Chữa dau dạ dày bằng khí công rất hiệu nghiệm và an toàn

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chữa dau dạ dày bằng khí công rất hiệu nghiệm và an toàn

19/04/2015 05:48 AM
1,706

Chữa dau dạ dày bằng khí công rất hiệu nghiệm và an toàn. Trong tập khí công thì thường không kiêng khem các bệnh tật nào, tuy nhiên, một số trường hợp tập để chữa bệnh thì có những bài tập và cách tập khác nhau. Dưới đây là phương pháp tập để hỗ trợ cho người đau dạ dày và hành tá tràng.





CÁCH  CHỮA DAU DẠ DÀY BẰNG KHÍ CÔNG

triệu chứng.

Viêm loét dạ dày gồm các cơn đau do viêm hoặc loét dạ dày ho���c tá tràng.  Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng đầy bụng, ăn khó tiêu, đau vùng thượng vị, có thể đau lan ra hông sườn, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn.

Nguyên nhân.

Ở một số người, có thể do tiên thiên hay do ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, tiêu hoá kém thức ăn hay trệ đọng dễ sinh ra hàn thấp hoặc thấp nhiệt ở dạ dày.  Thấp nhiệt uất kết làm khí trệ huyết ứ, lâu ngày dễ dẫn đến viêm loét.

Trong thời đại công nghiệp, cuộc sống nhiều áp lực, con người thường phải gánh chịu nhiều căng thẳng, lo âu. Những cảm xúc tiêu cực kéo dài tác động xấu lên hệ thần kinh thực vật làm rối loạn hoạt động tiết dịch và vận động ở dạ dày.  Điều nầy cũng làm rối loạn tiêu hoá, ăn kém, ăn không tiêu, thức ăn trệ đọng cũng dễ dẫn đến viêm loét.  Ngày nay, nhiều nền y học đều công nhận những cảm xúc tiêu cực, thường gọi là stress, là một yếu tố gây bệnh quan trọng.  Theo Đông y, Can chủ sơ tiết, những cảm xúc khó chịu khiến Can khí không được sơ tiết, Can khí uất kết có thể làm rối loạn nhiều công năng khác nhau.  Tuy nhiên, do "Mộc khắc Thổ", ảnh hưởng trực tiếp nhất sẽ là Thổ khí, tức khí hoá của Tỳ Vị.  Hiện tượng nầy thường được gọi là Can phạm Vị.  Đầy bụng, ăn khó tiêu, đau vùng thượng vị là bệnh thể hiện ở dạ dày; buồn nôn, ợ chua, có khi đau lan ra hông sườn là biểu hiện của Can Đởm hoả vượng do Can khí không được sơ tiết.

Yếu tố vi khuẩn Helicobacter Pylory (HP) trong viêm loét dạ dày.

Theo y học hiện đại, bên cạnh một số trường hợp loét gây ra do dùng lâu dài những loại thuốc kháng viêm non-steroid như aspirin, ibuprofen, tác nhân chánh gây ra viêm loét dạ dày hoặc tá tràng là loại vi khuẩn HP.  Nghiên cứu ở Mỹ[i] cho thấy có khoảng 20% số người dưới 40 tuổi  và 50% số người trên 60 tuổi bị nhiễm HP. Ở  những nước hoặc những cộng đồng có điều kiện vệ sinh thấp kém, tỷ lệ dân cư bị nhiễm HP có thể đến 90%[ii].  Tuy nhiên, có rất ít, chỉ khoảng 10 đến 15% số người bị nhiễm có thể phát triển thành bệnh đau dạ dày!   Theo quan điểm chỉnh thể của y học cổ truyền, trong những trường hợp nầy, sự hoà hợp giữa Can và Tỳ và khí hoá bình thường của Tỳ Vị là điều cơ bản.  Nếu giữ được "tâm bình khí hoà" hoặc Tỳ Vị vững mạnh, không có hàn thấp hoặc thấp nhiệt ở dạ dày, vi khuẩn nếu có cũng sẽ không có điều kiện để phát triển.

