Trong việc giao tiếp với người nước ngoài, chúng ta thường phải học cách phục sức, cách bắt tay, cách nói chuyện, cách thức đứng ngồi của người nước ngoài, để không có vẻ lọng cọng và nhà quê quá khi giao tiếp. Những thông tin để làm sao giao tiếp tốt với người nước ngoài dưới đây sẽ là gợi ý hay cho bạn
Đương nhiên là ta phải học những thứ này và phải rành chúng. Nhưng, rành các tác phong của tây là một chuyện, ứng xử như tây lại là một chuyện khác. Ứng xử như tây có thể xem rất “văn minh”, nhưng như thế là bạn không giỏi nghệ thuật giao tiếp vì bạn không dùng được sức mạnh của “ta” khi giao tiếp. Bạn chỉ có phần “tây” mà phần tây thì cùng lắm là bạn bằng tây, rất khó hơn tây.
Trước hết bạn phải hiểu được tây thường nghĩ gì về ta. Người Âu Mỹ thường nghĩ chung chung rằng người Á Đông sâu sắc về tâm linh, hiền hòa, không hay hơn thua như tây, nghiêm nghị, lễ độ với người khác, nhiều tình cảm và thành thật. Riêng đối với người Việt Nam thì tây còn có thêm ấn tượng ta “chiến đấu vô địch”. Nói chung là cái nhìn đó tự nó cho chúng ta ưu điểm ngay từ đầu.
Tuy nhiên, nếu trong khi giao tiếp ta quá tây, thì ta cho người nước ngoài ấn tượng là ta không đủ ta, tức là những cái tốt mà họ có trong đầu về ta, họ nghĩ là ta không có nhiều.
Cho nên, khi giao tiếp, chúng ta nên nhấn mạnh thêm các điểm tốt người ta đã tự nhiên có sẵn trong đầu, qua cung cách cư xử của ta.
• Bắt tay như tây chẳng có gì là hay cả, rất thường. Người Việt, và nhiều nước Á Đông, có cách bắt hai tay rất lễ độ. Bắt hai tay thường sốc các quý vị tây vào mức rất kính nể bạn, vì bắt hai tay rất khiêm tốn, mà khiêm tốn luôn luôn chinh phục người khác. Người ta thường sợ rằng bắt hai tay làm ta có vẻ khúm núm, nhưng nếu bạn tự tin, bắt tay rất chặt, thì bắt hai tay rất tự tin và khiêm tốn. (Tuy nhiên, nếu bắt tay để chụp hình và bạn sợ rằng tấm ảnh sẽ làm cho nhiều người của ta phàn nàn bạn quá khúm núm và bạn không muốn tốn thời giờ giải thích thì đừng bắt hai tay chụp ảnh, cho đến khi bạn thành sư phụ về môn này—sư phụ chụp thế nào cũng có vẻ sư phụ).
Các cách chào của người đông phương như chắp hai tay cúi đầu của Thái Lan, nắm hay tay trước ngực cúi đầu của Việt Nam, gập mình thấp của người Nhật cũng rất hay để gây ấn tượng. Luôn luôn dùng các cách này. Bắt tay xong, chào người kia ra về bằng cách nắm hai tay trước ngực, cúi đầu một chút, hay đứng gập mình như người Nhật. Tây luôn luôn bị sốc vì các cách thức chào hỏi khiêm tốn này.
• Tiếng lóng, các cách nói informal như “see ya” hay “got cha”, và các chuyện giễu tây, thường là quá tây, không nên dùng. Dùng Anh ngữ chính thống, hơi khoa bảng một tí cũng không sao, nghe nghiêm chỉnh hơn nhiều.
• Đừng xía vào chính trị nước ngoài. Ông Mỹ nói “tôi ghét Obama”, thì ta chỉ mỉm cười, coi như “chẳng phải chuyện của tôi”.
• Thành thật khi nói chuyện. Câu nào câu nấy rõ ràng, thông tin chính xác. Người ta đã tin là mình thành thật trước khi gặp mình rồi, cho nên tiếp tục thành thật để nhấn mạnh điểm đó.
• Đừng nói là “tôi sẽ quyết định”, luôn luôn nói là “tôi sẽ nói lại với boss tôi” hay “tôi sẽ hỏi ý kiến các đồng nghiệp của tôi”. Điều này cho ta thời giờ để làm việc, tránh khó khăn khi phải từ chối điều gì với người kia, và biểu lộ được sự khiêm tốn và teamwork của ta.
• Vào ra thì mở cửa và đứng cạnh cửa chờ khách vào ra trước, để tỏ lòng quý khách.
• Không cần các loại nước uống của tây. Pha trà là tốt nhất, vì nó rất Việt Nam và tây cũng uống trà được, miễn là pha thật nhạt (đến mức người Việt chẳng ai muốn uống).
