Những quả sung tuy dân dã, nhỏ bé là vậy nhưng lại có rất nhiều lợi ích sức khỏe với chúng mình và người thân đấy! Chúng ta cùng tìm hiểu tác dụng kỳ diệu của quả sung nhé!
NHỮNG LỢI ÍCH TỪ QUẢ SUNG CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Ngăn ngừa táo bón: Thường thì trong 3g sung có tới 5 gam chất xơ đấy. Do đó sung giúp các chức năng của ruột khỏe mạnh và ngăn ngừa táo bón.
Giảm trọng lượng cơ thể: Các chất xơ trong quả sung còn giúp giảm trọng lượng và nó là loại quả thường được khuyến khích cho những người béo phì.
Tăng cường và phát triển xương: Sung rất giàu canxi. Những canxi này lại giúp củng cố hệ xương phát triển vùn vụt...
Cải thiện tầm nhìn: Nếu như mắt bạn thường xuyên mệt mỏi và thị lực giảm sút, bạn hãy ăn quả sung để tránh tình trạng này nhé.
Giảm đau họng: Sung có chứa nhiều nhựa, giúp chữa bệnh và bảo vệ viêm họng.
Bảo vệ chống lại bệnh ung thư vú: Những chất xơ có trong quả sung còn bảo vệ hữu hiệu bệnh ung thư vú ở các XX.
Hạ cholesterol: Những quả sung có chứa Pectin - một chất xơ hòa tan. Khi chất xơ này đi qua hệ tiêu hóa, nó sẽ giúp hạ cholesterol trong máu.
Ngăn ngừa ung thư ruột kết: Sự hiện diện của chất xơ trong trái sung cũng giúp hạn chế sự phát tác của các chất gây ung thư.
Phòng chống tiểu đường: Sung và lá sung rất giàu kali. Kali giúp kiểm soát lượng đường trong máu và có đặc tính chống lại bệnh tiểu đường.
Phòng chống tăng huyết áp: Quá nhiều natri cao, có thể dẫn đến tăng huyết áp cho cơ thể. Song quả sung lại có nhiều chất kali nhưng ít natri. Vì vậy, nó giúp tránh tăng huyết áp.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch vành: Trong quả sung khô có chứa phenol, Omega-3 và Omega-6. Những axit béo làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành.
Quả sung có tác dụng nhuận tràng, ngừa táo bón, hạ huyết áp, giảm cân và phòng chống ung thư…
Quả sung (hay còn gọi là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả)...
Theo nghiên cứu hiện đại, quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, phot pho, kali... và một số vitamin như C, B1... Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm bước đầu cho thấy, quả sung có tác dụng nhuận tràng, ngừa táo bón, hạ huyết áp, giảm cân và phòng chống ung thư.
Trong y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp...
Quả sung cũng rất tốt cho sức khỏe bởi nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy cứ trong 100g quả sung có chứa 1g protein, chất béo 0,4g, đường 12,6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0,4mg, caroten 0,05mg, dẫn xuất không protein 12,3g, khoáng toàn phần 3,1g.
Ngăn ngừa tăng huyết áp
Mọi người thường sử dụng natri dưới dạng muối ăn, nhưng ít kali và hàm lượng natri nhiều có thể dẫn tới tăng huyết áp. Sung giàu kali và ít natri, bởi vậy chúng là món ăn hoàn hảo để chống lại sự xuất hiện cũng như tác động của tăng huyết áp.
Ngăn ngừa táo bón
Có khoảng 5 gram chất xơ trong mỗi phần ăn gồm 3 quả sung. Vì vậy quả sung không chỉ giúp ngăn ngừa táo bón mà còn loại bỏ tiêu chảy, nhu động ruột không khỏe hay hoạt động thất thường.
Giảm cân
Chất xơ có trong sung cũng giúp giảm cân và là sự lựa chọn tốt cho những người béo phì. Tuy nhiên, hàm lượng calo cao có trong sung cũng có thể làm tăng cân, đặc biệt là khi sử dụng cùng với sữa. Một ít sung là đủ lượng dinh dưỡng yêu cầu, bởi vậy đừng lạm dụng nó.
Viêm khớp: Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. Hoặc sung tươi 2 - 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.
