Làm mẹ là chức năng quan trọng nhất của phụ nữ trong lịch sư và sự phát triển của loài người. Tình mẫu tử là mối quan hệ lâu dài giữa người với người. Mầm mống của một tổ chức xã hội là người phụ nữ, con của họ và cháu của họ. Hành động tìm thức ăn và mớm cho con dần trở thành sự hợp tác và xã hội hoá của bộ lạc, mà hiện nay vẫn còn tồn tại ở nhiều bộ lạc sơ khai. Nghiên cứu còn cho rẳng phụ nữ giữ một vai trò chủ chốt ở các tôn giao thờ Nữ chúa. Việc thờ phụng Nữ Chúa Trời, giả thiết cho rằng kéo dài khoảng 25.000 năm, được xây dựng trên sự kì diệu của việc sinh nở và sáng tạo. Những công việc này được xem là việc của đàn bà vì những người nguyên thuỷ không có khái niệm rằng có thai là kết quả của giao hợp Nữ Chúa Trời là nhân vật nắm giữ mọi quyền năng, khao khát tình dục và gây kinh hoàng khắp nơi. Bà là cội nguồn của sự sống, là tạo hoá của vạn vật. Bà là “mẹ tốt” khi sinh ra nhân loại và là “mẹ xấu” khi trừng phạt các con mình. truyền thuyết kiểu này vẫn còn để lại âm hưởng trong cuộc sống hiện đại. Một trong những ý niệm còn tồn tại lâu dài nhất là về“mẹ tốt”, những người ở nhà chăm sóc con trong khi chồng đi làm. Những bà mẹ đi làm, cũng giống như những bà mẹ đơn chiếc bị cho la “xấu”.
Mẹ kế
Những hình tượng bà dì ghẻ độc ác xuất hiện đầy rẫy trong các truyện cổ tích, như trong truyện Bạch Tuyết, đều là nói quá mức về những người mẹ kế bằng xương bằng thịt. Các vấn đề mà bà mẹ kế gặp phải khi sống chung cùng con chồng rất phức tạp, kể cả “bóng ma” (còn sống hay đã mất) của bà mẹ ruột. Thật ra thì những điển hình chỉ có trong chuyện và không ai có thể làm được; và chính những đứa con chồng nhiều khi rất chanh chua với bà mẹ kế với lời lẽ biện bạch rằng do chúng chưa quên được người mẹ ruột của mình. Hơn nữa, sự đòi hỏi về nhau từ hai phía thường rất khắt khe, trong khi ở hầu hết các nước luật pháp còn chưa qui định cụ thể về trách nhiệm của người cha mẹ kế. Tuy vậy, vẫn có nhiều bà mẹ chiếm được nhiều cảm tình của con chồng, dùhọ phải trải qua nhiều năm trời căng thẳng với nhau
(St)