Hình dạng và kích thước của người phụ nữ rất đa dạng. Dù khổ người thế nào, cơ thể phụ nữ cũng thuộc vào 1 trong 3 kiểu sau: nội hình (hình quả táo), trung hình (hình quả lê), hoặc ngoại thái (hình cọng giá). Các đặc điểm riêng trên cơ thể phụ nữ tuỳ theo chủng tộc sẽ được mô tả kỹ hơn
Bộ xương phụ nữ
Bộ xương của phụ nữ trung bình chứ 206 xương; nó tạo nên bộ khung, có tác dụng chống đỡ và bảo vệ cho cơ và các mô xung quanh. So với nam giới, bộ xương của phụ nữ nhỏ và nhẹ hơn. So sánh với chiều cao của khổ người, phụ nữ có vai nhỏ hơn, lồng ngực ngắn hơn và xương chậu rộng hơn đàn ông.
Xương sọ được hình thành bởi 29 xương dẹp dính liền nhau. Nó có nhiệm vụ bảo vệ não và các cơ quan cảm giác. Đốt sống trên cùng, gọi là đốt sống đội, xoay quanh đốt sống thứ 2 (đốt sống trục) cho phép người phụ nữ xoay đầu và định vị các tác nhân kích thích cảm giác
Khớp
Khớp là nơi tiếp giáp nhau,giúp cho cử động có độ linh hoạt cần thiết. Khớp bất động (hiện diện ở xương sọ) là khớp kiên cố nhất; khớp sụn (như các khớp vùng chậu) cho phép thực hiện một vài cử động hạn chế; trong khi khớp hoạt dịch có thể cử động tự do.
Khớp động
Các mặt của khớp hoạt dịch được bọc sụn khi cử động. Ô khớp chứa đầy chất dịch (chất bôi trơn).
Khớp chởm
Khớp hông và khớp vai thuộc loại này. Loại khớp này cho phép cử động thoải mái theo mọi hướng.
Khớp yên:
Như khớp ngón tay cái, khớp yên cho phép bạn cử động tới lui.
Khớp xoay
Khớp khuỷu, khớp gối thuộc loại khớp xoay, có thể gập duỗi theo một mặt phẳng duy nhất.
Khớp trượt
Các khớp cổ tay có thể di chuyển tới lui và sang 2 bên
So với động vật
Đa số các loài động vật có vú đều có mô hình xương cơ bản giống nhau. Ví dụ như phần cổ của con người có số lượng đốt sống bằng với cổ của con hươu, dù khác nhau về kích cỡ.
Xương
Lớp ngoài của xương gọi là ngoại cốt mạc. Bên dưới là các tế bào gọi là cốt bào nằm lẫn trong các lá xương được khoáng hoá.Mặt trong của xương là nội cốt mạc bao bọc bởi buồng tuỷ, đây là nơi tạo ra các tế bào máu và tiểu cầu
So với nam giới
Hình dáng xương chậu của nam và nữ khác nhau rõ rệt, phản ánh sự khác nhau về mặt chức năng.
Khung chậu của nữ nghiêng về phía trước, rộng và nông, xương mỏng và loãng hơn so với đàn ông. Ngoài ra khung chậu của phụ nữ thường rộng hơn đàn ông, cung mu thường bè hơn (trên 900) và tròn hơn.
Khung chậu của nam giới cũng nghiêng về trước nhưng hẹp và sâu do không có nhiệm vụ sinh nở như phụ nữ. Cấu trúc này cho phép nâng đỡ các khối cơ nặng hơn, xương nặng hơn, đặc hơn, đặc hơn và dày hơn.
Khung chậu đàn ông thường hẹp hơn và cung mu nhọn hơn (dưới 900) so với phụ nữ.
Dây chằng
Dây chằng là những dây mô xơ trắng, có tính đàn hồi nhẹ, được xem là thành phần quan trọng của các khớp. Chúng nối các đầu xương với nhau và ngăn cản những cử động quá mức của khớp. Dây chằng còn có nhiệm vụ nâng đỡ nhiều cơ quan nội tạng như tử cung, bàng quang và vú.