Mụn nhọt, lở loét: Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.
Ngăn ngừa một số loại ung thư
Sung chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan. Khi chất xơ đi qua hệ tiêu hóa, về cơ bản nó lau dọn các cholesterol dư thừa và mang chúng đến hệ bài điết để loại bỏ ra khỏi cơ thể.
Pectin là một chất xơ hòa tan có trong sung giúp kích thích nhu động ruột khỏe mạnh. Sung có thể có tác dụng nhuận tràng, chúng là một trong những loại trái cây nhiều chất xơ tự nhiên nhất. Hàm lượng chất xơ cao trong sung có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tổng thể của bạn nhờ ngăn cản một số loại ung thư vùng bụng cũng như ung thư ruột kết.
Theo Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Khoa Đông y Bệnh viện 108, nhựa của thân cây hay quả sung xanh còn được dân gian dùng để chữa mụn nhọt và sưng vú.
Cách dùng cụ thể: rửa sạch tổn thương, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị bệnh, sưng đỏ đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để tránh bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Nếu mụn chưa có mủ đắp kín, nếu đã vỡ mủ rồi thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô. Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa sung rồi đắp như trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú.
Nhựa sung còn dùng để chữa đau đầu: phết nhựa lên giấy bản rồi dán hai bên thái dương. Có thể phối hợp với việc ăn lá sung non hoặc uống nhựa sung với liều 5ml hoà trong nước đun sôi để nguôi uống trước khi đi ngủ./.
SUNG GIÚP MẸ BẦU ĐÁNH BAY TÁO BÓN
Thời kì nghén, rất nhiều mẹ bầu thèm ăn sung. Loại trái cây có vị chát này khiến nhiều người lo ngại có thể bị táo bón. Tuy nhiên, sự thật là sung lại có tác dụng trị táo bón rất tốt cho bà bầu đấy! Ngoài ra, quả sung có nhiều tác dụng tốt cho sản phụ.
Khỏe mẹ đẹp con
Không chỉ có tác dụng chữa bệnh và phòng chống ung thư, so với những loại rau xanh và trái cây thông thường, sung có nhiều vitamin và khoáng chất hơn đáng kể. Quả sung giàu các loại axit amin, axit hữu cơ, magiê, đồng, mangan, kẽm, boron, vitamin và các nguyên tố vi lượng như calo, phospho,... Do đó, khi ăn sung bà bầu sẽ được cung cấp rất nhiều dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sung còn chứa hàm lượng đáng kể canxi, sắt, kali và nhiều dưỡng chất thiết yếu cho bà bầu.
Mẹ ăn sung không chỉ tốt mà còn phòng tránh những rối loạn về sắc tố da cho bé. (Hình minh họa)
Ngoài ra, quả sung khô chứa một hàm lượng nhất định chất omega 3 axit, cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ đồng thời giúp bạn có một thai kì an toàn. Bởi vì, thiếu hụt hàm lượng omega 3 chính là nguyên nhân khiến nhiều thai phụ dễ bị sinh non, sinh sớm hoặc sảy thai. Kali chứa trong quả sung có tác dụng khống chế chứng bệnh cao huyết áp thường gặp ở bà bầu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm chứng bệnh cao huyết áp sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm khác cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
Trong trái sung còn có một chất hóa học mang tên psoralen có khả năng loại trừ những vấn đề thường gặp về sắc tố da của thai nhi.
Trị táo bón
Một chứng bệnh rất thường gặp ở phụ nữ mang thai đó là táo bón. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Có thể khi mới mang thai, dấu hiệu bị nôn do nghén có khả năng khiến cơ thể bạn bị mất nước; do cuối thai kỳ, thai nhi gây chèn ép tới ruột nên cũng dễ làm bạn bị táo bón… Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào cũng khiến bà bầu hết sức khó chịu.
