Cách cư xử của phụ
nữ có thể được xem xét dưới góc độ giới (nữ tính do bản năng) và giới tính (nữ
tính do giáo dục). Vai trò xã hội của người phụ nữ được định hình theo những
giả định và kỳ vọng mà xã hội đặt ra cho họ. Những giả định này đều có một quá
trình lịch sử lâu dài, dù chúng được quyết định bởi xã hội chứ không phải di
truyền và thường trở nên rập khuân. Phục tùng, lệ thuộc, dịu dàng, dễ bảo, chủ
quan, giàu tình cảm và cả tin được xem là những yếu tố cần thiết để tạo nên nữ
tính, còn hung hăng, tự lập, khách quan, bon chen và tự chủ được xem là những
đặc tính của phái nam.
Quan điểm ngược lại
cũng đã xuất hiện ở nhiều nền văn hoá, tuy khảo sát nhân chủng học cho thấy
quan điểm này không phổ biến cho lắm. Nghiên cứu của bà Margaret mead tại 3 bộ
lạc ở Tân Guinea
cho thầy sự đa dạng trong phân định vai trò giữa nam và nữ. Ví dụ, ở bộ lạc
Arapesh, người ta dạy nam và nữ phải giúp đỡ lẫn nhau, quan tâm đến nhau và
tránh gây hấn. Ngược lại, ở bộ lạc Mundugamor, cả đàn ông lẫn đàn bà đều hung
dữ, tàn nhẫn và có vẻ như không có tình phụ mẫu đối với con cái. Ở bộ lạc
Tchambuli, phụ nữ là phái cầm quyền, họ câu cá, buôn bán và thường là khởi
xướng quan hệ tình dục, trong khi đàn ông lại thụ động và giàu cảm xúc hơn, họ
dành thời gian để chơi nhạc, khiêu vũ và vẽ tranh.
Sự khao khát tự do
tình dục của phụ nữ là giáo lý chủ đạo của các tôn giáo thờ nữ chúa và được các
tôn giáo thờ nữ chúa và được các tôn giáo theo chế độ gia trưởng mới ra đời
nhìn nhận đó là một quyền năng cần thiết của nữ giới để duy trì nòi giống và
bảo vệ của cải.
Ví
dụ, vào thời của chúa Jesus, người phụ nữ sẽ bị kết tội nếu họ quan hệ tình dục
ngoài hôn nhân hoặc có hứng thú chăn gối với chồng. Giao hợp chỉ để sinh con đẻ
cái, để người phụ nữ làm mẹ chứ không phải để hưởng lạc thú. Việc này còn được
nhấn mạnh bằng tín điều về Đức Mẹ Đồng Trinh khi truyền bá rằng Đức mẹ sinh ra
chúa Jesus mà không có người phối ngẫu
So với nam giới
Nếu trước đây,người
ta sợ những mụ phù thuỷ gớm ghiếc thì bây giờ, ở thời đại công nghiệp hoá hiện
đại hoá này người ta lại sợ những ngươi đàn ông bạo lực và thiếu kiềm chế. Phụ
nữ thường là nạn nhân của bạo hành,và hiếm khi họ là thủ phạm. Mặc dù đàn ông
thường là nạn nhân của các vụ giết người hơn là phụ nữ (tỉ lệ 3/2) nhưng phụ nữ
lại thuờng là nạn nhân của các vụ giết nguời do bạn tình gây ra (43% so với 9%
ở đàn ông) phụ nữ ít bị sát hại bởi người ngoài gia đình (11% so với 27% ở đàn
ông). Nạn nhân của hiếp dâm đại đa số là phụ nữ. Con số thống kê dưới đây vẫn
chưa đủ vì còn rất nhiều vụ không được báo cáo.
Úc 13,8
Áo 5,3
Chile 10,6
Đan mạch 7,7
Anh và Xứ Gan 2,7
Pháp 5,2
Đức 9,7
Hy lạp 0,9
Hungari 6,1
Nhật 1,6
Tây ban nha 3,6
Thuỵ điển 11,9
Thuỵ sỹ 5,8
Venezulea 17,4
Mỹ 35,7
Số
vụ hiếp dâm trên 100.000 dân mỗi năm
(St)