• Đừng lo bạn nói tiếng Anh với giọng Việt, điều này làm bạn Việt Nam hơn đối với người nước ngoài. Nhưng nói chuyện nên có ngôn từ mạch lạc, chính xác. Nghĩa là bạn phải giỏi Anh văn. Giỏi hơn các khách tây của bạn, thì càng tốt.
Rất, rất, rất nhiều người Việt thuộc đẳng cấp cao phạm lỗi này: Tiếng Anh thì đã phát âm không rõ, lại nói nhanh như ăn cướp, vừa khó nghe vừa nghe rất rẻ tiền. Nói rất chậm, phát âm rõ ràng. Vua chẳng bao giờ nói nhanh với ai cả: “Này các khanh, nghe trẫm nói điều này…” Vua luôn luôn nói rất chậm, nhấn từng chữ một, để mọi người hiểu từng lời vua nói. Hãy nhớ điều này. Đó là cách làm cho người khác kính trọng bạn. Nói như rùa càng tốt, miễn là từ ngữ chắc chắn.
• Đừng tranh cãi và đấu đá. Người ta đã tin trước rằng mình là người hòa bình, cho nên nhấn mạnh thêm điểm đó, chú tâm vào các điểm đồng , hòa bình, rồi để đó tính các chuyện bất đồng ý sau.
• Nếu phải đòi hỏi các thông tin về phía kia để kiểm chứng, thì đừng nói “tôi cần”. Nói là “Các boss của tôi (hay luật sư của tôi, hay ban giám đốc của tôi) cho tôi một danh sách những điều họ cần biết về phía quý ông đây”. Như thế để tránh đụng chạm cá nhân và biểu lộ được khiêm tốn của mình.
• Phụ nữ Việt Nam thường không trang điểm trong văn phòng, nhưng theo mình nghĩ có lẽ là nên trang điểm một tí, nhẹ thôi, khi gặp khách tây. Vì theo tây, nói chung là phụ nữ đi làm mà không trang điểm thì rất bất lịch sự, cho nên ta cũng không nên đụng vào điểm kị này. (Chỗ này thì theo tây một chút vậy).
Nhưng phụ nữ mặc áo dài Việt để thương thuyết với tây thì rất hay.
Tóm lại, giao tiếp luôn luôn là một vấn đề văn hóa. Nếu ta có hai văn hóa ta và tây ở trong người thì dùng cả hai để giao tiếp vẫn có sức mạnh hơn là một.
Cách giao tiếp với người nước ngoài
Bạn đã có cuộc trò chuyện nào thú vị chưa? Người nói chuyện có duyên phải là người nói hay và nghe tốt. Bạn đã có hai tố chất này chưa? Nếu bạn đang băn khoăn không biết làm cách nào để trở thành một người nói chuyện có duyên, mời bạn tìm hiểu một số cách dưới đây của người Anh nhé! 1. Tạo cho mình cảm giác thật thoải mái Bạn phải tự nhiên, tránh dùng những cụm từ biến mình thành người kiêu căng và ngạo mạn.
2. Khám phá sự hài hước trong cuộc sống
Hãy luôn mang bên mình câu nói đùa hay giai thoại có tính chất hài hước. Ngoài tình yêu và sự yêu thương, con người cần có tiếng cười. Tiếng cười là bài tập thể chất và tinh thần quan trọng cho tâm sinh lý con người. Ở đâu có tiếng cười, ở đó có sự thoải mái và hạnh phúc.
3. Biết tán dương
Bạn phải biết khen ngợi người khác. Ví dụ: Cậu mặc cái áo này đẹp lắm!
4. Đưa ra những câu hỏi sâu sắc
Ai cũng thích nói về bản thân cũng như sở thích của họ. Bạn hãy đề cập đến những gì liên quan tới họ. Chẳng hạn như, nếu bạn nhìn thấy ai đó đang cầm quyển sách thì hãy hỏi người đó về cuốn sách đó hoặc những cuốn sách mà anh ta đã đọc.
5. Thực hành nói
Nâng cao các kỹ năng nói có tác dụng giúp bạn đối phó với tất cả các dạng câu hỏi tốt hơn. Chuẩn bị cho các tình huống bất thình lình bằng cách học và thực hành. Nhờ ai đó giúp bạn bằng cách “đóng vai”. Bạn sẽ cảm thấy bớt lo lắng, tự tin hơn và nói chuyện hay hơn nếu biết trước được nên phản ứng như thế nào trong những tình huống cụ thể.
6. Sử dụng những âm lấp khoảng trống
Đây là những âm chúng ta tạo ra khi dừng lại để nghĩ (như “um”, “uh”). Theo như các chuyên gia về giao tiếp, bạn nên ngừng lại còn hơn là thốt ra những âm như thế. Tuy nhiên, trong các cuộc nói chuyện hàng ngày, chúng lại có tác dụng chỉ ra rằng bạn vẫn đang nói để ai đó không ngắt lời bạn.
