CÁCH ĂN UỐNG CHỮA BỆNH HUYẾT ÁP CAO
Ăn nhẹ với sữa chua
Sữa chua giúp kiềm chế các cơn đói và làm giảm nguy cơ cao huyết áp đến 31%. Nghiên cứu từ hiệp hội Tim Mạch Mỹ (AHA) cho biết với sữa chua ít béo, bạn có thể tăng cường khả năng tiêu thụ calo trong ngày, làm giảm nguy cơ cao huyết áp. Chọn sữa chua Hy Lạp để tăng protein trong cơ thể hàng ngày, bạn sẽ duy trì cảm giác no và ngăn chặn các bữa ăn thiếu lành mạnh dễ làm bạn tăng cân.
Tích cực với các cây họ đậu
Ăn một chén đậu như đậu xanh, đậu lăng, và họ hàng nhà đậu khác có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim, cải thiện khả năng kiểm soát huyết áp, theo nghiên cứu bởi Archives of Internal Medicine (chưa đề cập đến việc chúng có thể giảm nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2). Trong nghiên cứu, các loại đậu tăng 4.5 điểm về áp lực máu tâm thu (đó là một con số lớn) và giảm nguy cơ mắc bệnh tim khoảng 1%.
Dầu mè, dầu vừng
Rau quả là thức ăn tuyệt vời, kể cả trong món chính hay món phụ, bên cạnh đó, bạn nên kiểm soát lượng dầu của mình. Thay vì chế biến với dầu thực vật, bạn có thể pha trộn vừng với dầu cám gạo để sử dụng. Đó là sự pha trộn hiệu quả làm giảm lượng cholesterol bao gồm cả cholesterol LDL. Những người sử dụng hai muỗng canh với sự pha trộn của vừng và dầu cám gạo hàng ngày (để nấu ăn, trộn salad…) có thể thấy huyết áp tâm thu giảm trung bình 16 điểm và cholesterol toàn phần của họ giảm 18%.
Nhâm nhi một chút cacao nóng cho bữa sáng là cách tốt để giữ cho huyết áp ổn định (Ảnh minh họa)
Các món soup lạnh
Món soup chứa cà chua, dưa chuột, tỏi, dầu ô liu và nhiều thực phẩm khác được chứng minh làm giảm 2 điểm của huyết áp tâm thu, 2.6 điểm huyết áp tâm trương, nghiên cứu mới nhất trên Nutrition, Metabolism & Cardiovascular Diseases. Hợp chất polyphenol cụ thể trong các món soup, bao gồm các hóa chất và hợp chất chống oxy hóa có thể điều chỉnh huyết áp cân bằng trong cơ thể bạn.
Lựa chọn Cacao nóng cho bữa sáng
Thay vì cà phê, bạn hãy bắt đầu ngày mới từ 2 đến 3 muỗng bột ca cao và sữa ít chất béo. Bột ca cao có thể cắt giảm 2 đến 3 điểm huyết áp của bạn và flavanol, hóa chất thực vật tự nhiên trong ca cao, hỗ trợ các mạch máu hoạt động tốt hơn. Khi mạch máu lưu thông tốt, căng thẳng không dễ xuất hiện trong hoạt động của trái tim vì nó giải thoát áp lực trong cơ thể và không làm huyết áp của bạn cao vọt.
Nhâm nhi nước trái cây giàu chất chống oxy hóa
Bạn có thể thưởng thức một ly nước ép việt quất không đường với hàm lượng calo thấp, giúp giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đến 3 điểm, theo nghiên cứu của AHA. Các chất chống oxy hóa cũng giúp điều chỉnh áp lực máu, quả việt quất còn có thể giúp ngăn chặn nhiễm trùng đường liệu (UTIs).
Ăn khoai lang tím
Khoai lang tím làm huyết áp tâm thu sụt giảm 3.5 % theo báo cáo trên tạp chí Hóa Học Nông Nghiệp và Thực Phẩm ACS. Khoảng 300 calo trong 1.5 đến 2 ly khoai tím trong ngày sẽ không gây tăng cân. Ăn khoai tây tím là liều thuốc tự nhiên nhất để điều trị cao và kiểm soát huyết áp.
Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống
Một chế độ ăn uống với 2.200 mg natri mỗi ngày có thể làm hỏng các mạch máu, làm tăng nguy cơ phát triển cao huyết áp 21 – 32% . Tiêu thụ nhiều hơn 2.200 mg muối mỗi ngày có thể là nguyên nhân gây ra 20 – 40% trong các trường hợp về huyết áp cao.
Uống một ly rượu vang mỗi ngày tốt hơn cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Chuyên gia dinh dưỡng Katherine Patton, tại bệnh viên Cleveland hướng dẫn chế độ ăn uống hiện tại với lượng muối như:
- Người dưới 51 tuổi không có tiền sử bệnh cao huyết áp, bệnh thận hoặc bệnh tiểu đường, có thể sử dụng 2.300 mg natri mỗi ngày.
- Người dưới 51 tuổi hoặc bất kì ai có tiền sử huyết áp cao, bệnh thận hoặc bệnh tiểu đường nên hạn chế lượng muối ăn khoảng 1.500 mg.
Uống một ly rượu vang mỗi ngày
Rượu vang đỏ không cồn và cắt giảm khoảng 6 điểm huyết áp của bạn, 2 điểm từ huyết áp tâm trương. Chúng giúp bạn làm giảm nguy cơ bệnh tim 14% và đột quỵ 20%, nghiên cứu mới từ AHA. Các polyphenol làm giảm huyết áp được bảo quản trong rượu vang đỏ tốt hơn trong các loại rượu chứa cồn.
Bổ sung thêm lựu
Trước khi bạn vào phòng tập thể dục hoặc máy chạy bộ, bạn nên ăn lựu. Các vitamin C, kèm chất chống oxy hóa trong lựu tốt để bạn duy trì huyết áp, tăng cường độ của các họa động để đốt cháy calo nhiều hơn, theo các nhà nghiên cứu tại Viện tim mạch Penn State Hershey.A
Chế độ ăn uống phòng chống cao huyết áp
Lương y VÕ HÀ
Một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý không chỉ ngăn chận cao huyết áp mà còn có thể giúp đảo ngược tình trạng bệnh lý.
Áp huyết cao (AHC) là một căn bệnh thầm lặng nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Bệnh có thể diễn tiến qua thời gian dài mà không có biểu hiện gì cụ thể. Có đến trên 1/3 số người bị AHC mà không biết mình bị bệnh. Do đó, việc tìm hiểu những nguy cơ và thay đổi lối sống có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng chống AHC. Theo một số nghiên cứu khoa học phương Tây, chế độ ăn nhiều thực phẩm thô, rau quả, vận động và thực hành thư giãn không chỉ ngăn chận AHC mà còn có thể giúp đảo ngược tình trạng bệnh lý.
Ăn ít muối giúp giảm áp huyết.
Một nghiên cứcủa Viện Tim, Phổi và Huyết học Quốc gia ở Mỹ liên quan đến những chế độ ăn uống ngăn chận cao huyết áp DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) đã cho thấy chỉ cần ăn giới hạn muối trong khoảng 1500mg/ngày sẽ làm giảm đáng kể huyết áp ở cả 2 nhóm người, nhóm ăn theo chế độ thông thường cũng như nhóm ăn theo chế độ kiểm soát huyết áp. Càng ăn ít muối huyết áp càng thấp. Trong khi đó, một khảo sát gần đây đã cho biết người Việt chúng ta đang có khuynh hướng ăn khá nhiều muối. Lượng muối trung bình mỗi người tiêu thụ từ 18 đến 22 g mỗi ngày trong khi lượng khuyến cáo không quá 5g. Người đang có áp huyết cao chỉ nên ăn khoảng 2 đến 3g mỗi ngày. Ngoài việc giảm lượng muối trong khi nấu nướng, hạn chế dùng thêm muối hoặc nước chấm ở bàn ăn, cần cẩn thận với những loại thức ăn nhanh, những món ăn công nghiệp luôn có lượng muối khá cao.