Cột sống
Cột sống đóng vai trò nâng đỡ thân người và đầu, có cấu tạo gồm 24 đốt sống, có dạng hình trụ nối với nhau, tận cùng là các đốt dính liền nhau gọi là xương cùng và một xương rất nhỏ giống như cái đuôi gọi là xương cụt. Các đốt sống được bọc sụn bên ngoài và giữa các đốt là các đĩa xơ có nhângiống gel gọi là đĩa gian đốt sống (đĩa đệm). Cột sống còn có nhiệm vụ bao bọc để bảo vệ tuỷ sống, gồm chất trắng bên ngoài và chất xám bên trong. Chất xám chứa thân tế bào thần kinh, mạch máu và tế bào đệm. Chất trắng chứa sợi trục (phần kéo dài của tế bào thần kinh) của các tế bào có thân nằm ở não bộ và tuỷ sống. Những sợi trục này có nhiệm vụ truyền thông tin giữa tuỷ sống và não bộ.
Cấu trúc bảo vệ bằng xương vừa cứng chắc vừa linh hoạt
Các đốt sống có nhiệm vụ bảo vệ tuỷ sống, nâng đỡ cơ thể và giúp cột sống mềm dẻo linh hoạt.
Tư thế
Cột sống người (hình dưới) có dạng như chữ S kéo dài. Bình thường cácđốt sông thắt lưng cong ra trước trong khi trong khi đốt sống ngực và xương cùng cong ra sau. Đặ điểm này cho phép cột sống triệt tiêu chấn động có thểgây hại cho não.
Đứng
Khi ta đứng đúng tư thế, đầu, vai và hông sẽ phải thẳng hàng với nhau. Sai tư thế sẽ làm cơ thể bị căng thẳng.
Ngồi
Vai phải thẳng hàng với hông nếu ngồi đúng tư thế.
Mang giày cao gót
Khi mang giày cao gót, cơ thể người nữ sẽ bị đổ về phía trước; cho nên họ phải ưỡn mông ra sau để tạo độ cân bằng.
Vóc dáng người phụ nữ
Phụ nữ Anh cao
trung bình 1,62m. Ngược lại, phụ nữ của bộ tộc Watusi ở
Thấp nhất và cao nhất
Cô Pauline Musters (1876 – 1995) cao 61 cm, được xem là người phụ nữ thấp nhất trên thế giới từ trước tới nay. Còn cô Zeng Jinlian (1964 – 1982) là người phụ nữ cao nhất với chiều cao 2,47m.
Phân bố mỡ trong cơ thể
Mỡ chiếm khoảng 20 – 25% trong cơ thể của phụ nữ (ở đàn ông là 15 – 20%). Dự trữ mỡ rất cần thiết đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Để có thể sinh nở bình thường, cơ thể phụ nữ phải có ít nhất 16% mỡ để duy trì sản xuất các hormone thiết yếu. Trên cơ thể phụ nữ, mỡ tích tụ chủ yếu ở đùi, mông, ngực, cánh tay và bụng, tạo nên các đường cong thẩm mỹ của nữ giới. Mặc dù theo quan niệm xưa tán dương những phụ nữ mình hạc sương mai, nhưng hầu hết đàn ông đều bị mê hoặc bởi những đường cong trên cơ thể phụ nữ vì đó là dấu hiệu của khả năng sinh nở tốt. Khi đến tuổi mãn kinh, lượng mỡ phân bổ trên cơ thể phụ nữ sẽ tương tự như ở đàn ông, khi đó mỡ tích tụ chủ yếu ở thắt lưng, gây nên hiện tượng “sổ” người của phụ nữ tuổi trung niên.
Phân bố mỡ
Các khu vực màu xanh biểu thị những nơi tích tụ mỡ nhiều nhất trên cơ thể phụ nữ.
Cân nặng và chiều cao
Chỉ số cơ thể (BMI) rất hữu ích để đánh giá cân nặng lý tưởng của phụ nữ, dù nó chỉ dụa trên khổ người trung bình. Ví dụ, một phụ nữ có kiểu ngoại thái với cấu trúc xương lớn, tuy gầy hơn nhưng có thể cân nặng hơn một phụ nữ có kiểu nội hình với cấu trúc xương nhỏ.
Như thế nào là hấp dẫn
Trái ngược với lời
bình phẩm được lưu truyền của nữ công tước vùng
Ở một số cộng đồng,
như bộ tộc Waririke của
Tiêu mỡ thừa khi tập thể hình
Một trong những mục tiêu tập thể hình là giảm mỡ, tăng cơ để giúp cơ thể gọn gàng. Ở phụ nữ điều này thể hiện rõ nhất ở bộ ngực mà đa số trường hợp gần như biến mất. Mông và đùi sẽ vạm vỡ và săn chắc nhưng khi tập thái quá, cơ thể sẽ mất vẻ nữ tính. Những phụ nữ tập thể hình có thể mất khả năng phóng noãn và hành kinh nếu cơ thể không đủ mỡ dùng cho việc sản xuất hormone.
