Thế nào là bị sâu răng?
Răng bị sâu khác với bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là một quá trình và là một bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng.
Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra.
Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau do thức ăn nóng giắt vào.
Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hoá, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc mức độ đau gia tăng thì rất có thể tuỷ răng đã bị viêm. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi.
Những nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ
Người ta nói rằng có 4 nguyên tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn bám vào mặt răng và có khả năng gây sâu răng. Chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, plyore, enzyme thuỷ phân chất lòng trắng trứng (một thành phần trong nước miếng), những chất đó có thể hoà tan chất hữu cơ và phân huỷ chất vô cơ của kết cấu răng. Các vi khuẩn này bám vào răng hình thành các đốm khuẩn, đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng.
Khả năng chống sâu của răng tuỳ thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hoá răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.
Sự gây ra sâu răng của thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là đường, là cơ sở quan trọng để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt, không đánh răng trước khi đi ngủ. Các gợn thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên hoặc không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
Quá trình từ răng mới sâu đến khi hình thành lỗ sâu phải trải qua một thời gian, nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào sự vệ sinh, khả năng chống sâu của từng người và cũng phụ thuộc vào mức độ vi khuẩn nhiều hay ít. Người ta cho rằng từ lúc xuất hiện các đốm răng cho đến khi hình thành lỗ sâu có thể đến 1,5 năm, trong thời gian đó rất cần được điều trị kịp thời.
Điều trị sâu răng như thế nào?
Dùng thuốc điều trị cho những trường hợp mới chớm sâu, chưa hình thành lỗ. Thuốc dùng thường là chấm vào chỗ bị sâu, đây là dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ dùng cho những chỗ sâu của răng nghiền phía sau vì dễ gây đổi màu men răng.
Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu.
Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florinê đổ vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng mới chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.
Hàn vá lỗ sâu là phương pháp thường nhật để chữa sâu răng, áp dụng đối với răng có khả năng định vị sau khi bị sâu. Khi hàn vá sử dụng chất liệu hàn vá vào chỗ khuyết của răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.
Phòng bệnh sâu răng
Trước hết phải vệ sinh rằng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường. Trẻ em thời kỳ mọc răng, thay răng càng phải đặc biệt quan tâm đến hàm răng, như cho trẻ ăn đủ chất tạo răng, đánh răng và dạy cho trẻ biết đánh răng cho mình.
Dùng kem đánh răng có chứa florine, có thể dùng thêm nước súc miệng, diệt khuẩn sau bữa ăn. Những phụ nữ mang thai cần bổ sung calcium để trẻ sinh ra không bị thiếu chất tạo răng. Mọi người cũng cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp
Mẹo nhỏ
1. Dùng 1 ít hạt tiêu, ngậm vào chỗ răng sâu thì có thể giảm đau.
2. Lấy 1 bông hoa đinh hương, dùng răng cắn nát, nhét vào chỗ khe răng sâu, vài tiếng sau thì răng sẽ bớt đau, đồng thời trong 1 thời gian dài, đau răng không tái phát nữa.
3. Dùng nước để mài huyệt hợp cốc hoặc dùng ngón tay xoa bóp thì đều có tác dụng giảm đau
4. Dùng nước muối hoặc rượu để xúc miệng vài lần, cũng có tác dụng giảm nhẹ hoặc chống đau răng
5. Nếu răng đột nhiên bị đau thì là do tích tụ nhiều mủ gây ra, có thể dùng túi lạnh để đắp lên, sẽ có thể giảm đau.
Chú ý
1. Nếu đau răng lâu không khỏi thì nên ngậm viên giảm đau, có tác dụng giảm đau nhất thời.
2. Giảm đau không có nghĩa là có thể điều trị khỏi hẳn, cần chú ý vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa đau răng. Khi răng đau phát tác thì dùng các cách ở trên không thể chữa dược, cần đưa ngay đến bệnh viện để cấp cứu
3. Để ngăn ngừa đau răng thì quan trọng là phải giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng vào tối và sáng mỗi ngày là rất quan trọng, sau bữa ăn xúc miệng cũng là 1 cách hay.