Muối thường được đề cập trong chế độ ăn hàng ngày là muối ăn sodium chloride (NaCl). Tuy nhiên, có nhiều loại muối khác có cùng gốc Sodium tồn tại trong các loại thức ăn, thức uống công nghiệp như monosodium glutamate, sodium citrate, sodium bicarbonate. . cũng có tác hại tương tự NaCl khi dùng nhiều. Theo Drug Bulletin (13#3:25), FDA, cơ quan quản trị thuốc và thực phẩm Mỹ cho biết những loại nước ngọt có gas, các loại bia có hàm lượng Na còn cao hơn so với nhiều loại thực phẩm công nghiệp khác. Đừng quên các loại thuốc tiêu mặn, bột nở, bột nổi, loại bột làm sủi bọt cũng thuộc nhóm muối gốc Na.
Rau quả, ngũ cốc giúp giảm độ mỡ và điều hoà huyết áp.
Nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau đều cho thấy chất xơ trong rau quả và những loại ngũ cốc thô như gạo lức, bắp lức, các loại đậu có tác dụng chuyển hoá các chất béo và làm hạ huyết áp. Các chất xơ, nhất là chất xơ tan trong nước, có khả năng hút nước và trương nở lên đến 8 hoặc 10 lần trọng lượng ban đầu, qua đó có thể kết dính và đào thải nhiều cặn bả và chất độc hại ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, chất xơ cũng thu hút những acids mật do cơ thể sản sinh ra để tiêu hoá các chất béo và đào thải chúng ra ngoài theo đường ruột. Điều nầy buộc cơ thể huy động đến kho dự trữ cholesterol ở gan để tạo ra những acids mật mới dẫn đến hạ độ cholesterol. Những nghiên cứu của các bác sĩ Michael Murray, Joseph Pizzorno và Dean Ornis, những nhà khoa học về liệu pháp dinh dưỡng đối với bệnh tim mạch đều khẳng định chế độ ăn nhiều chất xơ giúp giảm mạnh các chứng cao huyết áp và ngăn chận hiệu quả các cơn đau tim. Ngoài chất xơ và những vi chất khác, ăn nhiều rau quả giúp bảo đảm chế độ nhiều Potasium và ít Sodium, yếu tố vô cùng quan trọng việc ổn định huyết áp. Người ta cho rằng nguyên nhân tỷ lệ cao huyết áp rất thấp, chỉ khoảng 1%, ở thời sơ khai và những người ăn chay là do họ ăn nhiều rau quả.Nhiều loại rau quả như khoai tây, bơ, dưa hấu, đậu nành có lượng K rất cao. Đặc biệt, chuối còn có tỷ lệ Potassium/ Sodium cực cao (396/1). Do đó, chuối có tác dụng rất tốt trong việc hạ huyết áp và chống đột quỵ. Lượng Potassium cao còn giúp bù trừ lại phần nào khuynh hướng ăn vào lượng muối nhiều hơn khuyến cáo.
Ăn nhiều cá, hải sản, giảm các loại thịt đỏ.
Thịt và mỡ động vật nhất là các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò và các loại sữa và trứng có hàm lượng mỡ bão hoà cao là nguồn gốc phát sinh ra các chứng xơ vữa. Do đó, các nhà khoa học khuyên nên chuyển dần chế độ ăn nhiều thịt sang ăn nhiều cá và đạm thực vật.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên chỉ nên giới hạn khẩu phần chất béo trong khoảng 30% năng lượng ăn vào hàng ngày. Theo Tiến sĩ Dean Ornish, một nhà tim mạch học nổi tiếng thế giới về phương pháp “đảo ngược bệnh tim mạch” bằng liệu pháp tự nhiên, những người bệnh tim không nên ăn quá 10% chất béo. Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân. Acid béo omega 3 trong cá và các loại hạt có tác dụng làm hạ cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt và giảm nguy cơ máu đông. Những loại hạt này còn có nhiều loại khoáng chất cần thiết để điều hoà huyết áp như magnesium, potassium, calcium. Ngược lại, thịt và trứng có nhiều chất mỡ bão hoà làm gia tăng lượng cholesterol xấu (LDL) đồng thời làm giảm lượng cholesterol tốt (HDL) có khả năng làm sạch lòng mạch. Lượng cholesterol xấu trong trứng còn cao hơn so với thịt. Ngoài ra, chất sắt trong các loại thịt đỏ có độc tính rất cao do vai trò trung gian giúp cho LDL bám vào các mảng xơ vữa dễ dẫn đến cứng động mạch và tăng huyết áp. Nếu ăn thịt, chỉ nên ăn một ít thịt heo, bò đã lọc bỏ mỡ hoặc thịt trắng như gà, bồ câu đã bỏ da, nội tạng. Cần cảnh giác với chất béo xấu và một lượng muối đáng kể luôn tiềm ẩn trong những sản phẩm thức ăn nhanh, thức ăn công nghiệp.