7. Dùng cử chỉ và ánh mắt
Hãy nhìn vào mắt người nghe khi nói và thể hiện sự chú ý đến họ. Giao tiếp bằng ánh mắt còn thể hiện sự quan tâm, sự ấm áp và sự tin cậy dành cho người nói chuyện với bạn. Mỉm cười là là tín hiệu đầy ma lực, thể hiện sự thân thiện, ấm áp và gần gũi.
Dùng điệu bộ, cử chỉ (như gật đầu) để làm cho cách nói chuyện của bạn thêm sinh động. Đứng thẳng nhưng không cứng nhắc và hướng về phía trước một chút là tư thế thoải mái và giúp bạn có ấn tượng tốt trong mắt người đối diện.
8. Nắm bắt tín hiệu từ người khác
Nếu người đàm thoại với bạn nói bằng những câu ngắn, thì bạn cũng nên phản ứng lại bằng những câu ngắn. Cách nói này không đòi hỏi bạn phải nói quá nhiều hoặc đưa ra những câu trả lời không có hồi kết. Có một cách để biết liệu rằng bạn đang nói quá dài hay không là khi ai đó ngắt lời bạn. Tốt nhất là nên đưa ra những câu trả lời trực tiếp, điều đó chứng tỏ rằng bạn đã lắng nghe câu hỏi.
Những điều cần biết khi giao tiếp với khách nước ngoài
I. Một số cách ứng xử, giao tiếp thông thường trong giao tiếp quốc tế
Mỗi dân tộc có nền văn hóa và đặc điểm riêng của mình. Trong giao tiếp quốc tế, mỗi người ít nhiều đều mang “tính đại diện”cho đất nước, địa phương hay đơn vị mình, do đó mọi lời nói, cử chỉ, hành động đều cần phải cân nhắc kỹ, thận trọng để tránh hiểu lầm. Có những chuyện tưởng chừng như lặt vặt, nhưng nếu ứng xử không thích hợp, có thể để lại ấn tượng không tốt, thiếu hữu nghị, ảnh hưởng đến mục đích chính của cuộc giao tiếp.
Bắt tay
- Tư thế: bình đẳng, nét mặt vui tươi, chìa tay phải và nhìn thẳng vào mặt nhau; không bắt tay chéo, không bắt tay người này mà nhìn người khác, không ngậm thuốc lá, không đút tay trái vào túi quần, không mang găng tay.
- Biểu thị tình cảm đúng mức: giữa nam giới với nhau, nên nắm cả bàn tay, siết chặt, giữ ít lâu. Giữa nam giới và nữ giới thì người phụ nữ có thể chỉ nắm hờ, nam giới không nên siết quá mạnh.
- Thứ tự bắt tay: Chủ nhà giơ tay trước để bắt tay tất cả khách. Người đứng sau chủ động giơ tay trước để bắt tay khách. Cấp trên, người lớn tuổi chủ động giơ tay trước. Cấp dưới, người trẻ tuổi chỉ khẽ cúi đầu trước để tỏ lòng kính trọng. Nam giới gặp đôi vợ chồng thì bắt tay người vợ trước, người chồng sau.
Trao danh thiếp: Được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp đời thường cùng như trong quan hệ chính thức để tự giới thiệu và làm quen với nhau. Danh thiếp cần chứa đựng đầy đủ những thông tin cần thiết, không nên rườm rà, cầu kỳ.
- Cần có thái độ trang trọng khi trao đổi danh thiếp cho nhau, trao nhận bằng hai tay.
- Người cương vị thấp hoặc trẻ tuổi cần trao danh thiếp trước cho người có cương vị cao hơn hoặc nhiều tuổi hơn.
- Khi được trao danh thiếp cần trao đáp lại, nếu không có nên xin lỗi và giải thích lý do.
- Chú ý khi nhận danh thiếp của khách, không nên bỏ túi ngay, cần đọc và hỏi cách phát âm tên của khách cho đúng (để chứng tỏ sự quan tâm).
Cách xưng hô
- Phải gọi đúng tên họ, địa vị xã hội của khách. Phải nhớ tên khách, tránh gọi “trổng”. Khi giới thiệu chính thức cần kèm theo hàm, vị. Chỗ thân tình có thể gọi nhau bằng tên riêng. Đối với những người mới gặp nhau lần đầu thì gọi bằng ông, bà, cô (Mr/Mrs/Miss). Trường hợp không chắc một phụ nữ có chồng hay không thì gọi bằng Ms.