4. Để ngăn ngừa các bệnh về răng thì nên dùng phương pháp đánh răng theo chiều ngang và dọc, khi đánh thì hướng của bàn chải phải cùng hướng với răng, như vậy vừa có thể làm sạch vừa có thể massage cho răng, cải thiện tuần hoàn dịch máu của các tổ chức xung quanh, giảm đau do bệnh về răng gây ra.
Các bài thuốc chữa đau răng
Khi Bạn hoặc người thân bị đau răng .Có thể điều trị bằng các phương pháp cổ truyền dân giã .Và đưa tới nha khoa để được tư vấn và điều trị tốt nhât.
Bạn đã từng trải qua những cơn đau răng? Bạn cảm thấy vô cùng đau đớn và khó chịu. Chắc chắn mỗi lần đau răng như vậy bán sẽ nghĩ ngay đến việc phải đi khám và mua thuốc uống. Đó là một quyết định sáng suốt, bởi dù bạn cảm thấy đau răng hay đau quanh vùng chân răng thì đó cũng là vấn đề đáng quan tâm.
Nước muối ấm sẽ giúp giảm các nhiễm trùng và làm giảm đau
Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đau răng là bởi sâu răng, bệnh nướu răng, các vết nứt trong răng, bất kỳ chấn thương nào của răng, viêm xoang, nhiễm trùng do răng khấp khểnh… Dù là bởi nguyên nhân gì đi nữa thì bất kì ai khi bị đau răng cũng cảm thấy rất khó chịu và bất tiện. Hơn nữa, trong một số trường hợp, nếu không được điều trị lập tức thì sẽ nặng hơn.
Tuy nhiên, nếu chưa thể đi khám và lấy thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ ngay, bạn có thể tham khảo những mẹo chữa đau răng dưới đây để giảm bớt sự đau đớn mà bạn đang phải chịu:
- Đánh răng kỹ và dùng chỉ nha khoa để xỉa răng. Dùng nước súc miệng để súc miệng cho sạch những vi trùng hay vi khuẩn còn lại trong miệng. Điều này sẽ đảm bảo rằng răng của bạn được sạch sẽ và không có sự tích tụ của vi trùng lẫn vi khuẩn, và có thể làm giảm chứng đau răng.
- Chườm đá. Một trong những biện pháp tốt nhất để làm giảm đau cho răng là chà các khu vực răng bị đau với nước đá. Làm như vậy vài lần trong ngày. Nước đá sẽ gây tê và do đó giảm bớt sự đau đớn.
- Dùng băng gạc ấm và nóng để giảm cơn đau. Đầu tiền chườm khăn bọc đá lên trên má chỗ vùng răng bị đau trong khoảng một phút. Sau đó thay bằng chai nước ấm lên đúng vị trí đó. Lặp đi lặp lại một vài lần như vậy, cơn đau của bạn sẽ giảm đáng kể.
- Bôi dầu ôliu trộn lẫn với dầu đinh hương lên phần răng và nướu bị đau. Trộn hai phần hỗn hợp tinh dầu đinh hương với một phần dầu ôliu. Làm điều này 3-4 lần mỗi ngày, cho đến khi cơn đau giảm đi. Thậm chí bạn cũng có thể nhai đinh hương, bởi đinh hương ngăn chặn sự nhiễm trùng và vi khuẩn lây lan và rất tốt trong giảm đau, kháng viêm.
- Dùng gừng. Gừng có tính kháng viêm, do đó, bạn có thể dùng rễ gừng giã nát và đắp lên răng. Làm một vài lần như vậy sẽ rất công hiệu.
- Nước chanh được chứng minh là rất hiệu quả trong giảm đau răng. Nó sẽ massage cho răng và nướu. Ngoài ra, nước hành tây cũng có tác dụng như nước chanh, vì vậy, nếu bạn chịu được mùi của hành tây thì có thể dùng nước hành tây thay nước chanh cũng rất tốt.
- Dùng mấy nhánh tỏi, nghiền nát, trộn thêm một ít muối và đắp vào vùng răng bị đau. Tỏi có tính sát trùng và do đó, sẽ phần nào giúp chữa lành các bệnh nhiễm trùng, kể cả chứng đau răng.