Các loại đậu, nhất là đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành với nhiều chất xơ, chất khoáng và những chất chống oxy hoá là một nguồn chất đạm và chất béo lý tưởng cho phòng chống AHC.
Ngoài ra, ăn vài tép tỏi trong mỗi bữa ăn có tác dụng kiện Tỳ, giải độc, tăng cường lưu thông khí huyết, hổ trợ làm hạ huyết áp và cải thiện độ mỡ trong máu. Những người có khuynh hướng ăn nhiều thịt và mỡ động vật, thỉnh thoảng nên có chế độ thanh lọc cơ thể. Có thể là nhịn ăn một buổi mỗi tuần và thay bằng uống nước trái cây. Theo bác sĩ Frank Sacks, M.D., chuyên gia dinh dưỡng trường Đại học Y Harvard “Chỉ cần không ăn thịt và những sản phẩm từ sữa vài lần mỗi tuần. Nếu mọi người đều làm được điều nầy, tỷ lệ bệnh tim mạch sẽ giảm đáng kể”.
Thường ăn canh mộc nhĩ, khổ qua cũng có tác dụng rất tốt để giải độc, cải thiện độ mỡ trong máu và làm hạ huyết áp. Mộc nhĩ đen hoặc trắng 12g, Khổ qua (mướp đắng) 50g, Đậu phụ 200g. Thêm gia vị vừa đủ, nấu canh ăn hàng ngày.
Ngoài ra, người AHC được khuyên không nên hút thuốc, uống rượu. Hút thuốc làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và làm giảm lượng oxy cần thiết đến các tế bào và các cơ quan. Đối với rượu, nhiều nghiên cứu gần đây đều cho thấy mỗi ngày dùng khoảng 100g rượu vang đỏ sẽ có lợi cho hoạt động của hệ tim mạch. Quả nho và rượu nho, đặc biệt là trong vỏ nho và hạt nho có hàm lượng nhiều chất chống oxy hoá có thể giúp làm tăng độ cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu, bảo vệ thành mạch máu để phòng chống các loại bệnh tim mạch.
CÁC THỰC PHẨM CHỮA MẤT NGỦ CHO NGƯỜI HUYẾT ÁP CAO
Người mắc bệnh cao huyết áp cần có giấc ngủ đầy đủ thì mới khống chế được hữu hiệu huyết áp, nhưng không ít người mắc bệnh này đều kèm theo chứng mất ngủ, như thế có khả năng làm cho huyết áp tăng cao. Vậy người cao huyết áp nên làm thế nào để có được một giấc ngủ ngon?
Nếu sử dụng thuốc ngủ đương nhiên có tác dụng chữa trị chứng mất ngủ, nhưng tác dụng phụ của nó cũng rất lớn, có nghiên cứu phát hiện, phương pháp tốt nhất để đối phó với mất ngủ tức là thực liệu, bao gồm những phương pháp sau.
1. Cho một thìa giấm vào một cốc nước lọc để nguội và uống,có thể trợ giúp chìm vào giấc ngủ và ngủ ngon.
2. Người mất ngủ thường xuyên có thể dùng hạt sen, long nhãn, bách hợp kết hợp với cao lương ngũ cốc ( ngô) để hầm cháo, đây là một phương pháp thực liệu giúp người cao huyết áp chìm vào giấc ngủ rất hiệu quả.