Giao tiếp bằng lời nói:
- Ăn nói lịch sự, không khúm núm, không tự cao. “Cảm ơn”, “xin phép”, “xin lỗi” là những lời nói không bao giờ thừa. Nói vừa nghe, khen chê phải thích hợp. Không nên nói nhiều về mình nếu không được yêu cầu. Không nên chủ động hỏi đời tư của khách, nhất là đối với phụ nữ (tuổi tác, hôn nhân, gia đình, lương bổng, doanh thu…)
Giao tiếp bằng cử chỉ
a. Nét mặt và đôi mắt:
Nét mặt :
- Nét mặt bao giờ cũng nên vui tươi ngay cả trong trường hợp mình có chuyện riêng đáng buồn hoặc có chuyện gì không hài lòng về khách.
- Nên cười đúng chỗ, đúng lúc, đúng mức khi có chuyện thật sự đáng cười;
- Nét mặt tỏ ra thông cảm trước mọi khó khăn của khách mà mình biết được.
Đôi mắt: còn được gọi là “cửa sổ tâm hồn”, có thể giúp các bên đối tác nhìn sâu vào phía trong tâm hồn, những suy nghĩ của nhau:
- Khi nói, nên thỉnh thoảng nhìn vào mặt người nghe để thăm dò phản ứng đối với vấn đề mình đang nói, tránh gầm mặt xuống đất, xuống bàn hoặc ngó nơi khác;
- Đối với những vấn đề tế nhị, nhạy cảm, tránh nhìn chằm chằm vào mặt người nghe làm họ ái ngại, mất tự nhiên;
- Khi cần khống chế và tác động vào đối phương thì cần nhìn thẳng vào mắt họ.
b. Cử chỉ của tay, chân
- Tay: Khi nói cần có điệu bộ thích hợp để thêm phần sinh động và linh hoạt, tuy nhiên, cũng không nên có quá nhiều điệu bộ. Việc dùng ngón tay trỏ chỉ thẳng vào mặt người nghe là điều hết sức mất lịch sự. Cần tránh những cử chỉ như: nhổ râu, thọc tay vào mũi, ngoáy tai… khi nói chuyện với khách
- Chân: Dáng đi khoan thai, đừng đi chân “chữ bát”, tay cà bơi, trông khó coi, mất tư thế. Khi ngồi không rung đùi. Không đứng chàng hảng hoặc hai tay chống nạnh khi nói chuyện.
II. Một số lưu ý trong giao tiếp với khách nước ngoài
- Thái độ của chúng ta khi tiếp xúc với người nước ngoài cần chân thành, tự nhiên, không khách khí, nhưng cũng nên tránh tùy tiện, xuề xòa để khách có thể hiểu lầm là ta coi thường họ. Người khách nước ngoài nào khi tiếp xúc với ta lần đầu, cũng để ý đến thái độ của chúng ta. Nếu gây được cảm tình tốt ngay từ buổi đầu thì sẽ dễ dàng cho việc tiếp xúc sau này. Trái lại, nếu để khách cảm thấy ta lạnh nhạt, quá dè dặt, kiểu cách sẽ không có lợi cho mối quan hệ giữa ta và khách, đồng thời cũng gây một ấn tượng không đẹp ngay từ buổi đầu, làm cho khách khó chịu.
- Cần khiêm tốn, nhưng cũng nên tránh xu hướng khiêm tốn giả tạo, tránh tự ti, tránh thái độ không tốt là tự kiêu dân tộc, khoe khoang thành tích của dân tộc mình. Đối với những người ở nước nhỏ, cần chú ý: không nên làm gì, nói gì, thái độ gì để khách cảm thấy là ta không coi trọng nước nhỏ.
- Không bao giờ phê phán, chỉ trích chế độ chính trị xã hội, luật lệ, phong tục, tập quán, tôn giáo của khách nhất là tuyệt đối không nhận xét, chỉ trích những người lãnh đạo nước họ. Cần tôn trọng những điều thiêng liêng của khách (quốc huy, quốc kỳ). Chúng ta cần nhận thức rằng nước nào cũng có những luật lệ, phong tục tập quán hay, bên cạnh một số phong tục tập quán dở. Một nước dù văn minh đến mấy cũng có thể có những luật lệ, phong tục tập quán mà chúng ta chưa cho là hay, là hợp, thậm chí còn có những luật lệ, phong tục rất lạc hậu, dã man (như chế độ phân biệt chủng tộc, đàn áp người khác màu da...). Bởi vậy thái độ của người giao thiệp khôn khéo là chỉ nói những điều hay, chỉ biểu dương những ưu điểm có thật của họ và tránh không nói đến những điều dở.
- Trong tiếp xúc với khách không nên đưa ra những vấn đề chính trị, thời sự gay cấn và nên tránh tranh luận gay gắt. Nếu như khách chủ động nêu ra những vấn đề gay cấn thì ta cũng nên tìm cách lái sang những chuyện khác.
