Làm sao để bé tăng cân nhanh, ổn định là điều khiến không ít mẹ có con biếng ăn và còi cọc đau đầu chưa tìm ra lời giải đáp.Cùng tham khảo những thông tin bổ ích dưới đây
Bổ sung những thực phẩm "vỗ béo" cho con
Nếu bé nhà bạn thường xuyên trong tình trạng biếng ăn dẫn đến còi cọc hoặc vừa bị sút cân sau một đợt ốm thì những thực phẩm sau đây sẽ là cứu cánh để mẹ giúp bé tăng cân nhanh chóng.
Sữa và sữa chua
Sữa, đặc biệt là những loại sữa dành cho bé nhẹ cân cực giàu chất dinh dưỡng. Theo bác sĩ Đặng Thu Hiền (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), trẻ phải ăn đủ số lượng theo khẩu phần đã được khuyến cáo thì mới có thể tăng cân. Nếu con bạn dưới 6 tháng tuổi thì lượng sữa mỗi ngày cần là 800- 900ml, khi bé trên 6 tháng tuổi và đã ăn dặm thì lượng sữa mỗi ngày bé cần là 600ml mới đủ để giúp bé tăng cân.
Sữa chua rất dễ ăn và hầu hết trẻ con đều yêu thích. Sữa chua không chỉ giàu kalo mà còn có tác dụng kích thích tiêu hóa ở bé, giúp bé nhanh có cảm giác đói và ăn ngon miệng hơn. Dù bé nhà bạn thích loại sữa chua nào, sữa chua nguyên kem trắng, sữa chua vị hoa quả, sữa chua hộp hay sữa chua uống, cứ chiều theo ý bé nhé!
Dầu olive
Dầu olive cực tốt cho tim mạch và có chứa nhiều chất chồng oxy hóa. Đây là loại dầu rất giàu năng lượng nên mẹ chỉ cần thêm một chút vào bát cháo/ bột của con là đã có thể giúp bé có được nhiều calo. Mẹ nên nêm dầu olive vào cháo/ bột cho bé khoảng 2 - 3 bữa/ tuần để giúp con tăng cân nhanh chóng.
Thịt cá
Thịt, cá là hai thực phẩm giàu calo không thể thiếu trong thực đơn để giúp bé tăng cân. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều thịt có thể gây hại cho sức khỏe, vì vậy cha mẹ nên cân đối lượng thịt trong khẩu phần ăn của con.
Tinh bột
Tinh bột là một phần quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày giúp bé tăng cân. Những thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, gạo và các loại ngũ cốc và các loại hạt. Theo tính toán, cứ mỗi khẩu phần gạo trắng đã được nấu chín cung cấp 200 calo năng lượng thì có chứa 47g tinh bột.
Cho con ăn uống một cách khoa học
Điều quan trọng nhất là bố mẹ nên cho con ăn dặm đúng tuổi (từ khi con được 6 tháng tuổi).
Khi bé được 1 tuổi, sữa mẹ không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé mà cần nhiều hơn thế. Vì vậy, bên cạnh việc cho bé bú sữa mẹ thì cần bổ sung các dinh dưỡng khác theo tiêu chuẩn hợp lý.
Khi bé đến tuổi ăn dặm, mẹ nên nấu bột/cháo của bé đặc thêm một chút.
Trong các bữa ăn hàng ngày của con, cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm và chú ý trong mỗi bữa ăn đều có đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau). Chú ý đến lượng thực phẩm cần dùng cho trẻ trong mỗi bữa ăn. Tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn của bé. Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.
Các món ăn vặt chỉ nên ăn ngay sau bữa ăn chính hoặc bữa phụ xem như bổ sung, không cho trẻ ăn giữa hai bữa ăn sẽ gây hiện tượng ngang dạ.
Tăng bữa ăn hàng ngày: Mẹ có thể cho bé ăng ngày ăn 5 – 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho bé uống thêm cốc sữa trước khi ngủ.
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo những chiến lược đơn giản dưới đây
Hầu hết các bậc cha mẹ lo sợ chuyện con mình bị thiếu cân hơn là thừa cân. Hãy tham khảo chiến lược đơn giải dưới đây để có thể giúp con tăng cân phù hợp độ tuổi.
-
1
Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn nếu bạn đang quan tâm đến trọng lượng của con.