Mặt khác, y học hiện đại cũng đề cập đến hội chứng rối loạn tiêu hoá liên quan đến bệnh tâm thể.   Gọi là bệnh tâm thể vì bệnh  chỉ liên quan đến những yếu tố tâm lý.  Người bệnh cũng có một số triệu chứng tương tự như viêm loét dạ dày như đầy bụng, ăn kém, đau vùng thượng vị, . . Tuy nhiên, qua xét nghiệm, người ta không thấy loét hoặc không tìm được HP trong ống tiêu hoá.  Thực ra, rối loạn chức năng tiêu hoá do yếu tố tâm lý chỉ là giai đoạn đầu của cùng một chứng bệnh, cùng một nguyên nhân, chỉ khác ở mức độ phát triển.  Nếu không được giải quyết, rối loạn khí hoá ban đầu sẽ dẫn đến tổn thương thực thể.  Ngoài ra, vi khuẩn HP không phải là điều kiện tất yếu trong các chứng đau dạ dày.  Được biết, có khoảng 80% số người bị viêm loét có nhiễm HP.  Cũng có nghĩa là một số người bị viêm loét mà không nhiễm HP.  Do đó, trong một số trường hợp, nếu không giải trừ được nguyên nhân, hoặc thấp nhiệt ở dạ dày hoặc những căng thẳng về tâm lý, việc lạm dụng những loại kháng sinh sẽ không trừ được bệnh mà còn có nguy cơ tạo ra những dòng vi khuẩn có tính đề kháng ngày càng cao đối với những loại thuốc nầy.

Trị bệnh viêm loét dạ dày bằng khí công

Với 4 phép tập dưới đây, kết hợp với chế độ ăn uống có thể phòng và trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả.


Hít thở: Ngồi dưới sàn, 2 chân duỗi song song và vuông góc với thân. Khi hít vào, 2 tay đưa lên cao hình chữ "V", khi thở ra, gập đầu sát đầu gối, 2 tay khoanh ép lại trước bụng dưới. Khi dừng thở, 2 bàn tay nắm lại thu về bên hông. Thực hiện 18 hơi thở.

Nhuần dưỡng tỳ vị: Ta dùng pháp luyện thiên thủy. Người bệnh ngồi khoanh 2 chân theo tư thế kiết già hoặc bán già (bắt chéo hoặc đặt chân nọ lên chân kia), súc miệng 12 lần, sau đó đảo tròn lưỡi 12 lần trong ổ miệng theo chiều thuận và nghịch.

a

Tiếp theo chép miệng cho thuỷ dịch vùng miệng tiết ra khoang miệng, ta thu về gốc lưỡi và nuốt xuống vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn). Thực hiện 9 lần.


Xoa bóp nội tạng: Vẫn ngồi theo tư thế bình tọa, khi hít vào ta hóp bụng lại để thu hết nội tạng lên cao, khi thở ra người hạ thấp, thả lỏng để nội tạng trong ổ bụng hạ xuống.

Xoa vùng rốn: Tay phải áp vào vùng rốn, tay trái áp ngoài tay phải. Từ từ xoay bàn tay theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài. Tiếp theo xoay tròng ngược kim đồng hồ từ ngoài vào trong. Thực hiện 9 lần.


Ngoài ra, bệnh nhân sống thanh thản, vui tươi, tránh giận dữ. Nên ăn nhiều bữa (thức ăn dễ tiêu và nhai kỹ) để thức ăn tiêu. Ăn đủ chất dinh dưỡng và vi lượng ở dạng tinh. Không ăn quá no và không bị đói. Không ăn đồ sống lạnh. Không dùng chất kích thích như bia, rượu và gia vị cay nóng. Không dùng bánh kẹo, đồ ngọt trực tiếp, chỉ dùng qua hoa quả với lượng



Nằm ngửa giãn nở chữa đau dạ dày

Trong tập khí công thì thường không kiêng khem các bệnh tật nào, tuy nhiên, một số trường hợp tập để chữa bệnh thì có những bài tập và cách tập khác nhau. Dưới đây là phương pháp tập để hỗ trợ cho người đau dạ dày và hành tá tràng.