- Trong lúc vui chuyện với khách nên cân nhắc kỹ không nên làm lộ những điều bí mật. Song cũng cần tránh thái độ quá dè dặt làm cho khách không dám chuyện trò cởi mở.
- Cần giữ lời hứa, do vậy, cần cân nhắc kỹ những đề xuất của khách. Trường hợp đã hứa, nhưng vì lý do nào đó mà không đáp ứng được thì cần nói lại cho khách biết để thông cảm, ta không nên lờ đi mà không nói lại lý do không làm được.
- Cần giữ đúng cương vị, xã hội nào cũng có trật tự nhất định. Giao thiệp giữ đúng cương vị là cần thiết, nếu không khách sẽ hiểu lầm cho là ta coi thường họ. Nhưng nếu ta ở cấp cao hơn khách thì cần cân nhắc. Cần phân biệt khi ta đứng cương vị chiêu đãi khách, hoặc tiếp khách đến thăm có khác với khi ta đứng cương vị phụ trách đàm phán, thảo luận công việc. Khi tiếp khách, ta có thể tiếp tất cả mọi người, ở cương vị khác nhau, nhưng khi thảo luận công việc, đàm phán thì cần giữ đúng cương vị tương đương hoặc cao hơn một chút so với khách. Trong những cuộc gặp gỡ chiêu đãi, thường thường người cấp thấp không nên chủ động tìm gặp làm quen với những người cấp cao hơn mình.
- Cần biết tên và chức vụ của khách để tiện xưng hô. Gặp lại khách lần thứ hai thì cần biết tên và chức vụ hoặc nghề nghiệp của khách. Người khách nào cũng vậy đứng về mặt tâm lý cũng sẽ có cảm tình khi ta gọi đúng tên của họ.
- Nếu mời cơm cần nghiên cứu kỹ thực đơn sao cho phù hợp với khẩu vị của khách. Tránh làm những món ăn mà khách kiêng kỵ không ăn vì lý do tôn giáo, sức khỏe.
- Cần tôn trọng tập quán sinh họat của khách. Quan hệ nam, nữ giữa người Châu Âu họ rất tự nhiên khác với người Châu Á (hôn tay, hôn trán, hôn má...).
- Các nước công nghiệp phát triển thường có thói quen giữ đúng giờ giấc. Ta cũng nên học tập thói quen làm việc đúng giờ, họp hành chiêu đãi đúng giờ. Hẹn đến đúng giờ hẹn, nếu vì lý do đột xuất đến chậm cần điện thoại xin lỗi vì chậm trễ.
- Trước khi vào nhà cần phải gõ cửa, đợi người ở trong phòng trả lời cho phép mới mở cửa vào, khi vào hay ra khỏi phòng nhớ đóng cửa lại.
- Xin lỗi, cảm ơn là những từ luôn luôn ở cửa miệng, khi làm điều gì phiền tóai đến người khác cần xin lỗi, người ta giúp một việc nhỏ cũng cần phải cảm ơn.
Ở những nơi công cộng đông người không nên nói to. Nếu nghiện thuốc nên tìm nơi cho phép hãy hút thuốc. Nếu ngồi cạnh phụ nữ, muốn hút thuốc cần hỏi ý kiến trước khi hút.
- Về mùa đông đi ngoài đư���ng thường đội mũ, mặc áo choàng chống rét nhưng khi vào trong nhà nên bỏ mũ, cởi áo ngoài ra.
- Trong lúc ăn không nên xỉa răng, nếu có xỉa răng thì nên dùng một tay che miệng. Sau bữa ăn không nên ngậm tăm. Uống nước sau bữa ăn không nên xúc miệng gây thành tiếng (òng ọc), nhất là nên tránh xúc rồi nhổ toẹt ra gần chỗ ngồi.
- Khi nói chuyện với phụ nữ không nên hỏi tuổi, không nên hỏi chuyện riêng về gia đình, chồng con... Phụ nữ Châu Âu không thích khen béo.
Nếu đi cùng phụ nữ cần thể hiện sự quan tâm lúc lên xe, xuống xe. Khi vào trong nhà giúp đỡ cởi áo choàng, hoặc giúp mặc áo choàng hay xách đỡ những đồ vật nặng khi lên xuống xe.