Làm các kiểm tra cần thiết để biết con có bị một số bệnh ảnh hưởng đến cân nặng của con hay không, ví dụ như bệnh celac (một bệnh tự miễn dịch, xảy ra khi cơ thể không thể tiêu hóa được thực phẩm có chứa glutin) hoặc bệnh dị ứng thực phẩm...
-
2
Khuyến khích các bữa ăn nhỏ thường xuyên.
Cho phép con ăn vặt và ăn thành các bữa nhỏ ngoài những bữa chính trong ngày. Cứ sau mỗi một hoặc hai giờ, hãy hỏi xem con có đói không và cho con ăn một số loại thực phẩm lành mạnh đối với trẻ em như trái cây sấy khô, sinh tố, pho mát, sữa chua và bánh quy giòn ngũ cốc nguyên hạt...
-
3
Tránh cho trẻ em ăn các loại thực phẩm ăn vặt có hàm lượng calo cao ăn.
Không cho con liên tục ăn những đồ ăn ít dinh dưỡng những có lượng đường cao như kẹo, khoai tây chiên, bánh quy nướng và bánh ngọt... vì nếu ăn nhiều các loại thực phẩm này, trẻ sẽ tự hình thành thói quen ăn chúng suốt đời, như vậy thì không tốt chút nào. Đó là ý kiến cảnh báo của Tiến sĩ Stephen Daniels, một giáo sư của khoa nhi tại Bệnh viện Nhi ở Mỹ và là thành viên của Ủy ban về dinh dưỡng, trẻ em của Mỹ.
-
4
Cho con uống ít nước trái cây.
Nước trái cây có chứa rất ít giá trị dinh dưỡng. Nhưng nước lọc thì được khuyến khích, vì nước lọc không làm cho trẻ quá no nên trẻ không chán ăn các món ăn khác. Tăng cường sữa cho con, th��m chí cho thêm sữa vào sinh tố trái cây hoặc các đồ uống có hàm lượng calo cao khác. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý là trẻ uống nước trái cây quá nhiều có thể gây tiêu chảy, cản trở sự tăng cân.
-
5
Tăng hàm lượng calo của các loại thực phẩm mà con ăn.
Không cần tăng quá nhiều, chỉ cần tăng một chút một. Bạn có thể khaausy đều dầu ô liu vào mì, bơ vào bánh mì nướng và bột yến mạch, pho mát lên bánh sandwich hoặc trong trứng và cho sữa vào súp thay vì cho nước hoặc nước dùng.
-
6
Cho phép trẻ ăn các món tráng miệng lành mạnh.
Ví dụ như bánh pudding có lượng chất béo thấp, sữa chua hoặc bánh nướng xốp đông lạnh, và bánh được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và đường tối thiểu. Trái cây kem cũng tốt cho trẻ.
Chia sẻ kinh nghiệm
Bé suy dinh dưỡng, ăn thế nào để tăng cân nhanh?
Con tôi gái 7 tháng tuổi, cân nặng 6,1 kg, cao 65 cm. Xin hỏi cháu có bị suy dinh dưỡng không? Cháu rất biếng ăn, tôi phải làm sao để tăng cân cho cháu?
Hàng ngày cháu ăn 2-3 bữa và uống 400ml sữa (cả sữa mẹ và sữa công thức). Cháu rất lười ăn, xin bác sỹ tư vấn giúp trường hợp của cháu.
Vũ Mai Liên (Liengm@... - Nghệ An)
Trả lời:
Với chiều cao và cân nặng như vậy, con gái chị đã bị suy dinh dưỡng. Cháu nào suy dinh dưỡng thì cũng đều lười ăn cả. Ở tuổi này, cháu cần đạt cân nặng khoảng 7,8 kg và chiều cao 67 cm.
Cháu bị suy dinh dưỡng tức là cháu bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng khiến không thể tăng cân và tăng chiều cao cũng như giảm sút về mặt trí tuệ vì vậy cần có chế độ chăm sóc đặc biệt tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của cháu.
Bữa ăn của trẻ suy dinh dưỡng cần được tăng cường cả năng lượng và chất dinh dưỡng
Cháu ăn 2-3 bữa/ngày và uống 400ml sữa là ít so với lứa tuổi (cháu cần ăn 3-4 bữa/ngày và uống 500-600ml sữa). Trong bữa ăn hàng ngày, không những chị cần tăng bữa ăn lên cho con mà còn cần tăng năng lượng và chất dinh dưỡng lên bằng cách:
Tăng dầu mỡ: Dầu mỡ là một chất không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ, giúp trẻ tăng năng lượng nhanh chóng hơn cả chất bột và đạm. Mỗi bữa bột cần cho 1 muỗng dầu ăn.