Cấu trúc cơ bắp
Cơ thể người có hơn 600 cơ bắp, chiếm khoảng 40% trọng lượng cơ thể. Có 3 loại cơ (bên phải) trong cơ thể: cơ vân, cơ trơn và cơ tim. Đa số các cơ vận động thao ý muốn (cơ vân), số còn lại là vận động tự chủ một phần hay hoàn toàn (cơ trơn và cơ tim).
Các loại cơ
Cơ vân
Các cơ duỗi có công dụng làm thẳng khớp, còn cơ gấp sẽ làm gập khớp lại; cơ khớp sẽ kéo phần cơ thể vào trong. Cơ quay sẽ xoay vào trong hoặc ra ngoài; và cơ thắt bao quanh ccác lỗ tự nhiên để giữ chúng đóng kín.
Cơ vân có cấu tạo từ nhiều vi sợi cơ (tơ cơ) tạo nên hình ảnh các vân.
Cơ trơn
Loại cơ này lót mặt trong của các cơ quan nội tạng và giúp chúng thực hiện chứcnăng. Ví dụ, cơ trơn ở bộ máy tiêu hoá giúp tiêu hoá thức ăn và thải chất bã, cơ trơn ở tử cung giúp tống xuất thai nhi lúc chuyển dạ.
Cơ trơn có cấu tạo gồm nhiều tế bào hình thoi dài xếp thành bó.
Cơ tim
Đây là loại cơ chỉ
có ở tim, hoạt động liên tục để đẩy máu vào hệ tuần hoàn bằng cách co bóp một
cách nhịp nhàng. Hiện tượng này diễn ra trên 100.000 lần mỗi ngày. Cơ tim chứa
nhiều tế bào ngắn, phân nhánh (màu hồng), cách nhau bởi khe gian bào (màu
xanh).
Gân
Gân là những dây xơ có vai trò chuyển động từ cơ đến xương. Gân chắc và mền dẻo nhưng ít đàn hồi; chúng có cấu tạo chủ yếu từ những bó sợi tạo keo (loại sợi có sức căng lớn) và một ít mạch máu. Các gân lớn có thần kinh chi phối. Ở những nơi chịu ma sát lớn, gân được bao trong bọc xơ có chứa dịch bôi trơn.
Các cơ lớn trong cơ thể
Trong cơ thể bình thường, cơ mông là cơ lớn nhất. Cơ này đi từ các xương sống cuối cùng đến đoạn trên xương đùi và giúp cử động đùi. Khi mang thai, tử cung sẽ tăng kích thước lên 35 lần và nặng trên 1kg, do đó trở thành khối cơ lớn nhất trong giai đoạn này.
Cử động của cơ vân
Cơ vân thường xếp theo từng cặp ở hai bên mỗi khớp, khi cơ bên này co thì cơ bên kia sẽ giãn dần để tạo nên cử động nhịp nhàng như ý. Các cơ lúc nào cũng hơi co kéo ngược hướng lẫn nhau, hình thành nên trương lực cơ.
Bắp cơ
Tập thể dục đều đặn làm tăng số lượng các vi sợi cơ (các dãy sợi bên trong sợi cơ), và làm nở khối cơ. Da và gân (hình trái) bao quanh cơ cũng phát triển theo.
Cơ nặng hơn mỡ, do vậy tập thể dục không giúp phụ nữ giảm cân như quan niệm lâu nay mà chỉ giảm mỡ, tăng cơ.
Bệnh khuỷu tennis
Dù có tên gọi như vậy nhưng chứng đau nhức ở mặt ngoài khuỷu và mặt sau cánh tay ko chỉ do chơi tennis mà còn do nhiều hoạt động khác gây ra, khi có sự vận động quá mức, các cơ làm duỗi cổ tay và ngón tay. Bênh khuỷu tennis xuất hiện khi người phụ nữ thực hiện thường xuyên động tác gập khuỷu trong lúc bàn tay nắm chặt, ví dụ như bồng bế em nhỏ thường xuyên.