1. Xoa bụng nhiều: Người bệnh làm như người khoẻ, nhưng tăng thêm phần xoa bụng, mỗi lần tập xoa khoảng 50 vòng theo chiều kim đồng hồ. Khi thở chú ý là thở sâu kiểu bụng và nếu có táo bón, động tác hai tay đỡ trời kết hợp co rút hậu môn rất quan trọng.

2. Nằm ngửa làm giãn nở cơ thể: Lúc sắp lên cơn đau hoặc bắt đầu cơn đau dạ dày người bệnh vừa xoa bụng vừa nằm ngửa, chân duỗi thẳng để làm giãn nở cơ thể là chính cho đến lúc hết cơn đau tiếp tục làm thêm 10 phút để củng cố, thở tự nhiên.


3. Dùng ngón tay cái ấn: Cơn đau dạ dày ở cường độ mạnh dùng ngón tay cái ấn vào điểm đau ở bụng, nếu thấy dễ chịu tiếp tục ấn đến khi giảm đau và cố nằm ngửa, tăng xoa bụng. Khi có chảy máu dạ dày cần có sự can thiệp bên ngoài, cần tuyệt đối yên tĩnh.

Chỉ luyện ở thế tĩnh, nằm, làm giãn cơ thể và tinh thần đi vào yên tĩnh, thở tự nhiên. Nếu thủng dạ dày, can thiệp bằng phẫu thuật.

Bạn có thể dùng khí công để phối hợp với chuẩn bị phẫu thuật. Sau khi mổ rồi bước đầu luyện ở tư thế tĩnh, làm cơ thể giãn và tinh thần đi vào yên tĩnh. Sau đó tiến dần lên thở sâu kiểu bụng, khi đã cắt chỉ tăng cường xoa bụng.

Đó là việc đầu tiên giúp một người xác định được chính xác món thực phẩm nào gây đau dạ dày. Nếu chú ý đến từng loại thực phẩm, thời gian bao lâu thì cảm thấy khó chịu thì sẽ có thể nhanh chóng xác định được “thủ phạm” gây đau dạ dày và loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống nếu cần thiết. Người bị đau dạ dày nên tránh thức ăn có nhiều dầu mỡ, thực phẩm thành phần chính là sữa, tránh trái cây họ cam quýt và cảnh giác với thức uống chứa caffeine - rượu.

Khí công chữa viêm niêm mạc dạ dày

Bệnh viêm niêm mạc dạ dày của bạn đọc Dương Thị Lan nói riêng và bạn đọc nói chung nên luyện tập khí công theo phương pháp sau thì hiệu quả nhất (không nhất thiết phải vẩy tay theo Dịch cân kinh - hiệu quả thấp).

2012/8/khop0.jpg

Khởi động: Ngồi dưới sàn, 2 chân duỗi song song và vuông góc với thân. Hít vào, 2 tay đưa lên cao hình chữ V, khi thở ra, gập sát đầu, 2 tay khoanh và ép lại trước bụng dưới. Khi dừng thở 2 tay kéo về nắm lại bên hông và ngồi thẳng dậy. Làm 18 hơi thở.

Nhuần dưỡng tỳ vị: Người bệnh ngồi khoanh chân dưới sàn, tiếp đó súc miệng 12 cái và dùng lưỡi quay tròn trong khoang miệng theo 2 chiều thuận nghịch. Tiếp theo choẹt miệng cho nội dịch chảy ra thì thu về gốc lưỡi và nuốt xuống thượng vị (vùng bụng trên rốn), thực hiện 9 lần.