Nấu đặc: Nấu đặc để tăng năng lượng của bữa ăn, giúp cháu no lâu hơn.
Tăng bữa ăn: Cho cháu ăn nhiều lần trong ngày bằng cách chia nhỏ các bữa ăn, tăng cường bữa phụ, cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ.
Thực đơn cho bữa phụ có thể cho cháu ăn sữa chua, chuối chín, bánh Flan, sữa... Vì cháu biếng ăn nên việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày sẽ giúp cháu đỡ chán và sợ ăn. Tuy nhiên, bữa phụ cần cách bữa chính khoảng 1,5 tiếng để cháu không bị ngang dạ. Chị tránh ép con ăn mà nên tìm cách làm cho con thích thú với bữa ăn để tránh làm cháu bị biếng ăn do tâm lý.
Chị cũng nên chú ý đến tính đa dạng của các món ăn. Nếu ngày nào cũng cho cháu ăn cùng một món ăn thì chẳng có gì ngạc nhiên khi cháu chẳng chịu ăn. Với những món mới, ít nhất cũng kích thích cháu muốn thử xem sao.
Tăng cường dinh dưỡng: bữa ăn của cháu phải đảm bảo có đầy đủ 4 nhóm: tinh bột, chất đạm, dầu ăn và rau quả.
Bổ xung vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng): Chị cần cho cháu đi khám để các bác sỹ tư vấn một số loại vitamin và muối khoáng cần thiết cho cháu.
Mẹo nhỏ giúp trẻ tăng cân nhanh
Gần 2 tháng trời con không tăng lạng nào khiến em lo phát khóc.
“Cu Bin nhà em hiện đã được gần 12 tháng tuổi. Một ngày em cho bé ăn 2 bình sữa, mỗi bình khoảng 400ml; 1 bát bột ngọt; 2 bữa cháo... mà hiện tại bé nặng có 8,7 kg. Gần 2 tháng trời, không hiểu tại sao con trai em không tăng lạng nào? Nhiều khi em nghĩ mà lo chảy nước mắt.", chị Hoa (Từ Liêm, Hà Nội) than vắn thở dài dù bác sĩ khẳng định chỉ số chiều cao, cân nặng của bé là bình thường và trên thực tế, bé Bin có sức khỏe rất tốt.
Trên một diễn đàn, mẹ lannhi cũng kêu than: “Bé nhà em ăn uống không hẳn tốt lắm nhưng không phải dạng lười ăn. Vậy mà mấy tháng nay không lên gram nào. Em giao cho bà nội chăm bé nên không biết bà có chăm cháu theo đúng lịch em đã dặn dò không, hoặc có nhưng không cho cháu ăn hết lượng thức ăn đã chuẩn bị?”. Thế nên hàng ngày cứ đến bữa ăn của con là mẹ lannhi lại gọi điện về nhà nhắc bà cho cháu ăn đúng và đủ để mong sao bé tăng cân.
Việc trẻ chậm tăng cân là nỗi lo chung của nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Do đó, để cải thiện cân nặng cho bé, mẹ có thể áp dụng một vài phương pháp sau:
Bé nhà em gần 2 tháng nay không tăng lạng nào khiến em lo lắm (Ảnh minh họa).
1. Bổ sung dinh dưỡng cho bé
Nên cho bé dùng thêm sữa ngoài bên cạnh sữa mẹ hoặc tăng cường dinh dưỡng nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm.
Với trẻ lớn hơn, trong các bữa ăn hàng ngày nên cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm. Chú ý trong mỗi bữa ăn đều có đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất béo, chất đạm và rau xanh. Đồng thời, tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn của trẻ vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.
Ngoài ra, sữa và những sản phẩm từ sữa, bột ngũ cốc, chất đạm thông qua dầu ăn, hoa quả tươi... là những gợi ý để bé nạp đủ dinh dưỡng, giúp tăng cân.
2. Cho trẻ ăn theo giờ và chú trọng lượng calo
Tuyệt đối không cho trẻ ăn vặt quá sát bữa ăn vì sẽ khiến bé ngang dạ dẫn đến tình trạng lười ăn. Lên lịch cho bé ăn theo giờ cố định và có thể cho bé ăn tăng cường 4-5 bữa/ngày thay vì chỉ có 3 bữa.