Sợi cơ
Tỷ lệ giữa sợi nhanh (loại sợi dùng glucose làm năng lượng) và sợi chậm (loại sợi dùng mỡ làm năng lượng) trong cơ bắp của phụ nữ rất đa dạng. Một số phụ nữ có nhiều sợi nhanh hơn nên có thể đây là nguyên nhân làm cơ bắp của họ tiêu thụ ít mỡ. Phụ nữ từ khi sinh ra đã ổn định về số loại sợi cơ, và chỉ bằng việc tập luyện thường xuyên họ mới có thể chuyển số sợi nhanh thành sợi chậm. Người có nhiều sợi nhanh thường có khả năng về chạy nước rút và cử tạ; còn người có nhiều sợi chậm thường giỏi về chạy bền.
Sức mạnh cơ bắp của phụ nữ
Trước đây, phụ nữ luôn bị xem là yếu hơn nam giới về sức mạnh cơ bắp, nhưng ngày nay sự khác biệt này chỉ thấy rõ ở phần trên cơ thể do phồi và xương sườn của nam lớn hơn nữ về tỷ lệ. Trong khi đó ở phần dưới cơ thể, sự khác biệt này đang được thu ngắn rất nhiều. Bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 20 khi các khả năng của phụ nữ được nâng cao đáng kể, còn nam giới không tiến bộ hơn bao nhiêu, thì sự khác biệt về sức mạnh cơ bắp đang dần dần biến mất.
Kéo dài cổ
Bộ lạc Paduang của Miến Điện có tục kéo dài cổ các cô gái trẻ. Đến tuổi lên 5, bé gái bắt đầu mang vào cổ các vòng kim loại, và cứ mỗi năm lại thêm vòng mới. Các vòng này có tác dụng đè vai xuống làm cổ trông dài hơn. Tục lệ này làm cho cổ bị yếu đi, do đó nếu lấy vòng ra thì cổ sẽ không đủ sức để nâng nổi đầu.
Tạo dáng
Giới phụ nữ thuộc tầng lớp trung lưu của Anh vào thế kỷ 19 có nhiều cách để tạo dáng “thắt đáy lưng ong” như mặc nịt ngực, đồ lót bằng chất sừng cá voi, và thậm chí phẫu thuật để bớt xương sườn. Vào đầu thế kỷ 20, phụ nữ thường dùng tấm độn hông để làm nổi bật vòng 3 của mình giống như nữ hoàng Mary. Ngày nay, nhiều phụ nữ còn dùng biện pháp tập thể dục và ăn kiêng để mong có được một vóc dáng mình hạc sương mai.
Ép đầu
Nhiều bộ lạc thổ dân Châu Mỹ và người Maya ở Trung Mỹ có tục dùng ván để ép đầu trẻ con với mục đích làm cho xương sọ dài và bẹt ra. Vì theo họ như vậy là rất đẹp.
Tăng cường cơ bắp
Bắp cơ sẽ phát triển khi có sự kích thích sản xuất protein. Một số vận động viên sử dụng Steroid đồng hoá để bắt chước đặc tính tăng cường cơ bắp của testosterone, dù việc này gây nguy hiểm.
Hình dáng phụ nữ
Hình dáng cơ thể phụ nữ rất đa dạng, cho nên phân loại phụ nữ theo kiểu cơ thể chỉ mang tính tương đối. Tuy nhiên, cơ thể phụ nữ có khuynh hướng quy về 3 kiểu cơ bản, dễ nhận dạng nhờ vào đặc điểm của tứ chi.
Cấu trúc cơ bản của cơ thể luôn ổn định, dù đường nét bên ngoài có thể bị thay đổi do tạo dáng, bênh tật, thiếu ăn, ăn kiêng, tăng cường cơ bắp, luyện tập thể hình hoặc giải phẫu thẩm mỹ.
Kiểu nội hình
Nếu mập ra người có kiểu nội hình sẽ có dạng quả táo vì họ tăng trọng chủ yếu ở vùng bụng. Chân của họ ngắn hơn thân, và bộ ngực có khuynh hướng to hơn mức trung bình. Kiểu nội hình có cấu trúc siêu nhẹ và nhìn chung rất dễ tăng cân.
Kiểu trung hình
Kiểu trung hình có dạng quả lê và đây là kiểu cơ thể đặc trưng nhất của phụ nữ. Hông rông hơn vai và chân có chiều dài gần bằng thân người. Kiểu trung hình tăng trọng ở đùi trước tiên, sau đó đến hông và mông.
Kiểu ngoại thái
Nếu gầy đi người có kiểu ngoại thái sẽ trông khẳng khiu. Họ có chân dài hơn thân và cấu trúc xương chắc. Người ngoại thái khó tăng cân. Nếu có, sự tăng trọng có khuynh hướng phân bố đều khắp cơ thể hơnlà tập trung ở một vài chỗ.