Thở trung quản: Trung quản là trung tâm khí lực của tỳ vị, nằm trên rốn 3cm. Khi hít vào, tâm nhận biết trung quản, thở ra thì thả lỏng vùng bụng  trên và niệm âm "hu" trong tâm tưởng, làm 18 - 36 hơi thở. Hơi thở này nằm trong phép hành công trị tạng làm thanh lọc năng lượng xấu tại tỳ vị, phục hồi chức năng tiêu hoá và dạ dày

Người bệnh cũng có thể luyện tập tĩnh công tâm pháp bằng cách quán tưởng vùng trung quản có bông sen vàng, khi hít vào thấy bông sen cụp cánh, khi thở ra thấy bông sen nở to và toả ánh hào quang màu vàng, hương thơm thơm ngát khắp khoang bụng trên. Số hơi thở bằng số tuổi của mình.

Xoa bóp nội tạng: Vẫn ngồi dưới sàn, 2 bàn tay nắm lại để bên hông. Khi hít vào nổi ngực, óp bụng, thu mông để thu hết nội tạng lên cao. Khi thở ra người hạ thấp và thả lỏng để nội tạng từ từ hạ xuống. Xoa vùng rốn. 2 bàn tay áp vào vùng rốn, tay trái đè lên tay phải và từ từ xoa bàn tay theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài và ngược lại từ ngoài vào trong theo chiều ngược chiều kim đồng hồ cho ổ bụng nóng lên.

CẦN CHÚY Ý ĂN UỐNG KHI BỊ ĐAU DẠ DÀY



Mẹo hay chữa giảm đau dạ dày, Sức khỏe đời sống, Benh da day, dau da day, axit, mat nuoc, thuc an, thuc pham, thao duoc, xa huong, suc khoe, bao.

Ăn các thực phẩm nhạt

Thường là khi bị đau dạ dày, người ta có thể tránh mọi thức ăn. Vấn đề là nếu dạ dày của bạn trống rỗng, axit dạ dày có thể trào lên. Khi đó, tốt nhất là ăn chút gì đó, ăn những thức ăn nhạt và đơn giản như cơm, bánh mì nướng, táo hoặc bánh quy giòn. Nếu không ăn được nhiều, thỉnh thoảng lại nhấm nháp, suốt cả ngày như vậy. Điều đó sẽ đảm bảo dạ dày không bị rỗng, axit dạ dày sẽ bị hạn chế ở mức tối thiểu.

Mẹo hay chữa giảm đau dạ dày, Sức khỏe đời sống, Benh da day, dau da day, axit, mat nuoc, thuc an, thuc pham, thao duoc, xa huong, suc khoe, bao.

Khi bị rối loạn dạ dày, tốt nhất là có chế độ ăn nhẹ và nhạt.(Ảnh minh họa)

Tránh mất nước

Mất nước là một yếu tố góp phần làm cho dạ dày khó chịu, thậm chí còn có thể dẫn đến nôn mửa nhiều. Để tránh mất nước, tốt nhất là nhâm nhi chất lỏng khoảng 15 phút một lần. Uống ít nước có thể không làm dịu được cơn khát nhưng nó sẽ giữ cho cơ thể đủ nước, làm giảm mức độ nghiêm trọng của rối loạn dạ dày. Ngoài ra, uống đủ nước có thể giúp cho đường ruột hoạt động tốt hơn, loại trừ độc tố và virus độc hại.

Dự trữ gừng

Mẹo hay chữa giảm đau dạ dày, Sức khỏe đời sống, Benh da day, dau da day, axit, mat nuoc, thuc an, thuc pham, thao duoc, xa huong, suc khoe, bao.

Từ lâu gừng được cho là giúp giảm đau và rối loạn dạ dày. (Ảnh minh họa)

Vì gừng có tác dụng chống viêm nên có thể giúp giảm viêm trong dạ dày và ruột. Gừng trợ giúp tiêu hóa thông qua hỗ trợ vận chuyển thức ăn hiệu quả. Gừng tươi giảm đau dạ dày hiệu quả nhất. Ngoài ra, còn có thể pha vài lát gừng vào nước trà làm trà gừng hoặc ăn ít kẹo gừng nếu khó chịu.