3. Người huyết áp cao máu hư có thể thường xuyên ăn tinh bột củ sen, hoặc có thể luộc củ sen lên bằng lửa nhỏ sau đó trộn với một lượng mật ong thích hợp để ăn. Cũng có thể dùng 10g long nhãn nhục, táo đỏ 5 quả, 1 quả trứng gà hấp, sau đó ăn cùng với nhau, mỗi ngày 1 lần.
4. Người huyết áp cao tim hư, đổ nhiều mồ hôi, mất ngủ có thể dùng 1 quả tim cắt đôi, nhồi thêm nhân sâm, đương quy mỗi loại 25g, hấp cùng cho chín, sau đó lấy thuốc ra ăn tim lợn và uống nước canh. Đây là một liệu pháp có hiệu quả cực tốt.
5. Có thể dùng rễ cây chuối 50g, thịt lợn nạc 100g, cùng nấu lên ăn, có tác dụng trợ giúp giấc ngủ rất tốt.
6. Người có thần kinh yếu có thể lấy 1 thìa tương rau diếp bùn hòa vào trong một cốc nước. Do loại tương bọt trắng này có chức năng tịnh tâm, an thần, vì vậy có hiệu quả nhất
định trong việc trợ giúp giấc ngủ.
7. Mỗi ngày trước khi đi ngủ ăn một quả táo tàu hoặc để một quả quýt đã được bóc ở đầu giường, để cho người mất ngủ ngửi được hương thơm phảng phất, có thể trấn an thần kinh trung ương, giúp chìm vào giấc ngủ.
8. Lấy một lượng hành tây thích hợp xay nhuyễn, cho vào trong bình đậy nắp chặt, trước khi ngủ đặt ở bên gối ngửi khí hắc của nó, thông thường sau khoảng 15 phút thì có thể chìm vào giấc ngủ.
8 phương pháp thực liệu trên đều có tác dụng trợ giúp giấc ngủ, nhưng quan trọng nhất là không có bất cứ một tác dụng phụ nào, chúng ta hãy thử áp dụng xem nhé.
a hãy thử áp dụng xem nhé.
5 món sinh tố giúp phòng trị cao huyết áp, tiểu đường
Ít người biết rằng ớt xanh Đà Lạt có tác dụng tốt cho những người béo phì trong việc ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như tiểu đường. Nên thường xuyên dùng nó như một loại sinh tố.
Ớt xanh Đà Lạt chứa khá nhiều protid, đường, canxi, phospho, sắt, beta-caroten, vitamin B1, B2, PP. Nó là loại rau quả chứa nhiều vitamin C nhất. Các chất trong loại quả này có tác dụng kích thích tuyến dịch vị, gia tăng sự bài tiết, vì thế tăng cường tác dụng tiêu hóa. Ngoài ra, còn kích thích tim đập nhanh, làm tăng tốc tuần hoàn, có tác dụng làm ấm, ức chế tích tụ mỡ, phòng ngừa béo phì. Ớt tính nóng, vị cay, có tác dụng tán hàn, kiện vị, tiêu thực, trị đau bụng do lạnh, nôn ói, tả lỵ.
Một số loại sinh tố khác cũng có ích cho bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp:
Táo: Có hàm lượng đường fruitose cao nhất trong các loại trái cây. Ngoài ra, nó còn có acid malic, acid tannic, chất xơ, canxi, phospho, sắt, pectin, kali, lipid, protid và nhiều loại vitamin rất tốt cho cơ thể. Theo Đông y, táo tính mát, vị ngọt chua, có công hiệu kiện tỳ, ích vị, trị các chứng buồn nôn, chán ăn, bổ dưỡng tâm khí, dùng trong chứng tinh thần uể oải. Nó còn có tác dụng sinh tân, nhuận táo, chỉ khát, dùng trị ho, tâm phiền miệng khát do nhiệt. D
Táo còn có tác dụng hấp thu vi khuẩn và độc tố, trị tiêu chảy. Bên cạnh đó, chất xơ, acid hữu cơ lại kích thích đường ruột, làm mềm phân nên giúp đại tiện thông. Táo chứa chất kali có lợi cho việc bài tiết natri, tốt cho người cao huyết áp. Acid hữu cơ trong táo còn kích thích bài tiết dịch vị, trợ giúp tiêu hóa.