III. Những điều cần biết khi được mời dự chiêu đãi
- Tìm hiểu chủ nhà là ai, ở cấp nào, mục đích của buổi chiêu đãi, thành phần dự tiệc…
- Có đi dự hay không đi dự tiệc (để chủ tiệc không bị động, lúng túng);
- Có quy định trang phục cho buổi tiệc hay không;
- Đến đúng giờ theo giấy mời (đặc biệt là tiệc ngồi);
- Tiệc ngồi thường có sơ đồ xếp bàn tiệc, trước khi vào phòng tiệc nên quan sát để nhận biết chỗ ngồi của mình;
- Khi ngồi xuống ghế thì lấy khăn ăn trải trên hai đùi, không cài khăn lên cổ áo hay thắt lưng. Chủ dùng khăn ăn để chấm thức ăn ở miệng chứ không dùng lau mặt;
- Tư thế ngồi: thẳng lưng và chỉ cúi đầu khi ăn, không để cùi tay lên trên bàn;
- Khi bắt đầu ăn, chờ cho chủ và khách chính lấy thức ăn rồi mới lấy cho mình;
- Đừng ăn uống khi chủ và khách phát biểu;
- Ngồi cạnh phụ nữ nên mời và nhường phụ nữ lấy thức ăn trước. Không dùng dụng cụ ăn của mình để lấy thức ăn mời người khác, không ép uống rượu hoặc ăn những món mà người khác có ý không thích.
- Lấy thức ăn vừa phải, ăn hết mời lấy tiếp;
- Tại tiệc ngồi, lấy dao, nĩa, thìa ăn từ phía ngoài vào phía đĩa, từ cái xa đĩa ăn nhất và kết thúc với cái sát đĩa ăn. Nếu không rành thì tinh tế quan sát người khác rồi làm theo. Tránh cầm nhầm của người khác
- Cầm muỗng, dao bằng tay mặt. Dao dùng để xắt, không dùng để xăm thức ăn vào miệng. Nĩa cầm tay trái khi tay mặt đang cầm dao. Nếu chỉ dùng nĩa (không có dao) thì cầm bằng tay phải.
- Muốn nói chuyện khi ăn, nên gác dao nĩa lên mép đĩa lớn. Tuyệt đối không cầm nĩa dao trong tay và ra điệu bộ khi nói chuyện. Vừa ăn vừa nói chuyện từ tốn;
- Cách đặt dao nĩa xuống đĩa lớn mang ý nghĩa khác nhau: khi ăn xong hoặc không muốn ăn nữa (mặc dù trong đĩa còn thức ăn) thì đặt dao nĩa dọc trong đĩa lớn. Nếu còn đang ăn hoặc muốn ăn thêm thì đặt dao nĩa lên hai bên mép đĩa lớn;
- Trong khi ăn tránh nhai tóp tép;
- Đừng lấy miếng thức ăn cuối cùng trên đĩa. Đừng yêu cầu phục vụ tiếp lần thứ 3 cho một món ăn;
- Muốn xỉa tăm phải dùng tay che miệng;
- Khi dự tiệc đứng, lấy thức ăn xong nên rời ngay khỏi bàn, nhường chỗ cho người khác vào lấy thức ăn;
- Khi có việc cần phải về sớm, nên gặp chủ nhà giải thích để được thông cảm.
Điều cấm kỵ khi giao tiếp với người nước ngoài
Làm ăn ở Trung Quốc, Hong Kong, Nhật, Indonesia… nhớ in vài trăm tấm danh thiếp vì mọi người trong bàn họp đều chờ đợi bạn trao vào tay họ tấm thiệp nhỏ ấy.
Đi bàn chuyện làm ăn với một đối tác Ý? Bạn đừng xem thường việc chưng diện bộ cánh của mình vì người Ý rất trọng thị dáng vẻ chau chuốt bảnh bao sành điệu.
Ngoài ra xin nhớ rằng doanh nhân Ý chỉ họp hành từ 10-11 giờ sáng, chiều chỉ sau
15 giờ, giống như ở Pháp và ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha vậy.
Bay đến Amsterdam, hãy nhớ kê khai tất cả những chức vụ, học vị, học hàm vàodanh thiếp vì người Hà Lan rất nể trọng người học cao, biết nhiều, hiểu rộng. Nhớtránh nói đến tất cả những gì liên quan đến lịch sử giữa Hà Lan và Đức.
Ở Nhật, người ta tôn trọng thoả thuận miệng. Có nghĩa là bạn hãy sẵn sàng nhận cái gật đầu, cái bắt tay như là sự đồng tình hợp tác mà đừng đòi hỏi bản hợp đồng với nhiều điều khoản ràng buộc. Đừng từ chối bữa cơm thân mật, vì Bạn đã chiếm được cảm tình của họ.
Làm ăn ở Nga tránh nói đến chuyện tôn giáo, Sa hoàng. Ở Trung Quốc không nói đến các đề tài Đài Loan, Tây Tạng, chế độ một con trong mỗi gia đình.
Đến Thái Lan cần tránh những chuyện liên quan đến hoàng gia. Đừng thấy trẻ con bụ bẫm, dễ thương mà dùng tay xoa đầu chúng, vì đầu là nơi thiêng liêng dùng làm nơi thờ phượng. Đến các nơi thờ cúng, bạn phải ăn mặc nghiêm túc đừng vận quần sort áo ba lỗ, mặc dầu cách đó một con đường, người ta có thể tổ chức sexy show tại quán bar.