Trà thảo dược

Trà thảo dược tự chế biến tại nhà có thể điều trị các vấn đề dạ dày. Các loại trà thảo dược phổ biến có các thành phần hỗ trợ tiêu hóa và giảm khó chịu dạ dày bao gồm: Trà bạc hà (cho một số nhánh của bạc hà tươi vào tách nước sôi); Trà cỏ xạ hương (ngâm cỏ xạ hương khô trong nước sôi khoảng 10 phút); Trà hoa cúc có tác dụng loại bỏ chuột rút, đau dạ dày và có tác dụng làm dịu lợi.

Chườm nóng

Mọi loại đau dạ dày đều có thể áp dụng bằng chườm nóng. Có thể dùng chai nước ấm hoặc khăn tắm ngâm nước nóng chườm vào bụng.  Không có nước nóng, dùng một chút gạo rang nóng bỏ vào túi vải và chườm. Thay vào gạo, rang muối bỏ vào tất để chườm cũng là một liệu pháp. Nhiệt không chỉ tạo cảm giác thoải mái nhẹ nhàng mà còn giúp tăng cường lưu thông và cải thiện lưu lượng máu tới vùng bụng, từ đó giảm đau và tiêu hóa hiệu quả hơn.

Uống thuốc kháng axit

Khi dùng thuốc, nó bắt đầu làm việc ngay lập tức để trung hòa các axit được dạ dày tiết ra, kết quả là giảm đau bụng và ợ nóng. Tuy nhiên, rắc rối là dùng thuốc quá liều có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy hoặc táo bón. Trong khi đó, cách điều chế chất kháng axit tự nhiên là trộn nửa thìa baking soda với nửa thìa nước sẽ tạo thành hợp chất trung hòa axit nhanh chóng và hiệu quả.

Đau dạ dày có thể là bệnh mạn tính hoặc là đau cấp tính biểu hiện ở các triệu chứng như khó tiêu, ợ nóng, khó chịu do phản ứng với thức ăn. Dưới đây là những biện pháp tự nhiên giúp giảm đau dạ dày, nhưng muốn điều trị tận gốc vẫn phải kiểm tra y tế cụ thể.

Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chánh trong chế độ dinh dưỡng đối với ngưòi bị rối loạn tiêu hoá, kể cả loét dạ dày.  Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt. Ở đây, những thức ăn nầy có 3 tác dụng quan trọng. (1) Hạt thô có nhiều chất xơ, sinh tố và chất khoáng, nhất là những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hoá các chất, cho việc tiêu hoá thức ăn.  (2) Hạt thô có nhiều chất chống oxy hoá quan trọng để bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.  (3) Nghiên cứu gần đây còn cho biết ăn ngũ cốc thô còn làm giảm tỷ lệ CRP (C-reactive protein), yếu tố biểu thị tình trạng viêm trong các chứng viêm nhiễm mãn tính.  Để tránh làm loãng các loại dịch tiêu hoá cũng như các vi chất dinh dưỡng có sẳn trong hạt thô, không nên uống nhiều nước soup, nước canh trong bửa ăn.  Bù lại, cách xa bửa ăn có thể uống thêm nước trái cây hoặc ăn thêm canh soup.  Năm 1958, nghiên cứu của Viện Quân Y 108[iii] (Hà Nội) cho biết uống nước ép hoa quả có tác dụng điều hoà sự co bóp ở dạ dày và kích thích sự tái tạo các tế bào màng nhày để chữa vết loét.  Kết quả nầy cũng phù hợp với những nghiên cứu gần đây của những nhà khoa học phương Tây về tác dụng chống lại các gốc tự do, chống viêm và chống nhiễm khuẩn của những chất chống oxy hoá trong nhiều loại rau quả nhất là những rau quả sậm màu, màu vàng, tím hoặc màu đỏ.