Mướp đắng: Chứa nhiều chất xơ thô, canxi, phospho, sắt, beta-caroten, vitamin B1, B2, PP, C, nhiều loại acid amin, 5-HT..., đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mướp đắng tính hàn, vị đắng, có công dụng dưỡng huyết, bổ gan, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, dùng trị các chứng bệnh nhiệt phiền khát, trúng nắng phát sốt, kiết lỵ, ung nhọt, đau mắt đỏ do nhiệt... Các thử nghiệm đã chứng minh loại quả này chứa một chất tựa như insulin, làm giảm đường huyết rõ rệt, có thể dùng làm thuốc trị bệnh tiểu đường.
Cần tây Đà Lạt: Chứa canxi, sắt, phospho, giàu protid - gấp đôi so với các loại rau khác. Cần tây còn chứa nhiều acid amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não. Cần tây tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trị đàm nhiều đầy ngực, lao hạch... Thử nghiệm đã chứng minh rau cần có tác dụng giảm áp rõ rệt, thời gian duy trì tùy theo liều lượng.
- Dưa leo: Chứa canxi, phospho, sắt, nhiều muối kali, chất nhầy, các acid amin, chất thơm, vitamin A, B1, B2, PP và C. Dưa leo tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, trừ thấp, tiêu sưng.
Các món sinh tố trên đều có thể giúp phòng trị bệnh cao huyết áp và tiểu đường. Tuy nhiên, nên cách 3 ngày dùng 1 lần vì hầu hết các loại trái cây đều mang tính mát (trừ ớt xanh). Việc dùng quá nhiều sẽ gây mất cân bằng hàn - nhiệt của cơ thể. Nên dùng cả phần vỏ của các loại trái cây trên để giữ được đầy đủ các hoạt chất.
CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH HUYẾT ÁP CAO
Nói chung, trường hợp nghiêm trọng, người bệnh cần tìm đến những biện pháp cấp cứu của y học hiện đại. Tuy nhiên việc điều trị căn cơ và tận gốc bệnh AHC phải dựa vào một lối sống lành mạnh gồm chế độ ăn uống hợp lý, vận động đều đặn và thực hành thư giãn.
Những người thừa cân có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp. Vậy nên để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần duy trì cân nặng cơ thể hợp lý 2. Ăn nhiểu rau quả Chế độ ăn khoẻ mạnh với nhiều rau quả tươi, ít chất béo và cholesterol luôn là cách duy trì sức khoẻ, ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp. 3. Ăn lạt Ăn ít muối sẽ giúp ngăn ngừa huyết áp tăng cao, lượng muối khuyến cáo tốt cho sức khoẻ là 1 thìa muối nhỏ mỗi ngày. Các thực phẩm đóng gói sẵn thường có chứa nhiều muối vì thế cần đọc kỹ thành phần của thực phẩm trước khi sử dụng 4. Tập luyện Một cuộc sống với thời gian tập luyện từ 30 - 60 phút/ngày, 5 ngày 1 tuần sẽ giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa mắc bệnh cao huyết áp cao. 5. Uống vừa phải đồ uống có cồn Sử dụng nhiều đồ uống có cồn làm tăng huyết áp. Vậy nên cần hạn chế lượng đồ uống có cồn khoảng 2 chén một ngày. Đối với phụ nữ nên hạn chế không sử dụng đồ uống có cồn 6. Giảm stress Stress có thể gây tăng huyết áp và qua thời gian dài sẽ góp phần gây nên bệnh cao huyết áp. Thư giãn sẽ giúp giảm mắc bệnh huyết áp cao hiệu quả. 7. Không hút thuốc lá Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về huyết áp 8. Kiểm tra nguồn nước dùng Nguồn nước gia đình đang dùng có thể chứa nhiều natri, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Vậy nên cần kiểm tra kỹ nguồn nước đang sử dụng 9. Chú ý lối sống Lối sống đóng vai trò quan trọng đối với những người mắc bệnh tim mạch. Lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa và giảm đáng kể việc phải dùng thuốc điều trị bệnh. |