Trong bữa tiệc ở Ý, người ta không bao giờ dùng tay để ăn các loại trái cây tráng miệng ngoại trừ nho và sơri.
Ở Malaysia chẳng có chuyện hai đối tác ôm và vỗ vai nhau như thường thấy ở Nga, nơi mà bữa tiệc tối thường bắt đầu khá sớm vào lúc 18 giờ trong khi ở Pháp không ai mời nhau ăn tối trước 20 giờ.
Còn ở Đài Bắc, bạn hãy chuẩn bị sức khoẻ vì trong cả tuần làm việc ở đó, rất có thể bạn sẽ được đối tác mời đi ăn tối và giải trí đủ 7 đêm.
Chìa tay trái cho người Hồi Giáo là một điều xỉ nhục, vì tay trái dành cho việc vệ sinh. Khi cần chỉ hướng, bạn nên dùng ngón cái, bàn tay nắm lại thành chữ A. Chớ có chỉ bằng ngón trỏ, vì hành động đó ám chỉ việc "ấy".
Bí quyết làm ăn với người Nhật
Với nền kinh tế lớn nhất châu Á và thứ 2 thế giới, Nhật Bản đanglà thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp VN. Do vậy, việc nắm rõ đặc điểm tiêu dùng và tính cách kinh doanh của người Nhật sẽ giúp các doanh nghiệp VN giao tiếp và kinh doanh thành công với họ.
Thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản rất đa dạng nhưng cũngkhá độc đáo. Theo Thương vụ VN tại Nhật Bản, người tiêu dùngNhật rất chú ý đến chất lượng hàng hóa. Sống trong môi trườngcó thu nhập cao nên người Nhật Bản thường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng hàng hóa, bao gồm cả vấn đề vệ sinh, hình thức và dịch vụ hậu mãi.
Những vết xước hàng hóa trong quá trình vận chuyển cũng có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ cả lô hàng và ảnh hưởng đến uy tín.
Ngoài ra, người Nhật Bản cũng rất nhạy cảm với giá tiêu dùng hàng ngày. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế bong bóng vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, người Nhật không chỉ quan tâm đến vấn đề chất lượng mà còn rất chú ý đến sự thay đổi giá cả.
Đối tượng mua hàng chủ yếu là những phụ nữ nội trợ đi mua hàng ngày, có nhiều thời gian (tình trạng sau khi lấy chồng sẽ bỏ việc làm tại công ty vẫn còn phổ biến) nên họ rất quan tâm đến sự thay đổi về giá và về mẫu mã hàng hóa. Tuy vậy, tâm lý thích dùng hàng xịn, hàng đồ hiệu cho dù với giá rất cao vẫn không thay đổi nhiều so với trước đây. Bên cạnh đó, họ cũng quan tâm nhiều đến vấn đề thời trang và màu sắc hàng hóa phù hợp theo từng mùa xuân, hạ, thu, đông. Mặt khác, tính đa dạng của sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng cho việc thâm nhập thị trường. Trên thực tế, trong các siêu thị ở Nhật Bản có vô số những kiểu dáng, loại của cùng một loại hàng tiêu dùng.
Thương vụ VN tại Nhật Bản cũng cho biết, gần đây, mối quan tâm đến vấn đề sinhthái của người Nhật ngày càng nâng cao. Các cửa hàng đang liên tục cải tiến cáchđóng gói sản phẩm để làm sao vừa đẹp, vừa đơn giản và bao bì có thể tận dụngbằng các nguyên liệu tái sinh.
Theo một số chuyên gia chuyên nghiên cứu về Nhật Bản, khi kinh doanh với người Nhật, các doanh nghiệp VN cần lưu ý tới một số điểm sau đây:
1. Đặc điểm nổi bật khi làm việc với các doanh nhân Nhật Bản là giữ chữ tín, giữ lời hứa dù là những việc nhỏ nhất. Đặc biệt, họ coi trọng ấn tượng trong buổi gặp mặt đầu tiên hay trong đợt giao dịch đầu tiên. Điều này có nghĩa khi các doanh nghiệp VN không thực hiện được lời hứa, thì việc đầu tiên là phải xin lỗi, cho dù vì bất kỳ lý do gì. Việc giải thích lý do phải được thực hiện hết sức khéo léo và vào những thời điểm phù hợp.
2. Trao đổi thông tin, đàm phán rất lâu và kỹ, làm việc rất máy móc. Cho dù là công ty thương mại đơn thuần, trong đại đa số trường hợp, khách hàng Nhật Bản vẫn yêu cầu đối tác làm ăn đưa đến tận nơi sản xuất để tận mắt chứng kiến tổ chức,
năng lực sản xuất của bạn hay của đối tác sản xuất hàng cho bạn. Nhưng khi bắt đầu vào giao dịch chính thức thì các công ty Nhật Bản lại nổi tiếng là ổn định và trung thành với bạn hàng.