Không nên ăn quá no, tránh ăn nhiều thịt hoặc những thức ăn chiên, xào có nhiều dầu mỡ khó tiêu hoá.  Ăn thức ăn nhanh hoặc thực phẩm công nghiệp có lượng chất béo bão hoà cao có thể làm gia tăng ngay các triệu chứng bệnh lý liên quan đến stress như khó tiêu, đầy bụng, căng thẳng, tim đập nhanh.  Ngược lại, ăn thực phẩm thô không chỉ giúp kích thích tiêu hóa, kháng viêm, tăng cường sức đề kháng mà còn có thể chống stress, dễ tạo tâm lý cân bằng do hàm lượng những sinh tố nhóm B, sinh tố C, E, chất khoáng Magnesium, Selenium có nhiều trong ngũ cốc thô hoặc rau quả.  Ngoài ngũ cốc thô, người bệnh có thể ăn thêm cá và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt hạnh nhân để được cung cấp thêm chất đạm và nhiều acid béo omega 3 hửu ích cho hoạt động của não và sự ổn định tâm lý.

Ngoài ra, thường dùng chuối xanh dưới hình thức rau trộn trong các bửa ăn cũng là một liệu pháp bổ sung tốt cho trị viêm loét dạ dày.  Chuối xanh có những hoạt chất có tác dụng kích thích sự phát triển của những tế bào màng nhầy ở thành trong dạ dày.  Lớp tế bào nầy tăng sinh nhanh chóng để chống loét hoặc hàn gắn vết loét đang tồn tại.  Đông y có cách dùng chuối xanh trị bệnh dạ dày như sau.  Chuối xanh phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp, tán bột, bỏ vào lọ đậy kín.  Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 8g.
óa như táo bón hoặc đầy hơi, chướng bụng, đừng bỏ qua những thực phẩm dưới đây nhé. Những thực phẩm này sẽ làm cho dạ dày nhẹ nhàng hơn và tiêu hóa dễ dàng.

Chuối

Chuối có rất nhiều kali và vitamin A, lại có thể điều chỉnh mực nước trong cơ thể của bạn. Các chất hóa học trong chuối khi vào cơ thể sẽ làm giảm căng thẳng cho não bộ. Hãy ăn chuối nếu bị tiêu chảy, đó là lời khuyên của những chuyên gia dinh dưỡng.

Mận khô

Mận có nhiều chất xơ nên giúp bạn dễ tiêu hóa thức ăn trong dạ dày, ngăn ngừa táo bón. Mận, kể cả mận khô cũng rất giàu chất chống oxy hóa, làm cho bạn trông trẻ trung hơn.

Táo

Ai cũng biết, nếu thường xuyên ăn táo sẽ giảm bớt nỗi lo về bệnh tật. Bởi lẽ, táo có lượng lớn chất xơ và nước. Trong thực tế, nên ăn một quả táo khi dạ dày trống rỗng, tốt nhất vào buổi sáng, để làm cho dịch trong ruột trơn tru.

Sữa chua

Sữa chua có các enzym với các nvi khuẩn sống hỗ trợ tiêu hóa. Sữa chua giữ một lượng vi khuẩn tốt trong dạ dày, do đó ngăn ngừa bệnh dạ dày. Đây là lý do tại sao bác sĩ của bạn yêu cầu ăn sữa chua đối với bệnh nhân có triệu chứng rối loạn dạ dày.

7 "cứu tinh" cho đường tiêu hóa, Sức khỏe đời sống, benh da day, benh tieu hoa, thuc pham, vitamin, axit, bao

Yến mạch nguyên hạt là tốt nhất vì nó làm bạn có cảm giác no cho dù ngay cả lúc dạ dày đang trống rỗng

Yến mạch

"Yến mạch có chất xơ, folate, vitamin A và kẽm, làm cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Yến mạch nguyên hạt là tốt nhất vì nó làm bạn có cảm giác no cho dù ngay cả lúc dạ dày đang trống rỗng.