- Dùng một lượng nhỏ hydrogen peroxide và ngậm trong miệng của bạn trong khoảng một phút. Sau đó, nhổ đi và súc miệng lại cho sạch. Hydrogen peroxide giúp giảm nhiễm trùng, giảm đau và giảm viêm nướu, răng, lợi.
- Nước muối ấm. Một trong những biện pháp khắc phục đau răng đơn giản là dùng một ly nước ấm pha với hai thìa muối để súc miệng. Nước muối ấm sẽ giúp giảm các nhiễm trùng và làm giảm đau, viêm nhiễm từ các khu vực răng bị ảnh hưởng.
- Pha nước soda với nước thường để súc miệng. Nước soda được coi là có thể giảm đau răng tạm thời. Bạn cũng có thể thay thế nước soda bằng rượu whisky. Mỗi lần súc miệng khoảng vài giây, làm vài lần như vậy trong ngày.
- Một cách khác cũng có hiệu quả là trộn mù tạt với bột nghệ. Sau đó dùng hỗn hợp này bôi lên vùng răng nướu bị đau. Hỗn hợp này sẽ làm giảm viêm và đau quanh răng.
Với những phương pháp đơn giản này, bạn có thể tạm thời ngưng được các cơn đau răng. Tuy nhiên, để chữa trị hiệu quả triệt để các triệu chứng đau răng, tốt nhất bạn cần đến bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt.
Lấy 2 hay 3 lá trầu không, giã nhỏ cùng dăm hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu, sau 10 phút thì gạn lấy nước trong. Chia 2 lần súc miệng kỹ rồi nhổ hết ra (cấm uống). Kinh nghiệm cho thấy, chỉ cần súc miệng 2 lần (cách nhau khoảng 5 phút) là răng hết đau.
Có người đã cải tiến bài thuốc này thành thứ thuốc dùng dần như sau: Lá trầu không, củ nghệ vàng, búp bàng mỗi thứ 50 g; rửa sạch, giã nhỏ, ngâm với rượu. Khi dùng, đem đun cách thủy (đậy kín nút chai để rượu không bay hơi), cho sôi trong 30 phút rồi lấy ra để nguội. Ngậm (có súc miệng) trong 5-10 phút hoặc dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ đau, sau nhổ nước thuốc đi.
Sau đây là 5 bài thuốc khác:
- Vỏ xoài 3 miếng cỡ bàn tay cạo bỏ phần vỏ bên ngoài, thái nhỏ, sắc với 3 bát nước đến khi còn 2 bát; cứ 3 phần nước thì thêm 1 phần rượu, cho vào chai dùng dần. Mỗi lần lấy 1 chén con, ngậm khoảng 10 phút, thỉnh thoảng súc miệng rồi nhổ đi. Ngày dùng 4 lần vào buổi sáng, tối (trước khi đi ngủ) và sau 2 bữa ăn chính.
Hoặc: Vỏ thân cây xoài 3 phần, quả me chua 1 phần, quả bồ kết 1 phần. Tất cả sấy khô, tán nhỏ, lấy đầu tăm chấm thuốc vào chỗ răng đau. Nhiều trường hợp đau răng sưng hết mồm miệng đã khỏi khi dùng bài này. Có người gọi đây là "thuốc thánh chữa đau răng".
- Rễ rau dền đốt tồn tính, đem tán nhỏ, xát vào hàm răng, sau một lúc sẽ hết đau (theo Thực trị bản thảo của Trung Quốc).
- Lấy 20-30 g rễ bí ngô sắc nước uống (Thực trị bản thảo)
- Xương đùi gà trống 1 đôi (lấy khi mới làm thịt) đem đốt tồn tính (gần thành than), tán thành bột mịn. Hồ tiêu sao giòn, tán thành bột (lượng bằng xương gà). Hai thứ trộn đều, xát vào chỗ chân răng chảy máu hoặc chỗ bị sâu. Thuốc có tác dụng chữa chảy máu chân răng, sâu răng.
- Bột phèn phi 30 g, đại hồi 10 g, kê nội kim (màng mề gà) đốt tồn tính 10 g. Cả 3 vị tán thành bột mịn, trộn đều, cho vào lọ nút kín, dùng dần. Khi dùng, xát bột thuốc vào chỗ răng sâu hoặc chỗ lợi viêm tấy, chảy máu.
(ST)