Quả sung chứa nhiều loại vitamin, fractoza và dextroza…là loại thực phẩm tuyệt vời cho những thai phụ mắc phải chứng táo bón trong thời kỳ mang thai. Đồng thời, quả sung được xem là loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hơn bất cứ loại trái cây và rau xanh nào. Nó có chứa hai loại chất xơ chính là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, cả hai loại chất xơ này đều có tác dụng điều trị chứng táo bón. Bà bầu có thể trị táo bón bằng cách: Sắc 9g sung tươi 9g uống hàng ngày. Hoặc có thể ăn sung chín mỗi ngày 3 - 5 quả. Một bài thuốc khác chế biến từ quả sung khắc phục được táo bón cho phụ nữ mang thai như sau: Sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn một đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.
Ngoài ra, quả sung cũng rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Một loại enzyme có trong trái sung mang tên proteolytic có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc chứng ợ nóng, ợ chua ở thai phụ.
Quả sung còn chứa lượng lớn vitamin B6, giúp thai phụ dễ dàng vượt qua cảm giác ốm nghén trong ba tháng đầu mang thai.
Lợi sữa
Sản phụ sau khi sinh có thể bị thiếu sữa, đừng quá lo lắng, vì quả sung có thể tăng khả năng tiết sữa. Các khoáng chất có trong trái sung sẽ có tác dụng kích thích tuyến sữa hoạt động, điều này có lợi cho sự chào đời của bé. Hãy sử dụng bài thuốc sau để có nhiều sữa cho bé nhé:
Quả sung tăng khả năng tiết sữa. (Hình minh họa)
Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Bài thuốc này có công dụng bổ khí huyết, làm ra sữa rất tốt cho sản phụ sau sinh suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít.
Thuốc chữa bệnh an toàn
Sung không chỉ là một loại trái cây dinh dưỡng cao mà con là một loại thuốc tốt và an toàn cho thai phụ. Nó có thể giúp giảm nhiệt và thải chất độc hại, đặc biệt là có hiệu quả trong điều trị tiêu chảy, bệnh trĩ và đau cổ họng… Một số bài thuốc từ quả sung như sau:
Chữa viêm họng: Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút thổi vào họng. Cũng có thể dung sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.
Chữa ho khan không có đờm: Sung chín tươi 50 - 100g gọt bỏ vỏ, đem nấu với 50 - 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.
Chữa sưng vú ở sản phụ
: Rửa sạch bầu vú, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị sưng đỏ, tổn thương đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để tránh bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Các bà mẹ nên nhớ tránh bôi lên đầu vú.
Ngoài quả thì lá sung cũng có tác dụng rất tốt, giúp bình ổn hàm lượng isulin trong máu đối với thai phụ mắc tiểu đường. Ngoài ra, còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tránh đau bụng, và giảm cảm giác ốm nghén. Lá sung còn dùng để chữa hậu môn chảy máu bằng cách: rửa sạch 30 gam lá, đem nấu sôi, lấy nước rửa ngày 2 lần lúc nước còn ấm.
Tham khảo thêm:
MÓN NGON TỪ QUẢ SUNG
Để bảo toàn lượng vitamin và khoáng chất có trong sung, bạn nên ăn khi chúng còn tươi là cách tốt nhất. Tuy nhiên quả sung có vị chát hơi khó ăn, vì thế, muốn có được nhiều chất dinh dưỡng, khi ăn sung bạn có thể cho vào một cốc sữa, nghiền nát cùng chuối, cho vào món salat…
Bạn cũng có thể làm một số món khá ngon từ quả sung như sau:
Cháo sung mật ong
Nguyên liệu: Gạo tẻ 50g, quả sung 30g.
Chế biến:
- Rửa sạch gạo, cho vào nồi đun thành cháo với lượng nước vừa đủ.
- Sau đó cho sung vào đun sôi. Khi ăn thêm mật ong.
Món cháo này ăn thường xuyên cũng có công hiệu trị chứng táo bón.
Mẹ bầu ăn cháo sung thường xuyên giúp giảm táo bón rất tốt. (Hình minh họa)
Quả sung kho thịt ba chỉ
Nguyên liệu:
Sung: 20 quả; Thịt ba chỉ: 300 gr; Gia vị: Hành tăm, cà ri, nước mắm, tiêu, lá chanh.
Chế biến:
- Sung cắt bỏ cuống, chẻ làm đôi rồi chần sơ với nước sôi
- Thịt ba chỉ thái mỏng, ướp với cà ri, nước mắm và tiêu; Sung làm như sung kho cá
- Phi thơm hành tăm, cho thịt vào xào sơ rồi cho sung vào đảo đều, đổ thêm 01 bát nước dùng và đun vừa lửa cho tới khi nước trong nồi sền sệt, vàng ánh thì đuợc. Tắt bếp rồi mới cho tiêu và lá chanh thái chỉ vào. Món này ăn với cơm rất ngon.
Sung luộc chấm muối vừng
- Sung làm sạch, ngâm muối cho hết nhựa.
- Sau đó xắt đôi, luộc chín chấm muối vừng.
Ngoài ra bạn cũng có thể làm rất nhiều món ăn khác như: quả sung kho cá lẹp, bánh sung, mứt sung,…vừa ngon miệng lại có nhiều tác dụng tốt.
Sung trộn tôm thịt
Thông thường bạn thấy người ta hay làm dưa sung chua ngọt nhưng thực tế, sung có nhiều cách kết hợp với các nguyên liệu để tạo nên các món ăn lạ mà ngon. Tiêu biểu là món sung trộn tôm thịt này.
Để làm món sung trộn, bạn cần chuẩn bị thịt ba chỉ ngon, tôm chua, rau thơm và các gia vị kèm. Dĩ nhiên, sung là nguyên liệu không thể thiếu rồi. Nhưng chị em lưu ý, sung này đã được muối chua rồi nhé, sau đó đem thái nhỏ.
Thịt mua về các bạn chần qua nước sôi cho ra bớt nước hoi, sau đó mới thả thịt vào nồi luộc chín. Kiểm tra thịt đã chín chưa bằng cách dùng đũa xiên thử vào giữa miếng thịt, nếu không thấy nước màu hồng tiết ra tức là thịt đã chín.
Khi mọi nguyên liệu đã được trộn đều với nhau, bạn sẽ sớm thấy ngay sự hấp dẫn từ món ăn này. Vị giòn ngon của sung, vị ngọt của thịt cùng vị chua chua tôm giúp bữa cơm thêm một phần hương sắc.
Gỏi sung khô cá chỉ vàng
Xem ra sung là nguyên liệu làm các món nộm, gỏi khá ngon. Với món gỏi sung với cá chỉ vàng này còn có thể làm mỗi nhậu rất hấp dẫn cho ông xã nhà bạn.
Để làm món gỏi sung, bạn chỉ cần lựa những quả sung tươi chứ không cần phải sung đã được muối chua như với món trộn tôm thịt. Sung mua về bạn rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó thái thành từng lát mỏng để tránh bị thâm đem nhé. Sau đó vớt ra, để ráo nước. Cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 10 phút để sung có độ giòn mà không bị chát.
Cá chỉ vàng làm gỏi các bạn nhớ nướng trên than cho chín đã nhé, rồi xé thành nhiều sợi nhỏ. Nhấm nháp từng miếng gỏi sung, xoài, cá chỉ vàng giòn, dai, thơm nức thật ngon và thích thú.
Sung muối chua ngọt
Món sung muối chua ngọt rất đơn giản, dễ làm nhưng chẳng phải chị em nào cũng biết cách làm cho nó ngon và hấp dẫn nhất.
Món sung muối này có thể ăn cùng với các thức ăn khác trong bữa cơm gia đình. Đặc biệt, với món ốc luộc thì khỏi phải nói rồi.
Khi mua sung chị em lưu ý, nên chọn những quả sung còn nguyên chùm, quả to vừa, đồng đều, không bị dập nát. Cầm cuống cắt các quả sung vào một chậu nước pha dấm loãng để ngâm cho sung ra bớt nhựa, vớt ra xả lại với nước rồi để ráo.
Để sung muối được ngon quan trọng nhất là cách pha dung dịch ngâm sung. Nếu muốn dùng để ăn dần thì các bạn cũng thái mỏng sung, pha loãng hỗn hợp dấm đường nước mắm tỏi ớt với nước lọc rồi ngâm với sung. Dụng cụ đựng tốt nhất các bạn nên dùng lọ thủy tinh, trữ trong ngăn mát tủ lạnh có thể để được 3 tháng mà sung vẫn giữ nguyên được chất lượng cũng như độ giòn.
(ST)