Đặc biệt, mẹ cần chú trọng đến việc cho trẻ ăn theo nhu cầu calo, không ít và không quá nhiều. Thông thường một trẻ có trọng lượng 10 kg, nhu cầu calo cơ thể cần là 100 kcal/ ngày. Trong khi đó, trẻ lớn hơn cần 1.000kcal cộng với 100 x tuổi. Theo đó các mẹ có thể áp dụng công thức để cân đối nhu cầu năng lượng cho cơ thể trẻ.
3. Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước trái cây
Không cho trẻ liên tục ăn những đồ ăn ít dinh dưỡng nhưng có lượng đường cao như kẹo, khoai tây chiên, bánh quy nướng và bánh ngọt... vì nếu ăn nhiều các loại thực phẩm này, trẻ dễ béo phì, hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Thêm vào đó, nên cho trẻ uống ít nước trái cây vì nước trái cây có chứa rất ít giá trị dinh dưỡng. Nhưng nước lọc thì được khuyến khích bởi nước lọc không làm cho trẻ quá no nên trẻ không chán ăn các món ăn khác.
4. Thường xuyên theo dõi cân nặng của trẻ
Nếu mẹ lo lắng trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít, hãy viết nhật ký bữa ăn hằng ngày của trẻ. Trong nhật ký cần trình bày rõ cách chế biến, khối lượng thức ăn, nước uống đã chuẩn bị cho trẻ và lượng thức ăn, nước uống mà trẻ đã tiêu thụ...
Ngoài ra các mẹ có thể ghi chú rõ về những biểu hiện của trẻ, chẳng hạn như ăn nhiều, ăn ít, ăn hết hay không,… Theo dõi một thời gian nếu thấy bất ổn hãy mang đến hỏi ý kiến và xin lời khuyên từ bác sĩ.
5. Tẩy giun định kỳ
Bị giun 'tấn công' là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ không hấp thu được dinh dưỡng dẫn đến gầy còm, ốm yếu. Vì vậy, ngoài việc cung cấp đủ năng lượng phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh cho trẻ, tẩy giun định kỳ (trẻ trên 2 tuổi tẩy giun 2 lần/năm).
Cách ăn để trẻ nhanh tăng cân
Bé nhà em 22 tháng được 11kg, bé được 12 cái răng. Sáng bé ăn ở lớp, chiều về 5giờ uống sữa hộp 180ml, 7giờ ăn 1 bát cơm, 9giờ uống sữa. Ăn như vậy nhưng bé tăng cân rất chậm (có tháng không tăng lạng nào, bữa ăn đầy đủ rau,thịt,cá).
2 tháng trước em có đưa bé đi khám ở Viện dinh dưỡng, bác sĩ có kê thuốc bổ sung thêm canxi và kẽm nhưng 2 tháng nay rồi bé vẫn không lên kg nào. Xin hỏi bác sĩ phải bổ sung thêm gì cho bé? Em xin chân thành cảm ơn!
(Nguyễn cường - vietk45@yahoo.com)
Trả lời:
Em không nói rõ cháu là bé trai hay gái, nếu là bé gái thì cân nặng của cháu như vậy là bình thường, còn là bé trai thì hơi thiếu cân một chút, đến tháng tuổi này trung bình các cháu chỉ tăng 1,5 – 2 lạng một tháng thôi, cho nên chỉ cần cân lúc đói và lúc no cân nặng đã chênh nhau 2 – 3 lạng rồi. Muốn theo dõi cân chính xác em phải cân trẻ trên cùng một cái cân, cân vào một giờ nhất định trong ngày và mặc cùng loại quần áo.
Tuy vậy muốn bé tăng cân nhiều hơn cần cho tăng lượng dầu (mỡ) vào các bữa ăn, mỗi bữa phải 2 thìa dầu mỡ, kể cả ăn cơm cũng vậy có thể cho dầu mỡ vào thức ăn hoặc trộn thẳng vào cơm cho bé ăn, tổng lượng sữa một ngày cháu cần uống 500ml, ngoài có thể ăn thêm sữa chua, hoa quả sau các bữa ăn nữa.
Cần chú ý đến tình trạng phân của trẻ, nếu bị táo bón hoặc đi ngoài phân sống thì trẻ cũng không tăng cân.
Kế hoạch chăm sóc bé
Chăm sóc bé sau khi ốm dậy -
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè
Chăm sóc trẻ mọc răng
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh
Chăm sóc trẻ bị bệnh còi xương đúng cách
Chăm sóc bé khi bị sốt như thế nào đúng nhất
(st)