3. Thời gian đặt hàng thử, số lượng nhỏ kéo dài rất lâu. Nhiều khi, sau vài đơn hàng đầu tiên với số lượng ít, doanh nghiệp phía VN không đủ kiên trì để tiếp tục nên đã không nhiệt tình trong giao tiếp kinh doanh, dẫn đến mất khách hàng tốt trong tương lai.
4. Việc tham gia hội chợ thương mại tại Nhật Bản là rất quan trọng, nó không chỉ giúp tìm kiếm khách hàng mới mà còn khẳng định tính thường xuyên, ổn định
trong kinh doanh với khách hàng cũ. Tuy nhiên, việc tham gia hội chợ tại Nhật Bản thường rất tốn kém, chưa kể những mẫu mã hàng hóa chọn để trưng bày nên có sự trao đổi và thống nhất trước với những khách hàng truyền thống của mình, tránh tình trạng vi phạm cam kết về mẫu mã trước đó.
5. Khi giới thiệu hay bán hàng tại gian trưng bày, người phụ trách bán hàng không được ăn, uống trước mặt khách hàng, cho dù phía trước gian hàng chỉ thấy có khách đi qua, lại. Phải luôn đứng, tươi cười mời chào khách với thái độ thật niềm nởvà cám ơn cho dù khách đó chỉ nhìn và gian hàng của ta rồi lại đi luôn.
6. Người Nhật rất coi trọng chuyện gặp mặt trước khi bàn bạc hợp tác và rất chu đáo trong việc chăm sóc khách hàng. Việc mời ăn, đón, tiễn sân bay (đặc
biệt là nếu vào được tận trong máy bay để đón thì sẽ gây được ấn tượng đặc biệt với bạn). Trong giao dịch thương mại, vấn đề quan hệ cá nhân là vô cùng quan trọng. Chú ý, trong bữa ăn mời khách, ta nên chủ động tiếp đồ uống cho cho khách, cố gắng làm sao để khách không bao giờ phải tự rót rượu cho mình trong suốt bữa ăn.
7. Văn hóa trao danh thiếp: Nhật Bản là một trong những nước hay sử dụng danh thiếp nhất thế giới. Việc không có hay hết danh thiếp khi giao dịch không bao giờ để lại ấn tượng tốt với khách hàng.
8. Trực công ty: Người Nhật sẽ cảm thấy rất bất ổn về đối tác khi họ gọi điện đến công ty mà không thấy có người trả lời máy điện thoại hoặc trả lời không đúng mực.
9. Rất thích khi đối tác sử dụng được tiếng Nhật vì họ cảm thấy gần gũi hơn.Hơn nữa ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ, số người nói được tiếng Anh rất ít.
10. Người Nhật Bản rất coi trọng giờ hẹn. Vì vậy, khi đi làm việc với khách Nhật,ta phải chủ động lựa chọn phương tiện hợp lý và thời gian đảm bảo tránh bị muộn vì lý do tắc đường.
11. Sau khi đàm phán hay thống nhất vấn đề gì đó dù là không quan trọnglắm cũng cần phải làm bản tóm tắt nội dung đã thống nhất gửi lại cho đối tác.
12. Chú ý tặng quà khách vào một số dịp lễ của Nhật như dịp Ô Bôn (tháng 7), dịp này nên gửi đồ ăn; dịp cuối năm dương lịch nên tặng đồ uống.
13. Gửi thiếp chúc mừng nhân dịp ngày thành lập công ty; gửi thiếp chúc
mừng Giáng sinh và năm mới (lưu ý thiếp chúc mừng phải được gửi tới tay đối tác
ốt nhất là vào khoảng nửa đầu tháng 12).
14. Hàng hóa, cho dù bất kỳ loại gì cũng phải có hình thức đẹp, sạch sẽ.Bao bì sản phẩm phải rất cẩn thận đúng tiêu chuẩn, hình thức đẹp, kích thước hợp tạo được sự lôi cuốn và tiện dụng cho người sử dụng. So với các thị trường khác, tại Nhật Bản đối với một số mặt hàng như hàng quà tặng, chi phí cho bao bì chiếm tỷ trọng cao hơn trong giá thành sản phẩm.
Nguyên tắc trong kỹ năng giao tiếp
Kĩ năng cho nhân viên bán hàng
Bí quyết để tự tin trong giao tiếp
Những kĩ năng cần có của nhân viên kế toán
Nghệ thuật trong giao tiếp hàng ngày
Kinh nghiệm học Anh văn giao tiếp cực kì hiệu quả
Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp
Học cách nói chuyện hay thu hút mọi người
(st)