Bạc hà

Bạc hà làm giảm sự khó chịu dạ dày và làm mát dạ dày và gan. Nhai một vài lá bạc hà mỗi ngày sẽ làm sạch hệ thống tiêu hóa, giảm thiểu nỗi lo đau dạ dày.


Vận động.

Theo Đông y, "Tỳ chủ tứ chi và cơ nhục".  Khí hoá của Tỳ Vị chỉ được kích hoạt và hoạt động điều hoà trong điều kiện có sự vận động của tứ chi hoặc cơ bắp.  Vận động không chỉ giúp khí huyết lưu thông, nâng cao sức miễn dịch, kích thích tiêu hoá mà còn có thể làm sơ tiết Can khí.  Một nét đặc thù có hại của lối sống hiện đại ngày nay là nhiều lo âu nhưng lại ít vận động thể lực.  Ở một người bình thường, không quen thực hành những bài tập thiền hoặc thư giãn, chính vận động lại là yếu tố cần thiết để giải toả căng thẳng tâm lý cũng như những uất trệ khí huyết để giữ gìn sức khoẻ.  Ở nhiều nơi người ta có cách tạo ra những phòng tập để giúp khách hàng vào đó hả giận, xả stress.  Phòng tập được thiết kế nhiều hình nộm với mẫu mả khác nhau.  Bạn có thể đến đó và tha hồ đấm đá vào một đối tác tưỡng tượng nào đang làm cho bạn tức giận! Chỉ năm mười phút sau, uất khí sẽ tan biến.  Còn có một cách đơn giản và ôn hoà hơn.  Tập aerobic hoặc thực hành đi bộ.  Đi bộ mỗi ngày khoảng 30 phút, mỗi tuần 5 lần.  Nghiên cứu cho thấy đi bộ có thể giúp tăng cường nhu động ruột, kích thích tiêu hoá.  Hơn nữa, đi bộ còn làm cho cơ thể tiết ra chất dopamin và serotonin có thể giúp giảm stress và dẫn đến thư giãn cơ bắp, thư giãn thần kinh.

Phất thủ liệu pháp. Phất thủ liệu pháp (PTLP) còn gọi là phương pháp lắc tay, là một phương pháp khí công đơn giản, cũng có thể xem là một hình thức thiền động.  Ngoài việc kích hoạt thăng giáng ở các đường kinh để thông kinh hoạt lạc, tăng cường lưu thông khí huyết, các động tác lắc tay liên tục và đều đặn có tác dụng làm gia tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hoá và điều hoà thần kinh giao cảm.  Do đó, tập PTLP 2 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 20 đến 30 phút sẽ đáp ứng rất tốt quá trình chữa rối loạn tiêu hoá hoặc viêm loét dạ dày.  Nên tập liền sau các bửa ăn, động tác lắc tay gây trung tiện hoặc ợ hơi nhiều lần sẽ giải quyết nhanh chóng triệu chứng đầy bụng và tạo điều kiện chữa lành các vết loét.

Ngoài ra, nếu có điều kiện, mỗi ngày nên dành ra khoảng 10 đến 15 phút để tập một số động tác Yoga. Các động tác cúi, ngửa ở vùng bụng như các thế rắn hổ mang, thế đầu tựa gối, thế căng giãn lưng . .  có thể giúp thư giãn cơ và thần kinh, điều hoà hoạt động nội tiết và tăng cường hoạt động khí hoá ở vùng trung tiêu để chữa các chứng rối loạn tiêu hoá.






Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong cực hiệu ..
Cách chữa đau dạ dày hiệu quả
Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày
Chữa bệnh đau dạ dày bằng dạ dày nhím
Viêm hang vị dạ dày triệu chứng và cách điều trị .
Ăn kiêng khi bị đau dạ dày
Lời khuyên cho người bị đau dạ dày -
Món ăn cho người bị đau dạ dày
Đau dạ dày lúc mang thai có ảnh hưởng gì đến thai





(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý